Các suối cá thần kì lạ ở Việt Nam

18 253 0
Các suối cá thần kì lạ ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dân bản Xa Căn không ai dám bắt cá ở hang cá thần về ăn (Hình minh họa) 1.HANG CÁ THẦN Ở SƠN LA Trong hang đá dài chừng 3km xuyên qua lòng núi có rất nhiều cá, với đủ màu sắc. Người dân bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vẫn coi nơi đó là hang cá thần, không ai dám bắt ăn bao giờ. Nhiều kẻ rắp tâm làm việc ác định phá hang cá thần này đã gặp vô số tai ương… Cá thiêng Căn nhà sàn của cụ Lò Thị Yên nằm sâu trong thung lũng Xa Căn. Năm nay cụ đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng được cái trí nhớ còn minh mẫn lắm. Cụ không nói được tiếng phổ thông nên chúng tôi phải nhờ người con của cụ phiên dịch giúp. Hỏi đến chuyện Pa Phi – theo tiếng Thái nghĩa là cá ma – cụ Yên giật mình thon thót. Cụ giơ đôi tay gầy guộc lên xua xua trước mặt người khách lạ với ánh mắt hốt hoảng: Cá ma đấy, không ai được bắt đâu. Ai dám xuống hang động đó bắt cá sẽ bị Giàng bắt vạ đấy. Sống qua gần trăm mùa rẫy nên cụ đã từng chứng kiến bao chuyện thăng trầm về miền đất xa ngái này. Ngày xưa, rừng Xa Căn rộng bát ngát, thú hoang nhiều vô kể. Đêm đêm, cọp còn về dưới gầm nhà sàn bắt trâu bò của bà con. Cuộc sống của người Thái khi ấy trông vào rừng nhiều hơn là làm nương rẫy. Dưới ách cai trị của các quan phìa tạo, bà con thường xuyên thiếu ăn. Vậy mà chẳng ai dám bắt cá về ăn. Cụ Yên kể tiếp, nước ở miệng hang luôn đầy ặc và trong xanh. Cá ra ăn hàng đàn. Chúng xếp lên nhau tầng tầng, lớp lớp như nêm cối vậy. Mỗi khi mùa lũ về, cá lại kéo đến nhiều hơn. Loại cá đó có màu sắc rất khác với những con cá mà bà con bắt được trên sông Đà. Con nào cũng to đẫy đà, dài bằng nửa cái đòn gánh với đủ các màu sắc khác nhau. Hồi nhỏ, cụ Yên đã từng được người lớn dẫn ra xem. Mỗi khi giở trời là lũ cá lên hàng đàn, trông thích mắt lắm. Cái miệng hang rộng bằng gian nhà mà cá cứ chất đầy. Xung quanh hang đá là những cây cổ thụ xum xuê tỏa bóng mát choán ngợp cả miệng hang động. Người già bảo, đó là cá của trời nên chẳng ai dám bắt về ăn. Ai thích xem cá chỉ việc mang nắm ngô ra vứt xuống cửa hang là đàn cá nối nhau thành hàng lên đớp mồi. Cái hang đá này bắt nguồn từ đâu, ngay cả những người cao tuổi nhất của bản Xa Căn cũng không biết. Chỉ biết rằng, trước đây rừng rậm còn giữ được thì mực nước cửa hang luôn đầy. Ông Lò Văn Bình, ở bản Xa Căn cũng là người có nhiều kỷ niệm với cái hang cá thần này. Hồi nhỏ, ông thường thả trâu ở bên triền núi. Thi thoảng mấy cậu mục đồng nổi hứng rủ nhau ra xem hang cá thần. Do đến nơi này nhiều nên ông rất thông thạo đường đi của hang động này. Cách cửa hang khoảng 300m về phía Bắc cũng có 1 cái cửa hang mà nước cứ đùn ra suốt ngày. Cửa hang này rộng bằng cái chuồng trâu, cá cũng nổi lên hàng đàn. Mỗi khi ông cùng mấy đứa bạn chăn trâu xuống xem đều phải đi rất cẩn thận vì có đôi rắn hổ mang dài mấy mét, chúng suốt ngày đu mình trên cây cổ thụ trước cửa hang. Ông Bình có về hỏi người già trong bản, các cụ bảo: Đôi rắn này bảo vệ hang cá thần đấy. Quả nhiên, khi ấy chẳng ai dám lại gần cửa hang vì lo rắn cắn. Ông Bình cho rằng, cửa hang này nối thông với 2 miệng hang rộng ở trên núi. Bởi lẽ loại cá ở 2 cửa hang này rất giống nhau. Chúng ra ban ngày, đêm lại chui vào hang, con nào cũng có màu sắc sặc sỡ. Có thể hang động này ăn thông với hang Pa Phi phía trên. Khi ông lớn lên, tham gia kháng chiến, trở lại quê hương thì không thấy đôi rắn thần đâu nữa, suối cá khi ấy vẫn còn nguyên vẹn. Quả thực khi nhắc tới hang Pa Phi, người dân nào ở Mường Bon cũng tỏ thái độ rất thành kính. Họ coi đó là hang thiêng nên mới có nhiều loại cá lạ mắt đến thế. Chẳng thế mà không ai dám bắt về ăn. Hang cá thần này vốn nổi tiếng linh thiêng nên ngay cả trong quá khứ xa xưa, đói kém liên miên nhưng bà con dân tộc Thái ở đây vẫn đặc biệt tôn thờ đàn cá trong ao. Có người gọi đó là Pa phạ (cá trời), cũng có người gọi đó là Pa phi (cá ma). Nhưng dù là cá trời hay cá ma thì bà con ở đây vẫn “kính nhi viễn chi” với hang cá đó. Ông Bình chỉ vị trí hang cá thần Đất trời trừng phạt Những người già ở hai bản Tra và Xa Căn chẳng biết cái hang cá ấy có từ bao giờ nhưng nó cứ nhung nhúc cá, quẫy đạp òm òm. Những ngày hang đầy nước, nhìn cá nhảy múa mà thấy thèm nhưng chẳng ai dám đụng đến một cái vảy cá ấy. Ai muốn xem cá cũng chỉ dám mang ít ngô, thóc đến ném xuống để nhìn cá ăn cho vui. Dẫu bụng có đói thì cũng phải nhịn vì cha truyền, con nối ở đây chưa ai dám bắt cá trong 2 cái hang đó. Ấy vậy mà có kẻ dám liều mạng mang thuốc nổ đến tận hang hòng thâu tóm nguồn lợi cực lớn từ hang cá thần này. Ông Bình kể tiếp: Cách đây đã đến vài chục năm, cũng vào mùa hè như thế này, có 2 người Kinh ở bản Mai Tiên trong xã đã vác về đây 2 quả mìn lớn. Họ tuyên bố chẳng có cá ma, cá thần gì hết, cứ đặt quả mìn vào miệng hang này thì thánh thần thành món nhắm hết, dân bản không tin thì cứ ra mà xem. Rồi họ loay hoay đặt mìn, tính toán tọa độ sao cho hiệu quả nhất và chiều dài dây cháy chậm cho đảm bảo an toàn. Khoảng 4h chiều thì họ cho cháy dây mìn. Chỉ lát sau, một tiếng nổ lớn vang lên rung động cả núi rừng, đất đá, cá mú bay lên mù mịt. Những kẻ liều mạng đánh mìn và cả những người dân bản hiếu kỳ đến xem còn chưa kịp hoàn hồn sau tiếng nổ thì chẳng hiểu sao mây đen, gió lốc từ đâu ùn ùn kéo tới đặc kín bản. Lốc xoáy từng cơn rít trên đầu như ông trời đang nổi cơn tam bành. Mưa bão ném xuống mặt đất những hạt lớn rát buốt da. Gió vặn cây rừng ào ào như có cả ngàn con trăn gió trong cơn điên loạn tràn về… Khủng khiếp quá, tất cả tháo chạy lấy thân. 2 người đánh mìn mấy phút trước còn cứng tay, mạnh mồm đến vậy nhưng cũng bị chết đứng mấy phút vì sự thay đổi đột ngột của đất trời. Rồi như chợt hiểu ra điều gì vừa xuất hiện, họ cũng quăng hết đồ đạc, bỏ cả chiến lợi phẩm, cắm đầu cắm cổ chạy về nhà. Ấy vậy nhưng về đến bản thì đã có đến mấy cái nhà bị bão táp quật cho tơi bời, nhẹ thì tốc mái, nặng thì sập nát. Một thời gian sau, cả 2 người liều lĩnh đánh mìn hôm ấy đã phải cuốn gói ra đi khỏi bản. Người Xa Căn không biết họ đi đâu không thấy trở lại nữa, cũng chẳng ai dám mở miệng hỏi thêm về chuyện ấy vì nó liên quan đến những điều xui xẻo “chỉ có trời mới biết”. Kể lại câu chuyện ấy, ông Bình bảo: Hôm sau khi mưa tạnh, gió ngừng, chúng tôi mới dám đứng từ xa nhìn lại cửa hang thấy cá chết trắng xóa, dễ đến vài tạ nhưng chẳng ai dám đến gần chứ đừng nói gì tới nhặt cá. Sau mấy ngày nắng thì cá thối um, hàng tháng mới hết mùi nồng nặc. Tại UBND xã Mường Bon, anh Mùa A Hờ, Phó Chủ tịch UBND xã cười: “Tôi cũng nghe nói về cái hang cá bí hiểm ấy. Có người bảo cá ấy nướng không chín nhưng tôi không tin. Cứ nướng lên là chín hết. 5-6 năm trước khi chọn đất giáp ranh 2 bản Tra- Xa Căn để lập bản tái định cư Mai Quỳnh, chúng tôi đã phải khoanh vùng, rào hang lại cho an toàn. Có thể cái hang ấy thông với nhánh Nậm Pàn của dòng sông Đà nên cá theo về ở mãi rồi cũng to, cũng nhiều”. Tuy nói vậy nhưng khi được hỏi đã lần nào trực tiếp xuống hang cá chưa thì anh Hờ thật thà cho biết: Mình cũng chỉ dám đứng ngoài nhìn chứ chưa dám xuống tận nơi vì cũng thấy sờ sợ… Theo Linh Nhi (Cảnh sát toàn cầu) 2.SUỐI CÁ THẦN CẨM LƯƠNG- CẨM THỦY-THANH HÓA Hàng nghìn con cá trên một đoạn suối chỉ chừng 100m, tất cả đều hồn nhiên bơi lội dưới ánh nắng mặt trời và ánh mắt ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của du khách. Từ lâu đã nghe lời đồn đại về suối cá thần, chọn một ngày nghỉ chúng tôi tìm đường đến với suối cá thần thôn Lương Ngọc xã Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa). Cô bạn đi cùng vốn sinh ra ở miền sông nước nhưng cũng không khỏi ngạc nhiên trước mật độ cá dày đặc ở đây. Dòng suối không dài lắm và chỉ rộng chừng hai mét nhưng toàn cá là cá mà kỳ lạ thay nước lại chẳng thấy mùi tanh. Một người dân ở đây cho biết: gọi là cá thần vì cá ở đây ngày ngày sống chung bầu bạn với người, chẳng thấy chết khi nào, và chẳng ai ăn thịt bao giờ, cá cứ thế sinh sôi đàn đàn lũ lũ, đủ các thế hệ. Suối cá thần Cẩm Lương là một sản phẩm độc đáo của thiên nhiên, với cảnh quan tuyệt đẹp, có rừng có sông suối bản làng hiền lành và những người dân giản dị, hòa quyện làm nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Men theo con đường nhỏ trên núi đá, du khách sẽ bị hút hồn bởi những thạch nhũ kỳ ảo trong động Cây Đăng cách suối cá thần vài trăm mét. Vượt qua khóm lá, rừng cây đến nơi cửa động mở ra như đón như mời với muôn hình vạn trạng nhủ đá nguyên sơ. Càng vào sâu trong động, cảnh sắc càng đẹp lung linh, huyền bí như muốn níu giữ, mời gọi du khách. Vui tay, nhiều người thả xuống suối cá ngô nướng, mỳ tôm những chú cá đớp ngon lành. Nước suối ngọc trong vắt, nhìn rõ lớp đá cuội như có ai lát dưới lòng suối. Mỗi khi có ánh nắng chiếu xuống, lớp vây cá long lanh, óng ánh như ngọc. Này đây đụn vàng đụn bạc, đây vú mẹ với dòng sữa ngọt ngào không ngừng chảy. Đây rồng chầu hổ phục, đây sông Ngân Ngưu Lang Chức Nữ bước chân tài tử gót tiên. Điều thú vị là du khách bước vào hang một đường nhưng sau khi khám phá hết một vòng lại ra bằng một cửa hang khác như một vòng tròn khép kín. Cá có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ. Nếu như may mắn, bạn còn có dịp chiêm ngưỡng "cá chúa", mang có vành đỏ như đeo khuyên tai, mắt có hai mí xanh đỏ, đuôi lại có chấm đỏ viền xanh. [...]... quốc lộ 217 - Hiện nay ở Thanh Hóa đã phát hiện thêm hai suối cá thần nữa, một ở Suối Đóng, Cẩm Liên (cũng thuộc huyện Cẩm Thủy) và một ở xã văn nho, huyện Bá Thước - Giá tour Hà Nội đi Suối cá thần Cẩm Lương – Thành Lam Kinh- Sầm Sơn 3 ngày 2 đêm có giá trọn gói vào khoảng 900-950 nghìn đồng/người cho đoàn 20 khách trở lên Suối cá thần càng trở nên kỳ bí 3 SUỐI CÁ THẦN THỨ 2 Ở CẨM LIÊN-CẨM THỦY THANH... 2 Ở CẨM LIÊN-CẨM THỦY THANH HÓA Việc xuất hiện suối cá thần thứ 2 tại Thanh Hóa đang tạo ra nhiều luồng thông tin khác nhau, khiến cho suối cá thần càng trở nên kỳ bí Suối cá thần thứ 2 phát hiện nằm tại khu vực núi Đóng, thuộc địa phận Thôn Dùng, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ có tên gọi là suối cá Mó Đóng Tên gọi suối cá thần Mó Đóng, có nghĩa là ở tại khu vực núi Đóng có khe nước chảy ra sông... loài cá thần còn tồn tại đến ngày nay Hàng ngày, người dân vẫn ra suối giặt giũ, rửa rau và mang thức ăn cho cá Trao đổi với Dân trí, ông Lê Hùng Chúc - Trưởng phòng Văn hóa huyện Bá Thước cho biết, suối cá này đã có cách đây hàng chục năm Đặc biệt, 3 - 4 năm trở lại đây, đàn cá nơi đây có dấu hiệu sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều Qua khảo sát nghiên cứu thì cá ở đây cũng tương tự như loài cá được... nơi loài cá vẫn thường ra vào gọi là Mó Đóng Lấp lánh dưới ánh nắng vàng Chưa kịp hỏi về nguồn gốc loài cá ở suối "cá thần" , một cụ già 72 tuổi ở thôn Dùng, xã Cẩm Liên đã cho biết: “Loài cá này có từ lâu lắm rồi, cũng chẳng ai biết là từ khi nào nữa và cũng không bao giờ ở đây hết cá Năm 1959, khi bộ đội đóng quân ở đây đã nổ mìn bắt cá ăn, nhưng cũng có hết được đâu, càng ngày lại càng nhiều cá hơn”... hơn” Hang Mó Đóng Loài cá ở suối "cá thần" Mó Đóng có tên gọi là cá Dốc, thân cá giống y như cá trắm, vây đỏ, má đỏ, ăn tạp và nặng tới 6 - 7kg, con nhỏ thì cũng 300 gram Cá Dốc xuất hiện nhiều nhất vào khi trời sáng, đến tầm 5 - 6 giờ chiều, khi mặt trời nhá nhem là lại rủ nhau vào hang trú ẩn Có điều lạ là loài cá này không bao giờ bơi ra khỏi khu vực Mó Đóng, dù khe nước chảy ra cánh đồng của xã và... đình Theo người dân nơi đây cho biết là nếu bắt cá ở suối "cá thần" là "có tội" nên ai đó “gan” to đến đâu cũng không dám "mạo phạm” Đa số người dân sống ở đây đều là người dân tộc Mường Dù cuộc sống của họ thiếu thốn nhưng nhất quyết không ai bắt cá để ăn, họ xem cá như người bạn trong cuộc sống hàng ngày 24h.com.vn (theo đất việt) 4.THÊM MỘT SUỐI “CÁ THẦN” Ở THANH HOÁ Thời gian qua trên địa bàn xã Văn... có cá thần sinh sống quanh năm suốt tháng nên mới có tên suối cá thần Mó Đóng Cá dày đặc mặt suối Có mặt tại khu vực suối cá thần Mó Đóng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì sự xuất hiện của hàng ngàn con cá lượn lờ tìm ăn trong bán kính Mó Đóng chỉ rộng chừng 200 m2 Thỉnh thoảng có vài con phi lên khỏi mặt nước khi có ai đó ném bất kỳ vật gì xuống suối Muốn vào hang núi Đóng nơi có loài cá trên... cũng giống như cá được phát hiện ở hai xã Cẩm Lương và Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ mà lâu nay người dân và du khách được tận mắt chứng kiến Suối cá tại xã Văn Nho là suối cá thần thứ 3 tại Thanh Hoá Những người dân trong bản Chiềng Ban cho biết, suối cá đã có từ rất lâu đời, không ai dám đánh bắt vì họ cho rằng đây là cá thần Những người dân trong bản hàng ngày chứng kiến cảnh từng đàn cá đông đúc,... đông đúc, tung tăng bơi lượn dưới làn nước trong vắt Cá ở đây với đầy đủ kích cỡ, con lớn nặng khoảng từ 4 - 5kg, con nhỏ khoảng 400g Sau khi phát hiện ra suối cá này, người dân trong bản đã lập bàn thờ bên cạnh khu vực hang động nằm phía trên suối cá khoảng 10m để thờ thần cá Mỗi khi người dân cho ăn thì cá thi nhau nổi lên mặt nước Được biết, dòng suối này vốn là nơi cung cấp nguồn nước chính cho sinh... chum đầy choé Đến suối cá thần Cẩm Lương, bạn còn được dịp thưởng thức món ngô nướng, ngô luộc đặc sản của vùng này Hạt ngô to, mẩy, căng đều mà mềm, thơm ngọt Ở đây còn có quả bầu ngô trồng núi đá và đặc biệt thứ bánh gai thơm, ngon, ngọt, dẻo Nếu đi vào mùa mưa, bạn nên tìm mua loài ốc đá, thứ ốc ăn lá cây rừng thịt thơm ngon bổ mát Thông tin thêm: - Có hai đường chính để đến suối cá thần Cẩm Lương . đồng/người cho đoàn 20 khách trở lên. Suối cá thần càng trở nên kỳ bí. 3. SUỐI CÁ THẦN THỨ 2 Ở CẨM LIÊN-CẨM THỦY THANH HÓA Việc xuất hiện suối cá thần thứ 2 tại Thanh Hóa đang tạo. độ cá dày đặc ở đây. Dòng suối không dài lắm và chỉ rộng chừng hai mét nhưng toàn cá là cá mà kỳ lạ thay nước lại chẳng thấy mùi tanh. Một người dân ở đây cho biết: gọi là cá thần. cho suối cá thần càng trở nên kỳ bí. Suối cá thần thứ 2 phát hiện nằm tại khu vực núi Đóng, thuộc địa phận Thôn Dùng, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ có tên gọi là suối cá Mó Đóng. Tên gọi suối

Ngày đăng: 28/10/2014, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan