Đề thi hs giỏi Địa lí 9

6 411 1
Đề thi hs giỏi Địa lí 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Aa ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN : ĐỊA LÍ (BẢNG A) Ngày thi: 24/3/2011 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi này có 2 trang) Câu 1 : (2 điểm) : Một bức điện được đánh từ thành phố Hồ Chí Minh (múi giờ thứ 7) đến Pari (múi giờ số 0) hồi 2 giờ sáng ngày 01 tháng 01 năm 2011. Hai giờ sau trao cho người nhận. Hỏi lúc đó ở Pari là mấy giờ ? Câu 2 : (2,5 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao về mùa thu đông khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn ? Câu 3 : (6 điểm) Cho bảng số liệu sau : Diện tích cây công nghiệp của nước ta qua một số năm (đơn vị : nghìn ha) Năm Loại cây 1990 1995 2000 2005 Cây công nghiệp hàng năm 542,0 716,7 778,1 860,3 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 902,3 1451,3 1593,1 a. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm của nước ta qua các năm trên. b. Giải thích tại sao có sự phát triển trên. Câu 4 : (7 điểm) Cho bảng số liệu sau : Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (Đơn vị : nghìn tấn) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH * KỲ THI CHON HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 Họ và tên, chữ ký của giám thị số 1 2 Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 493,8 54,8 1189,6 Cá nuôi 283,9 110,9 486,4 Tôm nuôi 142,9 7,3 186,2 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%). b. Nhận xét và giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về khai thác nuôi trồng thủy hải sản ,đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ? Những khó khăn và giải pháp hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 5 : (2,5 điểm) Giải thích vì sao sản lượng lương thực bình quân theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn mức bình quân của cả nước (362,2 kg/người so với 475,8 kg/người năm 2005) ? Hết Họ và tên thí sinh Số báo danh 3 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2010 - 2011 BẢNG A ( Hướng dẫn chấm này có 3 trang) Nội dung Điểm Câu 1: 2 điểm - Pari và thành phố Hồ Chí Minh chênh nhau (7 – 0 = 7 múi giờ) - Khi thành phố Hồ Chí Minh là 2 giờ ngày 01 – 01 – 2011 thì Pari sẽ là 19 giờ ngày 31 – 12 – 2010. - Sau 2 giờ, bức điện đến tay người nhận, lúc đó ở Pari sẽ là: 19 giờ + 2 giờ = 21 giờ ngày 31 – 12 - 2010 0,5đ 0,75đ 0,75đ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH * KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 – 2011 Câu 2: 2,5 điểm Về mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc tràn về nước ta, tới khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn do : - Gió mùa Đông Bắc tràn vào Việt Nam có tính chất lạnh, khô nên khi gió qua vịnh Bắc Bộ được biển cung cấp thêm nhiều hơi nước. - Tới khu vực Bắc Trung Bộ gặp địa hình Trường Sơn Bắc (chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) và dãy núi Bạch Mã chạy theo hướng Tây – Đông chặn lại gây mưa lớn. - Mùa thu đông ven biển miền Trung thường có áp thấp, bão nhiệt đới từ biển đem đến mưa nhiều. - Vào các tháng 10,11,12 ở vùng biển miền Trung thường có giải hội tụ nhiệt đới và là nơi gặp nhau của các frông nóng và lạnh nhiễu loạn gây mưa lớn. Câu 3: 6 điểm a. Nhận xét tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm từ năm 1990 đến năm 2005 : 1,5 điểm - Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm đều tăng, nhưng diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhiều hơn. Dẫn chứng : Năm 2005 so với năm 1990: 0,75đ 0,5đ 0,5đ 0,75đ 0,5đ 0,5đ 4 + Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng thêm: 318,3 nghìn ha. + Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng thêm: 935,8 nghìn ha. - Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh nhất trong giai đoạn 1995 - 2005. b. Giải thích : 4,5 điểm * Trong thời kì trên, diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng nhanh do: + Nước ta có nhiều loại đất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp lâu năm ở trung du, miền núi và cao nguyên, còn đất ở đồng bằng thích hợp thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp hàng năm. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa, theo độ cao, vĩ độ tạo điều kiện cho cây công nghiệp có thể phát triển quanh năm với cơ cấu cây trồng đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới). + Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp. + Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà Nước. + Sự phát triển của công nghiệp chế biến, nhu cầu nguyên liệu các sản phẩm cây công nghiệp ngày càng tăng. + Thị trường tiêu thụ các sản phẩm cây công nghiệp trong nước và thế giới ngày càng được mở rộng. * Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm do: + Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở trung du, cao nguyên và miền núi, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều. + Nhu cầu của thị trường nước ngoài về sản phẩm cây công nghiệp lâu năm rất lớn. Câu 4: 7 điểm a. Vẽ biểu đồ thích hợp: (HS vẽ biểu đồ tròn và biểu đồ cột chồng cho điểm tối đa. Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm) - Xử lí số liệu: Sản lượng ĐBSCL ĐBSH Cả nước Cá biển khai thác 41,5 4,6 100 Cá nuôi 58,4 22,8 100 Tôm nuôi 76,8 3,9 100 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,75đ 0,75đ 0.5đ 1,5đ 5 - Vẽ 3 biểu đồ tròn có bán kính bằng nhau: 1,5 điểm. Yêu cầu: + Vẽ đúng chính xác, đảm bảo tính khoa học + Ghi tên biểu đồ, có bảng chú giải. b. Nhận xét và giải thích: - Nhận xét: + Đồng bằng sông Cửu Long chiếm sản lượng và tỉ trọng cao về cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi trong sản lượng và cơ cấu ngành thủy sản của cả nước. + Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu (chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu: 76,8%) - Giải thích: 4 điểm + Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản do có nhiều sông ngòi, kênh rạch, vùng biển rộng lớn đặc biệt trên bán đảo Cà Mau, nguồn tôm cá dồi dào (nước ngọt, nước lợ, nước mặn). Các bãi tôm, cá trên biển rộng lớn. + Nguồn lao động có kinh nghiệm, tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đông đảo. Người dân thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, năng động và nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh. + Đại bộ phận dân cư ở Đồng bằng sông Hồng giỏi thâm canh lúa nước, chỉ một bộ phận nhỏ làm nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. + Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy hải sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu sang thị trường khu vực và quốc tế. + Thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước, các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ + Nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, người dân sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu. Khó khăn: - Vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ, hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao. Biện pháp: Chủ động nguồn giống an toàn, năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường và các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Câu 5: 2,5 điểm Giải thích sản lượng bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức bình quân của cả nước do: - Số dân của Đồng bằng sông Hồng quá đông chiếm 21,7% dân số cả nước năm 2005 - Bình quân đất canh tác theo đầu người rất thấp, thấp hơn mức bình quân của cả nước, trong khi khả năng thâm canh có giới hạn 0,5đ 0,5đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,75 đ 6 Ghi chú điểm toàn bài là tổng số diểm của các câu, tính lẻ đến 0,5 điểm và không làm tròn số. Hết - Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác hầu như không còn - Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác ngày càng giảm. 0,5 đ 0,75 đ . 1 Aa ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN : ĐỊA LÍ (BẢNG A) Ngày thi: 24/3/2011 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi này có 2 trang) Câu 1. nghìn ha) Năm Loại cây 199 0 199 5 2000 2005 Cây công nghiệp hàng năm 542,0 716,7 778,1 860,3 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 90 2,3 1451,3 1 593 ,1 a. Nhận xét về tình hình. sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 493 ,8 54,8 11 89, 6 Cá nuôi 283 ,9 110 ,9 486,4 Tôm nuôi 142 ,9 7,3 186,2 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng

Ngày đăng: 29/10/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan