BÀI TẬP NHÓM MÔN PHAP LUẬT ASEAN

14 1K 1
BÀI TẬP NHÓM MÔN PHAP LUẬT ASEAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC ) và liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu (EMU) đều là hai tổ chức quốc tế liên minh về kinh tế. Đều là hai cộng đồng có chung mục tiêu là liên kết kinh tế, tuy nhiên mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tếtiền tệ Châu Âu lại có những điểm giống và khác nhau về cấu trúc nội dung, cấp độ liên kết cũng như triển vọng đến năm 2015. Để phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm xin đi phân tích sâu hơn đề tài: So sánh mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) và liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu ( EMU ) dưới các góc độ:1.Cấu trúc nội dung.2.Cấp độ liên kết.3.Triển vọng đến năm 2015

MỤC LỤC A.MỞ ĐẦU 1 1.2Cơ sở hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN 2 1.3 Mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN 3 2. Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu (EMU) 3 II. So sánh mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) 5 1.Cấu trúc nội dung 5 2.Cấp độ liên kết 9 3.Triển vọng đến năm 2015 10 C. KẾT BÀI 14 A. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi môi trường cạnh tranh kinh tế ngày càng cao thì vấn đề liên kết về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng được chú trọng hơn. Cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC ) và liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu (EMU) đều là hai tổ chức quốc tế liên minh về kinh tế. Đều là hai cộng đồng có chung mục tiêu là liên kết kinh tế, tuy nhiên mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế-tiền tệ Châu Âu lại có những điểm giống và khác nhau về cấu trúc nội dung, cấp độ liên kết cũng như triển vọng đến năm 2015. Để phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm xin đi phân tích sâu hơn đề tài: So sánh mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) và liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu ( EMU ) dưới các góc độ: 1. Cấu trúc nội dung. 2. Cấp độ liên kết. 3. Triển vọng đến năm 2015 1 Trong quá trình tìm hiểu đề tài, bài làm của nhóm còn nhiều thiếu xót mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn!! B. NỘI DUNG I. Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và liên minh kinh tế-tiền tệ châu Âu ( EMU ). 1. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). I.1. Khái niệm: Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành ý tưởng lần đầu tiên tại Hội nghị cấp cao ASEAN 8 vào tháng 11 năm 2002. AEC là một trong ba trụ cột chính của công đồng ASEAN. Khái niệm “Cộng đồng kinh tế ASEAN” được hình thành và hoàn thiện qua các văn bản pháp lý bao gồm: tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020, Tuyên bố hòa hợp ASEAN II, Hiến chương ASEAN (mục 5,6 Điều 1 Hiến chương), Kế hoạch tổng thế xây dựng AEC và Lộ trình chiến lược xây dựng AEC. Trong đó đặc biệt phải nhắc tới Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II): Cùng với việc quy định thành lập Công đồng kinh tế ASEAN thì đây là văn bản pháp lí đầu tiên của ASEAN chính thức đưa ra khái niệm “Cộng đồng kinh tế ASEAN” và định dạng về mô hình của nó. Theo đó, AEC là hình thức liên kết kinh tế tiếp nối cao hơn các chương trình hợp tác toàn diện có của ASEAN. Theo đó, định dạng của AEC sẽ bao gồm 1) Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; 2) khu vực kinh tế cạnh tranh; 3) khu vực phát triển kinh tế đồng đều; 4) khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Như vậy, qua các văn bản pháp lí của ASEAN, có thể hiểu Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở hệ thống thể chế và thiết chế pháp lí, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. 1.2Cơ sở hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. AEC được hình thành cơ sở là tiền đề kinh tế và dựa trên bối cảnh quốc tế. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển ASEAN thì kinh tế là một tiền đề quan trọng để hình AEC, vấn đề liên kết kinh tế cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của cộng đồng ASEAN. Ngoài ra thì bối cảnh quốc tế cũng là cơ sở để 2 hình thành AEC, trong bối cảnh thế giới khi mà xu thế toàn cầu hóa và sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức của kinh tế thế giới; tiến trình hợp tác kinh tế ở Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương; xu hướng bùng nổ của các hiệp định tự do cùng với sức ép của nền kinh tế Trung Quốc đã phần nào thúc đẩy việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. 1.3 Mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN. AEC được thành lập cùng với Cộng đồng chính trị-an ninh và Cộng đồng văn hóa-xã hội. Việc xây dựng thành công mỗi cộng đồng là điều kiện quan trong cho viêc xây dựng thành công cộng đồng khác. Vì vậy AEC, không những chỉ có các mục tiêu kinh tế cụ thể mà còn mang các mục tiêu chính trị với tính chất “một quyết tâm chính trị cả gói trong Cộng đồng ASEAN”. Mục tiêu tổng thể của AEC là tạo ra “một khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu”. 2. Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu (EMU). 2.1 Khái niệm. Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) là sản phẩm trực tiếp của hiệp ước Maastrich ký ngày 7-2-1992, giai đoạn mới của tiến trình liên kết châu Âu. Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu là một trong ba nội dung chính của Hiệp ước Maastricht -một trong ba trụ cột chính của Liên minh châu Âu (EU). Trong số các mục đích mà hiệp ước đưa ra là Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập. Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu là liên kết kinh tế và tiền tệ của các quốc gia thành viên của EU mà trong đó xác lập một thị trường với sự dịch chuyển tự do của các yếu tố hàng hoá, vốn dịch vụ, lao động, đồng thời thống nhất các chính sách tài chính và tiền tệ và chính sách kinh tế xã hội của họ. 2.2. Cơ sở hình thành. 3 Trước đó quá trình liên kết kinh tế tiền tệ của EU trải qua rất nhiều khó khăn và trở ngại. Hệ thống tiền tệ châu Âu bộc lộ những hạn chế trong lúc cục diện thế giới 2 cực đã chấm dứt, vấn đề chính trị đã gác lại, các thế lực đều dồn sức chuẩn bị lực lượng để giành địa vị tối ưu trong tương lai, chủ yếu là chạy đua xây dựng củng cố thế lực và kinh tế, cục diện 2 cực chấm dứt, những trật tự mới đang dần hình thành xu hướng hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ hình thành các khu vực kinh tế. Trong bối cảnh đó, Cộng đồng châu Âu tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình liên kết, song hầu hết các mặt Cộng đồng châu Âu còn thua kém Mỹ, Nhật. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với các trung tâm, khu vực kinh tế trong giai đoạn mới. Trước hết các nước châu Âu phải thống nhất chặt chẽ hơn để tạo ra một sức mạnh tổng hợp, đáp ứng những cơ hội và thách thức mới. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới và nhất thể hóa kinh tế khu vực Trước tình hình đó, vào năm 1989 báo của J.Delors - Chủ tịch uỷ ban châu Âu lúc đó đã ra đời, và vạch ra những điều kiện và chương trình cụ thể của một liên minh kinh tế - tiền tệ. Hiệp ước Maastricht ra đời chính thức hoá dự án về đồng tiền chung. Khẳng định quá trình xây dựng liên minh kinh tế - tiền tệ (EMU) gồm 3 giai đoạn chính. Và đến giai đoạn 3 là từ 1-1-1999 đến 30-6-2002 với nội dung cho ra đời đồng EURO, công bố tỷ giá chuyển đổi chính thức giữa đồng EURO và các đồng tiền quốc gia. Ngân hàng ECB chính thức vận hành và chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ của liên minh. 2.3. Mục tiêu. Liên minh kinh tế-tiền tệ châu Âu xây dựng với mục tiêu thống nhất xây dựng một chính sách tiền tệ chung, phát hành đồng tiền chung để thị trường chung châu Âu thực sự thống nhất, đồng thời tạo thế đối trọng về tài chính với các khu vực khác chủ yếu là Nhật, Mỹ từ việc thống nhất tiền tệ. 4 II. So sánh mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU). 1. Cấu trúc nội dung.  Cấu trúc nội dung của AEC: Theo các văn bản pháp lý của ASEAN, trong Hiến chương ASEAN tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Hiến chương ASEAN quy định “5. Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn; 6. Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;” Đồng thời tại kế hoạch tổng thể xây dựng ASEAN cũng quy định cấu trúc nội dung của ASEAN gồm có 4 nội dung cơ bản sau: • Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất: Một thị trường và cơ sở sản xuất của ASEAN bao gồm 5 yếu tố cốt lõi: Tự do thương mại hàng hóa; tự do thương mại dịch vụ; tự do đầu tư; tự do dòng vốn và tự do di chuyển lao động lành nghề. Ngoài ra thị trường và cơ sở sản xuất cũng bao gồm 2 thành phần quan trọng là: Các lĩnh vực hội nhập ưu tiên; thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp. Dưới góc độ tiêu dùng, AEC sẽ là một thị trường thống nhất. Thông qua tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng sẽ được tự do lựa chọn các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong khu vực cũng như sản xuất trong nước mình. Dưới góc độ sản xuất AEC là một cơ sở sản xuất đơn nhất, thông qua việc tự do di chuyển các yếu tố sản xuất vốn và người lao động, ASEAN sẽ là một khu vực sản xuất thống nhất đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và dich vụ. 5 Để trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất thì ASEAN đã tiến hành một số hoạt động như tự do hóa thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ, tự do hóa đầu tư, tự do hóa dòng vốn, tự do di chuyển lao động ngành nghề, đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ, xây dựng các phương pháp tiếp cận chung về lương thực, nông lâm nghiệp cho các nước thành viên và với các nước khác… • Khu vực kinh tế cạnh tranh cao: Xây dựng ASEAN thành một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao là nhu cầu bức thiết trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, đồng thời việc xây dựng ASEAN thành khu vực kinh tế cạnh tranh cao là một hệ quả của nội dung “ một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất” Có 6 yếu tố chủ yếu trong khu vực kinh tế cạnh tranh của ASEAN: Chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế và thương mại điện tử. •Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều: Phát triển khu vực kinh tế đồng đều của AEC tập trung vào 2 nội dung chính: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên. Bởi ASEAN bao gồm các quốc gia thành viên có sự chênh lệch về điều kiện kinh tế là rất lớn do vậy mục tiêu của việc phát triển kinh tế là phải thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia thành viên. • Một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu: trong bối cảnh thế giới hiện nay để ASEAN có thể cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới thì ASEAN phải trở thành một khu vực năng động,và mạnh mẽ thu hút đầu tư của nước ngoài. Để làm được điều đó, cần phải tiếp cận thống nhất đối với các quan hệ kinh tế đối ngoại; tăng cường sự tham gia của ASEAN vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.  Cấu trúc nội dung của liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu: 6 Một thị trường chung thống nhất trên cơ sở các chính sách tiền tệ chung và phát hành đồng tiền chung. Ngoài ra, còn thống nhất trên các mặt về thuế quan, vốn và lao động nhưng không phải là chủ yếu. Một khu vực có sự đối trọng về tài chính với các khu vực khác, chủ yếu là Mỹ từ việc thống nhất tiền tệ. Nội dung chủ yếu và quan trọng nhất của cấu trúc liên minh kinh tế - tiền tệ là việc cho thống nhất cho ra đời một đồng tiền chung thống nhất trong toàn khối. bên cạnh việc lưu thông đồng tiền chung thì còn có cả nội dung đưa ra các chính sách tiền tệ thống nhất. Việc thống nhất tiền tệ được thực hiện thông qua ngân hàng trung ương là bộ máy điều hành thống nhất tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ thống nhất được xác định rõ ràng là ổn định giá cả, thúc đẩy việc phát triển kinh tế của cả khối. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế của EU cũng đưa ra những cơ chế pháp lý khá rõ ràng quy định về việc thực thi chính sách tiền tệ chung thống nhất như một số cơ chế về thanh toán, cơ chế giám sát tài chính công…tạo ra một thị trường chung giữa các nền kinh tế (không còn hàng rào kinh tế nào nữa) với một đơn vị tiền tệ chung. Ví dụ rõ nhất về cấp độ liên minh này là Khu vực đồng Euro. Với một đơn vị tiền tệ chung, các nước thành viên sẽ phải từ bỏ quyền thực thi chính sách tiền tệ riêng của mình, mà thay vào đó là một chính sách tiền tệ chung của toàn khối do một ngân hàng trung ương chung của khối đó thực hiện, như trường hợp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Khi mà ngay cả chính sách tài chính cũng được thực hiện chung, hội nhập kinh tế đạt đến độ hoàn toàn.  Như vậy, từ những phân tích ở trên ta có thể đưa ra một số điểm giống nhau và khác nhau giữa AEC và EMU như sau: a) Giống nhau: Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu đều đưa ra các nội dung tạo nên sự liên kết, chung và thống nhất về kinh tế trong các nước thành viên ASEAN và các nước thành viên EMU, hướng tới thì mục tiêu chung hình thành lên một khu vực có khả năng cạnh tranh cao về kinh tế trên thế giới. 7 b) Khác nhau: Đối với cộng đồng kinh tế ASEAN thì ngoài việc tạo ra một thị trường thống nhất và có tính cạnh tranh cao thì cấu trúc nội dung của cộng đồng kinh tế ASEAN còn rất chú trọng tới việc phát triển kinh tế khu vực đồng đều, cùng với đó là hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Bởi lẽ ASEAN các quốc gia thành viên vẫn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế. Bên cạnh đó thì nhìn chung ASEAN không phải là một tổ chức có tiềm lực kinh tế mạnh do vậy mà vấn đề hòa nhập hoàn toàn vào toàn cầu được đặt ra. Trong khi đó, liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu thì lại khác, xuất phát từ một xuất phát điểm tương đối cao giữa các thành viên trong khối, kinh tế có sự đồng đều giữa các nước thành viên do vậy mà đối với EMU thì nội dung phát triển kinh tế khu vực đồng đều không được đề cập tới, bởi khi các nước thành viên tham gia vào khối cần đáp ứng các tiêu chuẩn về kinh tế. EMU chỉ chú trọng tới tới việc phát hành đồng tiền chung cũng như các chính sách tiền tệ nhằm đưa khối phát triển kinh tế lên một tầm cao mới có đủ khả năng đối trọng với các khu vực khác chứ không phải như AEC là sự hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Cả liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu và Cộng đồng kinh tế ASEAN đều có mục tiêu chung là tạo ra một thị trường thống nhất và một khu vực có tính cạnh tranh cao nhưng cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu này lại khác nhau. Đối với AEC thì thực hiện thông qua việc thống nhất các chính sách về thuế quan, mở rộng thị trường, hợp tác phát triển,…từ đó tạo được sức mạnh chung của khu vực còn EMU lại hướng đến việc tạo ra một đồng tiền chung – đồng tiền mà các nước trong khu vực (có thể cả ngoài khu vực) sử dụng thống nhất để từ đó xóa bỏ tất cả các hàng rào kinh tế. Đối với cộng đồng kinh tế ASEAN do chưa đạt được tới việc lưu hành được đồng tiền chung do đó chưa xây dựng một hệ thống ngân hàng trung ương để lưa hành cũng như kiểm soát đồng tiền chung, trong khi đó thì EMU do đã lưu hành đồng tiền chung EURO từ đó xây dựng hệ thống ngân hàng trung ương- thống nhất tiền tệ. 8 Từ những khác biệt giữa AEC và EMU ta có thể thấy, đối với AEC thì nội dung của cộng đồng kinh tế được thể hiện ở hầu hết các phương diện kinh tế tuy nhiên đối với EMU lại khác, EMU chú trọng tới việc nhất thể hóa đồng tiền chung trong khối. 2. Cấp độ liên kết. AEC có cấp độ liên kết là FTA+/CM- có sự tự do hóa trong thương mại hàng hóa, tự do đầu tư và tự do lao động, tự do hóa dịch vụ, bỏ qua biểu thuế quan chung. Còn liên minh kinh tế-tiền tệ châu Âu thì có cấp độ liên kết là EMU là chính sách tiền tệ chung, phối hợp chính sách kinh tế chung, tự do đầu tư, tự do lao động, có sự thống nhất biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại giữa các thành viên và thống nhất biểu thuế quan chung đối với hàng hóa bên ngoài, tự do thương mại hàng hóa, tự do dịch vụ, đặc biệt là có đồng tiền chung EURO. Có thể thấy khác biệt lớn nhất giữa cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu có đó là: đối với cộng đồng kinh tế ASEAN thì cấp độ liên kết của AEC vẫn chưa đạt tới cấp độ cao nhất của liên kết kinh tế khu vực đó là liên minh về tiền tệ - chính là việc lưu hành đồng tiền chung trong khối, tuy nhiên đối với liên minh kinh tế-tiền tệ châu Âu thì đã đạt đến hình thức liên kết này khi mà cho ra đời đồng tiền chung EURO vào ngày 1/1/2002 sử dụng cho toàn khối EMU. Đối với liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu, việc ban hành và cho lưu thông đồng tiền chung trong khối liên minh châu Âu tạo điều kiện cho các nước sẽ sử dụng đồng tiền chung loại bỏ được nhiều rủi ro về tiền tệ cũng tháo rỡ mọi rào cản về kinh tế giữa các nước trong khối. Trong khi đó, AEC với mục tiêu trở thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ” chỉ đáp ứng được hai yếu tố là sự tự do hoá thương mại và tự do di chuyển yếu tố sản xuất. AEC không thuộc bất kì hình thức hội nhập kinh tế khu vực nào. Sự liên kết của AEC cao hơn một FTA nhưng chưa thể là một CM. Như vậy theo quan điểm phổ biến có thể coi AEC là một thị trường chung trừ (CM- trừ đi hai yếu tố thuế quan chung và hài hoà chính sách kinh tế) hay là một FTA+ (cộng thêm tự do di 9 chuyển các yếu sản xuất). Có thể thấy so với Liên minh kinh tế - tiền tệ của EU hiện nay (EMU) thì mức độ liên kết kinh tế của Asean còn thấp hơn rất nhiều. Sự khác biệt khác có thể thấy giữa AEC và EMU là mức độ liên kết nội Khối của ASEAN thấp hơn rất nhiều so với sự liên kết nội Khối của EMU. Tuy có sự liên kết kinh tế theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng quan hệ nội Khối vẫn còn hạn chế. Trong nhiều năm nay, buôn bán nội Khối của ASEAN vẫn chỉ dừng lại ở mức trên 20%, các nước thành viên của ASEAN chủ yếu buôn bán với bên ngoài, không phải buôn bán nội Khối, thu hút đầu tư cũng từ bên ngoài. Trái lại, ở các nước EU, buôn bán nội Khối là chủ yếu lên đến 50%, có những nước thành viên con số này lên đến 80%. Có thể thấy tầm cao hơn và sâu hơn trong liên kết kinh tế của EU là hiển nhiên, bởi 27 nước thành viên của EU là 27 nền kinh tế phát triển ràng buộc với nhau với nền kinh tế thế giới bằng những quan hệ thị trường. Cộng đồng kinh tế ASEAN là nền kinh tế “cộng” của các quốc gia thành viên chứ không phải một thực thể kinh tế đơn nhất giống như liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu. Trong cộng đồng kinh tế ASEAN thì các quốc gia tập hợp lại với nhau nhưng lại không hợp định chính sách kinh tế chung mà có biểu thuế quan riêng và chính sách kinh tế riêng, các quốc gia có nền kinh tế riêng biệt tách rời với nhau. Còn liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu các quốc gia liên kết ở mức độ cao giống như nền kinh tế của một quốc gia. Như vậy, so sánh về cấp độ liên kết giữa liên minh kinh tế- tiền tệ Châu âu EMU với cộng đồng kinh tế ASEAN thì ta thấy rõ liên minh kinh tế- tiền tệ Châu Âu đã đạt tới cấp độ liên kết cao nhất đó là việc sử dụng đồng tiền chung và chính sách tiền tệ chung- cấp độ liên kết cao hơn nhiều so với cộng đồng kinh tế AEC. 3.Triển vọng đến năm 2015. Trong thời gian tới cộng đồng kinh tế ASEAN vẫn tiếp tục thực hiện với những mục tiêu của mình đề ra đó là xây dựng một cộng đồng kinh tế Với số dân 600 triệu người, GDP 2.178 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2.389 tỷ USD và đầu tư FDI vào khu vực đạt 114 tỷ USD, ASEAN là một thị trường lớn và giàu 10 [...]... hướng đi đúng đắn cho một cộng đồng, một khu vực DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tập bài giảng môn Pháp luật cộng đồng Asean, Trường Đại học Luật Hà Nội 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thu Trang, Cộng đồng kinh tế ASEAN – từ tầm nhìn tới hành động Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2011 3 Từ điển Tiếng Việt 4.http: //www aseansec.org 5 mofa.gov.vn 6 http://www.baomoi.com 14 ... thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế của khu vực Tuy nhiên, để thực hiện quyết tâm này, các nước ASEAN đang đối mặt với không ít thách thức, khó khăn Đó là sự phát triển không đồng đều giữa các nước trong khu vực Trong bối cảnh này, Sáng kiến hội nhập kinh tế ASEAN (IAI) - một sáng kiến hợp tác khu vực - đã tập trung tăng cường phát triển kinh tế-xã hội thông qua các chiến lược thúc đẩy phát triển cân... đời mà nội dung chính của nó là cho ra đời và vận hành đồng tiền chung trong toàn khối Trong khi đó cộng đồng kinh tế ASEAN chưa có sự liên kết về tài chính 13 C KẾT BÀI Qua những tìm hiểu ở trên, ta có thể thấy mô hình liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu (EMU) và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt lớn trong cấu trúc nội dung, cấp độ liên kết cũng như triển vọng... năng Đến nay, ASEAN đã hoàn thành 74,5% mục tiêu của lộ trình tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) với mốc hình thành vào năm 2015 AEC sẽ hội nhập như kế hoạch đặt ra là trở thành một khu vực thương mại tự do (FTA) vào năm 2015 AEC cũng có thể tiến hơn nữa là đạt được tự do hoàn toàn trong di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn lao động Xây dựng AEC đã thể hiện quyết tâm, nỗ lực của ASEAN trong... tệ trong EU cao và sâu hơn so với AEC là điều dễ hiểu EU có 4 thành viên thuộc nhóm G8, có thị trường rộng lớn…Sự hội nhập kinh tế của châu Âu ở 4 chính sách chung là chính sách thương mại chung, chính sách ngu nghiệp chung, chính sách giao thông vận tải chung và chính sách nông nghiệp chung Trong khi cộng đồng kinh tế ASEAN thì các nước thành viên nhìn chung thì tiềm lực kinh tế còn thấp Thực tế liên... triển kinh tế-xã hội thông qua các chiến lược thúc đẩy phát triển cân bằng, giảm nghèo và khắc phục sự chênh lệch trong phát triển Với những kết quả đạt được và nỗ lực hôm nay của các nước ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN với thái độ là một FTA+ sẽ được hoàn thành vào năm 2015 và có thể còn tiến xa hơn nữa Bởi vì các nhân tố khách quan cũng như chủ quan đều ủng hộ cho hướng phát triển này, vì suy cho... thành trong nay mai Vì thế AEC sẽ buộc phảo phát triển liên minh thuế quan và thị trường chung để không hòa bị tan song lộ trình như thế nào và thời điểm nào mới chính là bài toán đặt ra cho chính AEC Có thể thấy, hiện nay các nước ASEAN đang vận động theo hướng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, tạo cơ hội tốt hơn cho khu vực kém cạnh tranh, kém điều... tục chú trọng giải quyết tình trạng thất nghiệp và những hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và tính cạnh trang của liên minh Như vậy có thể thấy nếu như cộng đồng kinh tế ASEAN đang có triển vọng cũng như mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 trở thành một FTA+ xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các loại hàng hóa và hạn chế phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa qua lại giữa... liên minh châu Âu  Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về mô hình liên kết của AEC và EMU Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cấp độ liên kết, cấu trúc nội dung cũng như triển vọng giữa cộng đồng kinh tế ASEAN và Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu xuất phát từ sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, về chế độ chính trị ở các nước thành viên giữa hai khu vực Ở Liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu, trước... Âu, một nước phải hoàn tất các điều kiện 12 chính trị và kinh tế, từ đó, có thể thấy, trình độ phát triển của các nước này là tương đối đồng đều, chế độ chính trị tương đồng trong khi đó việc gia nhập ASEAN lại tương đối dễ dàng, điều kiện về các nước thành viên khi tham gia không đòi hỏi điều kiện về kinh tế chính vì vậy ở các nước Đông Nam Á có sự chênh lệch về kinh tế cũng như sự khác biệt về chế . năm 2015 1 Trong quá trình tìm hiểu đề tài, bài làm của nhóm còn nhiều thiếu xót mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn!! B. NỘI DUNG I. Khái quát về. vực. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tập bài giảng môn Pháp luật cộng đồng Asean, Trường Đại học Luật Hà Nội. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thu Trang, Cộng đồng kinh tế ASEAN – từ tầm. tệ châu Âu (EMU) 5 1.Cấu trúc nội dung 5 2.Cấp độ liên kết 9 3.Triển vọng đến năm 2015 10 C. KẾT BÀI 14 A. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi môi trường cạnh tranh kinh tế ngày càng

Ngày đăng: 26/10/2014, 16:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. MỞ ĐẦU

    • 1.2 Cơ sở hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN.

    • 1.3 Mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN.

    • 2. Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu (EMU).

    • II. So sánh mô hình liên kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU).

      • 1. Cấu trúc nội dung.

      • 2. Cấp độ liên kết.

      • 3.Triển vọng đến năm 2015.

      • C. KẾT BÀI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan