Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình

71 1.6K 5
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng sinh thái làm tiền đề phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà quản lý và hoạnh định chính sách đưa ra những định hướng khai thác tài nguyên theo hướng bền vững là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng sinh thái làm tiền đề phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà quản lý và hoạnh định chính sách đưa ra những định hướng khai thác tài nguyên theo hướng bền vững là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Quảng Trạch là một huyện của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích là 612 km 2 , trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 10.000 ha. Là một vùng đất màu mở vừa có đồng bằng đất đai phì nhiêu có thể thâm canh sản xuất cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp; vừa có vùng gò đồi, núi thấp, nhiều bãi cỏ rộng lớn thuận lợi cho chăn nuôi gia súc quy mô lớn. Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hóa đa dạng và phức tạp. Việc đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên theo lãnh thổ phục vụ quy hoạch nông nghiệp hợp lý, đảm bảo sự phát triển lâu bền mang tính cấp thiết. Bên cạnh đó, Quảng Trạch là một huyện tương đối nghèo, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp với đất đai là tư liệu chủ yếu; do sự thiếu hiểu biết cũng như việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn thấp nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con còn mang tính thu hẹp về quy mô, nghèo nàn về đối tượng sản xuất, chưa giám mạnh dạn đầu tư phát triển để thực sự tương xứng với tiềm năng sẳn có của vùng. Do đó, đòi hỏi cần có một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp nhằm tạo việc làm ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho người dân. Vì vậy việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ cho định hướng quy hoạch nông nghiệp là rất cần thiết và mang tính cấp bách. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xác định cơ sở khoa học phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2.2. Nhiệm vụ - Tập hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài của các tác giả đi trước để tham khảo, lựa chọn các nội dung cần thiết trên địa bàn nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho công tác nghiên cứu của đề tài. - Khái quát đặc điểm sinh thái tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và sự hình thành các đơn vị cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu. - Xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan khu vực nghiên cứu. - Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Quảng Trạch. - Đề xuất định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững ở lãnh thổ nghiên cứu. 3. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu. - Về lãnh thổ nghiên cứu : Nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ huyện Quảng Trạch. - Về nội dung : Đề tài chỉ đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để định hướng phân hạng thích nghi đối với một số loại hình sản xuất nông nghiệp như : cây lúa nước 2 vụ, cây mía, hồ tiêu, cây cam. 4. Quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm lịch sử Quan điểm lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu phải gắn liền với lịch sử phát triển của lãnh thổ thông qua sự vận hành của tổng thể theo thời gian. Nếu chúng ta không hiểu được lịch sử phát sinh, sự phát triển và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tự nhiên thì chúng ta không thể lí giải được các quy luật, các hiện tượng tự nhiên, cũng như không thể đưa ra các giải pháp dự báo chính xác về sự tồn tại và phát triển của nó. Hay nói cách khác, việc nghiên cứu quá khứ và hiện tại là cơ sở khoa học vững chắc cho việc xây dựng và đề xuất những mô hình sản xuất trong nền kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. 4.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu các thành phần tự nhiên trong mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau như một địa tổng thể. Tuy nhiên, theo quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tổng hợp tất cả các chỉ tiêu thuộc các thành phần mà tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp. Trong đề tài quan điểm này thể hiện qua việc lựa chọn và xử lí chỉ tiêu đại diện cho các thành phần: Địa hình (độ dốc), khí hậu, thủy văn (điều kiện tưới, khả năng thấm nước), nham thạch và thổ nhưỡng (loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới ), sinh vật (lớp phủ thực vật). Việc đề xuất các loại hình sử dụng trên từng loại sinh thái cảnh quan huyện Quảng Trạch được sử dụng trên quan điểm tổng hợp, kết quả đánh giá mức độ thích nghi của các loại cây trồng được xem xét hiệu quả kinh tế và tác động đến môi trường của từng loại hình cụ thể. 4.3. Quan điểm lãnh thổ Do lãnh thổ huyện Quảng Trạch có sự phân hóa đa dạng về kiểu địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, … nên việc phân cấp lãnh thổ những đơn vị có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên phục vụ cho mục tiêu đánh giá là cần thiết . Dựa trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá, đề tài đã phân cấp lãnh thổ về độ cao địa hình, độ dốc, tầng dày đất, điều kiện tưới, thành phần cơ giới, vị trí và tổng hợp lại theo các đơn vị lãnh thổ cơ sở. Trong đề tài, đơn vị cơ sở là các loại cảnh quan. Mỗi loại cảnh quan có sự đồng nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái nông nghiệp với đặc điểm của các đơn vị cảnh quan để xây dựng loại hình nông nghiệp thích hợp. 4.4. Quan điểm sinh thái - kinh tế Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên của một lãnh thổ cần phân tích được mối quan hệ tác động qua lại giữa các quần thể sinh vật với môi trường, giữa các thành phần tự nhiên với nhau, cũng như sự tác động của con người đối với tự nhiên thông qua những hoạt động KT - XH. Vận dụng quan điểm sinh thái kinh tế, đề tài đã xác định tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ, đồng thời căn cứ vào nhu cầu sinh thái của các loại hình nông nghiệp để bố trí sản xuất cho phù hợp. 4.5. Quan điểm phát triển bền vững Dựa vào ĐKTN và hiện trạng phát triển nông nghiệp của huyện, nhiệm vụ của đánh giá là xác định tiềm năng của từng đơn vị cảnh quan để bố trí sản xuất theo phương thức sản xuất nông nghiệp xanh bảo vệ môi trường xanh, quy hoạch phát triển nông nghiệp lâu dài cho huyện theo hướng bền vững. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu, số liệu Đề tài đã tiến hành thu thập, thống kê các tài liệu, số liệu về ĐKTN (thổ nhưỡng, địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hiện trạng sử dụng đất…), đặc điểm KT – XH (số dân, lao động, các ngành kinh tế chủ yếu…) và các vấn đề môi trường khác nhằm xác lập các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự hình thành các đơn vị sinh thái cảnh quan . Đồng thời với việc thu thập là quá trình xử lí số liệu, chuyển đổi các dữ liệu rời rạc thành tập dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá ĐKTN. Nếu phương pháp này được áp dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, nhanh chóng và nâng cao độ chính xác của đề tài. 5.2. Phương phát bản đồ và GIS Bản đồ được xem là ngôn ngữ thứ hai trong khoa học Địa lí, thông qua bản đồ chúng ta có thể thấy được sự phân bố và phát triển của các đối tượng theo thời gian và không gian. Vì vậy khi nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên nhằm tìm ra sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên không thể không sử dụng bản đồ. Các bản đồ đã thu thập, hiệu chỉnh và xây dựng, ứng dụng GIS và phần mềm Mapinfo để xây dựng bản đồ. 5.3. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa lí học hiện đại nhằm thẩm định và điều chỉnh những giá trị đã nghiên cứu, thu thập trước đó. Các bước khảo sát thực địa chính gồm: - Khảo sát và thu thập số liệu theo đề cương đã vạt ra. - Mô tả đặc điểm, sự thay đổi và chuyển tiếp các hiện tượng tự nhiên. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa tự nhiên với con người. Cụ thể là đã nghiên cứu thực địa tự nhiên ở Lăng Cô và thực địa kinh tế - xã hội ở Đà Lạt, Nha Trang, TP. HCM. 5.4. Phương pháp so sánh địa lí Vận dụng trong đánh giá và phân hạng thích nghi của các loại STCQ phục vụ quy hoạch một số loại hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện. 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lí lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp đã có từ lâu, được thể hiện trong nhiều công trình với các hướng nghiên cứu khác nhau . Nghiên cứu theo hướng cảnh quan học đã xây dựng từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong các công trình nghiên cứu phân chia bề mặt Trái đất của các nhà địa lí Nga như V.V.Đocutraep, L.X.Begre, G.N.Vưtxotski,… Từ thế kỉ thứ XIX, trường phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, đã tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc đánh giá, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và cải tạo đất, điển hình có một số tác giả như K.V.Pascan, G.Iu.Pritula (1980) , K.B.Zvokukin (1984). Cùng trường phái này còn có các công trình nghiên cứu của các tác giả ở Hunggari như Marasiro, Szilard (1964), ở Rumani như Grumazescu (1966), ở Balan như Rozycka (1965) … Quan điểm đánh giá là lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở cho việc đánh giá đất đai nông nghiệp, quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái của cảnh quan và thiết lập nên mối quan hệ hài hòa giữa lãnh thổ, con người và môi trường . Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể (hệ địa - sinh thái) theo hệ thống cảnh quan tương ứng với phạm vi và mục đích đánh giá, có thể là các đơn vị phân vùng cá thể hoặc phân loại cảnh quan. Ví dụ K.V.Pascan chọn “cảnh khu” (dạng địa lí). Phương pháp đánh giá tổng hợp bao gồm: phương pháp mô hình chuẩn, phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh tổng hợp và phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số . Nhìn chung, các công trình đánh giá tổng hợp thường dựa trên mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tượng kinh tế trong sử dụng đất đai. 6.2. Ở Việt Nam Việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN theo hướng cảnh quan ứng dụng cho mục đích quy hoạch nông nghiệp được bắt đầu từ thập niên 1960-1970 như: “Sơ đồ phân vùng địa lí tự nhiên Miền Bắc Việt Nam ” của tổ phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp - Uỷ ban khoa học Nhà nước, “Cảnh quan địa lí Miền Bắc Việt Nam” của Vũ Tự Lập. Từ những năm 1980, các công trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo hướng cảnh quan phát triển mạnh, như của các tác giả: Nguyễn Thành Long và nhiều người khác (1984), Nguyễn Văn Sơn (1987), Nguyễn Thế Thôn (1994), (2000), Nguyễn Cao Huần (1995), Nguyễn Đình Giang (1996). Trong thời gian gần đây, đã có thêm nhiều công trình của các tác giả như: “Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ’’ (Phạm Hồng Sơn), “Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ’’(Nguyễn Đăng Độ ),”Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho việc phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh ’’ (Nguyễn Văn Dũng ). Trong các công trình này, trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc đánh giá tiềm năng tự nhiên, thông qua các nguyên tắc đánh giá riêng từng hợp phần tự nhiên đến đánh giá tổng hợp dựa trên đặc điểm của các đơn vị lãnh thổ cảnh quan, các chỉ tiêu lựa chọn là các đặc điểm đặc thù của vùng có liên quan đến ngành sản xuất nông nghiệp. Phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp được áp dụng hoặc phân cấp các vùng theo mức độ thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp . Theo hướng sinh thái cảnh quan có các công trình như: “Nghiên cứu, cải tạo, sử dụng hợp lí hệ sinh thái vùng gò đồi Bình Trị Thiên ’’ (Lê Văn Thăng, 1990), “Đánh giá phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du và miền núi Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho nhóm cây công nghiệp dài ngày ” (Lê Văn Thăng, 1995),…Trong những công trình này, các chỉ tiêu sinh thái (tầng dày đất , loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, khả năng tưới tiêu, vị trí địa lí,…) cho một số loại cây trồng được lựa chọn để đánh giá cho điều kiện thích nghi . Dưới góc độ phân vùng địa lí tự nhiên, các nhà địa lí tiến hành phân vùng lãnh thổ nghiên cứu, từ đó xác định một cách khái quát nhất phương hướng sử dụng lãnh thổ. Trong các công trình này, các đơn vị lãnh thổ tương đối đồng nhất về một chỉ tiêu nào đó, với những đặc điểm nhất định về tài nguyên được sử dụng làm đơn vị cơ sở cho quy hoạch và sử dụng hợp lí lãnh thổ. Kiểu đánh giá phổ biến hiện nay là đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các dạng sử dụng khác nhau. Nhìn chung, cho đến nay vẩn chưa có mô hình thống nhất tối ưu về phương pháp, chỉ tiêu cũng như đơn vị cơ sở đánh giá. Tuy nhiên, những công trình này đã đóng góp rất lớn vào việc hình thành các quan điểm nghiên cứu, xác định cách tiếp cận của đề tài trên nguyên tắc và quan điểm địa lí ứng dụng trong đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiện. 6.3. Tại Quảng Bình Liên quan đến đề tài này đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên và đánh giá đất đai cho các loại hình sử dụng như: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình thời kì 2011- 2020” “ Báo cáo thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính ngày 31\12\2009”. Mai Văn Hoan (2011), Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Huế - ngành Địa lí. Trình Thị Hải Yến (2012), Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Huế - ngành Địa lí. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị , đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 2: Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài 1.1.1. Đánh giá và đánh giá điều kiện tự nhiên Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh, đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. Đánh giá điều kiện tự nhiên là sự phản ánh giá trị của tự nhiên với một yêu cầu KT – XH cụ thể. “Bản chất của việc đánh giá ĐKTN và TNTN là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu về các mặt khác nhau của đời sống đối với các hoạt động KT – XH của con người”.[ 5] 1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trường tự nhiên không sử dụng trực tiếp làm các nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu cho công nghiệp, nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành sản xuất được, như: Địa hình, đất, nguồn nước,… Tài nguyên thiên nhiên: Theo D.L.Armand: “Tài nguyên thiên thiên là các nhân tố tự nhiên được sử dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện để tồn tại của xã hội loài người”. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng ’’. (Nguồn: Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005). 1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên Hoạt động đánh giá tổng hợp ĐKTN là dựa vào sự hiểu biết đặc điểm của các hệ thống tự nhiên và hệ thống KT- XH để xác định mối quan hệ giữa chúng. Vì thế, nhiệm vụ chính của đánh giá là điều khiển mối quan hệ sao cho hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. Xác định đối tượng đánh giá tổng hợp các ĐKTN phục vụ nhu cầu quy hoạch nông nghệp chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể tự nhiên phục vụ cho các loại hình nông nghiệp, và cũng là tiền đề cho các định hướng, đề xuất nhằm góp phần vào quy hoạch nông nghiệp hợp lí. 1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan Cảnh quan: Từ “Cảnh quan” là thuật ngữ khá phổ biến trong khoa học địa lí, được sử dụng để biểu thị tư tưởng chung về một tập hợp quan hệ tương hỗ của các hiện tượng trên bề mặt Trái Đất. Có một số khái niệm khác nhau về cảnh quan: Năm 1948, N.A.Xolsev đưa ra định nghĩa như sau: “Cảnh quan địa lí là một lãnh thổ đồng nhất về mặt sinh thái, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật của một và chỉ một tập hợp có liên kết tương hỗ gồm: Cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu, các biến chũng đất, các quần xã động - thực vật ”. Trong công trình “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”, A.G.Ixatrenko (1965): “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân vùng lớn bất kì, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng ”. Trong công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam ”, Vũ Tự Lập đã đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, kiểu khí hậu, kiểu địa hình, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy [...]... H S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng Smax: Giá trị điểm tối đa Smin: Giá trị điểm tối thiểu H: Số lượng loại cảnh quan được đưa vào tính toán để đánh giá và phân hạng 1.3 Quy trình đánh giá tổng hợp đktn phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình Việc đánh giá tổng hợp ĐKTN lãnh thổ huyện Quảng Trạch được thực hiện theo phương pháp đánh giá STCQ... QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Vị trí địa lý Quảng Trạch là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình Tọa độ địa lí của huyện nằm trong khoảng từ 106015’ – 106034’ kinh đông; 17042’ – 17059’ vĩ bắc Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh (bởi dãy núi Hoàng Sơn ), phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp biển Đông ( với 32,25 km đường biển ), phía Tây giáp huyện Tuyên Hóa Huyện có tổng diện tích tự nhiên 612... phương pháp đánh giá STCQ , với quy trình gồm 5 bước (hình 1.2) Hình 1.2 Quy trình đánh giá tổng hợp ĐKTN huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 1.3.1.Công tác chuẩn bị Đây là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá, vì nó xác định trước mục tiêu đánh giá, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu, đảm bảo cho việc nghiên cứu đi đúng hướng và đánh giá đúng đối tượng Các công việc... đề quy hoạch sẽ không có tính thiết thực Ngoài ra, việc quy hoạch lãnh thổ có thể thành công khi chúng được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp điều kiện cụ thể và phải dựa trên định hướng phát triển KT - XH, cũng như chính sách của nhà nước đối với địa phương đó Tóm lại: Quá trình tổng quan các tài liệu, các công trình nghiên cứu điển hình về đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp. .. hợp lí tài nguyên nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường 1.3.4 .Đánh giá tổng hợp ĐKTN theo các đơn vị cảnh quan Đánh giá tổng hợp ĐKTN bao gồm các công đoạn sau: Xác định hệ thống các đơn vị CQ Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi của từng loại CQ cho các loại hình sử dụng nông nghiệp nhằm sử dụng hợp lí lãnh thổ Đối với lãnh thổ huyện Quảng Trạch,. .. triển ổn định như: nón lá Quảng Thuận, Quảng Tân, Quảng Hải , đồ mây tre ở Quảng Thọ, Quảng Văn, Quảng Tiến , rèn đúc ở Quảng Hòa, sản xuất nước mắm và chế biến thủy sản ở Quảng Phúc, Cảnh Dương, Quảng Xuân , đóng và sửa chữa tàu thuyền ở Cảnh Dương - Xây dựng: Giá trị sản xuất (giá SS) năm 2009 đạt 166,808 tỷ đồng, tăng 54,288 tỷ so với năm 2005 2.3.3.3 Ngành dịch vụ Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm... đánh giá tổng hợp ĐKTN theo hướng cảnh quan Việc đánh giá được tiến hành trên cơ sở chọn chỉ tiêu, các chỉ tiêu được chọn đánh giá thông qua các phương pháp phân tích, so sánh và liên kết bản đồ dựa trên cơ sở sử dụng phần mềm Mapinfo và công nghệ GIS để đưa ra kết quả đánh giá thích hợp CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ SINH THÁI CẢNH QUAN LÃNH THỔ HUYỆN QUẢNG TRẠCH,... chiếm 0,17% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Quảng Phú, Quảng Đông -Nhóm đất mới biến đổi (CM - Cambisols): Đất mới biến đổi có diện tích 1.797 ha chiếm 2,94% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Quảng Kim, Quảng Phú, Quảng Hoà, Quảng Tiến, Quảng Lưu Loại đất này thích hợp với lúa và các loại cây ngắn ngày - Nhóm đất xám (X - Acrisols): Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất huyện Quảng Trạch 31.015 ha... tiêu thành hai nhóm: Nhóm chỉ tiêu dùng để đánh giá và nhóm chỉ tiêu dùng để tham khảo khi đánh giá, cũng như kiến nghị sử dụng 1.3.5 Quy hoạch sử dụng Việc điều tra, nghiên cứu thực địa về ĐKTN được coi là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết cho công tác đánh, và là cơ sở ban đầu để tiến tới quy hoạch lãnh thổ Tuy nhiên, công tác quy hoạch nếu bỏ qua các điều kiện kinh tế xã hội như: dân cư, thị trường,... nông nghiệp, các thành phần cấu trúc CQ là đối tượng sản xuất nông nghiệp của con người 1.2 Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi 1.2.1 Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, nhìn chung đều vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình trên thế giới vào việc nghiên cứu một khu vực cụ thể Vì thế, việc lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá . - Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Quảng Trạch. - Đề xuất định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững ở lãnh. cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xác định cơ sở khoa học phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2.2. Nhiệm vụ - Tập hợp. thổ huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí ở huyện

Ngày đăng: 28/10/2014, 16:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan