Tuận văn Tâm lí giáo dục

85 357 1
Tuận văn Tâm lí giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Đối tượng nghiên cứu: 3 4. Phạm vi nghiên cứu: 3 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến: 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 I. Tổng quan về hệ thống giáo dục bậc đại học tại Việt Nam 5 II. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam 9 1. Định nghĩa chất lượng giáo dục 9 2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam 15 III. Định hướng giáo dục đại học Việt Nam từ 2010 đến 2012 16 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 18 I. Phương pháp quan sát 18 II. Phương pháp trò chuyện – phỏng vấn 19 III. Phương pháp điều tra bằng câu hỏi 20 IV. Phương pháp thu thập thông tin bằng tài liệu, qua Internet 21 V. Phương pháp phân tích dữ liệu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục 22 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 23 I. Nội dung phiếu khảo sát và phỏng vấn 23 1. Phiếu khảo sát 23 2. Phiếu câu hỏi phỏng vấn 35 II. Kết quả khảo sát định lượng 38 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CỦA KHẢO SÁT – PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 44 I. Chương trình giáo dục 44 1. Nội dung đào tạo 44 a. Tính cập nhật: 44 b. Tính thực tiễn 47 c. Tính phù hợp 49 2. Vấn đề thi cử 51 3. Thời gian đào tạo 52 II. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy đại học 53 III. Thái độ và phương pháp giảng dạy của giảng viên 55 IV. Chất lượng học tập của sinh viên Việt Nam 58 1. Việc chọn trường, chọn ngành nghề còn theo cảm tính, chạy theo xu hướng của thị trường 58 2. Thái độ học tập của sinh viên Việt Nam 61 CHƯƠNG V: NHỮNG NHU CẦU THIẾT YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 64 I. Vấn đề phân bổ nguồn lực trong thị trường lao động 64 1. Tình hình thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay 64 2. Cơ cấu lao động phân theo ngành tại Việt Nam 68 3. Nhu cầu của thị trường lao động và xu hướng việc làm trong những năm tới………………………………………………………………………… 69 II. Những yêu cầu về kỹ năng và tay nghề đối với sinh viên 72 CHƯƠNG VI: TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ 74 I. Tổng kết 74 II. Kiến nghị 74 1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo 74 2. Đối với các trường đại học 77 KẾT LUẬN 79 1. Tính mới mẻ của đề tài 79 2. Giá trị thực tiễn của đề tài 79 3. Hướng phát triển của đề tài 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 1 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Có thể nói, kể từ đại hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1996, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang trở thành quốc sách hàng đầu của dân tộc. Trong những năm trở lại đây, công cuộc cải cách giáo dục giành được nhiều thành tựu đáng kể như trên 95% dân số Việt Nam biết đọc và biết viết, cả nước đã tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, số lượng các trường tăng lên kéo theo chất lượng lao động được cải thiện,… So với thời kì trước đổi mới, chất lượng đào tạo tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, do nguồn quỹ còn hạn hẹp và có nhiều thiếu sót trong công tác quản lý giáo dục nên các bất cập về cơ sở vật chất, chương trình học, chuyên môn của giáo viên, ý thức học tập của học sinh vẫn đang là những mối lo ngại của các cấp lãnh đạo. Chúng ta đều biết giáo dục đại học đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội. Vậy mà khi các bất cập trên còn tồn tại thì xã hội phải đối mặt với một thực tế: hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn cần các khóa đào tạo từ 2 đến 6 tháng của nhà tuyển dụng. Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục từ nay đến 2012 đòi hỏi tất cả các trường đại học phải tiến hành cơ cấu lại tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cải cách giáo dục. Nhằm hỗ trợ các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, Bộ giáo dục đã ban hành nhiều chính sách như hướng 2 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 2 dẫn các trường tổ chức các buổi hội thảo về chất lượng giáo dục hay hợp tác với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên truyền chỉ thị của Chính phủ và khuyến khích sinh viên nâng cao ý thức học tập,… Sinh viên vừa là đối tượng giáo dục, có lợi ích gắn bó mật thiết với tính hiệu quả của chương trình giảng dạy; vừa là thành phần tham gia trực tiếp vào các hoạt động dạy và học tại trường. Do đó, sinh viên luôn đưa ra những nhận xét khách quan và chân thực nhất về chất lượng đào tạo của trường. Cho nên, sinh viên chính là nguồn lực đáng tin cậy nhất và mang tính quyết định nhất đối với các chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường đại học. Hơn nữa, các trường đại học công lập lại chịu sự chi phối mạnh nhất của Bộ giáo dục và đào tạo. Cho nên, các trường này sẽ thể hiện rõ nhất tính hiệu quả của các chính sách của Bộ trong việc khuyến khích giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo. Hiểu được thực trạng và hướng đi của giáo dục đại học Việt Nam trong những năm tới cũng như tầm quan trọng của sinh viên trong các quyết định của Bộ, chúng tôi, các sinh viên đến từ trường đại học Ngoại Thương Hà Nội quyết định chọn đề tài “Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: + Tìm hiểu những suy nghĩ, đánh giá của sinh viên về chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. 3 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 3 + Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm góp phần cải thiện hệ thống giáo dục bậc đại học cả về định hướng giáo dục cũng như chương trình và phương pháp giáo dục, sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên. 3. Đối tượng nghiên cứu: + Sinh viên và những nhu cầu học tập thiết yếu. + Hệ thống giáo dục bậc đại học công lập trên địa bàn Hà Nội: chương trình giáo dục, cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ học tập và giảng dạy, đội ngũ giảng viên. + Các yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động. 4. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu là các trường đại học công lập tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu được thuận lợi. Hơn nữa, Hà Nội là trung tâm kinh tế, xã hội cũng là nơi tập trung đông nhất các trường đại học trên cả nước. Do đó, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao. 5. Phương pháp nghiên cứu: + Thu thập thông tin bằng các phương pháp .) Phương pháp quan sát: Quan sát cách dạy học của giảng viên, cách học của sinh viên và cơ sở vật chất-kĩ thuật trường học. .) Phương pháp trò chuyện-phỏng vấn: Nhằm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên đối với chất lượng giáo dục bậc đại học tại Việt Nam và các đánh giá của giảng viên, cựu sinh viên cũng như nhà tuyển dụng. 4 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 4 .) Phương pháp điều tra bằng câu hỏi: Đối tượng điều tra: sinh viên, giảng viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng. .) Phương pháp thu thập thông tin bằng tài liệu, qua internet. + Xử lý thông tin bằng phương pháp phân tích dữ liệu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến: Tuy đã có nhiều cải biến tiến bộ nhưng hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Bộ giáo dục cần cải tiến chương trình dạy và học sao cho phù hợp với nhu cầu sinh viên và xu hướng thị trường cũng như các mục tiêu của nền giáo dục quốc gia; nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ việc học tập, tăng cường các giờ thực hành trên lớp. Và đặc biệt, chú trọng đến chế độ lương bổng, đãi ngộ cho nhân viên ngành giáo dục nhằm khuyến khích lòng nhiệt huyết với nghề. Bản thân các trường cũng nên chủ động, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, định hướng ngành học cho học sinh muốn thi vào trường và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sắp tốt nghiệp, tránh tình trạng chênh lệch nhân lực quá lớn trong các ngành nghề. 5 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Tổng quan về hệ thống giáo dục bậc đại học tại Việt Nam Nền giáo dục đại học tại Việt Nam được cấu thành từ các nhân tố: cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, chương trình giáo dục, cán bộ, giảng viên, sinh viên và các chính sách điều phối giáo dục của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành. Tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2010 dành cho các đơn vị trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo, diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25-12-2009, ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, chi phí đào tạo bình quân cho từng học sinh, sinh viên còn rất thấp, cụ thể, với mức chi hỗ trợ từ ngân sách nhà nước bình quân cho một sinh viên bậc đại học-cao đẳng là 2,15 triệu đồng/năm. Dự kiến năm 2010, mức hỗ trợ này sẽ tăng lên 2,51 triệu/năm. Với kinh phí eo hẹp như vậy, khả năng hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công tác giảng dạy còn hạn chế. Mặt khác, số lượng các trường đại học tăng từ 140 trường năm học 2007-2008 lên 146 trường năm học 2008-2009 đã dẫn đến tình trạng ngân sách Nhà nước chi cho mỗi trường đại học giảm xuống. Một số trường phải tự chủ về tài chính. Năm học 2009-2010, mức học phí dành cho sinh viên là 70.000VNĐ/tín chỉ, một năm trung bình sinh viên phải đóng 2.400.000VNĐ/30 tín chỉ. So với năm học 2007-2008, học phí tăng 600.000VNĐ/năm. Vì vậy, các trường khó có thể đầu tư đúng mức cho việc nâng cấp cơ sở vật chất đào tạo. Tình trạng thiếu phòng lab, phòng thực hành, thư viện, máy chiếu,… vẫn còn tồn tại ở hầu hết các trường đại học trên cả nước. 6 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 6 Việt Nam đã trải qua bốn cuộc cải cách giáo dục chính từ sau Cách mạng tháng 8 tới nay. Cuộc cải cách thứ nhất được tiến hành sau Cách mạng tháng 8-1945 đến năm 1950 nhằm xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân. Từ 1956-1979, cả nước tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, nhằm phục vụ cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc và chống Mỹ, cứu nước. Năm 1979, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương (khóa III) quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3, để xây dựng nền giáo dục chuyển từ dân chủ nhân dân sang xã hội chủ nghĩa sau khi cả nước thống nhất. Và cuộc cải cách giáo dục lần thứ tư đang diễn ra hiện nay nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường phát triển. Ứng với mỗi cuộc cải cách giáo dục, mục tiêu và chương trình giáo dục lại khác nhau. Bộ đã ban hành nhiều chính sách cải cách chương trình giáo dục theo hướng giảm tải nội dung giảng dạy và cập nhật kiến thức, đảm bảo tính thực tiễn của chương trình. Rõ ràng chất lượng đào tạo đã tăng lên nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu lao động lành nghề cho xã hội. Giáo dục Việt Nam nặng về lý thuyết, thiếu tính thực hành, các môn học dàn trải, nhiều môn kiến thức quá lỗi thời,… là phàn nàn chung của nhiều sinh viên, giảng viên đại học. Để khắc phục tình trạng này, Bộ đã chỉ đạo sát sao các ban ngành, đoàn thể tập trung tối đa nguồn lực cho công tác cải cách quản lý giáo dục từ nay đến năm 2012. Chúng ta có thể tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho nền giáo dục đại học tại Việt Nam. Về cơ cấu sinh viên và giảng viên, theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm học 2009-2010 cả nước có 1796,2 nghìn sinh viên đại học và cao đẳng (đạt 209 sinh viên/vạn dân), tăng 4,5% so với năm học trước; và 65,1 nghìn giảng viên đại học và cao đẳng, tăng 7,4%. Con số này chứng tỏ sự quan tâm của Bộ đến việc phát 7 Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên. 7 triển nguồn nhân lực kĩ thuật cao cho xã hội cũng như tính hiệu quả của các chính sách khuyến khích giáo dục của Đảng và Nhà nước. Dưới đây là cơ cấu sinh viên và giảng viên đại học phân theo trình độ chuyên môn năm học 2008-2009: Cơ cấu sinh viên đại học năm học 2008-2009 62,27% 0,45% 37,28% Hệ chính quy/Full time training Hệ cử tuyển/Students receiving tied grant Vừa học vừa làm/In service training Cơ cấu giảng viên đại học phân theo trình độ chuyên môn năm học 2008-2009 14,77% 40,35% 0,82% 43,58% 0,48% Tiến sĩ/PhD Thạc sĩ/Master Chuyên khoa I và II/ Professional disciplines ĐH, CĐ/University & College Trình độ khác/Other degree [...]... cao chất lượng giáo dục Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bậc đại học là cơ sở vật chất, chương trình giáo dục, công tác quản lý, chuyên môn của giảng viên, lòng ham học hỏi của sinh viên Vì giáo dục đặt khách hàng ở vị trí trung tâm nên trong bài nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề cập đến những thực trạng điển hỉnh của nền giáo dục Việt Nam về cơ sở vật chất, chương trình giáo dục, chất lượng... Internet - Đọc sách “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục của tác giả La Hồng Huy - Đọc các tài liệu định nghĩa chất lượng giáo dục và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học - Đọc báo cáo thống kê của Bộ giáo dục; các bài nghiên cứu cấp Bộ về nâng cao chất lượng giáo dục; các báo cáo về thực trạng dạy và học bậc đại học,… Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn... đổi mới quản lý giáo dục đại học bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục đại học và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên 16 17 - Bộ giáo dục và đào tạo kết... dụng lao động của xã hội 2 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường đại học phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Trong quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học được Bộ giáo dục ban hành ngày 01-11-2007, có 10 tiêu chuẩn quan trọng: Sứ... tài liệu tham khảo V Phương pháp phân tích dữ liệu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Dựa vào các tài liệu giáo dục đã đọc và kết quả nghiên cứu, phân tích và rút ra kết luận - Hỏi ý kiến chuyên gia về một số vấn đề giáo dục: Nguyễn Quang VinhThạc sĩ ngành Giáo dục trường Đại học Loei Rajabhat (Thái Lan) Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên 22 23 CHƯƠNG... góc nhìn của sinh viên 21 22 - Đọc các nghị định, chỉ thị của Chính phủ, thông báo, công văn, kế hoạch của Bộ về công tác đổi mới quản lý giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục, … - Đọc sách “Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục đại học” của trường Đại học Nông nghiệp I - Đọc các luận án thạc sĩ, tiến sĩ về giáo dục trong thư viện - Tìm tòi tài liệu trên internet  Ưu điểm: Thu thập một lượng lớn thông... liên kết với các trường đại học trong việc xây dựng chương trình giáo dục không? A Có B Không Chúng tôi rất trân trọng những chia sẻ thêm của tổ chức về vấn đề này: ………………………………………………………… 8 Tổ chức có được mời tham gia góp ý cho Bộ giáo dục và đào tạo trong việc xây dựng chương trình giáo dục không? A Có B Không Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên 31... không đóng vai trò trọng tâm trong văn hóa chất lượng Cam kết mọi quy trình được tiến hành chính xác ngay từ đầu mới là đặc điểm nổi trội của văn hóa chất lượng Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên 11 12 Thuộc tính hoàn hảo giúp các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo thông qua giám sát chặt chẽ các quá trình quản lý giáo dục và quá trình giảng... lượng giáo dục ở Anh quốc và Hoa Kỳ Cả hai hàm nghĩa trên đều giúp sức trong việc vạch ra hướng giải quyết cho vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học Các trường có thể tự đặt ra các tiêu chuẩn giáo dục hoặc thực hiện tuyển chọn khắt khe giảng viên, sinh viên và đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy Tuy nhiên, hai cách trên đều khó để áp dụng trong thực tế, đặc biệt đối với giáo. .. quản lý giáo dục và giám sát chặt chẽ các trường đại học trong việc thực hiện chỉ thị của Chính phủ Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cùng với nghị quyết 14/2005/NQCP ban hành ngày 02-11-2005 về vấn đề đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 sẽ là những kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động đào tạo của các trường đại học trên cả nước Đánh giá chất lượng giáo dục đại . thống giáo dục bậc đại học tại Việt Nam 5 II. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam 9 1. Định nghĩa chất lượng giáo dục 9 2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Vì giáo dục đặt khách hàng ở vị trí trung tâm nên trong bài nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề cập đến những thực trạng điển hỉnh của nền giáo dục Việt Nam về cơ sở vật chất, chương trình giáo dục, . tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến: Tuy đã có nhiều cải biến tiến bộ nhưng hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Bộ giáo dục cần cải tiến chương

Ngày đăng: 29/10/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan