Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay

27 667 2
Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lí do chọn đề tài: Tại nhiều quốc gia trên thế giới hoạt động nhượng quyền thương hiệu là một hình thức thương mại hiệu quả, phổ biến. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đầy biến động và khó khăn như hiện nay, hình thức nhượng quyền thương mại được xem như một giải pháp tốt để kích cầu tiêu dùng, mở rộng thị phần và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nhượng quyền thương hiệu thực chất là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh một loại sản phẩm đi đôi với chuyển giao công nghệ và bí quyết kinh doanh giữa hai đối tác. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp xâm nhập những thị trường lớn. Những năm gần đây, tại Việt Nam nhượng quyền thương mại đang dần phổ biến, đã có không ít những thương hiệu lớn trên thế giới như: KFC, Loteria, BBQ…thực hiện nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Hình thức kinh doanh này giúp doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường, sản phẩm mà không cần tốn quá nhiều chi phí, vốn đầu tư cho việc nghiên cứu, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng vì phần lớn được hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu. Hơn nữa, trước khi tiến hành nhượng quyền cho đối tác, thì thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường do vậy giá trị của hoạt động nhượng quyền thương mại khá cao. Tuy nhiên, để được nhượng quyền các doanh nghiệp tiếp nhận phải có tiềm lực tài chính và hệ thống chính sách, môi trường kinh doanh lành mạnh. Ngoài ra, doanh nghiệp đó cần có hiểu biết về thị trường, có năng lực đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng theo đúng yêu cầu của thương hiệu chuyển nhượng. Hình thức nhượng quyền là hình thức kinh doanh của niềm tin và sự cam kết, làm cho hệ thống được vân hành đúng quy chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Thành công của hệ thống nhượng quyền không thể được đo trong ngắn hạn mà được đánh giá trong dài hạn. Do vậy, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng hệ thống các qui trình, giải pháp sao cho vừa đảm bảo phát triển hiệu quả trong ngắn hạn và bền vững trong dài hạn, nâng cao chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ cho hệ thống nhượng quyền của mình, để khẳng định thương hiệu cả trong nước GVHD: Lê Trần Thiên Ý 1 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay và thế giới. Để thấy rõ được tình hình nhượng quyền thương mại đang diễn ra trong nước như thế nào, nhưng thuận lợi và khó khăn mà những doanh nghiệp nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đang gặp phải, từ đó đề ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp nhượng quyền khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài phân tích. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, từ đó thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp nhượng quyền đang gặp phải. Qua đó, đề ra giải pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể − Tìm hiều thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay − Phân tích những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện nhượng quyền thương mại − Đề ra giải pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu kinh doanh. GVHD: Lê Trần Thiên Ý 2 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại Luật thương mại Việt Nam 2005, điều 284 đã đưa ra khái niệm liên quan đến nhượng quyền thương mại như sau: “ Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: 1) Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. 2) Bên nhượng quyền có kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” 2.2 Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại Đối với bên nhượng quyền − Hệ thống kinh doanh đã hoạt đông ít nhất 1 năm − Hàng hóa dịch vụ kinh doanh hợp pháp − Đã có văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động NQTM Đối với bên nhận nhượng quyền − Phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp hoạt động NQTM. − Đáp ứng điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. Cơ quan tiếp nhân đăng ký − Sở thương mại: đối với hoạt động NQTM mang tính nội địa. − Bộ thương mại: đối với hoạt động NQTM có yếu tố nước ngoài. 2.3 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại − Bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết trong toàn bộ quá trình nhượng quyền. GVHD: Lê Trần Thiên Ý 3 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay − Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền về điều hành công việc. − Hoạt động nhượng quyền là hoạt động kinh doanh theo mô hình mạng lưới. − Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Quyền thương mại được hiểu là hàng hóa, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng quyền, nội dung chính của việc nhượng quyền cho phép bên nhượng quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh. 2.4 Phân loại hoạt động nhượng quyền thương mại Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền: − Nhượng quyền đơn nhất hay nhượng quyền trực tiếp (Unit franchising), hình thức này áp dụng khi bên nhượng quyền và nhận quyền cùng hoạt động trong phạm vi một quốc gia nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc tiền hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền. − Nhượng quyền mở rộng (Franchising developer agreement), là hình thức bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền trách nhiệm mở rộng và điều hành một số lượng lớn đơn vị kinh doanh theo đúng thỏa thuận trong phạm vi một lãnh thổ xác định và không được nhượng quyền cho bên thứ ba. − Nhượng quyền khởi phát (Master franchising), là nhượng quyền thương mại mang tính quốc tế, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau, bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền tiến hành kinh doanh theo hệ thống các phương thức, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhận quyền được phép nhượng quyền lại cho bên thứ ba. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: − Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam GVHD: Lê Trần Thiên Ý 4 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay − Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài − Nhượng quyền trong nước Căn cứ vào hình thức hoạt động kinh doanh: − Nhượng quyền sản xuất (Processing franchising), là hình thức nhượng quyền được thực hiện trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nó có đặc điểm là gắn kết nơi sản xuất với nơi bán hàng và hoạt động sản xuất đi kèm với hoạt động thương mại hóa sản phẩm. Đối tượng của hợp đồng này sản xuất và bán một hoặc nhiều mặt hàng trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc nông nghiệp. Trong đó, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sản xuất và bán các sản phảm gắn liền với nhãn hiệu của bên nhượng quyền, theo sự chỉ đạo của bên nhượng quyền. Đây là hoạt động được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh nước giải khát, thức ăn. − Nhượng quyền dịch vụ (Service Franchising), là việc chuyển giao cả một hệ thống cung cấp các dịch vụ có sẵn cho bên nhận quyền. Đối tượng của hợp dạng này là cung ứng dịch vụ. Bên nhận quyền được trao quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng và bí quyết của bên nhượng quyền để cung ứng các dịch vụ theo sự chỉ đạo của bên nhượng quyền. Đây là hoạt động phổ biến trong hoạt động đồ ăn nhanh, nhà hàng, khách sạn, được áp dụng rộng rãi ở các nước. − Nhượng quyền phân phối (Distribution franchising), bên nhượng quyền đóng vai trò là một kênh phân phối, được bán sản phẩm gắn nhãn hiệu của bên nhượng quyền tại cửa hiệu gắn tên thương mại hoặc biểu tượng của bên nhượng quyền. Đối tượng của hợp đồng dạng này là bán một hoặc nhiều mặt hàng. Bên nhận quyền có trách nhiệm bán lại các sản phẩm mà bên nhượng quyền cung cấp, bên nhận quyền không được quyền sản xuất các sản phẩm và gắn nhãn hiệu của bên nhượng quyền, bên nhân quyền chỉ được sử dụng một số dấu hiệu của bên nhượng quyền như tên thương mại, biểu tượng của bên nhượng quyền. Đây là hoạt động phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm, bán lẻ xăng dầu, ô tô, sản phẩm may mặc của các thương hiệu nổi tiếng. GVHD: Lê Trần Thiên Ý 5 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Chương 3 THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Sơ lược về hoạt động nhượng quyền hiện nay Ở Việt Nam, phương thức kinh doanh mới mẻ này du nhập từ đầu những năm 1990 và hiện đang phát triển với một tốc độ khá vũ bão và mang tính tự phát rất cao. Cũng như các nước khác, hình thức này tại Việt Nam cũng đã phát huy tính hiệu quả của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê gần đây trong lĩnh vực tiêu dùng cho thấy, có 90% người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua thương hiệu và theo số liệu của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới – WFC, năm 2008 Việt Nam được xếp là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới với sức mua khoảng 60 tỷ USD, năm 2010 là 80 tỷ USD. Hiện có trên 100 hệ thống nhượng quyền đang hoạt động với tốc độ mỗi năm tăng khoảng 15 – 20%. Đây là xu hướng cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp tại Việt Nam muốn thử sức bằng hình thức nhượng quyền. Theo phân tích chương trình dự báo bán lẻ tại TP.HCM, cơ hội kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam rất lớn do 3 yếu tố: (1)Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển tốt. (2)Các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ,… còn phân bố rãi rác thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi hệ thống bán hàng. (3)Tâm lý kinh doanh thích làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm có giới hạn thì kinh doanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp nhất. Tóm lại, đến nay ở Việt Nam có một số hệ thống nhượng quyền rất thành công và một số đang trên đà phát triển nhưng nhìn chung là còn rất khiêm tốn. Nhưng hệ thống nhượng quyền nước ngoài đã vào Việt Nam theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng gần 150 thương hiệu như Trà Dilmah, Khách sạn Sofitel, Hilton, Sharaton, Metro Cash & Bourbon, Parkson (Malaysia),… GVHD: Lê Trần Thiên Ý 6 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Một số mô hình franchise điển hình ở Việt Nam: Mô hình nhượng quyền cà phê Trung Nguyên Nói đến nhượng quyền kinh doanh người ta nghĩ ngay đến cà phê Trung Nguyên.Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên áp dụng việc nhượng quyền kinh doanh theo quy mô lớn. Tính đến cuối năm 2004 đã có khoảng 400 quán cà phê Trung Nguyên ở 61 tỉnh thành của Việt Nam. Cuối năm 2002, Trung Nguyên đã đầu tư rất nhiều cho việc thuê chuyên gia nước ngoài xây dựng lại hệ thống bảng hiệu và củng cố lại hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Hiện nay, Trung Nguyên cũng đang rất thành công trong việc chuyển nhượng thương hiệu ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đang thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình như cà phê hòa tan G7. Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé Trung Nguyên đã trổi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh VietNam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê, nhượng quyền thươn hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1.000 quán cà phê nhượng quyền trong nước và khoảng 8 quán ở nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới với các GVHD: Lê Trần Thiên Ý 7 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay thị trường trọng điểm như: Mỹ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc. Năm 1998, Trung Nguyên xuất hiện ở Tp. Hồ Chí Minh và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên. Năm 2000, đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản. Năm 2001, Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan. Năm 2004, mở thêm quán cà phê tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối , 7.000 điểm bán hàng và 59.000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm. Năm 2005, phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước: Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina, Mỹ. Năm 2006, đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7 Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền quốc tế. Cà phê Trung Nguyên được thành lập năm 1996, với mức phí nhượng quyền 50 triệuVND/một cửa hàng có diện tích trung bình 120 m 2 , tổng chi phí đầu tư ban đầu từ 400 – 500 triệu. Mô hình nhượng quyền Phở 24: Phở 24 mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2003, việc xây dựng hệ thống nhượng quyền được đảm bảo thực hiện trên các nguyên tắc cơ bản của hoạt động franchise:nhượng quyền có thời hạn, có thu phí nhượng quyền, tổ chức kinh doanh đặc thù, có cơ chế kiểm tra giám sát cụ thể. Mặc khác hoạt động quảng ba của phở 24 được thực hiện khá tốt và bài bản khiến cho hệ thống này phát triển một cách ngoạn mục. Chưa đầy 3 năm, phở 24 đã có trên 20 của hàng phở nhượng quyền GVHD: Lê Trần Thiên Ý 8 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay trong khắp cả nước. Đặt biệt trong năm 2006, phở 24 đã tiến hành nhượng quyền sang Philippine và Indonesia. Phở 24 là chuỗi các cửa hàng phở cao cấp tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phở 24 đã được tạp chí The Guide bình chọn là “thương hiệu Phở đáng tin cậy nhất Việt Nam năm 2004”. Ngày 21/12/2007, Phở 24 đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Singapore. Đây là cửa hàng được tiến hành thông qua phương thức nhượng quyền với kế hoạch phát triển thương hiệu rộng khắp Singapore. Sau hơn 4 năm, Phở 24 đã mở được hơn 18 cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia), Hong Kong và Tokyo (Nhật Bản). Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như nước ngoài nơi có đông dân cư người Châu Á. Với tiêu chí “ ngon, sạch, đẹp “ và một mô hình kinh doanh gọn nhẹ, vốn đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn nhanh và quy trình chế biến thức ăn, điều hành quản lý được tiêu chuẩn hóa, thương hiệu Phở 24 đã nhân rộng mô hình ở trong cũng như ngoài nước. Mặc dù Phở 24 là món có khẩu vị và cách chế biến đặc trưng của người Việt Nam nhưng Phở 24 đã xây dựng một hương vị phở độc đáo tạo dấu ấn sâu đậm, bền vững trong cảm quan của thực khách trong nước và quốc tế. Mức giá nhượng quyền thương hiệu ở trong nước là 7.000 USD và ở nước ngoài là 12.000 USD, chưa kể phí vận hành 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã chuyển nhượng. Mức phí nhượng quyền mà Phở 24 đặt ra khi tiến hành tham gia vào hệ thống cửa hàng nhượng quyền của Phở 24, các cửa hàng nhận quyền phải trả những khoản phí sau:  Phí ban đầu: đây là khoản phí nhượng quyền và phí đào tạo tại các chuỗi cửa hàng do Phở 24 thành lập. Khoản phí này phải được thanh toán đầy đủ khi hợp đồng nhượng quyền được ký kết.  Phí hàng tháng: đây là phí sử dụng nhãn hiệu và tên thương mại của Phở 24, đồng thời là phí duy trì các dịch vụ bao gồm: các chương trình đào tạo, Marketing, xúc tiến, hỗ trợ ban đầu, phát triển sản phẩm. GVHD: Lê Trần Thiên Ý 9 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Tổng chi phí ban đầu cho cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam khoản 50.000 – 60.000 USD bao gồm chi phí nhượng quyền, chi phí xây dựng cải tạo mặt bằng, trang trí nội thất, mua sắm trang thiết bị. Một hợp đồng nhượng quyền trung bình là 5 năm và thời gian hoàn vốn dao động từ 1 – 2 năm. Đây là khoảng thời gian khá lý tưởng trong kinh doanh ẩm thực. Các dịch vụ hỗ trợ mà Phở 24 dành cho cửa hàng nhận quyền:  Các chương trình hỗ trợ trước khi khai trương: o Tư vấn lựa chọn địa điểm tốt nhất phù hợp để mở cửa hàng Phở 24 cho bên nhận quyền. o Tư vấn thiết kế một nhà hàng Phở 24 mới cho bên nhận quyền. o Hỗ trợ phòng học và đào tạo cho các nhân viên chủ chốt trong vòng 15 ngày trước khi khai trương một cửa hàng nhượng quyền lớn. o Cung cấp danh sách liệt kê các thiết bị, các nhà cung cấp và các khoản cần thiết cho hoạt động kinh doanh. o Hỗ trợ cửa hàng nhận quyền chuẩn bị khai trương một cửa hàng lớn như: Marketing, quảng cáo, xúc tiến. Các chương trình đào tạo mở Phở 24 tổ chức cho các cửa hàng nhận quyền của mình không chỉ dành cho việc khởi sự ban đầu mà còn dành cho cả giai đoạn duy trì về sau. Các chương trình đào tạo bao gồm tất cả các lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh như: các quy trình nấu ăn, kiểm soát chất lượng, kỹ năng kinh doanh, quản lý nhân viên…  Các chương trình hỗ trợ lựa chọn địa điểm: ngoài các chương trình đào tạo, Phở 24 còn cung cấp một chương trình hỗ trợ lựa chọn địa điểm nhằm hỗ trợ cho các cửa hàng nhượng quyền có thể thu lợi nhuận cao hơn, đồng thời để duy trì chất lượng thống nhất tại toàn bộ chuỗi cửa hàng nhượng quyền trong hệ thống. Nhìn chung, cả hai thương hiệu nổi tiếng đó đã có bước đầu khá thành công, mô hình quán hiện đại, phong cách độc đáo đã tạo cơn sốt thương hiệu thu hút một GVHD: Lê Trần Thiên Ý 10 Nhóm SVTH: 5B [...]... hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giới đã tạo điều kiện cho hàng loạt thương hiệu quốc tế vào nước ta thông qua hình thức franchise GVHD: Lê Trần Thiên Ý 16 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 4.1 Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động nhượng quyền thương mại trong thực tiễn... Trần Thiên Ý 25 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay nhượng quyền chúng ta cần phải hết sức chú ý đến khi có sự tranh chấp xảy ra Vấn đề quan trọng đặt ra khi thực hiện việc nhượng quyền là làm sao các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo những yêu cầu về các quyền sở hữu trí tuệ, về thương hiệu… Để thực hiện điều đó, pháp luật Viêt Nam phải ngày càng hoàn chỉnh... cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền GVHD: Lê Trần Thiên Ý 24 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Chương 5 KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, tình hình cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn Trong bối cảnh... tiến nhượng quyền vẫn còn hạn chế, mặc dù những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa tạo được một thị trường nhượng quyền sôi động tại Việt Nam Trong khi đó đội ngũ nhân viên quản lý của các doanh nghiệp nhượng quyền nước ngoài được đào tạo một cách bài bản GVHD: Lê Trần Thiên Ý 22 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay 4.2 Các giải pháp hoàn thiện nhượng. .. nhượng quyền gặp nhiều khó khăn và trở ngại 3.2 Các hình thức nhượng quyền thương mại nước ngoài tại Việt Nam Các hình thức nhượng quyền thương mại nước ngoài tại Việt Nam như Mc Donald đến từ Mỹ, Lotteria (đơn vị nhận nhượng quyền là Công ty Phong Cách Sống Việt Nam, năm 2007), Domino’s Pizza (đơn vị nhận nhượng quyền là Công ty Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Việt Nam, năm 2010) Các chuỗi này đều có... phải am tường về nhượng quyền, pháp luật kinh doanh quốc tế, thị trường, khách hàng và đối tác Đồng thời, nhiều doanh nghiệp khác lại không thể tiến hành nhượng quyền do thương hiệu bị đối thủ đăng ký bảo hộ trước hay do đòi GVHD: Lê Trần Thiên Ý 11 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay giá quá cao Tất cả những vấn đề này đều khiến việc nhượng quyền gặp nhiều... đầu.Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung Các con số thống kê cho thấy việc mở cửa hàng Franchise sẽ ít rủi ro hơn so với tự mở một cửa hàng độc lập với thương hiệu chưa ai biết đến, yếu tố “ít rủi ro” đóng vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh Franchise GVHD: Lê Trần Thiên Ý 18 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay  Bên nhận quyền. .. Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2004, sau 3 năm hoạt động đã có 37 cửa hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu Lotteria Đến nay, Lotteria là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh được ưa chuộng thứ hai của người Việt Nam Được biết, tất cả chuỗi cửa hàng này đều do Lotteria tự đầu tư kinh doanh, với tổng vốn đầu tư đến nay khoảng 20... 17 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay  Hệ thống có khả năng bành trướng nhanh chóng vì có khả năng vượt qua những cản trở về áp lực quản lý Trong hệ thống nhượng quyền, có sự phân chia rất rạch ròi về vai trò quản lý hệ thống và quản lý kinh doanh trực tiếp Do tính chuyên nghiệp hóa này, quản lý công ty được tối ưu hóa Bên nhượng quyền dành phần lớn nguồn... với bên nhận quyền: Cần nắm rõ thông tin vê nhà nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu GVHD: Lê Trần Thiên Ý 23 Nhóm SVTH: 5B Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống

Ngày đăng: 28/10/2014, 00:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan