Tham luận về văn hóa học đường

6 5.6K 74
Tham luận về văn hóa học đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kính thưa Đoàn chủ tịch Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa Đại hội “Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị và là khẩu hiệu hành động của rất nhiều trường học của Việt Nam chúng ta từ trước tới nay. Thế nhưng với sự phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế cũng như các lĩnh vực khác, thế hệ trẻ của chúng ta hiện nay, đặc biệt là đối tượng đoàn viên thanh niên đang có những biểu hiện lệch lạc, và đi ngược lại với truyền thống quý báu “tôn sư trọng đạo” của cả dân tộc. Để phản ánh vấn đề này, với vai trò đại diện cho quyền và nghĩa vụ của tuổi trẻ, được sự thống nhất của Ban chấp hành đoàn trường, tôi xin trình bày tham luận với chủ đề: “ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TÍCH CỰC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG”. Bài tham luận của tôi gồm có 3 nội dung chính: Trước hết tôi xin trình bày những quan niệm phổ biến về nội dung, vai trò của Văn hóa học đường. Sau đó tôi đi vào phân tích thực trạng và bối cảnh chung của việc thực hiện văn hóa học đường của học sinh sinh viên nói chung và đoàn viên thanh niên trường ĐH Thủy Lợi nói riêng. Trên cơ sở đó tôi đề xuất những nhóm giải pháp, kiến nghị để nâng cao ý thức thực hiện văn hóa học đường tại trường Đại học Thủy Lợi chúng ta.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LẦN THỨ 27, NHIỆM KỲ 2012-2014 BÀI THAM LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ: ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TÍCH CỰC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Kính thưa Đoàn chủ tịch! Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa Đại hội! “Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị và là khẩu hiệu hành động của rất nhiều trường học của Việt Nam chúng ta từ trước tới nay. Thế nhưng với sự phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế cũng như các lĩnh vực khác, thế hệ trẻ của chúng ta hiện nay, đặc biệt là đối tượng đoàn viên thanh niên đang có những biểu hiện lệch lạc, và đi ngược lại với truyền thống quý báu “tôn sư trọng đạo” của cả dân tộc. Để phản ánh vấn đề này, với vai trò đại diện cho quyền và nghĩa vụ của tuổi trẻ, được sự thống nhất của Ban chấp hành đoàn trường, tôi xin trình bày tham luận với chủ đề: “ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TÍCH CỰC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG”. Bài tham luận của tôi gồm có 3 nội dung chính: Trước hết tôi xin trình bày những quan niệm phổ biến về nội dung, vai trò của Văn hóa học đường. Sau đó tôi đi vào phân tích thực trạng và bối cảnh chung của việc thực hiện văn hóa học đường của học sinh sinh viên nói chung và đoàn viên thanh niên trường ĐH Thủy Lợi nói riêng. Trên cơ sở đó tôi đề xuất những nhóm giải pháp, kiến nghị để nâng cao ý thức thực hiện văn hóa học đường tại trường Đại học Thủy Lợi chúng ta. Kính thưa Đoàn chủ tịch! Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa Đại hội! Văn hóa học đường là cụm từ xuất hiện cách đây chưa lâu và cũng chủ yếu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, tùy theo góc độ, mục đích nghiên cứu cụ thể đã đưa ra khá nhiều khái niệm về văn hóa và văn hóa học đường. Văn hóa học đường, theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc "là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp". Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh - cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng thật. Nội dung của văn hóa học đường hiện nay của chúng ta rất phong phú, song có thể tóm tắt thành ba vấn đề cơ bản: đó là xây dựng cơ sở vật chất trường học khang 1 trang, đạt chuẩn; xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, trong ký túc xá hay nhà trọ, ở gia đình, nơi công cộng; xây dựng "văn hóa ứng xử", "văn hóa giao tiếp". Đây là nội dung rất cơ bản của văn hóa học đường. Tác dụng tích cực của văn hóa học đường là xây dựng nhân cách cho học sinh, chống lại lối sống tiêu cực. Chính vì thế, mỗi nhà trường cần có văn hóa học đường của mình. Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ. (Thành tích đạt được) Nhận thức được vai trò to lớn của việc xây dựng văn hóa học đường, dưới sự chỉ đạo, quan tâm khuyến khích của Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường, lãnh đạo các phòng khoa ban, các hoạt động đoàn thể và các thầy cô giáo cùng sự chỉ đạo, hỗ trợ của Trung Ương đoàn thành niên, Thành đoàn Hà Nội, đoàn viên thanh niên trường Đại học Thủy Lợi đã đạt được nhiều thành tích trong các hoạt động về văn hóa học đường. Trước hết là những hoạt động nhằm giữ gìn, bảo vệ, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường: Là một sinh viên của trường Đại học Thủy Lợi, chắc hẳn bạn và tôi đều rất tự hào về cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ khang trang của nhà trường. Từ phòng học và các thiết bị sử dụng cho học tập, tới trung tâm thư viện, sân vận động, bể bơi, phòng thí nghiệm… Sinh viên Đại học Thủy Lợi luôn tự hào và quyết tâm gìn giữ bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường, sử dụng hiệu quả phục vụ cho học tập và rèn luyện thể chất, các hoạt động văn nghệ, thể thao. Thứ hai, về việc tuân thủ pháp luật xã hội, đóng góp xây dựng văn hóa cộng đồng nơi cư trú, sinh viên Đại học Thủy Lợi đều tham gia đầy đủ, hằng năm đều có xác nhận của chính quyền nơi cư trú đảm bảo các bạn sinh viên tuy hầu hết đều tạm trú xa nhà, nhưng sống ổn định, tuân theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Nhà trường cũng đánh giá cao vai trò của ý thức sinh viên tại nơi cư trú và coi đây là một tiêu chí quan trọng để xét điểm rèn luyện của sinh viên. Thứ ba là về Tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động của Trung ương Đoàn thanh niên, thành đoàn Hà Nội, đoàn trường tổ chức, như cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tham gia các hoạt động phong trào bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế xanh, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm ngày môi trường thế giới 05/6 vừa qua; Phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế xã hội 2 Thủ đô”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; Phong trào Tôi yêu Hà Nội… Ngoài ra, sinh viên Đại học Thủy lợi cũng thể hiện sự chủ động, sáng tạo bằng việc tổ chức các sân chơi về văn nghệ, thể thao, tham gia các hội diễn văn nghệ, sinh viên thanh lịch, chương trình chào đón tân sinh viên, các cuộc thi sinh viên tài năng, các cuộc phát động tuân thủ an toàn giao thông, xây dựng nét đẹp văn hóa học đường… Đây chính là sân chơi bổ ích, từ đó tìm ra được các đoàn viên ưu tú để giới thiệu vào đứng trong hàng ngũ của Đảng. Bên cạnh các hoạt động bề nổi, thì chúng ta không thể không kể đến những nỗ lực khác của nhà trường trong việc đưa môn học Kỹ năng giao tiếp vào chương trình đào tạo, mở rộng diễn đàn trao đổi giữa giáo viên và sinh viên trực tiếp và online, những nỗ lực của giáo viên và sinh viên trong trường trong công tác giảng dạy, học tập và rèn luyện tư cách đạo đức, môi trường giáo dục chuyên nghiệp, thân thiện từ đó hình thành những truyền thống văn hóa tốt đẹp của trường Đại học Thủy Lợi. (Những hạn chế) Bên cạnh những thành tích đạt được đáng tự hào của Đoàn viên thanh niên trường Đại học Thủy Lợi, chúng ta vẫn còn tồn tại những hạn chế, những nét chưa đẹp và cần phải sửa chữa kịp thời. Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống hội nhập với nền kinh tế phát triển, Khi mà con người có nhiều phương tiện để kết nối với nhau nhưng thực sự mối liên kết giữa con người lại lỏng lẻo nhất – Đó là thực trạng của xã hội. Đối với sinh viên nói chung, trong thời đại kết nối internet rất thuận lợi cho sinh viên trong việc giao lưu học hỏi, tra cứu tài liệu, học thêm làm thêm… thì vẫn còn những tác động tiêu cực mà internet mang lại. Đó là sự lan truyền những nét văn hóa ứng xử chưa đẹp, những tư tưởng dân chủ quá trớn, những hành động xuyên tạc, phá vỡ truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Hằng ngày, chúng ta vẫn nghe những thông tin thường xuyên về bạo lực học đường; gian lận, tiêu cực trong thi cử; văn hóa giao tiếp kém giữa học sinh sinh viên với nhau và với các thầy cô giáo; nhiều thói hư tật xấu vẫn len lỏi vào cuộc sống sinh viên, khiến nhiều sinh viên sa ngã…. Đó là những vấn đề nhức nhối, nỗi lo của toàn xã hội, nhất là khi học sinh – sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước. Tại trường Đại học Thủy Lợi, sinh viên chúng ta vẫn còn một số biểu hiện không đẹp về văn hóa ứng xử, thái độ sống. Chắc hẳn các bạn đều đồng ý rằng, mỗi một mùa thi đến, bên cạnh những bạn sinh viên chăm chỉ ôn thi, rủ nhau lên thư viện ôn bài, thảo luận nhóm; thì vẫn còn những bạn mải chơi game, điện tử, đi chơi, lười biếng và chẳng chịu học hành gì; để đến khi vào phòng thi thì quay cóp, mang theo tài liệu hoặc gian lận trong thi cử, thuê người học hộ, thi hộ và thường bị cảnh cáo hoặc kết 3 quả không thể cao. Có một số bạn còn sa ngã vào con đường cá độ, cờ bạc, rượu chè… rơi vào nợ nần, bỏ bê học hành, ảnh hưởng lớn nhất tới tương lai của chính các bạn ấy và gia đình các bạn ấy. Nhìn thấy hình ảnh những phụ huynh lặn lội từ những miền quê xa xôi, lên gặp nhà trường không phải vì những gì đáng tự hào như khi nhận được giấy báo đỗ đại học, mà vì cảnh báo học vụ, vì quyết định đình chỉ học, đuổi học… chắc hẳn ai cũng thấy thương cảm và đau lòng. Ngoài những sinh viên cá biệt trên, đại bộ phận sinh viên chúng ta vẫn còn mắc phải một số lỗi về cách cư xử, giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Các hiện tượng: nói xấu người khác; dối trá, nói tục, chửi thề; cãi vã với cha mẹ, người trên; vô lễ với thầy cô giáo; xả rác bừa bãi; phá hoại môi trường; tiêu pha lãng phí; nghiện hút, trộm cắp; đánh nhau; sống thử; coi thường pháp luật, nội quy; ăn mặc không phù hợp, hớ hênh vẫn len lỏi, tồn tại trong đời sống của sinh viên. Mặc dù đã có nhiều sân chơi bổ ích, nhiều cuộc vận động về nếp sống đẹp, lành mạnh… nhưng số sinh viên tham dự vẫn còn ít. Về nguyên nhân của những hiện tượng này, trước hết là ở ý thức của những sinh viên cá biệt đó. Họ không đủ chín chắn, ý chí nghị lực để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống; không biết thương cho gia đình, lo cho tương lai của chính bản thân mình. Họ lười biếng để tìm ra giải pháp, mà luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh; nên thường chán nản với việc học hành, phấn đấu, ngày càng dấn sâu vào con đường hư hỏng. Thứ hai là từ phía gia đình, đã không kịp thời theo dõi, định hướng, chỉ bảo sát sao đối với cuộc sống của con cái. Thứ ba là do môi trường sống hiện nay phức tạp, nền kinh tế hội nhập, văn hóa nước ngoài nhanh chóng truyền bá trong giới sinh viên,… và đúng như cha ông ta đã nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Cuối cùng là những nguyên nhân từ phía nhà trường, như chưa quản lý hết các hoạt động của sinh viên; chưa có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những vi phạm về văn hóa học đường; Phương pháp giảng dạy của nhiều giáo viên còn chưa đổi mới, khiến sinh viên nhàm chán, trốn học và gây ra nhiều hệ lụy khác. (Giải pháp) Trên đây là đánh giá của bản thân tôi về thực trạng thực hiện văn hóa học đường trong học sinh – sinh viên nói chung và sinh viên trường đại học Thủy Lợi nói riêng. Tiếp theo, tôi xin đề xuất một số giải pháp để xây dựng văn hóa học đường, tạo nét đẹp riêng, phong cách riêng cho sinh viên Đại học Thủy Lợi trong thời kỳ hội nhập: Trước hết, về phía Đoàn viên thanh niên trường Đại học Thủy Lợi: Tôi kêu gọi toàn thể đoàn viên sinh viên trong trường nghiêm chỉnh thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường; tuân thủ hiến pháp và pháp luật, có thái độ nghiêm túc đối với học tập, tham gia hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động phong trào của trường, lớp tổ chức. Như các bạn 4 đã biết, tương lai của chúng ta do chính bản thân chúng ta quyết định. Tất cả mọi thói quen sẽ dần biến thành tính cách. Các bạn hãy theo đuổi những ước mơ của mình, rèn luyện những kiến thức và kỹ năng, phẩm chất cần có từ ngày hôm nay. Nếu các bạn gặp khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp, định hướng cuộc đời, nếu các bạn gặp khó khăn trong cuộc sống, học tập, tình cảm… hãy chia sẻ với những người bạn tin tưởng. Các bạn cần rèn luyện thói quen chủ động. Chủ động học hỏi, rèn luyện bản thân mình hơn nữa. Mỗi khi các bạn thấy thiếu động lực để phấn đấu, hãy nghĩ về những người thân yêu nhất của mình, gia đình mình, nghĩ về những con người bất hạnh hơn mình đã và đang cố gắng giành giật với sự sống. Thế giới này quả là rộng lớn, và có thật nhiều việc để làm, phải không các bạn? Giải pháp thứ hai là về phía Đoàn trường: Cần phát động các hoạt động phong trào và đồng hành cùng sinh viên trong những chương trình thiết thực, hữu ích. Ngoài những hoạt động thường niên, đoàn trường cần sáng tạo ra các sân chơi thu hút được hầu hết đoàn viên thanh niên tham gia; bởi thực tế từ trước tới nay, các hoạt động phong trào mới chỉ thu hút được các sinh viên tiêu biểu, năng động từ các liên chi đoàn; vẫn còn rất nhiều đoàn viên cho rằng chương trình không hấp dẫn nên họ không tham gia; hoặc công tác vận động, tuyên truyền chưa đồng bộ, rộng khắp. Đồng thời, Đoàn trường và BCH các liên chi đoàn cũng cần sát xao hơn các hoạt động của đoàn viên, kịp thời định hướng, đánh giá chính xác đoàn viên và giới thiệu khen thưởng, kỷ luật; hoặc đào tạo đoàn viên trở thành những đoàn viên ưu tú, giới thiệu đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giải pháp thứ ba đòi hỏi sự sự hỗ trợ, ban hành chính sách, nội quy kịp thời; sự chỉ đạo, định hướng từ phía Đảng ủy nhà trường, Ban giám hiệu, các phòng ban liên quan và các thầy cô giáo: Trước hết cần giáo dục văn hóa học đường, kỹ năng giao tiếp cho sinh viên qua các môn học chính quy hoặc các chương trình hội thảo, hội nghị, tài liệu khác. Đồng thời cần bổ sung nội quy, quy chế giành cho sinh viên, trong đó có cả hình thức khen thưởng và xử phạt về các hành vi cụ thể liên quan tới văn hóa học đường. Nhà trường cũng cần phát huy mối liên hệ hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội; như tổ chức các buổi gặp mặt sinh viên, phụ huynh học sinh; tổ chức các chương trình giao lưu giữa các tổ chức trong xã hội với sinh viên. Cuối cùng, nhà trường cùng các thầy cô giáo cần tạo một môi trường thân thiện, tích cực cho sinh viên, cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và luôn gương mẫu chấp hành chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước và nội quy nhà trường, luôn gương mẫu trong việc hoàn thiện bản thân, công tác tốt và là tấm gương cho sinh viên noi theo. 5 Để thực hiện được các giải pháp trên đòi hỏi sự quyết tâm và phối hợp đồng bộ giữa cá nhân đoàn viên thanh niên, nhà trường và gia đình, xã hội; đồng thời cần sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp thế hệ trẻ từ Trung ương đoàn TNCSHCM và Thành đoàn Hà Nội. Chúng ta tin tưởng rằng, văn hóa học đường của trường Đại học Thủy Lợi sẽ có những nét đẹp truyền thống và hiện đại, có những đặc sắc riêng và xứng đáng với vị thế ngôi trường hơn 50 năm tuổi. Tóm lại, làm tốt công tác xây dựng và thực hiện văn hóa học đường là góp phần tích cực vào hiệu quả giáo dục toàn diện của Nhà trường, phù hợp với những giải pháp mang tính chiến lược trong sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo và đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức Đoàn phát triển lên một tầm cao mới, qua đó khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong nhà trường; đồng thời giúp đoàn viên thanh niên có thêm hành trang về tư chất đạo đức, kỹ năng và bản lĩnh trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Trên đây là bài tham luận về xây dựng và thực hiện văn hóa học đường cho đoàn viên thanh niên trường Đại học Thủy Lợi của tôi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý vị đại biểu, các vị khách quý, các thầy cô và các bạn để bài tham luận được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực đối với nhà trường. Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của Đoàn chủ tịch, các quý vị đại biểu cùng toàn thể đại hội; Kính chúc quý vị sức khỏe, thành công và hạnh phúc; Chúc Đại hội thành công tốt đẹp! Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2012 6 . dựng " ;văn hóa ứng xử", " ;văn hóa giao tiếp". Đây là nội dung rất cơ bản của văn hóa học đường. Tác dụng tích cực của văn hóa học đường là xây dựng nhân cách cho học sinh,. tùy theo góc độ, mục đích nghiên cứu cụ thể đã đưa ra khá nhiều khái niệm về văn hóa và văn hóa học đường. Văn hóa học đường, theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc "là hệ các chuẩn mực, giá. những quan niệm phổ biến về nội dung, vai trò của Văn hóa học đường. Sau đó tôi đi vào phân tích thực trạng và bối cảnh chung của việc thực hiện văn hóa học đường của học sinh sinh viên nói

Ngày đăng: 28/10/2014, 23:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan