Tài liệu kỹ thuật thủy canh tĩnh xà lách

44 5.9K 19
Tài liệu kỹ thuật thủy canh tĩnh xà lách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật thuỷ canh đã và đang được ứng dụng ở nhiều nước để cung cấp thực phẩm cho con người một khi tình hình dân số ngày càng tăng mà đất trồng thì ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ thuật thủy canh rau sạch và áp dụng rộng rãi mô hình này là vô cùng cần thiết, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu: “Kỹ thuật thủy canh tĩnh xà lách” hiện đang là vấn đề vô cùng cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Bảng 1.1. So sánh giữa cây trồng cần đất và thủy canh 12 Bảng 1.2. Công thức dung dịch dinh dưỡng của DR.Alan Cooper 23 Bảng 1.3. Công thức dung dịch dinh dưỡng Albert’s 24 Bảng 1.4: Công thức dung dịch dinh dưỡng Knop 24 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất bằng công nghệ thủy canh trên thế giới năm 2001 28 Bảng 2.6. Công thức dung dịch dinh dưỡng Knop 35 Bảng 2.7. Công thức dung dịch dinh dưỡng Knop trong 100 lít nước 36 Bảng 3.8. Chiều cao cây xà lách qua các ngày 38 Bảng 3.9. Khối lượng của rau trong một thùng 38 Bảng 3.10. Kết quả điều tra 39 Hình 2.1. Cách bố trí thí nghiệm 31 1 Hình 2.2. Thùng xốp thủy canh có lót nilong đen 32 Hình 2.3. Nắp thùng xốp đã khoan lỗ 33 Hình 2.4. Đặt rọ nhựa vào nắp thùng xốp 33 Hình 2.5. Hạt nảy mầm (2-3 ngày) 34 Hình 2.6. Cây có 2-3 lá thật (7-10 ngày) 34 Hình 2.7. Cây sinh trưởng 15 ngày 36 Hình 2.8. Cây sinh trưởng 33 ngày 37 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An toàn thực phẩm hiện đang là vấn đề cấp bách của xã hội, trong quá trình sản xuất, nhiều nhà nông đã lạm dụng hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gây ảnh hưởng đến chất lượng rau và sức khỏe con người. Chính vì nhu cầu rau sạch, rau an toàn rất lớn nên nhiều hợp tác xã, cơ sở sản xuất rau an toàn ra đời nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần. Hiện nay với sự xuất hiện của kỹ thuật mới: Thủy canh cây trồng - trồng rau không cần đất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân ở thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn, là một thú tiêu khiển như chăm sóc cây hoa kiểng, là cách thư giãn của những người có cường độ làm việc cao như hiện nay, đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em, đồng thời có thể áp dụng hiệu quả trên quy mô công nghiệp. Kỹ thuật thuỷ canh đã và đang được ứng dụng ở nhiều nước để cung cấp thực phẩm cho con người một khi tình hình dân số ngày càng tăng mà đất trồng 2 thì ngày càng bị thu hẹp. Đối với Đồng Tháp – một tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời nhưng nhu cầu rau sạch vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ thuật thủy canh rau sạch và áp dụng rộng rãi mô hình này là vô cùng cần thiết, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây xà lách là một loại rau quen thuộc, dễ trồng, có hàm lượng dinh dưỡng cao, vị ngon, được sử dụng nhiều trong y học, có giá trị kinh tế khá cao, được nhiều người ưa chuộng và sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu: “Kỹ thuật thủy canh tĩnh xà lách” hiện đang là vấn đề vô cùng cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Đối tượng nghiên cứu Kỹ thuật thủy canh tĩnh xà lách. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thủy canh tĩnh trên cây xà lách. 4. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu kỹ thuật thủy canh tĩnh cây xà lách. - Áp dụng kỹ thuật thủy canh tĩnh trên quy mô hộ gia đình và khuyến khích sản xuất trên quy mô công nghiệp có hiệu quả. - Tạo nguồn rau sạch. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Tìm hiểu và đưa ra quy trình kỹ thuật thủy canh tĩnh cây xà lách. 6. Giả thiết khoa học của đề tài Nếu biết sử dụng phương pháp trồng cây theo kỹ thuật thủy canh kết hợp một cách khoa học với kinh nghiệm truyền thống sẽ giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, góp phần giải quyết nhu cầu rau sạch cho người dân. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu. 3 - Phương pháp hệ thống hóa – khái quát hóa tài liệu. - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp dùng phiếu thăm dò ý kiến. 8. Lược sử vấn đề nghiên cứu 8.1. Trên thế giới Kỹ thuật thủy canh đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ trước ở vùng Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ. Người xưa đã sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác trên cát ở các lòng sông. Sau đó, các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng các loại cây trên những môi trường dinh dưỡng đặc biệt vì mục đích thí nghiệm, họ gọi đó là "nuôi cấy dinh dưỡng" (nutriculture). Năm 1699, John Woodward (Người Anh) đã thí nghiệm trồng cây trong nước có chứa các loại đất khác nhau. Những năm 60 của thế kỷ XIX Sachs & Knop (Đức) đã sản xuất ra các dung dịch để nuôi cây. Thuật ngữ "thủy canh" (hydroponics) lần đầu tiên được Tiến sĩ Gericke (1937) giới thiệu để mô tả tất cả các phương pháp nuôi trồng thực vật trong môi trường lỏng cho mục đích thương mại. Gericke cũng là người đầu tiên khảo sát, phát triển một phương pháp nuôi trồng thực vật trong nước (dung dịch dinh dưỡng) khả thi về mặt kinh tế cho mục đích thương mại. Ngoài Gericke, nhiều nhà khoa học khác như Lauria (1931), Eaton (1936), Withorow (1936), Mllard (1939) và Amon (1940) cũng đã đưa ra nhiều kỹ thuật và phương pháp nuôi trồng thực vật không cần đất (soiless culture) ở quy mô thương mại từ những năm 30 thế kỉ XX. Trong và ngay sau thế chiến thứ II, kỹ thuật thủy canh được quân đội Hoa Kỳ sử dụng khá rộng rãi để trồng rau quả ở một số nơi mà đất bị nhiễm chất độc do chiến tranh. Trong suốt hai thập niên 50 và 60, diện tích canh tác thủy canh trên toàn thế giới vẫn chưa có ý nghĩa quan trọng và những nghiên cứu về chúng 4 còn rất ít. Tuy nhiên, một số tài liệu có liên quan đến thành phần dịch dinh dưỡng cho hệ thống thủy canh đã được xuất bản từ giai đoạn này. Đến cuối thập niên 1960, sự ứng dụng thủy canh ở quy mô thương mại tăng lên với diện tích trên toàn thế giới lúc bây giờ là khoảng 10 ha. Trong số đó có một số trang trại lớn ở Ý, Đức, Thụy Điển… đã trồng cho mục đích kinh doanh như hoa Cẩm Chướng, Layon, Cúc… Đến những năm 1970, kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT – nutrient film technique) đã được phát triển và đây là kỹ thuật thủy canh đầu tiên được sử dụng trên quy mô lớn và theo đó diện tích canh tác cũng tăng lên khoảng 300 ha. Đến thập niên 80 và 90 của thế kỷ qua, kỹ thuật thủy canh được áp dụng cho sản xuất thương mại và đã phát triển một cách ồ ạt trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Âu, diện tích canh tác tăng lên 25.000 ha vào năm 2001 với tổng gía trị sản phẩm ước tính là hơn 8 tỷ đô la Mỹ. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà nhiều nước quan tâm, họ luôn lo ngại thuốc trừ sâu, các chất phụ gia nông nghiệp. Hơn nữa vì diện tích canh tác hẹp nên kiểu trồng thủy canh này lại đáp ứng nhanh nhu cầu cho tinh thần và đời sống con người. Chính vì vậy, hiện nay việc áp dụng kỹ thuật thủy canh ở nhiều nước đang được đẩy mạnh để sản xuất rau sạch đáp ứng nhu cầu của con người. 8.2. Ở Việt Nam Trồng cây thủy canh được biết đến khá lâu, nhưng chưa được nghiên cứu có hệ thống và được ứng dụng rộng rãi ở nước ta. Từ 1993, Giáo sư Lê Đình Lương - khoa sinh học ĐH Quốc gia Hà Nội phối hợp với tổng nghiên cứu và triển khai Hong kong đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các khía cạnh khoa học xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh ở Việt Nam. Tháng 10 năm 1995 mạng lưới nghiên cứu và triển khai được phát triển ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Côn Đảo, sở khoa học công nghệ và môi trường ở một số tỉnh thành. Công ty Gold Garden & Gino, nhóm sinh viên Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng phương pháp thủy canh trên một số loại rau thông dụng: cải xanh, cải ngọt, xà lách… Phân viện công nghệ 5 sau thu hoạch, Viện sinh học nhiệt đới cũng có nhiều nghiên cứu và sản xuất bằng kĩ thuật thủy canh. Nội dung chủ yếu là: + Thiết kế và phối hợp sản xuất thử các vật liệu dùng trồng thủy canh. + Nghiên cứu trồng các loại cây khác nhau, cấy truyền từ nuôi cấy mô vào hệ thống thủy canh trước khi đưa vào đất một số cây ăn quả khó trồng trực tiếp vào đất. + Triển khai thủy canh trên quy mô gia đình ở thành thị và nông thôn. + Kết hợp thủy canh với dự án rau sạch ở thành phố. Lần đầu tiên, ở các tỉnh phía Nam, rau được trồng theo phương pháp thủy canh hoàn toàn tự động. Từ tháng 9 năm 2006, phương pháp trồng rau thủy canh được thử nghiệm tại Phân viện Sinh học Đà Lạt. Sau khi trồng thành công rau xà lách bằng phương pháp thủy canh, Phân viện Sinh học Đà Lạt tiếp tục trồng khoai tây và cũng cho kết quả tốt. Tiến sĩ Võ thị Bạch Mai giảng viên trường ĐH Khoa học tự nhiên-ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật thủy canh và đã thành công trên nhiều đối tượng như: cà bi, ớt, cẩm chướng, dưa chuột,… Từng thành công với nhiều mô hình trồng rau, quả như cà chua, bắp cải, xà lách gần đây thầy Nguyễn Văn Quy giảng viên Khoa Nông học, ĐH Nông lâm Huế nghiên cứu thành công mô hình trồng cây kiểng bằng phương pháp thủy canh. Ở Đồng Tháp mô hình trồng cây bằng phương pháp thủy canh còn khá mới mẻ và chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố. 6 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Tìm hiểu về thủy canh cây trồng 1.1.1.1 Kỹ thuật thủy canh là gì? Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng [4]. Kỹ thuật thủy canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại. Chọn lựa môi trường tự nhiên thích hợp cho cây phát triển là sử dụng những chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tránh được sự phát triển của cỏ dại, côn trùng và bệnh tật lây nhiễm từ đất [4]. Với phương pháp thủy canh, dung dịch dinh dưỡng giàu các dưỡng chất bao gồm các loại muối cần thiết cho sự phát triển của cây, cây có thể hấp thu trực 7 tiếp mà không cần phân giải nhờ các yếu tố khác, vì vậy môi trường thủy canh có thể nói là môi trường lý tưởng cho cây sinh trưởng và phát triển. 1.1.1.2 Các loại cây có thể áp dụng mô hình thủy canh [9] Mô hình thủy canh có thể áp dụng trên hầu hết các loại cây trồng trên đất. Nói chung, cây có thể được phân loại như sau: - Cây nhỏ: Bao gồm các loại cây như xà lách, rau thơm, mù tạt, một số loại cỏ… Mỗi cây chỉ yêu cầu một không gian nhỏ, có thể trồng chúng trong một nhà lưới có ánh sáng nhân tạo. - Cây trung bình: Nhìn chung đây là nhóm cây thân bụi, như những cây họ cà, khoai tây, cây họ đậu, cây tiêu, ngô và một số loại cỏ cũng như cây có hoa… Xác định được giới hạn phát triển của cây khi chúng đạt được một chiều cao nhất định. - Cây lớn: Trong loại này thì có chuối, dừa nhỏ, cam quýt và các loại cây ăn quả nhỏ… Có thể trồng cây ăn quả bằng phương pháp thủy canh. Nếu chúng ta trồng bằng hạt sau vài năm cây sẽ cho thu hoạch. Mặt khác, những cây được trồng từ cành chiết ghép có khả năng sinh trưởng tốt hơn. Cây loại này có khuynh hướng phát triển nhỏ hơn và cũng bắt đầu có quả trong thời gian ngắn hơn cây trồng từ hạt. Trong nhóm cây này cần một khoảng trống lớn và một lượng dung dịch dinh dưỡng cân bằng tốt, cộng thêm sự nhẫn nại và kiên trì trong sự chú ý đến những nhu cầu của cây. Nhìn chung, sự đa dang của những cây ăn quả có kích thước nhỏ khi trưởng thành là một kết quả lí tưởng. 1.1.1.3 Các loại hình thủy canh chính a. Hệ thống thuỷ canh không hồi lưu (hệ thống thủy canh tĩnh) Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng đựng trong hộp xốp hoặc các vật chứa cách nhiệt khác, dung dịch nằm nguyên trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến khi thu hoạch [4]. Hệ thống này thích hợp với quy mô gia đình, đòi hỏi phải bổ sung định kì chất dinh dưỡng và điều chỉnh độ pH của dung dịch. Đối với những cây có thời 8 gian sinh trưởng ngắn (3-4 tuần) thì quá trình trồng không cần bổ sung dung dịch như xà lách, cải xanh, [4]. Đây là hệ thống đơn giản nhất trong tất cả các loại hình thủy canh. Hệ thống phải đảm bảo được những điều kiện tối thiểu sau: - Cây được giữ an toàn nhưng không được quá chặt. - Rễ phải được thả vào trong dung dịch dinh dưỡng. - Một phần của rễ phải được nằm trong không khí. b. Hệ thống thuỷ canh hồi lưu Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng bơm tuần hoàn từ một bình chứa có lắp đặt thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa tới các bộ rễ của cây, sau đó quay lại bình chứa để điều chỉnh các thông số [4]. Hệ thống này có hiệu quả kinh tế cao hơn, không đòi hỏi chất dinh dưỡng có cơ chế tự điều chỉnh độ axit, thích hợp với quy mô sản xuất lớn ở những nơi có nguồn điện [4]. Dạng các hệ thống trồng thuỷ canh được phát triển cao nhất ngày nay là kỹ thuật màng phủ dinh dưỡng (NFT – Nutrient Film Technique) được Tiến sĩ Allen Cooper phát triển vào những năm 1960 ở Anh [4]. Chất dinh dưỡng được cung cấp qua hệ thống các ống trồng (growtube) nơi mà các rễ rút nó lên. Phần dư thừa rút trở lại bể chứa do trọng lực, một lớp màng mỏng dinh dưỡng cho phép các rễ có tiếp xúc ổn định với chất dinh dưỡng và lớp khí phía trên cùng lúc [4]. c. Hệ thống khí canh [4]. Đây là hệ thống thủy canh cải tiến khi rễ cây không được trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun định kỳ, nhờ vậy tiết kiệm được dinh dưỡng và bộ rễ được thở tối đa. Trong kỹ thuật này các cây được trồng trong một thùng cách nhiệt, chỉ chứa sương mù và hơi nước. Sương mù (chất dinh dưỡng) được phun định kỳ vào những thời gian nhất định trong suốt quá trình trồng cây. Cây trồng được treo lơ lững trong thùng, chúng được duy trì trong điều kiện sống độc lập. Vì không sử dụng đất hay môi trường tổng hợp (giá thể) nên môi trường có độ sạch 9 cao, cây sạch bệnh. Nếu một cây trồng bị nhiễm bệnh thì có thể di chuyển nó ra khỏi hệ thống một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cây khác. Dung dịch dinh dưỡng thừa sau khi sử dụng được thu lại, lọc, bổ sung để được tiếp tục sử dụng. Do không cần thường xuyên có một lớp nước dầy nên trọng lượng của toàn bộ hệ thống khí canh tương đối nhẹ, dễ bố trí trên nốc nhà hoặc sân thượng ở các thành phố. Về nguyên tắc hệ thống này có hiệu quả kinh tế rất cao, hoàn toàn có thể ứng dụng để làm giảm giá thành cây giống trong công nghệ sinh học thực vật. Hệ thống này thích hợp cho qui mô sản xuất rau, hoa thương phẩm. Có thể trồng cây trái vụ. 1.1.1.2 Lợi ích của việc trồng bằng phương pháp thủy canh (ưu điểm) [4], [11], [12]. Việc bón phân hóa học và sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp sẽ làm cho đất đai bị lão hóa, gây ô nhiễm môi trường, làm biến đổi môi trường sinh thái lân cận, các hóa chất tích lũy trong người lâu ngày sẽ gây nên những căn bệnh nguy hiểm cho con người Với phương pháp thủy canh, đã đem lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp trồng trọt ngoài đồng ruộng, đó là: - Trồng thủy canh không dùng đất, nên loại bỏ được hầu hết các loài sâu bệnh có trong môi trường sống là đất. - Chi phí lắp đặt hệ thống thấp, kỹ thuật đơn giản dễ làm. - Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới. - Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ. - Không phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh, và các hóa chất độc hại khác, giảm chi phí đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật. - Năng suất cao hơn vì có thể trồng liên tục. - Tạo được môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, kiểm soát được chất dinh dưỡng, nhờ vậy có thể giảm chi phí đầu tư phân bón. - Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất, giàu chất dinh dưỡng và tươi ngon, an toàn với người tiêu dùng. - Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. 10 [...]... 1.1.2.4 Giá trị kinh tế của cây xà lách Xà lách là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, chính vì vậy mà giúp cho người trồng thu hồi vốn nhanh, trồng được nhiều vụ và liên tục trong năm Rau xà lách còn chế biến ra nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng phục vụ 19 cho nhu cầu của con người như các món salad, xà lách trộn thịt bò, xà lách bò sốt giấm đen… Ngoài ra, cây xà lách có giá trị dinh dưỡng... (Mỹ) cho thấy xà lách có thể làm giảm tần suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn nữ, do trong xà lách có chứa một tác nhân kháng ung thư là lutein Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit folic Xà lách cũng có tác dụng ngăn chặn xuất tinh sớm ở nam giới Hỗn hợp dịch ép xà lách với rau... ép xà lách và nước ép ngó sen mỗi loại 50ml, thêm một chút mật ong, uống ngày 2 lần, liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi + Trị lở loét, có thể nhổ 2-3 cây xà lách, rửa sạch, sắc nước, ngâm và rửa chỗ bị bệnh có tác dụng sát khuẩn và giảm đau - Chữa tiểu đường: Ăn xà lách tươi hoặc xà lách tươi giã nhuyễn vắt lọc lấy nước hòa với chút rượu uống - Chữa viêm loét dạ dày: Uống nước ép xà lách Ăn xà lách. .. không thông: xà lách 100g sắc lấy nước, cho vào ít rượu để uống - Tiểu tiện không thông hoặc đái ra máu: Lấy xà lách một nắm giã nhuyễn đắp lên rốn - Chữa bệnh ngoài da: + Chàm, mẩn ngứa: Lá tươi giã nhuyễn xoa đắp + Chữa mụn nhọt sưng đau: Lấy xà lách giã nát, đắp vào chỗ bị nhọt, thay ngày 2-3 lần + Trứng cá: Hằng ngày dùng nước xà lách rửa mặt (Lấy xà lách luộc trong 2 lít nước cho sôi kỹ, đổ ra chậu... thủy canh ngày càng có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp thế giới Sức ép của dân số, sự thay đổi khí hậu, sự xói mòn đất, sự phân phối nước không đồng đều và sự ô nhiễm nguồn nước, đó là tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cách thức thủy canh khác nhau Nhật Bản là một trong những nước tiên phong trong kỹ thuật trồng rau thủy canh Từ rất lâu họ đã đẩy mạnh kỹ thuật thủy canh. .. nước ta, xà lách được trồng ở nhiều nơi, từ vùng đồng bằng đến vùng núi, từ Bắc chí Nam, nó thích ứng với khí hậu mát Cây xà lách phân bố chủ yếu ở các vùng lạnh như Sapa, Đà Lạt và một số tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như: Bến Tre, Vĩnh Long c Các loại xà lách trồng ở Việt Nam [5] Nước ta sử dụng 2 nhóm giống chủ yếu sau: - Xà lách trứng: Lá trắng, chịu được mưa nắng, cuộn chắc - Xà lách li... trong nhựa xà- lách Nước ép xà lách còn có tác dụng giải nhiệt Do chứa một hàm lượng cao magnesium nên nước ép xà lách có một năng lực siêu phàm trong việc hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não Y học dân gian phương Tây cho rằng dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương sẽ giúp cắt những cơn đau đầu Là một loại rau giàu chất xơ, giàu cellulose nên xà lách còn giúp... cây phát triển - Độ ẩm đất khoảng 70 – 80% - Đất: Xà lách không kén đất Đất thoát nước tốt, pH: 5,8 – 6,6 1.1.2.4 Phân loại cây xà lách Xà lách được xếp thành 5 nhóm thông dụng gồm: - Crisphead lettuce (Iceberg lettuce) - Butterhead lettuce (Boston lettuce, Bibb lettuce) - Cos lettuce (Romaine lettuce), - Leaf lettuce hay Xà lách bó, lá rời 17 - Xà lách Á châu: Asparagus lettuce hay Stem lettuce a... nghiệm thực tiễn về trồng cây thủy canh phần lớn là kinh nghiệm nhỏ lẻ Nhà thực hiện ứng dụng kỹ thuật chưa đụng chạm đến vấn đề sản xuất thủy canh trên một diện tích lớn (giả dụ trên 1 ha) Gần đây, cũng đã có một số nơi áp dụng mô hình thủy canh và đã cho hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nguồn rau sạch cho nhu cầu của xã hội 28 Chính vì lẽ đó, công nghệ trồng rau thủy canh ở trong nước cũng như trên... nhiều loại xà lách được trồng - Những giống xà lách được trồng từ 1990 như: Butter Lettuce CLS 808, Lettuce Marina, Lettuce Mini Star, Full Heart NR65, Endive N0 138 - Từ năm 1998, có nhiều giống xà lách mới được nhập nội và được gieo trồng theo phương thức sản xuất rau chất lượng cao với nhiều màu sắc khác nhau như Lolbo Rossa, Romaine, Oakleaf Green… 1.1.2.3 Đặc điểm sinh học của cây xà lách [5] - . nghiên cứu Kỹ thuật thủy canh tĩnh xà lách. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thủy canh tĩnh trên cây xà lách. 4. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu kỹ thuật thủy canh tĩnh cây xà lách. -. cứu 1.1.1 Tìm hiểu về thủy canh cây trồng 1.1.1.1 Kỹ thuật thủy canh là gì? Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn. cứu. - Tìm hiểu và đưa ra quy trình kỹ thuật thủy canh tĩnh cây xà lách. 6. Giả thiết khoa học của đề tài Nếu biết sử dụng phương pháp trồng cây theo kỹ thuật thủy canh kết hợp một cách khoa học với

Ngày đăng: 26/10/2014, 17:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan