luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội

131 2.5K 7
luận văn   kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích cơ sở lý luận về dân chủ, quy chế dân chủ ở cơ sở cũng như những vấn đề lý luận liên quan đến việc kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, yêu cầu khách quan cần tăng cường sự kết hợp đó trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Phân tích những thành tựu và hạn chế trong kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội những năm vừa qua. Đề xuất và luận chứng các giải pháp tăng cường sự kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội hiện nay.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi Ých đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [37, tr. 698]. Thực hành dân chủ là công việc của quần chúng lao động ở cơ sở, trước hết là những người tiên tiến, tích cực, những cán bộ, đảng viên. Mỗi người phải nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ làm chủ của mình trong cuộc sống và quan hệ xã hội hàng ngày. Quan hệ công việc và cuộc sống hàng ngày giữa con người với con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta là quan hệ dân chủ, bình đẳng. Dân chủ là một lý tưởng lớn của loài người và là động lực quan trọng của sự phát triển xã hội, ở mỗi giai đoạn lịch sử đều được đánh dấu bởi những nấc thang giá trị, những nội dung và hình thức dân chủ nhất định. Kinh tế, xã héi phát triển càng cao, thì nên dân chủ càng có điều kiện và khả năng phát triển. Dân chủ mang tính nhân loại và có sự kế thừa, phát triển cả về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện ở mỗi chế độ xã hội. Ngày nay, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi phát huy dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI của Đảng đã nêu rõ: "Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền 1 làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dùng xã hội chủ nghĩa. Dân chủ phải đi đôi với tập trung, với kỷ luật, pháp luật, với ý thức trách nhiệm công dân" [16]. Để phát huy động lực dân chủ đòi hỏi phải có nhiều hình thức, phương pháp, lịch trình sáng tạo, trong đó điều quan trọng hàng đầu là phải nâng cao được chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng và có cơ chế từng bước thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách thiết thực, đúng hướng và có hiệu quả. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia và bảo vệ nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước" [19]. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi dân chủ những năm qua đã bộc lé không Ýt khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế và những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước của các cấp chính quyền; dân chủ ở cơ sở có lúc, có nơi bị vi phạm nghiêm trọng, tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhòng, sách nhiễu gây phiền hà cho dân vẫn tiếp diễn làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền. Trong bối cảnh mới của đất nước, vấn đề giữ vững và phát huy bản chất dân chủ của Nhà nước ta, của chế độ xã hội ta, phát huy quyền làm chủ của người dân, thu hót nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia kiểm kê, kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải có những biện pháp tích cực, cụ thể và đổi mới nhằm phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của địa phương. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, việc nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã được quan tâm một bước đáng kể như: Luận văn thạc sĩ Chính trị học của tác giả Nguyễn Thị Tâm năm 2000 về: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở". Luận văn tiến sĩ Chính trị học của tác giả Nguyễn Thị Xuân Mai năm 2004 về: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội hiện nay, thực trạng và giải pháp; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thanh Bình năm 2005 về: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hoặc trong các tạp chí của Trung ương và các ngành còng quan tâm đến vấn đề dân chủ ở cơ sở nhằm đưa ra những thông tin, những hoạt động của cơ sơ trong thực hiện dân chủ, như bài viết của Tiến sĩ Đỗ Minh Cương đăng trên Tạp chí Cộng sản, sè phát hành 107, 2006 về: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chế độ chính trị dân chủ nhân dân ở nước ta. Đặc biệt, trong cuốn "Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay" của Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáu và Giáo sư Hồ Văn Thông (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, đã có cách nhìn sinh động trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng chính quyền cấp xã trên một số hoạt động như quản lý xã hội, hoạt động kinh tế, quản lý tài chính, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo … Những công trình trên đều mang tính thời sự, xã hội đề cập đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên cả bình diện của hệ thống chính trị từ hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đến các tầng líp nhân dân, đề cập và giải quyết những vấn đề cụ thể, như việc tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã đến các giải pháp về tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa đề 3 cập có hệ thống, toàn diện vấn đề kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Do vậy, có thể coi đề tài: "Kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội" là công trình mới được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, thời gian từ năm 1998 đến 2006. Về nội dung, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trực tiếp liên quan đến đề tài 4. Mục đích và nhiệm vô của luận văn * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận về dân chủ, quy chế dân chủ ở cơ sở và thực trạng kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội, luận văn đề xuất và luận chứng các giải pháp góp phần tăng cường sự kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội. * Nhiệm vô: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: - Phân tích cơ sở lý luận về dân chủ, quy chế dân chủ ở cơ sở cũng như những vấn đề lý luận liên quan đến việc kết hợp giữa dân chủ đại diện và 4 dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, yêu cầu khách quan cần tăng cường sự kết hợp đó trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. - Phân tích những thành tựu và hạn chế trong kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội những năm vừa qua. - Đề xuất và luận chứng các giải pháp tăng cường sự kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân chủ nói chung và kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nói riêng. Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học Mác - Lênin, trực tiếp là phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và cụ thể. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp của xã hội học, phương pháp hệ thống 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu về dân chủ, song không nghiên cứu dân chủ nói chung cũng như dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, mà nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã ở thành phố Hà Nội. - Luận văn góp phần đánh giá khách quan thực trạng kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, các số liệu mới nhất, cập nhật nhất hiện nay, luận 5 văn đã đề xuất và luận chứng các giải pháp thực hiện sự kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ, phát huy sức mạnh của nhân dân trong thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng môi trường, lối sống và đời sống văn hóa của mọi người dân ở cơ sở, phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa Đảng - Nhà nước và nhân dân. 7. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về dân chủ, về dân chủ ở cơ sở, về kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong quá trình thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, mở rộng các hình thức dân chủ của nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Luận văn góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và cho nhân dân về vai trò của dân chủ, quy chế dân chủ, sù cần thiết phải kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, từ đó phát huy tính tích cực, trách nhiệm xã hội, ý thức làm chủ của nhân dân. Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo trong việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện cũng như các giải pháp nhằm làm cho mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp có sự kết hợp hài hòa trong thực hiện qui chế dân chủ cũng như trong quá trình thực hiện công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương, cơ sở. Mặt khác, nó cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng - chính quyền và nhân dân là một chỉnh thể thống nhất thực sự là cầu nối giữa Đảng với dân, thực sự là nơi "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". 8. Kết cấu của luận văn 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ, VỀ KẾT HỢP DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN VÀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 1.1. DÂN CHỦ, DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN VÀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP 1.1.1. Khái niệm dân chủ, bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI, VII trước công nguyên. Theo đánh giá của Arustotle (384 - 322 trước công nguyên) thì Solon (khoảng 638 - 559 trước công nguyên) là người đầu tiên đặt nền tảng cho nguyên lý dân chủ. Solon mong muốn xây dựng một nhà nước trên cơ sở một nền dân chủ thông qua tuyển cử và hòa nhập sức mạnh với pháp luật. Trong tiếng Hy Lạp cổ, dân chủ (Demokratia) được cấu thành từ hai gốc là: Demos tức là nhân dân và kratia nghĩa là nhân dân cai trị. Sau này các nhà chính trị học giản lược mệnh đề đó thành "tÊt cả quyền lực thuộc về nhân dân". Nh vậy, thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện khi trước đã đã tồn tại ba yếu tố đó là nhân dân, quyền lực cộng đồng và mối quan hệ giữa chúng. Trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, hình thức quyền lực công cộng đầu tiên của các quốc gia, đô thị được sử sách ghi lại chính là nhà nước. Do vậy, có thể khẳng định, dân chủ là khái niệm dùng để chỉ tính chất của mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư với nhà nước. Theo đó, cộng đồng là chủ thể và có quyền năng áp đặt ý chí lên nhà nước. Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước", Ph.Ăngghen đã không coi chế độ thị téc là một thể chế dân chủ, tuy nhiên ông dùng thuật ngữ dân chủ để giải thích về hội nghị thị téc: "Thị 8 téc có một hội đồng, tức đại hội dân chủ của toàn thể các thành viên của thị téc, trai cũng như gái, tất cả đều có quyền bầu cử như nhau" [35, tr. 136]. Bản thân thuật ngữ dân chủ ngày càng được hiểu và được sử dụng theo nhiều nghĩa. Nếu sử dụng phương pháp logic để phân tích dân chủ thì có thể thấy dân chủ hiện diện ở nhiều bình diện khác nhau: Dân chủ là một dòng triết học, dân chủ là một chỉnh thể hiện thực, dân chủ là một hiện thực chính trị, dân chủ là một hiện thực kinh tế, dân chủ là một hiện thực xã hội và dân chủ là một trạng thái của hệ thống quan hệ quốc tế. Nếu đi theo tiến trình lịch sử nhân loại thì dân chủ bao gồm các kiểu hình sau: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ XHCN. Tóm lại, dân chủ bao gồm một tổ hợp các giá trị nhân bản, duy lý và cao đẹp. Dân chủ là sù hòa hợp của các giá trị: tự do, bình đẳng, sự thống nhất trong tính đa dạng. ở chiều cạnh này dân chủ được hiểu nh mét lý tưởng mà con người khao khát hướng đến và cố gắng thực hành trong cuộc sống. Dân chủ còn hàm chứa những phương pháp luận giải khác nhau, nhằm khẳng định tính hợp lý và tính đáng được tuân thủ của những giá trị dân chủ. Nó đề ra các phương pháp thực hiện các giá trị đó trong đời sống, mà chủ yếu tập trung vào ba khâu quan trọng: Nhà nước - pháp luật - xã hội công dân. "Dân chủ là một giá trị xã hội chỉ có thể đạt đến một trình độ cao khi có sự phấn đấu của toàn thể cộng đồng nhân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền" [45, tr. 12]. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ xin đề cập đến vấn đề dân chủ XHCN: đó là nền dân chủ ra đời từ khi thành lập chính quyền nhà nước của giai cấp công dân và nhân dân lao động thông qua cách mạng XHCN (cách mạng dân téc dân chủ nhân dân do Đảng và giai cấp công nhân lãnh đạo). Bản chất của nền dân chủ XHCN thể hiện ở chỗ: 9 Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân, là nền dân chủ của đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi Ých của đa số nhân dân. Trong xu hướng phát triển của nó là tiến tới một chế độ xã hội không còn sự khác biệt giai cấp. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhất nguyên về chính trị. Nền dân chủ XHCN được thực hiện bằng hệ thống tổ chức với tính cách là một chế độ chính trị, trước hết được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước và thông qua nhà nước. Quá trình đó diễn ra cùng với quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của cộng cuộc đổi mới đất nước. Trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mực tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phải phản ánh lợi Ých của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước [25]. Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ XHCN của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Đảng ta đã tiếp tục kế thừa và mở rộng dân chủ XHCN để các tầng líp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính 10 [...]... quan kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 1.2.2.1 Mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở - Phát huy quy n làm chủ trực tiếp của nhân dân là thể hiện đầy đủ nhất bản chất của Nhà nước và chế độ XHCN Nó đảm bảo huy động được mọi tiềm năng, trí tuệ của nhân dân, trong quá trình xây dựng Nhà nước và quản... của văn hóa đạo đức Trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước, những quy n dân chủ và làm chủ với những nội dung nêu trên của Nhà nước được thực hiện bằng phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, tức là thông qua các đại biểu nhân dân do dân bầu ra, dân kiểm tra, giám sát và có quy n bãi miễn; bằng quy t định trực tiếp của dân theo quy chế dân chủ ở cơ sở đã ban hành Ở cơ sở, dân chủ và quy n làm chủ. .. nhân dân thực hiện quy n làm chủ thông qua phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp Dân chủ đại diện, nghĩa là thông qua HĐND và các đoàn thể, tổ chức xã hội Dân chủ đại diện thể hiện tập trung, thống nhất quy n lực của nhân dân, tạo ra những điều kiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước Phương thức thực hiện dân chủ đại diện ở cơ sở: Dân chủ đại diện ở cơ sở được thực hiện thông... nước Tuy nhiên, quần chúng nhân dân còn thể hiện một cách trực tiếp vai trò của mình trong xây dùng nhà nước pháp quy n XHCN ở quá trình thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Phát huy vai trò "dân là gốc" thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong thực tiễn lịch sử và hiện nay biểu hiện đậm nét nhất về thực hiện quy n dân chủ trực tiếp của nhân dân đó là ở quá trình nhân dân tham gia xây dựng Hiến pháp,... tình trạng tổ chức Đảng, chính quy n trở thành " theo đuôi" quần chúng 32 1.3 KẾT HỢP GIỮA DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN VÀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ Như phần trên đã trình bày, dân chủ đại diện được thực hiện bằng công cụ nhà nước, hoặc thông qua công tác bầu cử, hoặc thông qua trưng cầu ý dân Còn dân chủ trực tiếp được thực hiện thông qua hoạt động của đại biểu HĐND, hoặc thông qua... phù hợp với thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước 1.1.2 Khái niệm dân chủ đại diện, các phương thức thực hiện dân chủ đại diện ở cơ sở Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân Ở nước ta tất cả quy n lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là người làm chủ nhà nước và xã hội Nhân dân thực hiện quy n làm chủ của mình trước hết thông qua các cơ quan, tổ chức đại diện cho họ (dân chủ đại diện) ... chủ đại diện cũng khó lòng hoạt động có chất lượng hoặc gây khó khăn cho hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung 30 1.2.2.2 Yêu cầu khách quan kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Củng cố vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực của bộ máy chính quy n cấp xã, thực hiện tốt chế độ dân chủ đại diện và dân chủ trực. .. trị xã hội,các tổ chức xã hội Như vậy, để kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, theo tác giả có các hình thức sau đây 1.3.1 Kết hợp giữa vai trò pháp luật của nhà nước và quy ước trong quy chế dân chủ ở cơ sở Xây dựng Nhà nước pháp quy n XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân thực chất là tổ chức cho nhân dân thực hiện đúng đắn và đầy đủ pháp chế XHCN bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước... nên việc thực hiện dân chủ trực tiếp phải căn cứ vào điều kiện cụ thể Không phải cái gì cũng đưa ra để nhân dân quy t, không phải bất cứ cái gì cũng đưa ra để nhân dân bàn, mà trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần phải có sự kết hợp hài hòa và chặt chẽ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, có sự chọn lọc, cân nhắc và lùa chọn cho phù hợp, những việc dân bàn, chính quy n quy t định,... xem xét mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: - Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đều phản ánh ý nguyện và quy n lực của nhân dân - Đều là hình thức thể hiện dân chủ XHCN Tuy vậy, chúng lại có phương thức và cơ chế thực hiện khác nhau và mỗi hình thức đều có ưu điểm riêng cũng như những hạn chế nội sinh của mình: - Dân chủ đại diện dễ tổ chức thực hiện và cũng dễ tập trung thống . dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Do vậy, có thể coi đề tài: " ;Kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở. LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ, VỀ KẾT HỢP DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN VÀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 1.1. DÂN CHỦ, DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN VÀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP 1.1.1 tích những thành tựu và hạn chế trong kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phè Hà Nội những năm vừa qua. - Đề xuất và luận chứng

Ngày đăng: 28/10/2014, 10:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp thời gian vừa qua được tổ chức trong thời điểm nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại. Cán bộ và nhân dân Thủ đô có truyền thống, ý thức cao trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý và xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, Quốc hội sửa đổi và ban hành Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp và luật Bầu cử HĐND các cấp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân và nâng cao chất lượng cơ quan quyền lực nhà nước.

  • Để lãnh đạo, chỉ đạo bầu cử đại biểu HĐND các cấp, trên cơ sở các quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch tổ chức, còng như quy trình hiệp thương giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp.

  • Công tác nhân sự HĐND và UBND các cấp của thành phố được quan tâm, tại Điều 3 Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003 quy định:

  • Đại biểu hội đồng nhân dân có những tiêu chuẩn sau: có phẩm chất đạo đức, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhòng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi Ých của nhà nước, quyền và lợi Ých hợp pháp của công dân, và đại biểu hội đồng nhân dân phải có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương [32].

  • Việc lùa chọn nhân sù đại biểu HĐND trước hết phải lấy tiêu chuẩn là chính, chó ý tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có kiến thức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có sức khỏe, có tín nhiệm trong Đảng, trong nhân dân, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

  • Đối với quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả cuộc bầu cử và chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Yêu cầu của hiệp thương là phải tiến hành dân chủ, đúng luật, lùa chọn người giới thiệu bảo đảm đủ tiêu chuẩn, sè lượng, cơ cấu thành phần. Căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu HĐND và hướng dẫn của ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ủy ban MTTQ thành phố đã phối hợp với Thường trực HĐND, UBND xây dựng và tổ chức hội nghị hiệp thương với đại biểu các tổ chức thành viên để thảo luận thành phần, cơ cấu, sè lượng, phân bổ số lượng đại biểu cho các cơ quan, tổ chức thành viên giới thiệu, thực hiện tốt các bước hiệp thương và lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú của các ứng cử viên.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan