Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở việt nam

195 490 0
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ giáo dục và đào tạoBộ giáo dục và đào tạo Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học kinh tế quốc dân Trờng đại học kinh tế quốc dânTrờng đại học kinh tế quốc dân Trờng đại học kinh tế quốc dân NGUYN HU T HUY NG VN CA CC DOANH NGHIP TRấN TH TRNG CHNG KHON VIT NAM LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế LUậN áN TIếN Sĩ KINH TếLUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế Hà Nội - 2014 đHKTQD NGUYN HU T LUN N TIN S KINH T hà nội - 2014 Bộ giáo dục và đào tạo Bộ giáo dục và đào tạoBộ giáo dục và đào tạo Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại h Trờng đại hTrờng đại h Trờng đại học kinh tế quốc dân ọc kinh tế quốc dânọc kinh tế quốc dân ọc kinh tế quốc dân NGUYN HU T HUY NG VN CA CC DOANH NGHIP TRấN TH TRNG CHNG KHON VIT NAM Chuyên ngành Chuyên ngànhChuyên ngành Chuyên ngành : : : : Kinh tế, Tài chính Kinh tế, Tài chínhKinh tế, Tài chính Kinh tế, Tài chính - - Ngân hàng Ngân hàngNgân hàng Ngân hàng Mã số Mã sốMã số Mã số : : : : 62.31.12.01 62.31.12.0162.31.12.01 62.31.12.01 LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế LUậN áN TIếN Sĩ KINH TếLUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế Ngời hớng dẫn kho Ngời hớng dẫn khoNgời hớng dẫn kho Ngời hớng dẫn khoa học a họca học a học : : : : 1. 1.1. 1. GS.TS.Nguyễn Văn Nam GS.TS.Nguyễn Văn NamGS.TS.Nguyễn Văn Nam GS.TS.Nguyễn Văn Nam 2. TS. NGUYễN THạC HOáT 2. TS. NGUYễN THạC HOáT2. TS. NGUYễN THạC HOáT 2. TS. NGUYễN THạC HOáT Hà Nội - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, dữ liệu, số liệu trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh i MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG, HÌNH iv LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 10 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 10 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK 10 1.1.2. Khái niệm và bản chất của TTCK. 11 1.1.3. Vị trí và cấu trúc của TTCK 12 1.1.4. Các chủ thể trên TTCK 17 1.1.5. Vai trò của TTCK 20 1.2. PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 23 1.2.1. Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp và đặc điểm của huy động vốn qua thị trường chứng khoán 23 1.2.2. Các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK 29 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 50 1.3.1. Nhóm yếu tố từ TCPH 50 1.3.2. Nhóm yếu tố từ nhà đầu tư 55 1.3.3. Nhóm yếu tố từ các tổ chức trung gian 58 1.3.4. Nhóm yếu tố khác 59 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 61 2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 61 2.1.1. Quá trình hình thành TTCK Việt Nam 61 2.1.2. Diễn biến giao dịch của TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 62 2.1.3. Một số kết quả đạt được và hạn chế của TTCK ở Việt Nam 64 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 67 2.2.1. Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam 67 ii 2.2.2. Phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam 70 2.2.3. Kết quả huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam 88 2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 96 2.3.1. Nhà đầu tư 96 2.3.2. TCPH 102 2.2.3. Hệ thống CTCK 108 2.2.4. Các cơ quan quản lý, vận hành thị trường 112 2.4. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 121 2.4.1. Từ phía TCPH 121 2.4.2. Từ hệ thống nhà đầu tư 124 2.4.3. Từ hệ thống các công ty chứng khoán 126 2.4.4. Từ các cơ quan quản lý, vận hành thị trường 127 2.4.5. Một số nguyên nhân khác 130 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 131 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 131 3.1.1. Mục tiêu phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2020 131 3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường vốn 131 3.1.3. Các giải pháp thực hiện 132 3.1.4. Định hướng huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam 135 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 137 3.2.1. Giải pháp về phía doanh nghiệp 137 3.2.2. Phát triển hệ thống các nhà đầu tư 144 3.2.3. Giải pháp về phía các tổ chức tài chính trung gian 147 3.2.4. Giải pháp về phía các cơ quan quản lý nhà nước 162 KẾT LUẬN 177 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CTCP: Công ty cổ phần 2. CTCK: Công ty chứng khoán 3. DNNN: Doanh nghiệp nhà nước 4. HSX: Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 5. HNX: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội 6. HĐQT: Hội đồng quản trị 7. TTCK: Thị trường chứng khoán 8. TCBL: Tổ chức bảo lãnh 9. TCPH: Tổ chức phát hành 10. UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 11. VSD: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam iv DANH MỤC BẢNG, HÌNH Danh mục bảng: Bảng 2.1: Các cột mốc chính đánh dấu sự phát triển của TTCK ở Việt Nam . 62 Bảng 2.2. Tỷ lệ vay nợ của một số doanh nghiệp niêm yết trên TTCK 68 Bảng 2.3 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam 71 Bảng 2.4 Tổng hợp lựa chọn các trường hợp phát hành cổ phiếu hiện nay 83 Bảng 2.5 Thống kê số lượng cổ phiếu có giá giao dịch thấp hơn mệnh giá 84 Bảng 2.6 Giá trị huy động vốn qua các năm (đơn vị: tỷ VND) 88 Bảng 2.7 Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế 89 Bảng 2.8 Bảng tổng hợp giá trị vốn huy động được trên TTCK và một số yếu tố liên quan 90 Bảng 2.9 Số liệu thống kê về nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2012 97 Bảng 2.10. Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên HSX và HNX qua các năm 102 Bảng 2.11: Doanh nghiệp lớn niêm yết giai đoạn 2000 - 2005 104 Bảng 2.12: Doanh nghiệp lớn niêm yết giai đoạn 2006 - 2012 104 Bảng 2.13: Thống kê các ngành kinh tế có doanh nghiệp niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán 105 Bảng 2.14: Danh sách các công ty niêm yết có mức vốn hóa lớn 105 Bảng 2.15: Số lượng CTCK 109 Danh mục hình: Hình 2.1: Giao dịch trên sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoanh 2000-2012 63 Hình 2.2. Giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội giao đoạn 2005 - 2012 . 64 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và vươn lên phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo thì việc phát triển hệ thống các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Muốn xây dựng được hệ thống doanh nghiệp vững mạnh, kinh doanh hiệu quả, có sức cạnh tranh thành công trong khu vực và quốc tế trong bối cảnh xu hướng hội nhập ngày càng sâu sắc thì một trong những điều kiện quan trọng là phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao tiềm lực tài chính, mở rộng sản xuất kinh doanh, nắm bắt được cơ hội trên thị trường. Tại các nước phát triển, sự thành công của những doanh nghiệp hùng mạnh tầm cỡ thế giới luôn gắn bó chặt chẽ với việc huy động vốn trên TTCK nhằm không ngừng gia tăng tiềm lực tài chính, quản trị và thương hiệu. TTCK Việt Nam được xây dựng và phát triển với sứ mệnh tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, là một bước quan trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cùng với hệ thống ngân hàng chủ yếu cung cấp nguồn vốn ngắn hạn thì việc huy động vốn qua TTCK, thể chế tài chính có chức năng huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế giữ một vai trò quan trọng. TTCK với các vai trò, chức năng và nguyên tắc hoạt động của nó sẽ giúp doanh nghiệp bình đẳng trong tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn, nâng cao năng lực quản trị, điều hành qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Có thể khẳng định cả trên phương diện lý luận và thực tiễn tại các nước đã có TTCK phát triển, vai trò thu hút vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp trên TTCK giữ một vai trò quan trọng, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực của xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế phát triển với những bước đột phá mạnh mẽ. Trải qua thời gian hơn 12 năm hoạt động, TTCK Việt Nam về cơ bản đã định hình được một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế bên cạnh kênh ngân hàng truyền thống, góp phần tích cực vào tiến trình cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả 2 hoạt động của DNNN. “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020” tại Đại hội XI Đảng ta đã xác định “Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn, được quản lý và giám sát hiệu quả. Phát triển và kiểm soát có hiệu quả TTCK”. Cụ thể hóa chủ trương trên, Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 252/QĐ - TTg ngày 01/3/2012 tiếp tục khẳng định mục tiêu “đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế”. Đồng thời khẳng định phương hướng phát triển của TTCK nhằm thực hiện vai trò “gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực DNNN, tạo động lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cả về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp”. Từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước năm 1986 gắn với nền kinh tế nhiều thành phần, các loại hình doanh nghiệp với nhiều thành phần kinh tế đã hình thành và đi vào hoạt động. Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, là bước chuyển biến quan trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với khoa học công nghệ, quản lý tiên tiến, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Đến nay đã có gần 800 DNNN cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn hoạt động theo mô hình CTCP đã được niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn hàng đầu trong hầu khắp các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước. Một trong những mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp khi niêm yết trên TTCK là để huy động vốn gia tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc huy động vốn của doanh nghiệp trải qua những biến động của TTCK còn gặp nhiều vướng mắc dẫn đến kết quả huy động vốn qua kênh mới mẻ này chưa cao. Quy mô huy động vốn qua TTCK còn nhỏ bé và sơ khai, có thời điểm doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trên TTCK, đặc biệt trong giai đoạn thị trường suy giảm và trầm lắng. Nhiều phương án huy động vốn trên TTCK đã được đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp thông 3 qua nhưng lại triển khai không thành công trên thực tế do không tìm kiếm được nhà đầu tư. Có doanh nghiệp mặc dù đã niêm yết nhưng lại chưa thực sự tự tin trong việc phát hành cổ phiếu huy động vốn nên vẫn bằng lòng với việc vay vốn ngân hàng, khi lãi suất cho vay tăng vọt đã gây ra những khó khăn gay gắt, nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực của phá sản. Một số doanh nghiệp đã chưa tận dụng cơ hội thuận lợi để phát hành cổ phiếu huy động vốn trên thị trường tăng cường năng lực tài chính để đối phó với những khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Đối với các doanh nghiệp đã phát hành thành công cổ phiếu huy động vốn thì lại xuất hiện tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích gây thiệt hại cho cổ đông, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Cá biệt có doanh nghiệp thậm chí đã xin hủy niêm yết tự nguyện vì mục tiêu chính là huy động vốn lại không thực hiện được gây ra những băn khoăn, lo ngại về vai trò, vị trí của TTCK trong nền kinh tế. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giúp các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn trên TTCK gắn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được, góp phần vào sự lớn mạnh và phát triển bền vững của hệ thống các doanh nghiệp? Những yếu tố nào tác động vào quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK và trong điều kiện Việt Nam thì giải pháp đối với các yếu tố đó là gì để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả? Hiện nay, Chính phủ đang triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có nội dung là tái cơ cấu hệ thống tài chính và tái cơ cấu hệ thống DNNN. Cả hai nội dung này đều có liên quan đến phát huy vai trò của TTCK trong huy động vốn cho doanh nghiệp qua đó thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động. Qua phân tích trên cho thấy vấn đề huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK trong điều kiện nước ta hiện nay là vấn đề rất cấp thiết và quan trọng. Có giải quyết được bài toán vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp qua kênh TTCK mới tạo được bước phát triển đột phá, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính bền vững của doanh nghiệp qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển đạt các mục tiêu đã đề ra. [...]... cục luận án Tên luận án: Huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 03 chương: Chương 1 Lý luận chung về huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Chương 2 Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam Chương 3 Giải pháp huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam 6 Những đóng góp mới của luận án Những đóng góp... với sử dụng vốn hiệu quả của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam; hệ thống hóa các phương thức phát hành cổ phiếu huy động vốn; phân tích thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam; rút ra các nguyên nhân gây cản trở, vướng mắc trong quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam - Đề ra một hệ thống toàn diện các giải pháp... đưa ra cách tiếp cận mới trong quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK, theo đó để tăng cường huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK cần phải gắn bó chặt chẽ huy động vốn với sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được, coi đây là yếu tố tạo nên tính bền vững trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp; 2 Luận án cũng mô hình hóa quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK,... của thị trường Như vậy, vai trò của TTCK được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau Song vai trò tích cực hay tiêu cực của TTCK có thực sự được phát huy hay hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị trường và quản lý của Nhà nước 1.2 PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp và đặc điểm của huy động vốn qua thị. .. động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK qua đó làm nổi bật lên vai trò của TTCK đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp Đồng thời qua phân tích việc huy động vốn của các doanh nghiệp qua kênh TTCK tại một số nước trên thế giới đã rút ra được một số kinh nghiệm để triển khai thành công huy động vốn cho các doanh nghiệp qua TTCK Nghiên cứu, phân tích thực trạng huy động vốn của các. .. qua thị trường chứng khoán Việc thiếu vốn trong sản xuất, kinh doanh là điều thường thấy trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và không phải lúc nào doanh nghiệp cũng giải quyết dễ dàng vấn đề huy động vốn Trên thực tế, vốn hoạt động của doanh nghiệp được cấu thành bởi các nguồn vốn sau đây [28]: -Vốn tự có (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu), đây là nguồn vốn được hình thành khi tạo lập doanh nghiệp. .. tại của doanh nghiệp (nếu là cổ phiếu doanh nghiệp) Ngược lại, khi các doanh nghiệp ở trong tình trạng dư thừa vốn nhưng chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán khác như là một tài sản kinh doanh và các chứng khoán đó sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết thông qua TTCK 25 Ưu điểm của huy động vốn qua TTCK Như đã nêu ở trên, so với kênh huy động. .. điểm như đã nói ở trên, nhưng trên thực tế để doanh nghiệp có thể huy động được vốn thông qua phát hành chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện hết sức nghiêm ngặt của thể 26 chế TTCK, thể hiện: - Cơ chế huy động vốn phức tạp: Được xem là kênh huy động vốn tiềm năng của doanh nghiệp, tuy nhiên không phải lúc nào và bao giờ doanh nghiệp cần vốn cũng có thể huy động được qua thị trường này Việc... trường cơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 (Primary Market) là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành Thông qua việc phát hành chứng khoán, Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các. .. trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam; + Các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK và thực tế tại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: 5 + Thời gian nghiên cứu giai đoạn từ khi thành lập TTCK Việt Nam tháng 7/2000 đến năm 2012; + Luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các doanh nghiệp niêm . chế của TTCK ở Việt Nam 64 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 67 2.2.1. Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam 67. CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 23 1.2.1. Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp và đặc điểm của huy động vốn qua thị trường chứng khoán 23 1.2.2. Các phương thức huy động vốn của. thức huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam 70 2.2.3. Kết quả huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam 88 2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG

Ngày đăng: 27/10/2014, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan