Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn

108 1.4K 0
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 A. ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN I. Từ cấu trúc đề thi xác định nội dung ôn tập 1. Cấu trúc đề thi Quy chế thi tốt nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành nêu rõ: “Đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12”. Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn các năm gần đây (năm 2010, 2011, 2012, 2013) đề thi môn Ngữ văn gồm 2 phần, 3 câu, cụ thể như sau: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) - Gồm các dạng câu hỏi: - Vận dụng kiến thức đã học để trình bày hiểu biết về một tác giả (tác giả văn học Việt Nam và tác giả văn học nước ngoài). - Vận dụng khả năng đọc hiểu văn bản văn học để trình bày hiểu biết về các yêu cầu kiến thức cụ thể của tác phẩm văn học (tác phẩm văn học Việt Nam và tác phẩm văn học nước ngoài) Câu 2. (3,0 điểm) - Gồm 2 dạng đề: - Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ) để nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ) để nghị luận về một hiện tượng đời sống. II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai (câu 3.a hoặc 3.b). Vận dụng khả năng đọc hiểu văn bản văn học và kỹ năng làm văn để viết bài nghị luận văn học thuộc các dạng: - Phân tích (cảm nhận) về giá trị của một tác phẩm văn học. - Phân tích (cảm nhận) về một đoạn thơ (trích từ một tác phẩm thơ). - Phân tích (cảm nhận) về một hình tượng nhân vật (trong một tác phẩm văn xuôi). Đề thi tốt nghiệp THPT không bao hàm phạm vi nghị luận về lịch sử văn học và nghị luận về vấn đề thuộc lý luận văn học. 2. Xác định kiến thức trọng tâm và kỹ năng ôn tập Theo cấu trúc đề thi, đối sánh với các đơn vị bài học trong sách giáo khoa và Hướng dẫn thực hiện chuẩn kỹ năng, chuẩn kiến thức (do Bộ GD - ĐT ban hành), học sinh định hướng trọng tâm ôn tập với những nội dung chính như sau: a. Đối với câu 1. (2,0 điểm). Vận dụng kiến thức đã học để trình bày hiểu biết về một giai đoạn văn học Việt nam (các đặc điểm, thành tựu…), một tác giả văn học (nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, một số giá trị nội dung và nghệ thuật…), các yêu cầu kiến thức cụ thể của tác phẩm văn học (ý nghĩa nhan đề, giá trị của một hình ảnh, ý nghĩa của một chi tiết nghệ thuật hoặc một thủ pháp nghệ thuật). 1 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 Một là, đối với bài Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 - hết thế kỷ XX, học sinh cần lập bảng tóm tắt các đặc điểm, những thành tựu chính, những đóng góp của tác giả, tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn phát triển. Việc này có thể đáp ứng cho yêu cầu kiểm tra theo hướng vận dụng kiến thức đã học để trình bày hiểu biết về một giai đoạn văn học Việt nam (các đặc điểm, thành tựu). (những kiến thức này có thể hỗ trợ cho phần nghị luận văn học) Hai là, đối với các tác giả văn học Việt Nam cần nắm được nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, một số giá trị nội dung và nét tiêu biểu của phong cách nghệ thuật. Ba là, đối với các tác phẩm văn học Việt Nam cần: - Chú ý phần tiểu dẫn và phần ghi nhớ trong các bài học để nắm vững: hoàn cảnh sáng tác, thể loại văn bản, giá trị nội dung và nét chính về nghệ thuật của tác phẩm. - Nắm bắt và thông hiểu một số kiến thức của văn bản: ý nghĩa nhan đề tác phẩm, các yếu tố nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa nội dung của tác phẩm (hình ảnh có tính biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, chi tiết giàu ý nghĩa…) (những kiến thức này được tích hợp để học sinh làm bài nghị luận văn học) Bốn là, đối với các tác giả - tác phẩm của văn học nước ngoài: - Nắm vững về tiểu sử - cuộc đời, sự nghiệp văn học, vị trí và đóng góp của tác giả. - Tóm tắt được nội dung của các tác phẩm hoặc đoạn trích. - Nắm bắt và thông hiểu một số kiến thức của văn bản: giá trị nội dung tác phẩm và đoạn trích, giá trị của các hình tượng nhân vật, các yếu tố nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa nội dung của tác phẩm (hình ảnh có tính biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, chi tiết giàu ý nghĩa…) b. Đối với câu 2. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ) – (Xem phần minh họa) c. Đối với phần tự chọn (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc hiểu văn bản văn học và kỹ năng làm văn để viết bài nghị luận văn học theo yêu cầu đề. (Thí sinh chỉ được làm câu 3.a hoặc câu 3.b). Theo chương hiện tại, chúng ta có thể chia thành các nhóm kiến thức như sau: ● Nhóm văn bản hình tượng - Thể loại truyện hiện đại Việt Nam chia làm các phần: + Truyện ngắn hiện thực Cách mạng: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân) + Truyện ngắn sử thi (chủ nghĩa anh hùng Cách mạng: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) + Truyện ngắn thế sự (sau 1975): Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). - Thể loại ký hiện đại Việt Nam: + Tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) + Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) - Thể loại thơ trữ tình hiện đại Việt Nam: 2 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 + Thơ ca kháng chiến chống Pháp: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu) + Thơ ca thời chống Mỹ: đề tài Đất nước có đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); đề tài tình yêu có Sóng (Xuân Quỳnh) + Thơ ca cách tân nghệ thuật thời kỳ đổi mới: Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo). - Thể loại kịch hiện đại Việt Nam: đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) ● Nhóm văn bản nghị luận - Văn nghị luận hiện đại Việt Nam: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh); Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng); Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) - Văn nghị luận hiện đại nước ngoài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 (Cô-phi An-nan) II. Định hướng giải quyết các mức độ yêu cầu trong đề thi Tốt nghiệp THPT 1. Đối với câu hỏi mức độ yêu cầu 2,0 điểm Những năm gần đây, đề thi thường ra theo dạng đề mở, đòi hỏi học sinh phải kết hợp giữa vận dụng kiến thức đã học và suy nghĩ để làm bài (không đơn thuần chỉ ở cấp độ nhớ - chép lại để trả lời. Vì vậy, học sinh trình bày các ý thành những đoạn văn ngắn. Cuối phần trả lời phải có đoạn văn chốt lại ý chính, khẳng định vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Khi viết chú ý lỗi diễn đạt như cách dùng từ, chính tả, ngữ pháp, *Minh họa: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010: Câu 1 (2,0 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp. Đáp án: a) Cuộc đời: - Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. 0,25 - M. Sô-lô-khốp sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận. 0,75 b) Sự nghiệp: - Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người,… 0,50 - Tác phẩm của M. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh. 0,50 Lưu ý: 3 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 Thí sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011: Câu 1 (2,0 điểm): Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? Đáp án: Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? 2,00 a. Những hình ảnh thường hiện lên là: + Màu hồng hồng của ánh sương mai. 0,50 + Người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh. 0,50 b. Những hình ảnh đó nói lên: + Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống. 0,50 + Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người. 0,50 Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới được điểm tối đa. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012: Câu 1 (2,0 điểm): Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M.Sô-lô-khốp viết: Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Hai con người được nói đến ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì? Đáp án: Hai con người được nói đến ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát có ý nghĩa gì? 2,00 a. Hai con người được nói đến là : A.Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a (hoặc Va-niu-ska) 0,50 b. Tác giả gọi họ là hai con người côi cút vì: A.Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a đều mất hết người thân trong chiến tranh 0,50 4 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 c. Hình ảnh hai hạt cát có ý nghĩa: - Những số phận nhỏ bé mong manh là nạn nhân của bão tố chiến tranh - Niềm cảm thương của tác giả dành cho các nhân vật: 0,50 0,50 Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách; diễn đạt rõ ràng, đủ ý thì được điểm tối đa. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013: Câu 1 (2,0 điểm): Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì? Đáp án: Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì? 2,00 a. Thái độ của nhân vật bà mẹ Hạ Du: ngạc nhiên, băn khoăn. (Nếu thí sinh không nêu được hai biểu hiện cơ bản trên mà nói về thái độ khác của bà mẹ như đau xót, oán hận….thì vẫn đạt điểm tối đa ở ý này) 0,50 b. Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du: + Tưởng niệm, thương tiếc sự hy sinh cao cả của người cách mạng tiên phong. + Mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng. + Niềm tin, cái nhìn lạc quan của nhà văn vào tương lai 0,50 0,50 0,50 Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; lời văn trong sáng mới được điểm tối đa. 2. Đối với phần Nghị luận xã hội (mức độ yêu cầu 3,0 điểm) Đối tượng nghị luận phần này là rất rộng. Song kỹ năng làm bài lại tương đối đơn giản (bởi yêu cầu viết ngắn, thường là 400 từ) Phần mở bài: giới thiệu và dẫn được vấn đề cần nghị luận Phân thân bài: gồm các thao tác: Giải thích/ Phân tích/ Bình luận, *Lưu ý: dẫn chứng được sử dụng phải thuộc phạm trù xã hội, đạo lý (hạn chế sử dụng các dẫn chứng từ những hình tượng văn học nghệ thuật). Khi dùng dẫn chứng nên dừng lại ở việc minh họa cho luận điểm, luận cứ của bài viết chứ không đi sâu phân tích. Phần kết thúc vấn đề: Bài học rút ra được cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề đó. *Minh họa: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010: 5 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 Câu 2 (3,0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. Đáp án: a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,50 - Giải thích: + Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu,… là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người 0,50 - Bàn luận: + Lòng yêu thương có những biểu hiện: Cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp;… + Ý nghĩa của lòng yêu thương: Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn;… + Phê phán những biểu hiện vô cảm của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay; cần sống có lòng yêu thương con người 0,50 0,50 0,50 - Bài học nhận thức và hành động 0,50 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011: Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình. Đáp án: a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi 6 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 - Giải thích: có nhiều ngả đường đi đến tương lai; sự sáng suốt lựa chọn của chính bản thân có vai trò quyết định thành công và hạnh phúc của mỗi người. 0,50 - Bàn luận: + Để lập thân, lập nghiệp, hướng đến một tương lai tốt đẹp, mỗi người cần chủ động, sáng suốt lựa chọn một con đường cho chính mình dựa trên khả năng, sở thích của cá nhân. 0,50 + Tuy nhiên, do bản thân chưa có đủ kinh nghiệm nên sự giúp đỡ, tư vấn của gia đình, nhà trường và những người đi trước là cần thiết. 0,50 + Phê phán những người không tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình hoặc chạy theo những trào lưu không phù hợp với bản thân, 0,50 - Bài học nhận thức và hành động: tuổi trẻ cần xác định được vai trò quyết định của chính bản thân trong việc lựa chọn hướng đi; khi lựa chọn, cần căn cứ vào những yếu tố cần thiết. 0,50 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012: Câu 2 (3,0 điểm): Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thói về đạo đức trong đời sống xã hội. Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Đáp án: a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - - Nêu được vấn đề cần nghị luận: tác hại của thói dối trá. 0,50 - Giải thích: + Thói dối trá là lối sống không trung thực nhằm mục đích vụ lợi; suy thoái về đạo đức là sự tha hóa, làm mất dần đi nhưng chuẩn mực đạo đức. + Ý kiến nêu lên tác hại của thói dối trá đối với con người và xã hội. 0,50 - Bàn luận: + Biểu hiện: thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống. 0,50 7 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 + Tác hại: làm mất niềm tin; tạo ra những giá trị ảo; làm tha hóa đạo đức con người; làm thiệt hại đến vật chất và tinh thần xã hội + Lên án, đấu tranh để loại bỏ thói dối trá trong mỗi cá nhân và trong đời sống xã hội. 0,50 0,50 - Bài học nhận thức và hành động: Cần thấy sự nguy hại của thói dối trá; cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân để sống trung thực. 0,50 Lưu ý: Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu vào bàn luận một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013: Câu 2 (3,0 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau: Chiều 30 - 4 - 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi. Đáp án: a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Văn Nam. 0,50 Phân tích: 0,50 - Cảm phục trước hành động quên mình cứu người của Nguyễn Văn Nam. Đây là tấm gương sáng cho thanh niên cả nước học tập. - Hành động này thể hiện tấm lòng nhân ái của một nhân cách đặc biệt; một phẩm chất đạo đức cao đẹp đã được tu dưỡng, học tập, rèn luyện từ môi trường giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và truyền thống quê hương;… 0,50 Bình luận 0,50 - Việc làm của Nguyễn Văn Nam là một nghĩa cử cao đẹp, dũng cảm phi thường, song không phải là cá biệt. Hành động này còn giàu ý nghĩa tích cực trong bối cảnh cuộc sống hiện tại. - Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm; đề cao ý thức nuôi dưỡng điều thiện và tính thiện. 0,50 Liên hệ bản thân: học tập theo tấm gương Nguyễn Văn Nam,…. 0,50 8 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 Lưu ý: - Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. - Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận một vài khía cạnh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa. - Không cho điểm những bài làm có những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. 3. Đối với phần Nghị luận văn học (mức độ yêu cầu 5,0 điểm) 3.1. Xác định được vấn đề mà đề bài yêu cầu. Từ đó xây dựng dàn bài (hệ thống luận điểm, ý chính và dẫn chứng). 3.2. Nắm vững kỹ năng làm bài chung và từng kiểu bài riêng của nghị luận văn học - Mở bài : giới thiệu tác giả (vị trí, phong cách nghệ thuật, đóng góp), giới thiệu tác phẩm (nét chính về nội dung và nghệ thuật), dẫn vấn đề cần nghị luận (đoạn thơ, hình tượng nhân vật…). - Thân bài : Trình bày nội dung trên cơ sở làm rõ hệ thống luận điểm/ luận cứ (gắn liền với nó là dẫn chứng, nhận định những vấn đề đặt ra). Mỗi luận điểm có thể viết thành 2 - 3 đoạn nhỏ. Cấu tạo đoạn gồm : Câu mở đoạn/ câu chủ đoạn (tức ý)/ các dẫn chứng và cách phân tích, nhận định dẫn chứng/ câu kết đoạn. Giữa các đoạn đảm bảo sự liên kết bằng những cụm từ, những câu chuyển đoạn. Khi triển khai trình tự các luận điểm phải biết chuyển ý: vừa tóm lại nội dung chính mà luận điểm đã triển khai, vừa dẫn dắt sang luận điểm mới. - Kết luận : Học sinh có thể vận dụng kiến thức (có giá trị tổng kết, đánh giá) để thể hiện thao tác khát quát - nâng cao vấn đề đã nghị luận (đoạn thơ, hình tượng nhân vật, giá trị của tác phẩm…). *Minh họa: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục - 2008). Câu 3.b: Theo chương trình Nâng cao(5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa 9 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ. (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một tr.122 - 123, NXB Giáo dục - 2008). Đáp án: Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. 5,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 - Việt là một cậu con trai vô tư, tính tình “trẻ con”, ngây thơ, hiếu động. 1,00 - Căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm. 1,00 - Giàu tình nghĩa với gia đình, rất mực thuỷ chung với quê hương và cách mạng. 1,00 - Tác giả đã để cho Việt tự kể chuyện về mình bằng một ngôn ngữ, giọng điệu riêng và qua đó nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động. 1,00 - Đánh giá chung về nhân vật. 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh. 5,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 10 [...]... làm tốt được vấn đề này hiệu quả mới đạt được như ý MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI CHƯƠNG TRÌNH (CHUẨN VÀ NÂNG CAO) PHẦN LÀM VĂN A CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: I NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ 1) KIẾN THỨC: 17 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 * Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thi u... mạch lạc, lập luận thuyết phục - Bố cục chặt chẽ, logich 26 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 - Dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, phong phú 2) LUYỆN TẬP: Xem các đề ở phần II (Phần Văn học) PHẦN VĂN HỌC A VĂN HỌC VIỆT NAM Bài 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX Nền văn học phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ Cách mạng tháng... liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 - Rút ra bài học nhận thức và hành động từ tư tưởng, đạo lí - Lí tưởng riêng của mỗi người: Vấn đề bức thi t đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lí tưởng * Kết bài - Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống C ĐỀ LUYỆN TẬP: (GV cho HS luyện tập các đề Làm văn. .. năm 1975 đến hết thế kỉ XX: 27 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 - Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở - Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống Bài 2: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP *PHẦN TÁC GIẢ: TÁC GIA NGUYỄN... Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 Bài tập 5: Có người nói: “Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục” Bằng những hiểu biết của mình về Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh, hãy làm sáng tỏ nhận định trên Gợi ý: 1 Giới thi u chung:... luận 5,00 0,50 15 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 Hoàn cảnh xuất hiện tâm trạng và hành động của Mị - Mị vốn là một thi u nữ xinh đẹp, tài hoa, yêu đời; từ khi buộc phải làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị cam chịu đến mức như không còn ý thức sống - Mùa xuân về, thi n nhiên đất trời thay đổi, không khí đón tết náo nức (đối lập với không gian sống và tâm trạng của... động, trong đế giày” 20 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 (Báo Tuổi trẻ ngày 12-7-2004 đưa tin) Hãy bình luận thực trạng đó Hướng dẫn cách làm: I TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý : 1 Tìm hiểu đề: a Yêu cầu về nội dung Thực trạng trong thi cử b Yêu cầu về thao tác nghị luận Bình luận, giải thích, phân tích, chứng minh c Phạm vi tư liệu Trong thực tế học tập và thi cử 2 Tìm ý: Xác định ý chính... phương diện không gian: + Đất Nước gắn với không gian gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của mỗi 0,50 người (Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm) + Đất Nước gắn với không gian của tình yêu đôi lứa (Đất Nước là nơi ta hò hẹn/ Đất 0,50 16 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm) + Đất Nước gắn với không gian tráng... giản dị, phù hợp 5,00 0,50 0,50 1,50 1,00 1,00 0,50 5,00 0,50 1,00 1,00 1,00 1,00 12 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 với tính cách nhân vật 0,50 - Đánh giá chung về nhân vật Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a Theo chương... chuyện c) Thơ ca: Đây là lĩnh vực có giá trị nổi bật trong sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh Các tập thơ của Người: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh 28 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 3 Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn - Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt . liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 A. ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN I. Từ cấu trúc đề thi xác định nội dung ôn tập 1. Cấu trúc đề thi Quy chế thi tốt nghiệp. thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12”. Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn các năm gần đây (năm 2010, 2011, 2012, 2013) đề thi môn Ngữ văn. về vấn đề đó. *Minh họa: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010: 5 Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp THPT- Môn Ngữ văn, năm học 2013-2014 Câu 2 (3,0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình

Ngày đăng: 28/10/2014, 19:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Để thể hiện nghĩa tình Cách mạng giữa người cán bộ về xuôi và quê hương Việt Bắc đồng thời tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc, nhà thơ đã sáng tạo nên một cuộc chia tay lưu luyến, bịn rịn với cảnh tiễn đưa, phân li giữa người đi- kẻ ở.

  • - Trong buổi tiễn đưa, hình thức đối đáp vốn thường dùng trong ca dao - dân ca giao duyên đã được sử dụng rất khéo léo: lời hỏi, lời đáp hô ứng nhịp nhàng. Hơn nữa, lời đáp không chỉ nhằm trả lời cho những điều đặt ra trong lời hỏi mà còn là sự tán đồng, mở rộng, làm cụ thể và phong phú thêm những ý tình trong lời hỏi, trở thành lời đồng vọng thiết tha.

  • Bài 2: TIẾNG HÁT CON TÀU ( Chế Lan Viên)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan