vai trò của nhà nước trong việc phát triển khu công nghiệp

32 570 0
vai trò của nhà nước trong việc phát triển khu công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trường Đại học Kinh tế Quốc dân khoa quản trị kinh doanh o0o Bài tiểu luận Môn triết học Đề tài: Vai trò của nhà nước trong việc phát triển khu công nghiệp Giáo viên hướng dẫn : th.s. lê ngọc thông Sinh viên thực hiện : trần việt hùng Lớp : ch 21h Hà Nội - 2012 Trần Việt Hùng CH21H PHẦN I: TÍNH TẤT YẾU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính tất yếu của Đề tài: Phát triển KCN là định hướng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai trò của KCN là một trong những nền tảng của công cuộc CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực tế đóng góp của hệ thống các KCN vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong hơn 20 năm qua đó khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hình KCN. Phát triển KCN có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán về phát triển KCN; khẳng định vai trò của KCN là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: Để đánh giá đầy đủ nhất về vai trò của Nhà nước trong phát triển Khu Công nghiệp, chúng ta cần hiểu rõ về vai trò quan trọng của KCN trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Tạo ra nền tảng để huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Từ mục tiêu ban đầu là tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các KCN cũng là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, KCN với vai trò thu hút và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư đã thực sự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Page 1 Trần Việt Hùng CH21H Góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, các địa phương theo hướng CNH, HĐH, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế chung của cả nước Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN tăng đều qua các năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng từ mức khoảng 15% năm 2000 lên khoảng 20% năm 2010. PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Cơ sở lý luận: 1.1 Nhà nước và vai trỏ của Nhà nước 1.1.1 Nhà nước là gì: Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên, nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị. Thực chất, nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. 1.1.2 Các vai trò chủ yếu của Nhà nước: Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. “ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu phát triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của việc hoạch định và năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết nhất hình thành sự đồng thuận đó. Page 2 Trần Việt Hùng CH21H Nhà nước ta cũng có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội, bởi mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp lý; bảo đảm phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau… là nhân tố có vai trò quyết định trong vấn đề này. Nhà nước với vai trò xóa bỏ tình trạng vi phạm công bằng xã hội. việc bảo đảm yêu cầu thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội được thể hiện đầy đủ ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta trong việc thực hiện chức năng phát triển, tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước với vai trò điều tiết nền kinh tế thị trường nhằm bảo hộ cho hình thức tổ chức sản xuất chứa đựng các yếu tố của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tạo điều kiện cho chúng phát huy ưu thế của mình; tạo vị thế cho kinh tế nhà nước có sức mạnh định hướng xây dựng mô hình kinh tế cho phép giải phóng con người; ngăn chặn các xu hướng phát triển kinh tế không có lợi cho quảng đại người lao động. Nhà nước tạo lập khung khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả.Chỉ duy nhất nhà nước có được chức năng này.Hệ chuẩn pháp luật kinh tế của nhà nước càng được xây dựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cực tới sự vận hành của nền kinh tế bấy nhiêu.Song, tự nó, pháp luật kinh tế không gây ra những biến đổi trong hiện thực kinh tế.Để cho các luật kinh tế trở thành tác nhân kích thích phát triển kinh tế, chúng phải được đưa vào vận hành.Nhà nước chính là thiết chế chủ yếu đảm đương nhiệm vụ này. Năng lực điều hành kinh tế bằng pháp luật là một thước đo đánh giá sự trưởng thành và vai trò của nhà nước trong kinh tế. Page 3 Trần Việt Hùng CH21H Nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường cho thị trường phát triển, như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông hàng hóa; quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội… Là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thác những cơ quan truyền thông mạnh nhất của quốc gia, nhà nước góp phần cung cấp thông tin thị trường cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế, thời điểm thực hiện các giao dịch kinh tế, cách thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể của mình… Bằng chính sách hội nhập đúng đắn và năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách đó, nhà nước góp phần khởi đầu và có tác động tích cực vào quá trình thiết lập quan hệ quốc tế. Đại diện cho đất nước tham gia vào các quá trình soạn thảo và thông qua chuẩn mực luật pháp kinh tế, các hiệp định kinh tế, các nghị định thư…, Nhà nước ta góp phần tạo cho chủ thể kinh tế của đất nước vị trí có lợi trong quan hệ kinh tế quốc tế. Bằng hệ thống chính sách giáo dục, đào tạo của mình, được thực hiện qua hệ thống giáo dục – đào tạo do Nhà nước thống nhất quản lý, dự tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau (công lập, ngoài công lập, liên doanh, liên kết trong nước và với nước ngoài…), Nhà nước cung cấp nguồn lao động chính, có chất lượng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp cán bộ quản trị doanh nghiệp cho mọi thành phần, mọi loại hình kinh tế. Nhà nước còn định hướng nền kinh tế qua các công cụ gián tiếp là chính sách kinh tế, như chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách thu nhập và việc làm… 1.2 Khu Công nghiệp Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp Page 4 Trần Việt Hùng CH21H thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. II. Thực trạng hoạt động khu công nghiệp 2.1 Tình hình hoạt động khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay Phát triển Khu công nghiệp là định hướng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai trò của Khu công nghiệp là một trong những nền tảng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực tế đóng góp của hệ thống các Khu công nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong hơn 20 năm qua đó khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hình Khu công nghiệp Tính đến 9/2012, cả nước đã có 283 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 80.100 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 45.100 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Các Khu công nghiệp được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số Khu công nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển. Từ bài học thành công của các Khu công nghiệp, trong những năm gần đây, nước ta đã từng bước hình thành hệ thống các khu kinh tế ven biển.Trải qua 9 năm phát triển, các khu kinh tế ven biển đang từng bước thể hiện vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng. Tính hết tháng 9/2012, trên cả nước đã có 15 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích 697.800 ha, trong đó 10% diện tích đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất công Page 5 Trần Việt Hùng CH21H nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại là các ngành tạo ra giá trị sản xuất cho KKT ven biển. Mục tiêu hàng đầu của các Khu công nghiệp đã đặt ra ngay từ giai đoạn đầu phát triển là thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phục vụ sự nghiệp cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Đến nay, về cơ bản, các Khu công nghiệp đã thực hiện tốt mục tiêu này, thể hiện qua những kết quả thu hút FDI chủ yếu sau đây: 2.2 Những thành tựu - Thu hút vốn FDI: KCN, KKT đã huy động được lượng vốn FDI lớn trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Trong 20 năm qua, các KCN, KCX đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối tháng 9/2012, các KCN, KCX đã thu hút được hơn 4.300 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 64,8 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 32,7 tỷ USD, bằng 51% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hàng năm vốn FDI vào KCN, KCX chiếm từ 40- 45% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn FDI vào ngành công nghiệp cả nước. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2012, tổng vốn FDI đã đăng ký vào các KCN, KCX đạt 4,43 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011. - Thu hút vốn đầu tư vào KKT ven biển đạt hiệu quả cao: Trong thời gian qua, việc thu hút vốn đầu tư vào KKT ven biển bước đầu đạt những kết quả khả quan. Luỹ kế đến nay, các KKT ven biển đã thu hút được 144 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 38,4 tỷ USD. Trong đó, một số dự án lớn và quan trọng tại KKT Nghi Sơn, Vũng áng, Dung Quất, Chu Lai như Nhà máy lọc dầu số 2, Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, Nhà máy cơ khí nặng Dossan, Nhà máy sản xuất động cơ ô tô Hyundai Trường Hải. Các dự Page 6 Trần Việt Hùng CH21H án sản xuất kinh doanh trong KKT đã lấp đầy 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKT ven biển. - Thu hút vốn đầu tư góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng: Đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KKT trong đó có đầu tư nước ngoài đã tạo ra một mạng lưới các công trình kết cấu hạ tầng có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 283 KCN khoảng 10 tỷ USD, trong đó có 36 KCN do doanh nghiệp có vốn FDI làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD (trên 20% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký). Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đến cuối tháng 9/2012 đạt 4,5 tỷ USD, bằng 44% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký, trong đó vốn FDI thực hiện khoảng 1,2 tỷ USD. Phần lớn các KCN do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư đều cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng và đi vào hoạt động. Kết cấu hạ tầng KCN, KCX vừa có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thứ cấp trong việc triển khai nhanh dự án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chung, đặc biệt là hạ tầng nông thôn của các địa phương phục vụ tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước. Đối với các KKT, do diện tích lớn và mới được thành lập, các KKT ven biển đều đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bước đầu đã hoàn thành một số công trình hạ tầng quan trọng để hoạt động gồm: một số tuyến đường giao thông trục chính, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, hạ tầng khu tái định cư, hạ tầng KCN… đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển của khu vực. - Thu hút vốn đầu tư góp phần vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp: FDI trong KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế Page 7 Trần Việt Hùng CH21H Thực tế 20 năm xây dựng và phát triển cho thấy, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp.Tỷ trọng vốn FDI trong KCN, KKT chiếm tới 80% tổng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp cả nước. - Thu hút vốn đầu tư góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh: Ngoài ra, qua vai trò của FDI trong KCN, KKT, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN, KKT trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KKT tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân của cả nước. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KKT trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ mức 20% năm 2005 và 25-30% trong những năm gần đây. - Thu hút vốn đầu tư góp phần nâng giải quyết việc làm: Khu vực FDI trong KCN, KKT đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước. Tính đến 12/2011, các KCN, KKT đã giải quyết việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp, trong đó hơn 1,2 triệu lao động làm việc cho khu vực vốn đầu tư nước ngoài. FDI trong KCN, KKT sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Đến nay, nhiều trường cao đẳng hoặc cơ sở dạy nghề đào tạo công nhân làm việc trong KCN đã được xây dựng. Đặc biệt đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các KCN và nhà trường, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay. Page 8 Trần Việt Hùng CH21H Vấn đề nhà ở cho người lao động đã được quan tâm hơn, một số địa phương đã khởi công và hoàn thành các dự án xây dựng nhà ở công nhân KCN, góp phần giải quyết chỗ ở cho công nhân lao động tại các KCN. - Thu hút vốn đầu tư góp phần bảo vệ môi trường sinh thái: Các nhà đầu tư nước ngoài trong KCN, KKT tuân thủ tương đối tốt pháp luật về môi trường, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường sinh thái KCN, KKT là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện xử lý tập trung chất thải của các doanh nghiệp, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. Trong thời gian gần đây, nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp KCN, KKT về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đã được cải thiện. Đến tháng 12/2011, trong tổng số KCN đã vận hành có 118 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 65% tổng số KCN đã vận hành và hơn 30 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung. Trong số 36 KCN do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư phát triển hạ tầng, có tới 25 KCN đã xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, các KCN còn lại cũng đang triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng. - Thu hút vốn đầu tư góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách và môi trường: Thu hút FDI trong KCN, KKT gắn liền với việc từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư vào KCN, KKT Quá trình phát triển KCN, KCX gắn liền với quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, mô hình quản lý đầu tư nói chung và KCN, KCX nói riêng. Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 là một bước ngoặt trong cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX, bao quát khá đầy đủ các khía cạnh trong thực tiễn hoạt động của KCN, KCX.Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 đã tiếp tục hoàn thiện thêm một bước cơ chế, chính sách đối với KCN, KKT. Nghị định đã thống nhất Page 9 [...]... tìm kiếm giải pháp hiệu quả để xây dựng, phát triển khu công nghiệp của các Ban quản lý khu công nghiệp, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp khu công nghiệp được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của việc phát triển các khu công nghiệp 2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển khu công nghiệp - Quy hoạch còn nhiều bất cập Page 15 Trần Việt... sách phát triển khu công nghiệp bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho việc vận hành các khu công nghiệp Đây là vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tế của công tác phát triển khu công nghiệp - Sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển khu công nghiệp Bằng cơ chế uỷ quyền, các Bộ, ngành đã tạo điều kiện cho các Ban quản lý khu công nghiệp. .. các khu công nghiệp, khu chế xuất, quy mô phát triển công nghiệp được bố trí tập trung có bước phát triển vượt bậc .Trong số các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ra quyết định thành lập, nhiều khu công nghiệp rất thành công và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã rất thành công trong phát triển các khu công nghiệp 2.3 Những hạn chế Trong. .. định vai trò của KCN là một trong những nền tảng của công cuộc CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Thực tế đóng góp của hệ thống các KCN vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong hơn 20 năm qua đó khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hình KCN Phát triển KCN có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp, ... thế của địa phương, của vùng Bài học ở các địa phương có khu công nghiệp phát triển cho thấy, sự thống nhất ý chí của các cấp ở địa phương là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của khu công nghiệp, đưa các chủ trương, chính sách về phát triển khu công nghiệp của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống - Tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động tìm kiếm giải pháp hiệu quả để xây dựng, phát triển. .. địa phương quản lý nhà nước KCN theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính 3.3 Đổi mới phương thức phát triển KCN a Đổi mới tư duy trong vấn đề phát triển Chu công nghiệp Tư duy về phát triển các KCN chậm đổi mới làm hạn chế sự phát triển các KCN Nhận thức của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp về mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội trong phát triển của các KCN còn hạn... tàu của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của miền Trung, đồng thời phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những khó khăn vướng mắc, cản trở đối với sự phát triển của các KCN, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số định hướng và giải pháp phát triển các KCN như sau: a Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt - Quy hoạch phát triển các KCN, KCX của cả nước. .. không lành mạnh làm nản lòng các nhà đầu tư 2.4 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 2.4.1 Nguyên nhân thành công: - Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển khu công nghiệp để tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và Page 14 Trần Việt Hùng CH21H phát huy nội lực để tăng trưởng... vụ lâu dài trong tương lai như nhà ở, bệnh viện, trường học, chợ và các công trình công cộng khác Xây dựng và phát huy vai trò trung tâm kinh tế - văn hoá vùng của các thành phố: Đà Nẵng, Huế, Nha Trang Page 24 Trần Việt Hùng CH21H - Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng xã hội là trách nhiệm của Nhà nước và của các doanh nghiệp Ngoài việc sử dụng một phần vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, cần... KKT mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN, KKT, qua đó tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Như vậy, Chủ trương phát triển các khu công nghiệp là đúng đắn, phù hợp, đã góp phần đáng kể cho sự phát triển công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung Trong hơn 10 năm xây dựng . đề tài: Để đánh giá đầy đủ nhất về vai trò của Nhà nước trong phát triển Khu Công nghiệp, chúng ta cần hiểu rõ về vai trò quan trọng của KCN trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Tạo ra nền. khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay Phát triển Khu công nghiệp là định hướng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương của Đảng qua các thời kỳ đều xác định vai trò của Khu công. pháp hiệu quả để xây dựng, phát triển khu công nghiệp của các Ban quản lý khu công nghiệp, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp khu công nghiệp được coi là một trong các yếu tố quan

Ngày đăng: 27/10/2014, 22:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đề tài:

    • Hà Nội - 2012

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan