Câu hỏi ôn tập quá trình truyền nhiệt

11 2.9K 15
Câu hỏi ôn tập quá trình truyền nhiệt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN TẬP Chương 1. 1. Trong truyền nhiệt phức tạp, để tăng cường trao đổi nhiệt đối lưu cần tiến hành như thế nào? 2. Trong truyền nhiệt phức tạp, để tăng cường trao đổi nhiệt bức xạ cần tiến hành như thế nào? 3. Tại sao các bộ thu năng lượng mặt trời được phủ một hay hai, ba lớp kính? 4. Để ngăn bức xạ mặt trời, cần chọn những loại vật liệu gì trong thực tế? 5. Dẫn nhiệt là gì? 6. Quá trình trao đổi nhiệt trong chất lỏng hoặc chất khí xảy ra dưới dạng trao đổi nhiệt cơ bản nào? 7. Tại sao các mặt đẳng nhiệt không cắt nhau? 8. Dòng nhiệt là gì? 9. Mật độ dòng nhiệt là gì? 10. Hệ số dẫn nhiệt là gì? 11. Trao đổi nhiệt đối lưu là gì? 12. Kích thước xác định trong tính toán xác định hệ số tỏa nhiệt là gì? 13. Nhiệt độ xác định trong tính toán xác định hệ số tỏa nhiệt là gì? 14. Phương trình chuẩn số là gì? 15. Những yếu tố nào không ảnh hưởng đến qua trình trao đổi nhiệt bằng đối lưu? 16. Dựa vào yếu tố nào để phân biệt giữa trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên và đối lưu cưỡng bức? 17. Cường độ của quá trình trao đổi nhiệt bức xạ phụ thuộc vào yếu tố nào? 18. Trong môi trường chân không tuyệt đối có thể tiến hành quá trình trao đổi nhiệt bằng phương thức nào giữa các vật? 19. Trao đổi nhiệt bằng bức xạ thường gặp trong các lĩnh vực nào? 20. Khi nào một vật thể được gọi là vật đen tuyệt đối? 21. Khi nào một vật thể được gọi là vật trong suốt tuyệt đối? 22. Khi nào một vật thể được gọi là vật trắng tuyệt đối? 23. Khi nào một vật thể được gọi là vật xám? 24. Khi nào một vật thể được gọi là vật đục? 25. Dòng bức xạ là gì? 26. Năng suất bức xạ là gì? 27. Cường độ bức xạ là gì? 28. Năng suất bức xạ riêng là gì? 29. Năng suất bức xạ hiệu dụng là gì? 30. Khi nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt ổn định? 31. Khi nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt không ổn định? 32. Khi nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt đẳng nhiệt? 33. Khi nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt biến nhiệt ổn định? 34. Khi nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt biến nhiệt không ổn định? 35. Quá trình truyền nhiệt đẳng nhiệt giữa hai lưu thể qua tường phẳng xảy ra theo thứ tự như thế nào? 36. Trong trường hợp trao đổi nhiệt gián tiếp xuôi chiều khi tính toán Δt log thì Δt max được xác định như thế nào? Biết t 1đ , t 1c là nhiệt độ vào và ra của dòng nóng, t 2đ , t 2c là nhiệt độ vào và ra của dòng lạnh. 37. Trong trường hợp trao đổi nhiệt gián tiếp xuôi chiều khi tính toán Δt log thì Δt min được xác định như thế nào? Biết t 1đ , t 1c là nhiệt độ vào và ra của dòng nóng, t 2đ , t 2c là nhiệt độ vào và ra của dòng lạnh. 38. Chiều chuyển động của lưu thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt trong trường hợp nào? 39. Trường nhiệt độ là gì? 40. Gradien nhiệt độ là gì? 41. Mặt đẳng nhiệt là gì? 42. Đối với chất rắn, độ dẫn nhiệt (hay hệ số dẫn nhiệt) thay đổi như thế nào? 43. Đối với chất lỏng, hệ số dẫn nhiệt thay đổi như thế nào? 44. Quá trình đối lưu tự nhiên xảy ra là do yếu tố nào? 45. Trong quá trình dẫn nhiệt ổn định, nhiệt lượng thay đổi như thế nào? 46. Chuẩn số đặc trưng cho quá trình cấp nhiệt ở bề mặt phân chia pha là chuẩn số nào? 47. Chuẩn số đặc trưng cho tính chất vật lý của môi trường là chuẩn số nào? 48. Chuẩn số đặc trưng cho quá trình truyền nhiệt khi đối lưu tự nhiên là chuẩn số nào? 49. Chuẩn số đặc trưng cho quá trình truyền nhiệt khi đối lưu cưỡng bức là chuẩn số nào? 50. Quá trình truyền nhiệt đẳng nhiệt giữa hai lưu thể qua tường phẳng nhiều lớp thì nhiệt lượng và nhiệt độ thay đổi như thế nào? 51. Giả sử nhiệt truyền từ trong ra ngoài trong một tường ống nhiều lớp thì nhiệt lượng và nhiệt độ thay đổi như thế nào? 52. Hai hiện tượng vật lý được gọi là đồng dạng khi thỏa điều kiện gì? 53. Trong kỹ thuật nhiệt, các tia ở nhiệt độ thường gặp được vật hấp thụ và biến thành nhiệt được gọi là gì? 54. Tia nhiệt gồm những tia nào? 55. Khi một quá trình tiến hành ở nhiệt độ càng cao thì quá trình trao đổi nhiệt nào là chủ yếu? 56. Nếu quá trình cấp nhiệt xảy ra trong đối lưu cưỡng bức thì phương trình chuẩn số Nu tổng quát có dạng nào? 57. Nếu quá trình cấp nhiệt xảy ra trong đối lưu tự nhiên thì phương trình chuẩn số Nu tổng quát có dạng nào? 58. Quá trình cấp nhiệt đối với chất khí, thì phương trình chuẩn số Nu sẽ không biến đổi theo chuẩn số nào? 59. Trị số của cường độ bức xạ của vật phụ thuộc đại lượng nào? 60. Để thu năng lượng mặt trời cần chọn vật liệu có đặc điểm gì? 61. Để ngăn bức xạ mặt trời cần chọn vật liệu có đặc điểm gì? 62. Trong truyền nhiệt phức tạp, để tăng cường dẫn nhiệt cần tiến hành như thế nào? 63. Trong trường hợp nào khi thêm các lớp cách nhiệt có thể làm nhiệt trở toàn phần giảm? 64. Để tăng hệ số truyền nhiệt một cách có hiệu quả cần tiến hành như thế nào? 65. Đối với trường hợp phía môi trường có nhiệt độ thấp có hệ số tỏa nhiệt nhỏ không thay đổi được để tăng hệ số truyền nhiệt một cách có hiệu quả cần tiến hành như thế nào? 66. Trong quá trình truyền nhiệt bằng bức xạ thì sóng điện từ đóng vai trò gì? 67. Quá trình truyền nhiệt bằng bức xạ xảy ra những quá trình biến đổi năng lượng nào? 68. Hệ số cấp nhiệt của chất tải nhiệt phụ thuộc như thế nào vào vận tốc của nó? Chương 2 1. Nhược điểm chính của thiết bị truyền nhiệt loại ống xoắn là gì? 2. Trong các loại thiết bị truyền nhiệt vỏ ống đã học, loại nào không gây ra ứng suất do sự giãn nở khác nhau vì nhiệt giữa vỏ và ống? 3. Sắp xếp ống trên vỉ ống của thiết bị truyền nhiệt ống chùm theo đỉnh tam giác đều có ưu điểm gì? 4. Đối với thiết bị vỏ ống, trong trường hợp nào nên để dòng lưu chất phía vỏ chảy dọc ống? 5. Quá trình ngưng tụ hơi quá nhiệt và chất lỏng ngưng tụ được làm nguội đến nhiệt độ thấp xảy ra những giai đoạn nào? 6. Ưu điểm chính của thiết bị truyền nhiệt ống xoắn (ruột gà) là gì? 7. Ưu điểm chính của thiết bị truyền nhiệt ống xoắn ốc là gì? 8. Nhược điểm chính của thiết bị truyền nhiệt ống chùm (loại ống thẳng) là gì? 9. Tại sao bề mặt truyền nhiệt của thiết bị phải ít bị bám bẩn? 10. Tại sao thiết bị truyền nhiệt cần có hệ số truyền nhiệt càng lớn càng tốt? 11. Trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống, tại sao dòng lưu chất có lưu lượng nhỏ thường bố trí đi phía ống? 12. Trong thiết bị truyền nhiệt loại vỏ ống, khi tổ chức dòng chảy dòng lưu chất có lưu lượng nhỏ thường được bố trí như thế nào? 13. Trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống, tại sao dòng lưu chất dễ gây bẩn thường bố trí phía ống? 14. Trong thiết bị truyền nhiệt loại vỏ ống, khi tổ chức dòng chảy dòng lưu chất dễ bám bẩn thường được bố trí như thế nào? 15. Trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống, tại sao dòng lưu chất dễ ăn mòn thường bố trí phía ống? 16. Trong thiết bị truyền nhiệt loại vỏ ống, khi tổ chức dòng chảy dòng lưu chất dễ ăn mòn thường được bố trí như thế nào? 17. Trong tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt, mục đích của tính toán thiết kế là gì? 18. Khi chọn chất tải nhiệt cần chú ý những yêu cầu nào về chất tải nhiệt? 19. Đun nóng bằng hơi nước bão hòa chỉ thực hiện trong trường hợp nào? 20. Ưu điểm của đun nóng bằng hơi nước bão hòalà gì? 21. Ưu điểm của đun nóng bằng khói lò là gì? 22. Nhược điểm của đun nóng bằng hơi nước bão hòa là gì? 23. Nhược điểm của đun nóng bằng khói lò là gì? 24. Quá trình đun nóng bằng dòng điện có thể tạo nhiệt độ đạt giá trị bao nhiêu? 25. Các chất tải nhiệt đặc biệt có đặc điểm gì? 26. Đun nóng bằng hơi nước trực tiếp thường áp dụng đối với lưu chất nào? 27. Trong đun nóng bằng hơi nước trực tiếp, các dòng phân bố như thế nào? 28. Tại sao trong các thiết bị đun nóng bằng hơi nước gián tiếp phải tháo nước ngưng? 29. Quá trình đun nóng thường được sử dụng trong các quá trình gì trong công nghệ hoá học? 30. Phương pháp làm nguội trực tiếp bằng nước đá thường áp dụng trong trường hợp nào? 31. Khi làm nguội trực tiếp bằng phương pháp tự bay hơi sẽ xảy ra các quá trình nào? 32. Trong quá trình làm nguội khí trực tiếp bằng chất lỏng thì chất lỏng phải thỏa điều kiện gì? 33. Nếu làm nguội nhiệt độ cần đạt thấp hơn từ 1530 o C thì dùng tác nhân làm nguội nào? 34. Khi nào quá trình ngưng tụ được gọi là ngưng tụ bề mặt? 35. Khi nào quá trình ngưng tụ được gọi là ngưng tụ hỗn hợp? 36. Trong thiết bị ngưng tụ gián tiếp, các dòng lưu chất thường được phân bố như thế nào? 37. Trong thiết bị đun nóng gián tiếp, tại sao dòng lạnh thường được bố trí đi từ dưới lên? 38. Trong thiết bị ngưng tụ trực tiếp, để tăng hiệu quả truyền nhiệt, ta cần xử lý như thế nào? 39. Khi nào thiết bị ngưng tụ trực tiếp được gọi là thiết bị ngưng tụ trực tiếp loại khô? 40. Khi nào thiết bị ngưng tụ trực tiếp được gọi là tiết bị ngưng tụ trực tiếp loại ướt? 41. Trong thiết bị ngưng tụ Baromet làm việc ở áp suất chân không, chiều cao ống Baromet thường có giá trị bao nhiêu? 42. Thiết bị ngưng tụ Baromet thuộc loại thiết bị ngưng tụ gì? 43. Trong thiết bị trao đổi nhiệt loại vỏ bọc, chiều cao của vỏ ngoài có đặc điểm gì? 44. Khói lò được tạo thành như thế nào? 45. Ngưng tụ là gì? 46. Trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống xuôi chiều, trường hợp nào có thể xảy ra? 47. Trường hợp nào nhiệt độ ra của dòng lạnh có thể cao hơn nhiệt độ ra của dòng nóng? 48. Trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống xuôi chiều 1-1, nhiệt độ vào và ra của dòng lạnh lần lượt là t 2đ và t 2c ; dòng nóng có nhiệt độ vào là t 1đ , nhiệt độ ra t 1c sẽ biến đổi trong khoảng nhiệt độ nào? 49. Trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống xuôi chiều 1-1, nhiệt độ vào và ra của dòng nóng lần lượt là t 1đ và t 1c ; dòng lạnh có nhiệt độ vào là t 2đ , nhiệt độ ra t 2c sẽ biến đổi trong khoảng nhiệt độ nào? 50. Trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống ngược chiều 1-1, nhiệt độ vào và ra của dòng lạnh lần lượt là t 2đ và t 2c ; dòng nóng có nhiệt độ vào là t 1đ , nhiệt độ ra t 1c sẽ biến đổi trong khoảng nhiệt độ nào? 51. Trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống ngược chiều 1-1, nhiệt độ vào và ra của dòng nóng lần lượt là t 1đ và t 1c ; dòng lạnh có nhiệt độ vào là t 2đ , nhiệt độ ra t 2c sẽ biến đổi trong khoảng nhiệt độ nào? 52. Trong thiết bị vỏ ống dùng để ngưng tụ đẳng nhiệt dòng hơi có nhiệt độ là t 1 , dòng lạnh có nhiệt độ vào là t 2đ , nhiệt độ ra t 2c sẽ biến đổi trong khoảng nhiệt độ nào? 53. Trong trường hợp ngưng tụ hơi tinh khiết ở áp suất không đổi thì nhiệt độ của hơi sẽ thay đổi như thế nào? 54. Trong thiết bị vỏ ống dùng để bốc hơi đẳng nhiệt dòng chất lỏng có nhiệt độ sôi là t 2 , dòng nóng (pha lỏng) có nhiệt độ vào là t 1đ , nhiệt độ ra t 1c sẽ biến đổi trong khoảng nhiệt độ nào? 55. Nhiệt hóa hơi của hơi nước bão hòa có đặc điểm gì? 56. Trong trường hợp nào hơi nước bão hòa không thể truyền nhiệt? Vì sao? 57. Trong thiết bị vỏ ống bốc hơi gián tiếp, dòng lỏng bốc hơi được phân bố như thế nào? 58. Trong thiết bị vỏ ống bốc hơi gián tiếp gia nhiệt bằng hơi, dòng hơi được phân bố như thế nào? 59. Trong thiết bị trao đổi nhiệt loại ống chùm, các ống truyền nhiệt thường được bố trí như thế nào? 60. Trong thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, để tăng hiệu quả truyền nhiệt ta thường thiết kế thiết bị như thế nào? 61. Trong thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, để tăng hiệu quả truyền nhiệt ta thường thiết kế chia thiết bị thành nhiều ngăn? 62. Thiết bị trao đổi nhiệt loại tấm thường sử dụng trong trường hợp nào? 63. Nhược điểm của thiết bị truyền nhiệt loại tấm là gì? 64. Tại sao thiết bị truyền nhiệt loại tấm ít sử dụng khi làm việc ở áp suất cao? 65. Đối với chất tải nhiệt đi phía vỏ trong thiết bị vỏ ống có hệ số cấp nhiệt nhỏ, để tăng cường quá trình truyền nhiệt ta thường thiết kế thêm bộ phận nào? 66. Tại sao thiết bị truyền nhiệt loại vỏ ống trao đổi nhiệt với lưu chất có hệ số cấp nhiệt nhỏ phải bố trí thêm gân hay cánh? 67. So với thiết bị truyền nhiệt ống chùm thẳng, thiết bị ống chùm chữ U có ưu điểm gì? 68. So với thiết bị truyền nhiệt ống chùm thẳng, thiết bị ống chùm chữ U có nhược điểm gì? 69. Khi sắp xếp ống trên vỉ ống của thiết bị truyền nhiệt ống chùm, trong trường hợp nào sắp xếp theo đỉnh hình vuông? 70. Trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống, tại sao dòng lưu chất có áp suất cao thường bố trí phía ống? 71. Trong sản xuất, để kiểm tra lại chế độ làm việc của thiết bị truyền nhiệt sau một thời gian cần kiểm tra thông số nào là chủ yếu? 72. Chất tải nhiệt được bố trí đi trong ống trong thiết bị trao đổi nhiệt loại vỏ ống thường có đặc điểm gì? 73. Chất tải nhiệt được bố trí đi ngoài ống trong thiết bị trao đổi nhiệt loại vỏ ống thường có đặc điểm gì? 74. Tại sao khi tiến hành đun nóng gián tiếp bằng thiết bị vỏ ống, dòng nóng thường bố trí phía ống? 75. Tại sao khi tiến hành quá trình ngưng tụ, dòng hơi thường bố trí phía vỏ? 76. Khi tiến hành đun nóng gián tiếp bằng dòng lỏng trong thiết bị vỏ ống, các dòng thường bố trí như thế nào? 77. Khi tiến hành làm nguội dòng lỏng gián tiếp trong thiết bị vỏ ống, các dòng thường bố trí như thế nào? 78. Khi tổ chức dòng chảy trong thiết bị truyền nhiệt loại vỏ ống, để đạt mục đích bền cơ học, dòng lưu chất có áp suất cao thường được bố trí như thế nào? 79. Tại sao trong thiết bị truyền nhiệt vỏ ống, dòng lưu chất có nhiệt độ cao thường được bố trí phía ống? Chương 3 1. Hệ thống cô đặc nhiều nồi song song thường dùng khi nào? 2. Cô đặc ở áp suất dư thường dùng cho dung dịch có đặc điểm gì? 3. Quá trình cô đặc ở áp suất khí quyển có đặc điểm gì? 4. Cô đặc chân không thường dùng cho dung dịch có đặc điểm gì? 5. Quá trình cô đặc là gì? 6. Khi nào quá trình cô đặc được gọi là gián đoạn? 7. Tại sao quá trình cô đặc thường tiến hành ở điều kiện chân không? 8. Trong cô đặc liên tục, dung dịch cho vào nồi thường ở điều kiện nào? 9. Cấu tạo của một nồi cô đặc về cơ bản gồm những bộ phận nào? 10. Dung dịch khi vào nồi được gia nhiệt tại bộ phận nào? 11. Hơi thứ bay lên trong quá trình cô đặc là gì? 12. Trong hệ thống thiết bị cô đặc, hơi ngưng tụ tại thiết bị ngưng tụ Baromet là gì? 13. Trong các quá trình sau, quá trình nào ngược với quá trình cô đặc? 14. Trong dòng sản phẩm sau khi cô đặc, hàm lượng chất tan như thế nào so với lúc chưa cô đặc? 15. Đặc điểm của quá trình cô đặc nhiều nồi là gì? 16. Trong cô đặc nhiều nồi xuôi chiều dung dịch và hơi đốt phân bố như thế nào? 17. Trong cô đặc nhiều nồi ngược chiều dung dịch và hơi đốt phân bố như thế nào? 18. Trong quá trình cô đặc nhiều nồi xuôi chiều, dung dịch sẽ di chuyển sang các nồi thế nào? 19. Trong quá trình cô đặc nhiều nồi ngược chiều, dung dịch sẽ di chuyển sang các nồi thế nào? 20. Khi cô đặc dung dịch có kết tinh thường dùng phương pháp cô đặc nào? 21. Trong cô đặc, nhiệt độ sôi của dung dịch có đặc điểm gì? 22. Nguyên nhân nào gây ra tổn thất nhiệt độ ’ trong cô đặc? 23. Nguyên nhân nào gây ra tổn thất nhiệt độ ” trong cô đặc? 24. Nguyên nhân nào gây ra tổn thất nhiệt độ ’” trong cô đặc? 25. Tại sao cột áp thủy tĩnh gây ra tổn thất nhiệt độ ”? 26. Đối với dung dịch có nhiệt độ sôi cao và dễ sinh ra phản ứng phụ ở áp suất thường, khi cô đặc ta chọn điều kiện nào? 27. Trong quá trình cô đặc nhiều nồi xuôi chiều, hệ số truyền nhiệt thay đổi như thế nào? 28. Trong quá trình cô đặc nhiều nồi ngược chiều, hệ số truyền nhiệt thay đổi như thế nào? 29. So với quá trình cô đặc nhiều nồi ngược chiều, thì xuôi chiều có đặc điểm gì? 30. Đối với dung dịch có độ nhớt lớn cần cô đặc đến nồng độ cao ta chọn phương pháp cô đặc nào? Chương 4 1. Để giảm lượng nhiệt khi quá lạnh, tác nhân lạnh phải có tính chất gì? 2. Trong các hệ thống lạnh có năng suất nhỏ, tác nhân lạnh nào thường dùng để thay thế R12? 3. Trong kỹ thuật lạnh đông, tác nhân lạnh nào thường dùng để thay thế R502? 4. Trong các tác nhân lạnh đã học trong giáo trình, loại nào ăn mòn kẽm? 5. Trong các tác nhân lạnh đã học trong giáo trình, loại nào ăn mòn đồng và hợp kim của đồng? 6. Trong các tác nhân lạnh đã học trong giáo trình, loại nào không tan trong nước? 7. Trong các tác nhân lạnh đã học trong giáo trình, loại nào tan trong nước? 8. Trong các tác nhân lạnh đã học trong giáo trình, loại nào tan trong dầu? 9. Trong các tác nhân lạnh đã học trong giáo trình, loại nào không tan trong dầu? 10. Trong các tác nhân lạnh đã học trong giáo trình, loại nào làm trương phồng cao su? 11. Trong các tác nhân lạnh đã học trong giáo trình, loại nào bắt lửa gây cháy nổ? 12. Để giảm lượng tác nhân làm việc, tác nhân lạnh phải có tính chất gì? 13. Tại sao tác nhân lạnh nên có độ nhớt nhỏ? 14. Để giảm tổn thất áp suất, tác nhân lạnh phải có tính chất gì? 15. Trong hệ thống lạnh 1 cấp, quá trình tỏa nhiệt ra môi trường xảy ra tại thiết bị nào trong hệ thống? 16. Trong hệ thống lạnh 1 cấp, quá trình giảm áp lỏng tác nhân lạnh xảy ra tại thiết bị nào trong hệ thống? 17. Trong hệ thống lạnh 1 cấp, quá trình tăng áp hơi tác nhân lạnh xảy ra tại thiết bị nào trong hệ thống? 18. Tại sao tác nhân lạnh nên có mùi và màu sắc đặc trưng? 19. Để dễ phát hiện khi rò rỉ, tác nhân lạnh phải có tính chất gì? 20. Tại sao tác nhân lạnh nên có khả năng tan trong nước? 21. Để tránh tắc nghẽn hệ thống do đóng băng, tác nhân lạnh phải có tính chất gì? 22. Tại sao năng suất lạnh riêng thể tích của tác nhân lạnh càng lớn càng tốt? 23. Để giảm kích thước thiết bị, tác nhân lạnh phải có tính chất gì? 24. Công thức hóa học nào của Freon R12, R22, R718 ,R718, R112, RC318? 25. Quá trình nào xảy ra trong máy nén lạnh của một hệ thống lạnh 1 cấp? [...]...26 Quá trình nào xảy ra trong thiết bị bốc hơi của một hệ thống lạnh 1 cấp? 27 Quá trình nào xảy ra trong thiết bị ngưng tụ của một hệ thống lạnh 1 cấp? 28 Quá trình nào xảy ra trong van tiết lưu của một hệ thống lạnh 1 cấp? 29 Đối với máy lạnh có hệ thống đường ống làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng ta không chọn tác nhân lạnh nào? 30 Trong truyền nhiệt, quá trình chuyển pha nào... nhân lạnh khi nén lên có nhiệt độ cao nhất nhằm tăng năng suất lạnh thì tác nhân lạnh sau khi bay hơi phải ở trạng thái nào? 33 Tại sao môi chất lạnh phải có áp suất ngưng tụ không được quá cao? 34 Tại sao môi chất lạnh phải có áp suất bay hơi không được quá nhỏ? 35 Tại sao R12 chỉ thích hợp đối với các hệ thống lạnh có năng suất lạnh nhỏ? 36 Trong hệ thống lạnh 1 cấp, quá trình làm lạnh xảy ra tại... hệ thống lạnh 1 cấp, quá trình làm lạnh xảy ra tại thiết bị nào trong hệ thống? 37 Tại sao tác nhân lạnh nên có nhiệt hóa hơi lớn? 38 Tại sao lỏng tác nhân lạnh nên có nhiệt dung riêng nhỏ? Ghi chú: Trong một số bài tập không cho nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước thì có thể lấy nhiệt dung riêng của nước là 1kcal/kg.độ, khối lượng riêng là 1000kg/m3 . nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt ổn định? 31. Khi nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt không ổn định? 32. Khi nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt. nhiệt? 33. Khi nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt biến nhiệt ổn định? 34. Khi nào quá trình truyền nhiệt được gọi là truyền nhiệt biến nhiệt không ổn định? 35. Quá trình truyền. cho quá trình truyền nhiệt khi đối lưu tự nhiên là chuẩn số nào? 49. Chuẩn số đặc trưng cho quá trình truyền nhiệt khi đối lưu cưỡng bức là chuẩn số nào? 50. Quá trình truyền nhiệt đẳng nhiệt

Ngày đăng: 29/10/2014, 15:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan