Ôn tập Vật lí 9 - Bài 2

2 629 0
Ôn tập Vật lí 9 - Bài 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đỗ Khánh Dư THCS Yên Thịnh - Yên Mô - NB ĐT: 0975 931 140 ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP Bài 1 : Cho hai điện trở R 1 = 20 Ω và R 2 = 30 Ω mắc nối tiếp nhau. a, Tính điện trở tương đương của mạch điện. b, Khi mắc thêm R 3 nối tiếp vào mạch điện thì điện trở tương đương của mạch điện là 75 Ω . Hỏi R 3 mắc thêm vào mạch có điện trở là bao nhiêu ? Bài 2 : Cho hai điện trở R 1 và R 2 mắc nối tiếp nhau và mắc vào nguồn có hiệu điện thế 12 V. Trong đó R 1 = 3 Ω , R 2 = 5 Ω . Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch. Bài 3 : Có ba điện trở lần lượt R 1 = 3 Ω , R 2 = 5 Ω , R 3 = 4 Ω mắc nối tiếp giữa hai đầu đoạn mạch AB. Biết cường độ dòng điện trong mạch là 500 mA. Hãy tính : a, Điện trở tương đương của mạch điện. b, Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. c, Hiêu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. Bài 4 : Một bóng đèn Đ mắc nối tiếp với điện trở R 2 = 4 Ω và mắc giữa hai đầu đoạn mạch AB có hiệu điện thế 12 V. Biết dòng điện qua mạch là 1,2 A. Hãy tính : a, Tính điện trở của mạch điện. b, Tính điện trở của bóng đèn. c, Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và hai đầu điện trở. Bài 5 : Mạch điện có hai điện trở R 1 và R 2 mắc nối tiếp, biết rằng R 2 = 25 Ω , Hiệu điện thế của R 1 là 24 V, dòng điện chạy qua mạch là 0,6 A. a, Tính điện trở R 1 , từ đó suy ra hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. b, Giữ nguyên hiệu điện thế của nguồn, thay R 1 bởi R x thì dòng điện chạy qua mạch là 0,75 A. Tính R x và hiệu điện thế của R 2 . Bài 6 : Có hai điện trở R 1 và R 2 . Biết R 2 = 3R 1 và khi mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của mạch điện là R = 8 Ω . Tìm R 1 và R 2 . Bài 7 : Mắc nối tiếp R và R ’ vào mạng có hiệu điện thế 60 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1,5 A. Tính điện trở R biết R ’ = 30 Ω . Bài 8 : Cho mạch điện như hình vẽ. Hai bóng đèn Đ 1 và Đ 2 có điện trở lần lượt là 12 Ω và 48 Ω . Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch là 36 V. a, Tính cường độ dòng điện qua các bóng đèn kh K đóng. b, Nếu trong mạch chỉ sử dụng bóng đèn Đ 1 thì cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu. Bài 9 : Ba điện trở R 1 , R 2 và R 3 mắc nối tiếp nhau vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế 50 V. Biết R 1 = R 2 = 2R 3 . Cường độ dòng điện trong mạch là 2 A. Tính giá trị các điện trở. Bài 10 : Đoạn mạch có hai điện trở R 1 và R 2 mắc nối tiếp. Biết R 1 = 4R 2 . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 50 V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. Bài 11 : Cho hai điện trở R 1 = 60 Ω và R 2 = 15 Ω mắc nối tiếp. a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b, Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 25 V. Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. Bài 12 : Cho hai đện trở R 1 = 30 Ω và R 2 = 60 Ω mắc nối tiếp. a, Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R 2 là 45 V. Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế U. b, Để cường độ dòng điện giảm đi ba lần người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R 3 . Tính R 3 . thế giữa hai đầu R 3 khi đó. Bài 13 : Cho hai điện trở R 1 , R 2 mắc nối tiếp . Biết điện trở R 1 = 20 Ω chịu được dòng điện tối đa là 3 A còn điện trở R 2 = 35 Ω chịu được dòng điện tối đa là 2,4 A. Hỏi nếu mắ nối tiếp hai điện trở này vào mạch thì phải đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để cả hai điện trở không bị hỏng. Bài 14: Cho hai điên trở R 1 nt R 2 . Biết điện trở R 1 = 16 Ω chịu được hiệu điện thế tối đa là 32 V, còn điện trở R 2 = 24 Ω chịu được hiệu điện thế tối đa là 12 V. Hỏi nếu mắ nối tiếp hai điện trở này vào mạch thì phải đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để cả hai điện trở không bị hỏng. Đ 1 Đ 2 + K - Đỗ Khánh Dư THCS Yên Thịnh - Yên Mô - NB ĐT: 0975 931 140 Bài 15 : Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R 1 = 8 Ω , R 2 = 12 Ω , R 3 = 20 Ω . Hiệu điện thế của mạch là 48 V. a, Tính điện trở tương đương của mạch. b, Tính cường độ dòng điện qua mạch. c, Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở. Bài 16 : Có 4 điện trở R 1 , R 2 , R 3 và R 4 mắc nối tiếp. Biết R 1 = 2R 2 = 3R 3 = 4R 4 . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 50 V. Tìm hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở. Bài 17 : Đặt vào hai đầu điện trở R 1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua R 1 là I. Đặt vào hai đầu điện trở R 2 một hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện là I 2 . Hỏi nếu mắc hai điện trở R 1 và R 2 nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U = 25 V thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là bao nhiêu ? Bài 18 : Cho mạch điện gồm hai điện trở R 1 , R 2 mắc nối tiếp. Biết R 1 = 4 Ω . Hiệu điện thế giữa hai đầu R 2 và hai đâu đoạn mạch là U 2 = 12 V và U = 42 V. Tính R 2 . Bài 19 : Cho hai bóng đèn loại 24V - 0,8A và 24V - 1,2A. a, Mắc nối tiếp hai bóng đèn với nhau vào hiệu điện thế 48 V. Tính cường độ dòng điện chạy qua hai đèn và nêu nhận xét về độ sáng của mỗi bóng đèn. b, Để hai bóng đèn sáng bình thường thì phải mắc chúng như thế nào? Hiệu điện thế sử dụng là bao nhiêu vôn ? Bài 20 : Cho đoạn mạch gồm 4 điện trở mắc nối tiếp như hình vẽ. Biết R 1 = 4 Ω , R 2 = 8 Ω , R 3 = 12 Ω , R 4 = 24 Ω . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U AE = 96 V a, Tính cường độ dòng điện trong mạch. b, Tính các hiệu điện thế U AC , U AD và U BE c, Dùng một dây dẫn có điện trở không đáng kể nối với hai điểm A và B. Tính cường độ dòng điện trong mạch khi đó. Bài 21. Cho R 1 = 5Ω ; R 2 = 10Ω ampe kế chỉ 0,5A ; dược mắc nối tiếp nhau thành mạch điện .Vôn kế đo hiệu điện thế của R 2 : a) Vẽ sơ đồ mạch điện b) Tìm số chỉ của vôn kế và hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch Bài 22. Người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R 1 = 8Ω; R 2 = 4Ω vào giữa 2 điểm M, N của một mạch điện có hiệu điện thế luôn luôn không đổi bằng 6V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở. c) Mắc thêm R 3 nối tiếp với 2 điện trở trên thì hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R 2 đo được là 1,5V. Tính trị số R 3 . Bài 23. Giữa 2 điểm AB của một mạch điện có hiệu điện thế luôn luôn không đổi U = 24V, người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R 1 = 80Ω và R 2 . a) Cho cường độ dòng điện qua điện trở R 2 là 0,2A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở, từ đó suy ra giá trị của điện trở R 2 . b) Mắc một điện trở R 3 nối tiếp vào đoạn mạch trên thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R 3 là 6V. Tính giá trị của điện trở R 3 . Bài 24: Cho mạch điện như hình, biết U AB = 12V, R 1 =8 Ω. a. Khi K đóng thì Ampe kế chỉ 0,5A. Tìm số chỉ Vôn kế và giá trị R 2 ? b. Thay nguồn bằng bằng một nguồn điện khác thì nhận thấy vôn kế chỉ 4V, tính số chỉ Ampe kế và Hiệu điện thế U AB ' khi đó. Bài 25: Cho mạch điện như hình, biết U AB = 15V không đổi, R 1 =3Ω, R 2 =7Ω. a. Khi K mở thì Vôn kế chỉ 5V. Tính R 3 và số chỉ Ampe kế. b. Khi K đóng, tính số chỉ của Vôn kế và của Ampe kế lúc này? A B C D E R 1 R 2 R 3 R 4 R 1 R 2 B A K A V R 1 R 3 B A A V R 2 K . không bị hỏng. Đ 1 Đ 2 + K - Đỗ Khánh Dư THCS Yên Thịnh - Yên Mô - NB ĐT: 097 5 93 1 140 Bài 15 : Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R 1 = 8 Ω , R 2 = 12. điện thế giữa 2 đầu điện trở R 2 đo được là 1,5V. Tính trị số R 3 . Bài 23 . Giữa 2 điểm AB của một mạch điện có hiệu điện thế luôn luôn không đổi U = 24 V, người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R 1 . nhiêu ? Bài 18 : Cho mạch điện gồm hai điện trở R 1 , R 2 mắc nối tiếp. Biết R 1 = 4 Ω . Hiệu điện thế giữa hai đầu R 2 và hai đâu đoạn mạch là U 2 = 12 V và U = 42 V. Tính R 2 . Bài 19 :

Ngày đăng: 29/10/2014, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan