Cấy truyền phôi

8 1.2K 9
Cấy truyền phôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ch-ơng 6 cấy truyền phôi Cấy truyền phôi là một kỹ thuật lấy phôi từ đ-ờng sinh dục của một bò cái (con cho phôi) và cấy vào đ-ờng sinh dục của bò cái khác (con nhận phôi) để ở đó quá trình phát triển của thai đ-ợc hoàn thành. Để khai thác tiềm năng di truyền v-ợt trội của những con bò cái tốt cần phải thu đ-ợc càng nhiều phôi càng tốt từ những con cái đó để sau đó bằng việc sử dụng kỹ thuật cấy truyền phôi cho những con bò cái khác (có tiềm năng di truyền thấp hơn) nhằm nhân nhanh những cá thể có giá trị di truyền cao. Do đó công nghệ cấy chuyền phôi th-ờng đi kèm với kỹ thuật gây siêu bài noãn (gây rụng nhiều trứng). i. Lợi ích của gây siêu bài noãn và cấy truyền phôi Khi kết hợp với gây siêu bài noãn của con cho phôi thì công nghệ cấy truyền phôi có những ứng dụng nh- sau: Tăng số đời con của những bò cái có tiềm năng di truyền v-ợt trội. Tăng tốc độ kiểm tra đời sau. Giảm khoảng cách thế hệ bằng cách gây rụng nhiều trứng của những bò cái hậu bị tr-ớc lúc thành thục về tính và cấy phôi cho những con nhận đã tr-ởng thành. Điều này có thể làm tăng tốc độ tiến bộ di truyền. Vận chuyển phôi từ n-ớc này sang n-ớc khác do đó có thể khắc phục đ-ợc các vấn đề lây truyền bệnh tật và giảm thời gian kiểm dịch. Điều này cũng loại bỏ stress và giá vận chuyển gia súc sống. Tạo bê sinh đôi. Có thể thu phôi từ những bò cái có tiềm năng di truyền cao nh-ng không có khả năng duy trì quá trình có chửa bình th-ờng. Cấy truyền phôi là một công cụ nghiên cứu trong một số ngành khoa học nh- sinh lý, phôi thai học, miễn dịch sinh sản, di truyền học, thú y, v.v. ii. Công nghệ phôi và cấy truyền phôi Công nghệ cấy truyền phôi bao gồm những công đoạn sau đây: 1. Chọn bò cho và bò nhận phôi a. Chọn bò cho phôi Vì công nghệ cấy truyền phôi là để khai thác tối đa tiềm năng di truyền của những con cái có tiềm năng di truyền cao, cho nên việc chọn bò cho phôi rất quan trọng. Bò cái cho phôi phải đ-ợc chọn từ đàn hạt nhân, có nguồn gốc và lý lịch rõ ràng, có khả năng sinh sản tốt. Các chỉ tiêu sinh sản chính đ-ợc quan tâm là số l-ợng, chất l-ợng phôi cũng nh- c-ờng độ khai thác phôi từ con bò đó. b. Chọn bò nhận phôi Bò nhận phôi là những con mang thai hộ, cho nên khi chọn làm con nhận phôi không cần căn cứ vào phẩm giống hay năng suất của bản thân con bò đó. Bò nhận phôi chỉ ảnh h-ởng đến việc tiếp nhận phôi, mang thai mà không đóng góp vào kiểu di truyền của đời con. Vì vậy chỉ cần chọn những con đạt các yêu cầu sau đây: Đẻ ít nhất 2 tháng tr-ớc đó (bò cái đã sinh sản) hay bò tơ. Đủ tr-ởng thành và cơ thể đủ lớn. Do đó cần phải biết giống và loại phôi sẽ đ-ợc cấy để nó có khả năng mang thai đến lúc đẻ và đẻ bình th-ờng. Không có bệnh tật. Sinh tr-ởng, phát triển và sinh lý sinh sản bình th-ờng. Tr-ớc khi đ-a vào sử dụng, bò cho phôi và bò nhận phôi phải đ-ợc nuôi d-ỡng và chăm sóc tốt, phải theo dõi ít nhất hai chu kỳ động dục. 2. Sản xuất phôi a. Gây siêu bài noãn Sản xuất phôi tức là tạo ra số l-ợng phôi lớn nhất có thể đ-ợc từ một con bò cái trong một kỳ khai thác, trong một năm hay trong một đời của nó. Muốn vậy, ta phải gây cho nó rụng nhiều trứng thông qua việc sử dụng một số hocmôn nh- FSH hay PMSG sử dụng riêng biệt hay kết hợp với PGF2 hoặc HCG. Điều quan trọng là phải sờ khám buồng trứng của bò cho phôi một ngày tr-ớc khi bắt đầu tiến hành gây rụng nhiều trứng để đảm bảo chắc chắn sự có mặt của thể vàng vì một số gia súc, mặc dầu có biểu hiện động dục, nh-ng không rụng trứng. Hiện t-ợng này phổ biến ở bò Bos indicus hơn so với ở bò Bos taurus. Gây rụng nhiều trứng ở những gia súc kém nh- thế sẽ dẫn đến không rụng trứng, tỷ lệ thu phôi kém và chất l-ợng phôi kém. Thông th-ờng ng-ời ta tiêm d-ới da hoặc tiêm bắp PMSG hay FSH để tăng c-ờng sự phát triển của nhiều noãn bao. Sau đó vài ngày lại tiêm LH hoặc HCG để làm cho những noãn bao này rụng trứng. Tuy nhiên LH hay HCG có thể không cần thiết đối với bò tr-ởng thành. Các ph-ơng pháp gây siêu bài noãn có thể tóm tắt nh- ở bảng 6-1. Phản ứng khác nhau của bò đối với gây rụng nhiều trứng bằng FSH phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và môi tr-ờng, đặc biệt là chế độ dinh d-ỡng. Lịch tiêm FSH để gây rụng nhiều trứng đã đ-ợc thống nhất là 8 lần tiêm với liều giảm dần trong thời gian 4 ngày. Các lần tiêm cách nhau 12 giờ vào thời gian 6-8 giờ sáng và 6-8 giờ chiều đều có kết quả nh- nhau. Bảng 6-1: Liều l-ợng gonadotropin để gây siêu bài noãn Kích thích noãn bao Kích thích rụng trứng Loại gia súc Ngày chu kỳ PMSG hay FSH (IU) (mg) HCG hay LH (IU) (mg) Bò 15-16 1500- 3000 20-50 1500- 2000 75-100 Bê - 1000- 2000 20-50 1000- 1500 50-75 Gần đây ph-ơng pháp gây siêu bài noãn có sử dụng thêm prostaglandin đã cho kết quả tốt, bởi vì nó cho phép xử lý gây siêu bài noãn vào bất kỳ lúc nào giữa ngày 6 đến lức thể vàng tự nhiên thoái hoá; trong khi đó thời gian thích hợp để xử lý siêu bài noãn là từ ngày 8- 12 của chu kỳ ở bò. Prostaglandin không những cho phép aps dụng thời gian gây siêu bài noãn cơ động hơn mà con làm tăng số l-ợng phôi bình th-ờng. Hầu hết gia súc đ-ợc xử lý xuất hiện động dục 2-3 ngày sau khi tiêm prostaglandin. b. Phối giống Khi bò đã đ-ợc gây siêu bài noãn và động dục, ng-ời ta tiến hành thụ tinh nhân tạo cho nó (sử dụng tinh của những đực giống tốt). Nên phối lặp lại 2-3 lần, mỗi lần cách nhau từ 8 đến 10 giờ, vì sau khi tiêm hócmôn gây siêu bài noãn số l-ợng trứng sẽ rụng nhiều và kéo dài sau mỗi lần động dục. Kết quả gây siêu bài noãn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh-: giống của bò cái, loại và liều l-ợng hocmôn sử dụng, mùa vụ gây siêu bài noãn, chế độ chăm sóc, nuôi d-ỡng Mỗi lần xử lý siêu bài noãn có thể tạo ra 10-15 phôi và mỗi năm có thể xử lý 5-6 lần. Nh- vậy, từ một con bò cái cao sản, thay vì mỗi năm chỉ thu đ-ợc một con bê, nhờ áp dụng công nghệ này ta có thể thu đ-ợc 30-40 con/năm. Sau khi gây siêu bài noãn và thu phôi, số phôi sản xuất có thể tăng hơn nhiều lần nếu ta áp dụng công nghệ cắt phôi, tức là tách phôi thành 2 hay 4 phần riêng biệt để từ mỗi phần này sẽ tái tạo thành một phôi mới. Nh- vậy, từ một phôi ban đầu ta có thể tạo ra 2 hoặc 4 phôi giống hệt nhau. c. Thu phôi Có hai ph-ơng pháp thu phôi: ph-ơng pháp phẫu thuật và ph-ơng pháp không phẫu thuật. - Ph-ơng pháp phẫu thuật có -u điểm là tỷ lệ thu phôi cao, nh-ng khó áp dụng trong thực tế do tính phức tạp của nó. Sau mỗi lần xử lý đòi hỏi phải chăm sóc, hộ lý gia súc hết sức cẩn thận; bò cái chậm hồi phục cơ thể hơn và ảnh h-ởng đến c-ờng độ khai thác phôi. - Ph-ơng pháp thu phôi không phẫu thuật đơn giản, tiện lợi, cho tỷ lệ thu phôi cao không thua kém ph-ơng pháp phẫu thuật. Việc thu hoạch phôi đ-ợc tiến hành vào ngày thứ 6, 7 hoặc 8 sau khi phối tinh với việc sử dụng một dụng cụ chuyên dùng (ống thông hai chiều) và dung dịch rửa tử cung (đồng thời cũng là dung dịch nuôi phôi ngoài cơ thể mẹ). Dung dịch th-ờng dùng là dung dịch PBS (Phosphate Buffered Saline). 1. Cổ tử cung 2. Cổ ống thông 3. Pít tông ống thông 4. Lỗ bơm hơi vào cổ ống thông 5. Lỗ bơm dịch rửa vào sừng tử cung 6. Cổ ống thông trong tử cung đã bơm đầy khí Hình 6-1: Sơ đồ thu phôi không phẩu thuật Tử cung có thể đ-ợc dội rửa bằng cách đặt ống thông vào thân tử cung và dội rửa thân tử cung và cả hai sừng tử cung cùng một lúc (Hình 6-1). Cũng có thể đặt ống thông vào một sừng tử cung, dội rửa một sừng tử cung đó, sau đó lấy ống thông ra và đặt vào sừng tử cung khác và lặp lại kỹ thuật. Cần khoảng 500ml dung dịch dội rửa cho mỗi con cho và xoa bóp dung dịch trong tử cung để tách phôi khỏi thành tử cung vào dung dịch và sau đó dung dịch dội rửa đ-ợc hút ng-ợc trở lại vào phễu lọc. Albumin huyết thanh bò có thể đ-ợc bổ sung để giảm nguy cơ phôi bị dính vào các dụng cụ thu phôi. Sau khi bơm dung dịch dội rửa, tiến hành xoa bóp nhẹ lên sừng tử cung và hút dung dịch ra. Lặp lại nh- vậy khoảng 8-10 lần. Phôi đ-ợc tách ra khỏi dung dịch rửa bằng việc sử dụng các phin lọc phôi. Con cho phôi th-ờng đ-ợc phong bế thần kinh tủy sống để tránh sự co bóp của trực tràng trong lúc thu phôi. d. Kiểm tra và phân loại phôi Dung dịch hút ra nên để lắng trong vòng 30 phút, tr-ớc khi kiểm tra và phân loại phôi. Việc phân loại phôi dựa vào những chỉ tiêu sau đây : - Kích th-ớc và hình thái của phôi - Mầu sắc của phôi - Sự phân bố, sắp xếp các tế bào phôi. Tiêu chuẩn đánh giá chất l-ợng phôi bò sữa và bò thịt ở Việt Nam đã đ-ợc Bộ NN và PTNT ban hành tháng 6/2002 (xem Phụ lục 3). 3. Bảo quản phôi Nếu phôi không dùng để cấy chuyền ngay sau khi thu thì có thể đem bảo quản đông lạnh để sử dụng về sau. Phôi đ-ợc đóng vào cọng rạ tr-ớc khi đem cấy hoặc bảo quản lạnh. Với tr-ờng hợp bảo quản đông lạnh, nhiệt độ đ-ợc hạ từ từ trong thiết bị tự động cho tới -30C. Sau đó phôi đ-ợc bảo quản trực tiếp trong nitơ lỏng (-196C) trong nhiều năm. Glycerol 10% (1,4M) và Ethylene Glycol (EG) 1,5M th-ờng đ-ợc dùng làm chất bảo vệ lạnh. Cả hai loại chất bảo vệ lạnh này đều đ-ợc đóng trong lọ thuỷ tinh có nút cao xu trong EMCARE (môi tr-ờng không đệm phốtphát) hay môi tr-ờng nuôi cấy trứng OCM (môi tr-ờng đệm phốtphát). Cả hai loại môi tr-ờng đều đ-ợc bổ sung 0,4% BSA và kháng sinh (Kanamycin). (i) Đông lạnh trong Glycerol Tổng thời gian phôi cần phải ở trong glycerol 10% tr-ớc khi đ-a vào đông lạnh ở - 5,5-6,5 0 C là 15-30 phút ở nhiệt độ 20-25 0 C. Cài đặt máy đông lạnh và cọng rạ đ-ợc dán nhãn tr-ớc khi hút phôi từ môi tr-ờng giữ phôi vào môi tr-ờng đông lạnh. Đ-a phôi vào glycerol 10%, và bắt đầu đặt đồng hồ (hay chú ý đến thời gian). Đ-a phôi vào cọng rạ làm sao cho phôi ở vị trí ít nhất là 1/3 cọng rạ kể từ phía d-ới (khi cọng rạ đ-ợc để đứng trong máy đông lạnh), do đó phôi không chìm xuống phía d-ới và không bị đông lạnh ở trong phần bóng khí. Phôi phải ở phần giữa cột môi tr-ờng do đó không đ-ợc tạo đá trực tiếp lên phôi. Sau một thời gian tối thiểu là 15 phút và tối đa là 20-30 phút (phụ thuộc vào nhiệt độ), đặt cọng rạ vào máy đông lạnh ở -5,5 0 đến -6,5 0 C. Tạo đá sau 1 phút (thời gian không quan trọng, nh-ng thời gian cần thiết phải đủ để đủ lạnh để tạo đá). Tạo đá phía trên cột có phôi bởi vì đá không tạo bóng khí. Một số cọng rạ có thể tự tạo đá trong một số máy đông lạnh, nh-ng th-ờng xuyên phải kiểm tra bằng tay nếu nghi ngờ. Rất dễ nhìn thấy sự hình thành đá (môi tr-ờng biến thành màu trắng). Giữ trong 10 phút. Khi sử dụng glycerol làm chất bảo vệ lạnh, tốc độ làm lạnh từ - 0,3 0 C/phút đến -0,5 0 C/phút đến -34 0 C và -35 0 C sẽ cho kết quả t-ơng tự. Tốc độ làm lạnh -0,5 0 C/phút đến -30 0 C cho kết quả tốt trong glycerol. Nhúng vào ni tơ lỏng ở nhiệt độ -30 0 C đến -35 0 C. (ii) Đông lạnh trong Ethylene Glycol Ethylene Glycol (EG) có phân tử nhỏ hơn glycerol, do đó nó di chuyển vào trong tế bào phôi nhanh hơn. Chính vì thế mà nó đ-ợc coi là độc hơn. Do vậy, chỉ nên giữ phôi trong EG tối đa là 10 phút tr-ớc khi đ-a vào máy đông lạnh ở nhiệt độ 5,5 đến 6,5 0 C. Giữ 5-10 phút sau khi tạo đá sau đó đông lạnh với tốc độ 0,5 0 C-0,6 0 C/phút đến 30 0 C đến 32 0 C sau đó nhúng vào ni tơ lỏng. L-u ý: một khi phôi đã đ-ợc đặt vào máy đông lạnh ở khoảng -6,0 0 C và đã tạo đá, độc tính của chất bảo vệ lạnh bị giảm xuống rất nhiều. 4. Giải đông phôi (i) Giải đông phôi đông lạnh trong glycerol Giải đông cũng phải đ-ợc thực hiện ở nhiệt độ 20-30 0 C. Tuy nhiên, khi không thể giải đông đ-ợc ở nhiệt độ đó thì nhớ rằng pha loãng chất bảo vệ lạnh càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. - Giải đông phôi Lấy cọng rạ ra khỏi ni tơ lỏng, giữ 10 giây và sau đó ở 30 0 C trong 15-20 giây. Cẩn thận lau sạch n-ớc khỏi cọng rạ. Khi giải đông, nếu cọng rạ đ-ợc gắn bằng bột PVC, phải bảo đảm rằng không có bột hay dung dịch tiếp xúc với bột đ-ợc tiếp xúc với phôi. Bột PVC rất độc đối với phôi. Đẩy dung dịch trong cọng rạ vào một đĩa sạch 35mm (Hình 6-2), định vị phôi và đặt vào lỗ A trong 6 phút 30 giây, sau đó vào lỗ B trong 6 phút 30 giây (ở nhiệt độ 20-25 o C) và sau đó đ-a vào đĩa rửa (Hình 6-3). 1 Hình 6-2: Đĩa giải đông Lỗ A: glycerol 5%, Sucroza 0,5M * 6 phút 30 giây (ở nhhiệt độ 20-25 0 C) Lỗ B: glycerol 0%, Sucroza 0,5M ** 6 phút 30 giây (ở nhhiệt độ 20-25 0 C) Ghi chú: * Trộn nửa nọ nửa kia (Ví dụ 2ml và 2ml) Sucroza 1M và Glycerol 10%. ** Trộn nửa nọ nửa kia (Ví dụ 2ml và 2ml) Sucroza 1M và môi tr-ờng giữ phôi. - Rửa phôi Cho khoảng 2ml môi tr-ờng giữ phôi trong mỗi lỗ của đĩa rửa phôi (Hình 6-2). Rửa khoảng 15 giây trong mỗi lỗ, sau đó giữ trong lỗ 4 và đ-a vào cọng rạ. Hình 6-3: Đĩa rửa phôi Thay thế cọng rạ và dung dịch rửa sau khi mỗi đĩa đã sử lý khoảng 8 phôi. - Đ-a phôi vào cọng rạ để cấy sau khi giải đông Rửa mỗi cọng rạ 2 lần với môi tr-ờng giữ phôi và kiểm tra đầu cuối của cọng rạ (vì phôi có thể bị mắc kẹt ở đó). Bọt khí Phôi Bọt khí Nút chắn Cắt 2- 4mm nếu cần thiết ~5cm ~3cm ~2cm Hình 6-4: Vị trí của phôi trong cọng rạ Hút khoảng 5cm môi tr-ờng, sau đó khoảng 3-4mm bóng khí, sau đó phôi ở trong cột khoảng 3cm, 3-4mm bóng khí khác, và sau đó hút đầy môi tr-ờng vào cọng rạ (Hình 6- 4). Cắt khoảng 3-4mm phần cuối của cọng rạ nếu thấy cần (một số súng đòi hỏi cọng rạ ngắn hơn). Kiểm tra vị trí của phôi trong cọng rạ và đ-a vào súng cấy phôi có cả vỏ súng và vỏ nilon để giữ vệ sinh. Giữ súng nằm ngang (do đó phôi không bị rơi vào bóng khí) trong găng tay dẫn tinh sạch và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào phôi. (ii) Giải đông phôi trong EG để cấy truyền trực tiếp Vì cần phải đ-a phôi vào trong cơ thể bò cái càng sớm càng tốt sau khi giải đông cọng rạ nên phải bảo đảm rằng có sẵn bò cái có thể vàng tốt tr-ớc khi giải đông cọng rạ. Giải đông 10 giây trong không khí và khoảng 15 giây trong n-ớc 30 0 C. Lau sạch n-ớc bám trên cọng rạ. Cắt đầu gắn cọng rạ (đối diện với đầu nút chặn của nhà sản xuất) bằng kéo sạch đã đ-ợc lau qua bằng cồn. Đ-a phôi vào súng cấy phôi có vỏ súng và vỏ nylon vệ sinh và cấy truyền. iii) Giải đông phôi đông lạnh trong EG và cấy gián tiếp Có một số ph-ơng pháp khác nhau để pha loãng EG của phôi đông lạnh một khi chúng đ-ợc lấy ra khỏi cọng rạ đông lạnh nh- sau: a) Giải đông thông qua ethylen glycol và sucroza Đây là một ph-ơng pháp do Pacifivet khuyến cáo để cấy trực tiếp phôi đông lạnh trong EG. - Chuẩn bị đĩa giải đông (Hình 6-2): Lỗ A: EG 0,75M và sucroza 0,5M * Lỗ B: EG 0% và sucroza 0,5M ** Ghi chú: *Trộn nửa nọ nửa kia (ví dụ 2ml và 2ml) sucroza 1M và ethylen glycol 1,5M. ** Trộn nửa nọ nửa kia (ví dụ 2ml và 2ml) sucroza 1M và môi tr-ờng giữ phôi. - Cách giải đông: T-ơng tự nh- khi dùng glycerol. - Rửa phôi: T-ơng tự nh- khi dùng glycerol. - Đ-a phôi vào cọng rạ để cấy sau khi giải đông T-ơng tự nh- khi dùng glycerol. b) Giải đông thông qua sucroza 0,5M Khi đã đ-ợc đẩy ra khỏi cọng ra, đ-a phôi vào sucroza 0,5M trong 5-10 phút, sau đó vào môi tr-ờng giữ phôi (rửa 4 lần), và cuối cùng đ-a vào cọng rạ và đ-a đi cấy. c) Giải đông thông qua môi tr-ờng giữ phôi Khi đã đẩy phôi ra khỏi cọng rạ, đ-a phôi trực tiếp vào môi tr-òng giữ phôi (rửa 4 lần), sau đó đ-a vào cọng rạ và cấy. 5. Cấy truyền phôi - Gây động dục đồng pha Phôi cần đ-ợc cấy cho con nhận có thời gian động dục càng gần với thời gian động dục của bò cho phôi càng tốt. Do vậy, tr-ớc khi cấy truyền phôi phải gây động dục đồng pha giữa bò cho và bò nhận phôi. Gây động dục đồng pha nhằm tạo ra đ-ợc nhiều bò nhận phôi có thời gian động dục đồng thời với bò cho phôi (nếu cấy phôi t-ơi) hoặc phù hợp với tuổi phôi (nếu cấy phôi đông lạnh). Mức độ động dục đồng pha (phù hợp tuổi phôi) ảnh h-ởng rất lớn lên tỷ lệ đậu thai sau khi phôi đ-ợc cấy truyền. Tuy nhiên, mức lệch pha 24 giờ cũng có thể chấp nhận đ-ợc. Để gây động dục đồng pha, ng-ời ta có thể sử dụng PMSG, PGF 2 , progesteron v.v. Những hóc-môn này đ-ợc dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các liều l-ợng và phác đồ khác nhau t-ơng tự nh- kỹ thuật gây động dục đồng loạt đã đ-ợc trình bày ở Ch-ơng 5. - Kỹ thuật cấy phôi Con nhận cần phải đ-ợc sờ khám tr-ớc khi cấy phôi để kiểm tra xem nó có thể vàng hoạt động tốt không. Phôi có thể đ-ợc cấy bằng ph-ơng pháp phẫu thuật hay không phẫu thuật. Cấy phôi không phẫu thuật về cơ bản giống kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, chỉ khác ở vị trí cấy và vị trí bơm tinh: phôi đ-ợc cấy vào 1/3 phía trên sừng tử cung, còn tinh đ-ợc bơm vào thân tử cung. Phôi đ-ợc đ-a vào cọng rạ 0,25ml và đặt vào đầu sừng tử cung t-ơng ứng với phía buồng trứng có thể vàng hoạt động. Nhìn chung, phong bế thần kinh tuỷ sống th-ờng đ-ợc sử dụng trong cấy phôi không phẫu thuật để loại bỏ co bóp trực tràng và do đó cho phép đặt phôi chính xác hơn và ít gây tổn th-ơng hơn. Cấy phôi phẫu thuật đ-ợc thực hiện thông qua vết cắt t-ơng ứng với phía buồng trứng có thể vàng chức năng. Phôi đ-ợc cấy bằng ống thông nhỏ vào đầu sừng tử cung cùng phía. Vết cắt đ-ợc gây mê cục bộ trong lúc phẫu thuật. Cấy phôi bằng phẫu thuật nhìn chung đ-ợc thực hiện khi rất khó đ-a qua tử cung và kỹ thuật này cho phép cấy phôi chính xác hơn và gây ít tổn th-ơng sừng tử cung. Vì thế có thể sử dụng thành công nhiều con nhận hơn và nhìn chung tỷ lệ có chửa cao hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật này tốn nhiều thời gian. . Ch-ơng 6 cấy truyền phôi Cấy truyền phôi là một kỹ thuật lấy phôi từ đ-ờng sinh dục của một bò cái (con cho phôi) và cấy vào đ-ờng sinh dục của bò cái khác (con nhận phôi) để ở đó quá. lý, phôi thai học, miễn dịch sinh sản, di truyền học, thú y, v.v. ii. Công nghệ phôi và cấy truyền phôi Công nghệ cấy truyền phôi bao gồm những công đoạn sau đây: 1. Chọn bò cho và bò nhận phôi. cho phôi (nếu cấy phôi t-ơi) hoặc phù hợp với tuổi phôi (nếu cấy phôi đông lạnh). Mức độ động dục đồng pha (phù hợp tuổi phôi) ảnh h-ởng rất lớn lên tỷ lệ đậu thai sau khi phôi đ-ợc cấy truyền.

Ngày đăng: 28/10/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan