Nghiên cứu thị trường của ngành hàng rau ở Hà Nội

16 1.6K 14
Nghiên cứu thị trường của ngành hàng rau ở Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay kinh tế xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao, vấn đề an toàn lương thực ngày càng được coi trọng. Trong các loại thực phẩm nói chung rau xanh đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, bữa ăn hàng ngày. Rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Rau được sử dụng hàng ngày với số lượng lớn, vấn đề kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được mọi người quan tâm nhằm đảm bảodinh dưỡng, tránh các vụ ngộ độc do các sản phẩm rau mang lại. Hà Nội đã triển khai sản xuất rau ở một số nơi như: xã Vân Nội thuộc huyện Đông Anh; xã Nam Hồng thuộc huyện Từ Liêm; xã Văn Đức, Lệ Chi, Đông Dư thuộc huyện Gia Lâm, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ. Trong nội thành đã xuất hiện các cửa hàng bán rau nhưng giá còn cao, chưa có phương pháp đảm bảo chất lượng, gây tâm lý thiếu tin tưởng cho người tiêu dùng. Tất cả những yếu tố này do nguyên nhân gì? Cần có định hướng và biện pháp phát triển và tiêu thụ rau ra sao? Hà Nội cần đảm bảo cung cầu cho mặt hàng trọng yếu này. Cụ thể: sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ kịp thời, sản phẩm đến với khách hàng đúng sản phẩm, đúng chất lượng và giá cả phù hợp. Do vậy nhóm chúng em thực hiện đề tài: “nghiên cứu thị trường rau” để biết được cung cầu, giá cả rau trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để phát triển ngành rau trên địa bàn.

Nghiên cứu thị trường ngành hàng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội 1 Đề tài: Nghiên cứu thị trường của ngành hàng rau ở Hà Nội I, Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay kinh tế xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao, vấn đề an toàn lương thực ngày càng được coi trọng. Trong các loại thực phẩm nói chung rau xanh đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, bữa ăn hàng ngày. Rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Rau được sử dụng hàng ngày với số lượng lớn, vấn đề kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được mọi người quan tâm nhằm đảm bảodinh dưỡng, tránh các vụ ngộ độc do các sản phẩm rau mang lại. Hà Nội đã triển khai sản xuất rau ở một số nơi như: xã Vân Nội thuộc huyện Đông Anh; xã Nam Hồng thuộc huyện Từ Liêm; xã Văn Đức, Lệ Chi, Đông Dư thuộc huyện Gia Lâm, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ. Trong nội thành đã xuất hiện các cửa hàng bán rau nhưng giá còn cao, chưa có phương pháp đảm bảo chất lượng, gây tâm lý thiếu tin tưởng cho người tiêu dùng. Tất cả những yếu tố này do nguyên nhân gì? Cần có định hướng và biện pháp phát triển và tiêu thụ rau ra sao? Hà Nội cần đảm bảo cung cầu cho mặt hàng trọng yếu này. Cụ thể: sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ kịp thời, sản phẩm đến với khách hàng đúng sản phẩm, đúng chất lượng và giá cả phù hợp. Do vậy nhóm chúng em thực hiện đề tài: “nghiên cứu thị trường rau” để biết được cung cầu, giá cả rau trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để phát triển ngành rau trên địa bàn. 2 II, Phạm vi nghiên cứu 1, Phạm vi không gian Do hạn chế về điều kiện nghiên cứu mà chúng tôi không thể nghiên cứu toàn diện hệ thống tiêu thụ trên thị trường Thành phố Hà Nội. Chúng tôi tập trung nghiên cứu những thị trường chủ yếu trong hệ thống thị trường này như: các chợ, cửa hàng tiêu thụ rau; hệ thống các siêu thị… 2, Phạm vi thời gian Dữ liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng hệ thống thị trường rau trên Hà Nội nói riêng được lấy từ năm 2010 đến năm 2013 và những tháng đầu năm 2014. Dữ liệu các chợ, siêu thị tiến hành năm 2014 3, Phạm vi nội dung Nghiên cứu cung cầu về rau để nắm rõ sự hình thành và phát triển thị trường rau.Từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường rau trên thành phố Hà Nội. III, Thực trạng 1, Đặc điểm mặt hàng rau Rau có tình thời vụ: Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ rõ rang nên cần phải biết quy luật sản xuất các mặt hàng nông nghiệp, làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch. Tính phân tán: Hàng rau quả phân tán ở vùng nông thôn tuy nhiên sức tiêu thụ tập trung ở thành phố và khu công nghiệp tập trung. 3 Tính khu vực: Tùy theo địa hình mà hình thành những khu vực sản xuất khác nhau và giống cây trồng khác nhau. Tính tươi sống: Hàng rau quả dễ bị hỏng ôi, kém phẩm chất. Chủng loại, số lượng, chất lượng cũng khác biệt nhau.Bởi vậy cần lưu ý bảo quản, vận chuyền, bày bán kịp thời tránh hao tổn. Tính không ổn định: thể hiện ở sản lượng lên xuống thất thường, khi được mùa, khi mất mùa. Do vậy việc cung trên thị trường cần: Nắm chắc khu vực sản xuất, phân tán và tập trung chủ yếu cũng như khu vực trung chuyển. Nắm chắc đặc điểm, chất lượng và thời vụ hàng rau cùng loạiđể đưa ra thị trường của các khu vực khác nhau. 2, Thị trường rau Thành phố Hà Nội Theo sở Công Thương Hà Nội, mạng lưới tổ chức phân phối nông sản của Hà Nộibao gồm: 8 chợ bán buôn, 402 chợ bán lẻ, hầu hết các chợ đều có bán rau. Các chợ này nằmở tất cả các quận, huyện. Năm 2009 có 44 siêu thị kinh doanh rau, 78 cửa hàng, quầy hàngrau, ngoài ra người bán rong rau có số lượng rất lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, Sở CôngThương đã cấp 122 giấy chứng nhận bán RAT trên toàn địa bàn thành phố, trong đó có 44 siêu thị đăng ký kinh doanh RAT, số còn lại là các cửa hàng và quầy hàng. Cung trên thị trường rau có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong ngắn hạn, khi giá thị trường tăng hay giảm thì lượng cung cũng ít thay đổi do đặc điểm của quá trình sản xuất rau: Rau là đối tượng có yêu cầu phù hợp cao về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu… Theo sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiện nay các loại chính trên địa bàn thành phố được chia thành 6 nhóm sau: 4 - Rau ăn lá ngắn ngày gồm : rau dền, rau muống cạn, rau tần ô, cải bẹ xanh, cải bẹ dún, xà lách, mồng tơi, cải ngọt, bạc hà; ước sản lượng khoảng 65,000 tấn/ năm. - Rau ăn lá dài ngày có cải bắp, cải thảo, cải bông; ước sản lượng khoảng 9,000 tấn/ năm - Rau ăn củ, quả ngắn ngày như dưa leo, khổ qua, mướp khía, đậu cove, đậu đũa, củ cải; ước sản lượng khoảng 35,000 tấn/ năm. - Rau ăn củ quả dài ngày như đậu bắp, cà chua, cà tím, cà pháo, ớt, bầu, bí, ước sản lượng khoảng 10,000 tấn/ năm - Rau muống nước ước sản lượng hàng năm khoảng 50,000 tấn (chiếm 40% các loại) - Rau gia vị như ngò rí, ngò gai, ớt cay, hành lá, húng cây. Cầu về rau có những đặc điểm chung như cầu mọi hàng hoá là chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như: dân số, thu nhập người tiêu dùng, giá cả, phong tục, tập quán, thị hiếu … ngoài ra còn có một số đặc điểm cơ bản khác: + Chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen tiêu dùng, phong cách ăn uống và tiêu dùng của người Hà Nội. + Chất lượng và vệ sinh tác động rất lớn tới nhu cầu người tiêu dùng. Vì mặt hàng rau có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của người tiêu dùng. + Có khả năng thay thế cao, khi giá một mặt hàng rau nào tăng lên thì người tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang mua mặt hàng rau khác. 5 Chính vì cung cầu mất cân đối mà giá rau biến động vào mỗi năm, mỗi thời điểm trong năm. Điển hình tháng 5/2010, do vào thời điểm thu hoạch rộ, giá nhiều loại rau giảm. Giá bán buôn cải mơ, cải ngọt, bắp cải, su hào, cà chua… tại một số vùng chuyên canh rau như Vân Nội thuộc huyện Đông Anh; Yên Nghĩa ở Hà Đông; Song Phương, Tiền Yên ở huyện Hoài Đức đều giảm từ 5-15%, tùy loại so với cuối tháng 4. Theo nhiều hộ bán rau, giá rau giảm do đang ở thời điểm thu hoạch rộ. Anh Trần Văn Hiệu, hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau số 5 ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh cho biết giá rau bán buôn ngay tại ruộng của hợp tác xã giảm gần 10% so với đầu tháng 4. Những năm gần đây giá rau có xu hướng tăng. Có thể do nhu cầu người tiêu dùng lớn. Khả năng cung rau trong nước giảm do những điều kiện khách quan như thời tiết. Thời điểm tháng 12/2012, tuy vào thời điểm chính vụ nhưng giá rau tăng bất thường do cung cầu mất cân. Giá rau cao ngất ngưởng do sức mua lớn. Lý do là do thời tiết giá lạnh một số cây không nảy mầm, và đây là thời điểm giáp tết, giá nhập cao nên phải tăng giá tránh lỗ vốn. Điển hình ngày 10/12, trên thị trường các chợ đầu mối lớn như chợ Phùng Khoang, giá rau tăng từ 3.000-5.000 đồng/sản phẩm, nhiều loại rau củ còn có giá tăng gấp đôi so với tuần trước. (Theo Vietnam+) 6 Không chỉ giá rau trên thị trường các chợ đầu mối lớn và chợ lẻ tăng giá, mà tại các siêu thị lớn như Big C Thăng Long, Metro… giá rau cũng được niêm yết bán với giá. Tại siêu thị Big C Thăng Long, giá một số loại rau củ như: bắp cải bán với 12.000 đồng/kg, mướp đắng có giá 20.000 đồng/kg, rau muống 10.000 đồng/ mớ, ngọn xu xu 22.000 đồng/kg… Năm 2013 chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội tháng 9 tăng nhẹ so với tháng trước và tăng 5,79% so với tháng 12/2012. Trên địa bàn Hà Nội thời điểm này mặt hàng rau không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng. Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến độ an toàn, chất lượng của rau. Theo số liệu rà soát đến tháng 9/2013, hiện nay Hà Nội có hơn 60 cửa hàng, điểm bán rau an toàn (RAT), sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50 - 120 kg/cửahàng/ngày. Có 35 siêu thị đang tiêu thụ RAT, sản lượng trung bình từ 80-200kg/siêu thị/ngày. Kết quả đến tháng 10/2013 đang vận hành 72 điểm tại khu dân cư, cơ quan, tập trung chủ yếu ở các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàn Kiếm… Có 25 HTX sản xuất và tiêu thụ RAT với sản lượng tiêu thụ trung bình 200-300 kg/HTX/ngày, cao 800 - 1.000 kg/ngày. Thời điểm này bắt đầu nhạy cảm với giá vì vậy mà giá vẫn tăng nhẹ. Do thời tiết mưa kéo dài ở thời điểm này mà khiến nhiều diện tích trồng rau bị ngập úng, nguồn cung giảm mạnh, việc vận chuyển cũng khó khăn. Tại chợ Thành Công, Thái Hà (theoAgroviet-27/09/2013) 7 Đầu năm 2014 Giá rau tăng cao khiến sức mua của người dân càng giảm. Tại quầy hàng rau xanh của chị Trịnh Thị Loan tại chợ Thành Công (Hà Nội) cũng thưa thớt khách mua, dù đang trong giờ cao điểm đi chợ của người tiêu dùng. Chị Loan cho biết: "So với mọi năm, người mua hàng giảm đi một nửa, lượng mua cũng ít đi.” Những ngày gần đây, giá một số loại rau có mức tăng đột biến như rau cải ngọt tăng từ 6.000 đồng lên tới 21.000 đồng/kg, rau cải xanh từ 10 nghìn đồng lên tới 23.000 đồng/kg, súp lơ từ 5.000 đồng tăng lên 15.000 đồng/cây Tại các chợ truyền thống Hà Nội, lượng hàng nhập về các chợ đã giảm đi chỉ bằng 70% so với mọi năm, nhưng tiểu thương vẫn lo vắng khách và ế hàng. Đây là tình trạng chung tại các chợ truyền thống trên địa bàn cả nước. Và không riêng loại hình chợ truyền thống mà tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sức mua cũng tương tự. Dạo quanh một số siêu thị lớn trên địa bàn TP. Hà Nội như Big C, Hapromart, Ocean mart, Co.op mart những ngày qua có thể thấy, tuy vào thời điểm cuối tuần, giờ cao điểm mua sắm nhưng lượng người mua hàng không đông và không khí mua sắm khá trầm lặng. Ngay từ những tháng đầu năm 2014, nhiều doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị, đã tung ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn, giảm giá từ 10 đến 50% một số mặt hàng nhằm kích cầu mua sắm nhưng mức tiêu thụ vẫn không cao. 8 Tại các chợ, cửa hàng trên địa bàn nhìn chung giá rau củ quả giảm 35% Loại rau Giá rau/kg (tháng 1/2014) Giá rau (tháng 12/2013) Sự chênh lệch giá rau Cải xoong 600 0 100 00 -2000 Rau cần 600 0 90 00 -300 0 Cải cúc 1500 0 175 00 -250 0 Cải ngồng 1000 0 160 00 -600 0 Cải ngọt 600 0 100 00 -400 0 Tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội)_theo vietnamnet.vn Do dạo trước rét đậm, rau phát triển rất chậm, nhưng khoảng nửa tháng nay, ban ngày thời tiết nắng ấm, các loại rau bung ra phát triển rất nhanh. Nhiều nhà vườn trồng rau ăn lá như cải cúc, cải ngọt cắt rau bán không kịp. Do nguồn cung dồi dào nên giá rau ở chợ hơn một tuần nay cũng giảm mạnh. Theo quan sát, ngưởi tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn,mua những mặt hàng thiết yếu với số lượng vừa đủ. Việc mua sắm được tính toán, chọn lọc kỹ càng hơn. Họ chú ý về chất lượng, an toàn vệ sinh xong giá cả cũng phải hợp lý. Nhìn chung, người tiêu dùng có nhu cầu mua mặt hàng rau và quan tâm đến chất lượng rau là rất cao. Tuy vậy nhưng hệ thống tiêu thụ rau an toàn còn nhỏ lẻ, đìu hiu. Theo Sở Công thương Hà Nội, hiện nay hệ thống tiêu thụ, mạng lưới kinh doanh rau an 9 toàn trên địa bàn thành phố còn mỏng, quy mô nhỏ lẻ, manh mún và chưa được đầu tư thỏa đáng. Kết quả điều tra về địa điểm mua rau của người tiêu dùng: STT Địa điểm Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Chợ cóc, chợ tạm gần nhà trường, gần nơi làm việc 59 59 2 Siêu thị 37 37 3 Cửa hàng kinh doanh rau 4 4 Tổng số 1000 100 10 Đánh giá năng xuất, sản lượng rau, RAT tại Hà Nội S TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Trong đó Rau đại trà RAT (có CBKT chỉ đạo) Chuyên rau Không chuyên Chuyên rau Không chuyên 1 Diện tích canh tác Ha 11605,1 3247,6 6297,5 1800 305 2 Hệ số quay vòng/ năm Lúa,vụ/ năm - 3,5 1,5 3,5 1,5 3 Quy diện tích gieo trồng ha/năm 28536,7 11366,7 9446,3 6300 457,5 4 Năng suất trung bình Tấn/ha g.trồng - 20,5 20,5 19,5 19,5 5 Sản lượng rau Tấn/nă m 244381,9 193649,2 122850 8921,3 569802,4 438031,1 131771,3 [...]... bán rau ở nhiều điểm nên rất thuận lợi cho cả người bán và người mua; Chủng loại rau rất phong phú đến từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam,… giá cả hợp lý, nên NTD dễ mua rau với chi phí không lớn; Hà Nội là một trong các thành phố lớn có nhiều điểm bán RAT nên NTD dễ dàng tiếp cận được với nguồn RAT tại các siêu thị, cửa hàng và quầy hàng + Khó khăn: Do thành... và VSATTP 4, Tình hình xuất khẩu rau Xuất khẩu là hoạt động thương mại liên quan đến việc bán hàng hóa và dịch vụ với thị trường nước ngoài, bao gồm cả hình thức tái xuất Hiện tại có rất nhiều công tu chế biến và xuất khẩu rau quả thuộc các thành phần kinh tế nhà nước, cổ phần, liên doanh, liên kết Kết quả điều tra nghiên cứu ở 4 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ở Hà Nội cho thấy: + Trừ một số công ty... phẩm rau quả trên thị trường Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự báo trong thời gian tới, giá rau xanh sẽ hạ nhiệt và ổn định hơn Trong khi một số loại rau như rau cải ăn lá, cà chua, rau sống, rau thơm vẫn duy trì ở mức giá cao thì các loại rau phổ thông 14 như rau muống, rau đay, mồng tơi, rau dền sẽ giảm giá dần do dễ trồng, nguồn cung tăng ổn định Mặt khác, giá rau. .. phải kiểm soát chặt lượng rau củ quả nhập lậu trên thị trường để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, cũng là bảo vệ nền sản xuất trong nước VI, Tài liệu tham khảo 1, Luận văn Quản lí Nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn thành phố Hà NộiThực trạng và giải pháp 2, Trang web: Rau hoa quả Việt Nam Viện nghiên cứu rau quả 3, Tài liệu: Tổng quan về ngành rau quả Việt Nam 15 16 ... Tổng diện tích rau canh tác trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 12.041ha phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã với trên 40 chủng loại rau Trong đó, vùng sản xuất rau an toàn tập trung có 25 dự án với tổng diện tích 1.652ha, có chín dự án đã được phê duyệt đầu tư với tổng diện tích đạt 403ha 3, Thuận lợi và khó khăn Những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ rau của Hà Nội + Thuận lợi: Có cơ sở hạ tầng, có... chương trình bình ổn giá năm 2014, Sở Công Thương sẽ tham mưu, đề xuất UBND thành phố Hà Nội thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu theo hướng mở rộng, thông qua các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ưu đãi của ngân hàng, khuyến khích doanh nghiệp tham giá chương trình nhưng không tạm ứng vốn.Xây dựng các trung tâm giao dịch rau, hoa, quả đẩy mạnh quan hệ quốc... xuất, cung ứng hàng hóa cần chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng Việc giảm giá, khuyến mại chỉ là biện pháp trước mắt nhằm giải phóng hàng tồn kho, quay vòng vốn hoạt động, còn giải pháp cốt lõi là nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới, cơ cấu lại tổ chức sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Sức mua trên thị trường còn phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý chi tiêu của người dân.Người... vùng trồng rau đang đẩy mạnh gieo trồng, chăm sóc rau hè thu Ngoài ra, nguồn rau từ Lâm Đồng và một số tỉnh phía bắc và Trung Quốc sẽ được nhập bổ sung tăng nguồn cung cho thị trường Hà Nội Đồng thời , thành phố phải phát huy được hiệu quả của các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp để ổn định nguồn cung, rút ngắn khâu trung gian để giảm giá thành Ðồng thời, phải kiểm soát chặt lượng rau củ quả... thành phố chưa tổ chức được đội ngũ quản lý thị trường đủ mạnh đểkiểm tra nguồn gốc rau và chưa có đủ điều kiện để kiểm tra chất lượng rau đến từ các nguồn khác nhau nên NTD rất lo lắng về độ an toàn của rau; Do lượng điểm bán RAT còn phân bốchưa đều nên NTD ở một số quận/phường khó tiếp cận được với nguồn RAT Xu hướng phát triển mạng lưới phân phối rau ở Hà Nội, tăng cường các hệ 11 thống phân phối... quay trở lại cùng với tình hình kinh tế được cải thiện rõ nét V, Kết luận Trong những năm gần đây, sản lượng rau quả tăng hàng năm, nhu cầu về một số loại rau tăng lên do sự biến động về dân số và thu nhập của các nước Cùng với sự tăng lên trong thu nhập người tiêu dùng, các sản phẩm rau quả có lợi ích cao đối với họ sẽ được chọn mua, và họ sẽ mua nhiều loại hàng khi giá cả hợ lý Hiện nay, mức sống của . 6300 457,5 4 Năng suất trung bình Tấn/ha g.trồng - 20 ,5 20 ,5 19,5 19,5 5 Sản lượng rau Tấn/nă m 24 4381,9 193649 ,2 122 850 8 921 ,3 5698 02, 4 438031,1 131771,3 (Nguồn: điều tra thực tế) So với hệ. 35% Loại rau Giá rau/kg (tháng 1 /20 14) Giá rau (tháng 12/ 2013) Sự chênh lệch giá rau Cải xoong 600 0 100 00 -20 00 Rau cần 600 0 90 00 -300 0 Cải cúc 1500 0 175 00 -25 0 0 Cải ngồng 1000 0 160 00 . 324 7,6 629 7,5 1800 305 2 Hệ số quay vòng/ năm Lúa,vụ/ năm - 3,5 1,5 3,5 1,5 3 Quy diện tích gieo trồng ha/năm 28 536,7 11366,7 9446,3 6300 457,5 4 Năng suất trung bình Tấn/ha g.trồng - 20 ,5

Ngày đăng: 27/10/2014, 20:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan