Đặc điểm môi trường trầm tích tầng miocen sớm qua đường cong địa vật lý giếng khoan của cấu tạo a bồn trũng malay thổ chu

40 549 0
Đặc điểm môi trường trầm tích tầng miocen sớm qua đường cong địa vật lý giếng khoan của cấu tạo a bồn trũng malay thổ chu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu môi trường trầm tích là một công tác quan trọng trong lĩnh vực dầu khí. Vì ứng với mỗi môi trường, các lớp đất đá khác nhau sẽ được tạo thành, để rồi tạo thành các tầng sinh, chứa, chắn dầu khí. Trong nghiên cứu đá chứa, chỉ có việc tái lập môi trường trầm tích mới có thể đưa ra những mô hình về sự phát triển các tướng đá qua đó xác định được đặc điểm thạch học của nó, cho phép dự đoán sự hiện diện, bản chất, tầm quan trọng và sự phân bố của tầng chứa. Những thông tin này rất quan trọng trong đánh giá điều kiện tích tụ và tiềm năng dầu khí của một khu vực, nhằm xác định vị trí tối ưu các giếng khoan thăm dò, khai thác hoặc bơm ép. Tài liệu địa vật lí giếng khoan đã đem lại một lượng thông tin rât lớn, giúp ta định hướng khoanh vùng những khu vực có triển vọng, đánh giá các tiềm năng sinh, chứa, chắn, xác định thành phần thạch học, môi trường cổ địa chất của tất cả các đối tượng nằm dọc theo lát cắt giếng khoan, bao gồm cả các tầng sinh, chứa, chắn. Phương pháp địa vật lí giếng khoan là một trong những phương pháp chủ yếu trong tìm kiếm thăm dò dầu khí. Nhưng để có được độ chính xác cao cần kết hợp với các phương pháp khác như phân tích mẫu lõi, thạch học, cổ sinh, địa tầng… và phải được tiến hành ở nhiều giếng khoan, nhiều khu vực khác nhau để nhận diện tướng đá.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA CHẤT    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : DẦU KHÍ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TẦNG MIOCENE SỚM QUA ĐƯỜNG CONG ĐỊA VẬT LÍ GIẾNG KHOAN CỦA CẤU TẠO A BỒN TRŨNG MÃ LAY - THỔ CHU GVHD : Cô TRẦN THỊ KIM PHƯNG SVTH : NGUYỄN HỒNG LIÊN TP. HCM, THÁNG 1 NĂM 2007. Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I: SƠ LƯC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG MÃ LAY– THỔ CHU 4 I.1 : Vò trí đòa lí và lòch sử nghiên cứu 4 I.2 : Đặc điểm đòa tầng 8 I.3 : Đặc điểm kiến tạo 13 I.4 : Lòch sử phát triển đòa chất 15 I.5 : Tiềm năng dầu khí 19 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TẦNG MIOCENE SỚM QUA ĐƯỜNG CONG ĐỊA VẬT LÍ GIẾNG KHOAN CỦA CẤU TẠO A BỒN TRŨNG MÃ LAY – THỔ CHU 23 II.1 : Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu 23 II.2 : Đặc điểm môi trường trầm tích qua đường cong đòa vật lí 29 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 Trang 2 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên LỜI MỞ ĐẦU Nghiên cứu môi trường trầm tích là một công tác quan trọng trong lónh vực dầu khí. Vì ứng với mỗi môi trường, các lớp đất đá khác nhau sẽ được tạo thành, để rồi tạo thành các tầng sinh, chứa, chắn dầu khí. Trong nghiên cứu đá chứa, chỉ có việc tái lập môi trường trầm tích mới có thể đưa ra những mô hình về sự phát triển các tướng đá qua đó xác đònh được đặc điểm thạch học của nó, cho phép dự đoán sự hiện diện, bản chất, tầm quan trọng và sự phân bố của tầng chứa. Những thông tin này rất quan trọng trong đánh giá điều kiện tích tụ và tiềm năng dầu khí của một khu vực, nhằm xác đònh vò trí tối ưu các giếng khoan thăm dò, khai thác hoặc bơm ép. Tài liệu đòa vật lí giếng khoan đã đem lại một lượng thông tin râùt lớn, giúp ta đònh hướng khoanh vùng những khu vực có triển vọng, đánh giá các tiềm năng sinh, chứa, chắn, xác đònh thành phần thạch học, môi trường cổ đòa chất của tất cả các đối tượng nằm dọc theo lát cắt giếng khoan, bao gồm cả các tầng sinh, chứa, chắn. Phương pháp đòa vật lí giếng khoan là một trong những phương pháp chủ yếu trong tìm kiếm thăm dò dầu khí. Nhưng để có Trang 3 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên được độ chính xác cao cần kết hợp với các phương pháp khác như phân tích mẫu lõi, thạch học, cổ sinh, đòa tầng… và phải được tiến hành ở nhiều giếng khoan, nhiều khu vực khác nhau để nhận diện tướng đá. Khoá luận này gồm hai phần. Phần một giới thiệu sơ lược về đặc điểm đòa chất bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu. Phần hai nghiên cứu về môi trường trầm tích tầng Miocene sớm qua đường cong đòa vật lí giếng khoan của cấu tạo A bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu . Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện khoá luận tốt nghòêp có hạn, nên chắc chắn trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong sẽ nhận được những nhận xét góp ý chân thành để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn thầy quý thầy cô trong khoa Đòa chất đã trang bò vốn kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khoá luận này. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Cô Trần Thò Kim Phượng, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2007 Nguyễn Hồng Liên Trang 4 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên PHẦN I : SƠ LƯC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG MÃ LAY - THỔ CHU I.1. V Ị TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÙNG : I.1.1. Vò trí đòa lí Bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu nằm trong vònh Thái Lan thuộc lãnh thổ phía Tây Nam Việt Nam, có diện tích khoảng 106.650km 2 với chiều dài khoảng 600km và chiều rộng khoảng 200km, trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được giới hạn với trũng Pattani bởi đới nâng Narathaiwat ở phía Tây Bắc, đới nâng Khmer ở phía Đông Bắc, cung Khorat và cung Tengol ở phía Nam của bồn. Bồn trũng Mã Lay –Thổ Chu đặc trưng bởi độ dốc thềm tương đối thoải, mực nước biển trên phông độ sâu khoảng chừng 70m. Trên cơ sở các tài liệu đòa chất – đòa vật lý giếng khoan hiện có ở khu vực vùng vònh Thái Lan nói chung và vùng lãnh hải Việt Nam nói riêng, cùng với các giếng khoan thăm dò có thể nói rằng bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu là bồn có triển vọng dầu khí nên cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới. Trang 5 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên Trang 6 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên Hình I.1 : Vò trí đòa lí bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu I.1.2. Lòch sử nghiên cứu Bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu nằm trong vònh Thái Lan thuộc thềâm lục đòa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, được các công ty dầu khí quan tâm từ lâu. Sau khi nghiên cứu tài liệu đòa vật lí, giếng khoan đầu tiên, Berding – 01 tại trung tâm bể đã không gặp dầu khí, công tác thăm dò tạm thời ngưng lại. Năm 1984, sau khi phân tích và tổng hợp lại các tài liệu, giếng khoan Larut – 01 do công ty Esso thực hiện đã cho dòng dầu thương mại. Từ đây bắt đầu một thời kì mới của công tác tìm kiếm thăm dò trong vùng, và kết quả là hàng loạt các giếng khoan đã được phát hiện ra dầu khí như giếng khoan North Larut - 01, Bunga - 01… Cho tới nay công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí hầu như chiếm diện tích chủ yếu của thềm lục đòa Tây Nam Việt Nam. I.1.2.1. Công tác khảo sát đòa chất. Khoảng trước năm 1979 các nhà thầu Liên Xô tiến hành khảo sát khoảng 625km tuyến đòa chấn 2D, tài liệu thu được chỉ có giá trò tham khảo. Năm 1990, công ty Fina đã kí hợp đồng khảo sát đòa chấn lựa chọn với Petrovietnam gọi tắt là SO – PSC bao gồm các lô BN, BC, NM, NM1, NM3, NM4 với tổng diện tích là 26.644km 2 với mạng lưới đòa chấn 4×4km, tài liệu cho thấy một kết quả tốt, riêng các lô 46, 50, 51 chiếm khoảng 1.789km tuyến đòa chấn. Năm 1991, đã phủ được 11.076km tuyến đòa chấn 2D. Theo hợp đồng SO - PSC, công ty Fina đã chọn lô BS, NM, NM1 với tổng diện tích Trang 7 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên 11.934km 2 để tiến hành công tác thăm dò tiếp theo , tiếp tục phủ 3.990km đòa chấn 2D với mạng 4×4km. Năm 1992, Fina tiến hành thăm dò tỉ mỉ 3 lô 46, 50, 51. Trên cùng một số có triển vọng, với tổng số tuyến đòa chấn 2D trên 500km với mạng lưới khảo sát từ 4×4km lên đến 1×2km, đặc biệt là mạng 5×2km. Cùng năm 1992, sau khi tiến hành những giếng khoan đầu tiên, Fina đã thực hiện chương trình đòa chấn bổ sung với các cấu tạo có triển vọng khoảng 700km tuyến đòa chấn 2D. Do cùng một công ty khảo sát nên chất lượng đòa chấn tốt và ổn đònh, độ phân giải cao và thể hiện bản chất của vùng nghiên cứu rõ ràng. Năm 1997 - 1998, công ty Fina đã tiến hành khảo sát đòa chấn 3D trên các cấu tạo D, DD, NH ở lô BS với diện tích 466km 2 . I.1.2.2. Công tác khoan thăm dò. Bằng phương pháp thăm dò trọng lực và thăm dò từ, các tài liệu thu được trong vùng nghiên cứu có chất lượng tốt, cùng với các tài liệu đòa chấn, đòa chất đã xác đònh một số cấu tạo dầu khí có triển vọng. Đầu năm 1996 khoan hai giếng BS – D – 1X trên hai cấu tạo D và DD đều phát hiện dầu và khí. Năm 1997 thực hiện ba giếng khoan thăm dò vào ba cấu tạo PT, NH, CN và đã phát hiện dầu khí, đới chứa dầu nằm sâu trong tầng Miocene. Năm 1998 khoan hai giếng BS – TL - 1X và BS – KM - 1X, nhưng TL là giếng khô còn KL thì có khí. Nhìn chung sự đầu tư nghiên cứu chi tiết tại lô BS khá cao và đã phát hiện dầu khí trong các tập cát kết hay trong các tập cát dạng lòng sông cổ thuộc tầng Miocene sớm. I.1.2.3. Công tác minh giải tài liệu và vẽ bản đồ Cho đến nay lô BS đã khoan bảy giếng khoan thăm dò trên các cấu tạo D, DD, NH, CN, PT, KM, TL. Các giếng khoan này đều đã được tiến hành thử Trang 8 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên vỉa và cho lưu lượng dầu khí đáng kể ngoại trừ một giếng khô. Các đới chứa dầu khí chủ yếu nằm trong trầm tích Miocene sớm. Các tài liệu đã được minh giải đòa chấn, đặc biệt là phân tích biên độ A.V.O (Amplitude Versus Offset: sự biến đổi biên độ theo khoảng cách) góp phần dự báo khá chính xác các đới có khả năng chứa dầu khí. Những tầng phản xạ chính như: fs165, fs120, fs100, fs70b, fs40, đáy sét “K”, mặt móng đã được xác đònh, minh giải và vẽ bản đồ đẳng sâu với tỉ lệ 1/25.000 giúp khái quát cấu trúc toàn khu vực. Bản đồ các tầng phản xạ được xác đònh và vẽ cho toàn bộ khối đòa chấn 3D ở tỉ lệ 1/50.000 được minh giải chi tiết hơn (mạng lưới 5x10km) để thiết lập bản đồ tương tự và chuyển đổi ra độ sâu ở tỉ lệ 1/25.000 làm cơ sở tính toán tiềm năng dầu khí tại chỗ cũng như xác đònh vò trí giếng khoan. I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG : Trong phạm vi bồn trũng Mã Lay _ Thổ Chu đòa tầng được chia thành hai phần cơ bản (hình I.2) : - Thành tạo móng trước Đệ Tam - Thành tạo trầm tích Đệ Tam I.2.1. Thành tạo móng trước Đệ Tam Đá móng trước Đệ Tam là phần nằm sâu của bồn trũng nên có rất ít thông tin được biết. Theo tài liệu khoan của công ty Fina và Unocal thực hiện ở các đới nâng thuộc rìa Bắc Đông Bắc, đá móng của bồn trũng chủ yếu là đá trầm tích biến chất có tuổi Jura - Creta với một vài thể đá magma xâm nhập và trầm tích biến chất có tuổi Paleozoic; ngoài ra, một ít đá cabonat cũng được bắt gặp. Theo nghiên cứu ở giếng khoan Kim Quy – 1X, đá móng trước Đệ Tam bao gồm sét, bột và một ít cát kết đã bò biến chất có tuổi Creta. Sự Trang 9 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên hiện diện của mặt bất chỉnh hợp góc lớn trên bề mặt móng cho thấy một thời gian dài đá móng đã bò nâng lên và bò xói mòn mạnh mẽ. I.2.2. Thành tạo trầm tích Đệ Tam Các đơn vò đòa tầng trầm tích của khu vực nghiên cứu được sử dụng theo thang phân chia của Esso (EPMI) dựa trên các thông tin đòa chấn – đòa tầng ở phần phía Bắc và phía Nam của bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu, được đánh dấu theo mẫu tự từ A tới M tương ứng với các nhóm đòa tầng từ trẻ tới già và mỗi tập nhỏ bên trong được đánh số theo thứ tự lớn dần. Hầu hết những ranh giới đòa tầng đều trùng hợp với các mặt bất chỉnh hợp xói mòn xác đònh tại rìa của bồn trũng, ngoại trừ nóc của tập I là trùng với mặt tràn lũ cực đại (maximum flooding surface). Hệ Paleogene Thống Oligocene Phụ thống Oligocene muộn Đây là các tập trầm tích cổ nhất trong bồn trũng, chúng lấp đầy các đòa hào trong suốt giai đoạn khởi thủy của tách giãn và tạo rift cho đến giai đoạn đầu của pha lún võng, tuổi của chúng có thể cổ hơn tuổi Eocene muộn. Bề dày của tập trầm tích này thay đổi từ 0m trên móng cho đến hơn 5000m ở trung tâm bồn trũng. Trầm tích tập O đến L chủ yếu là trầm tích hạt vụn tướng bồi tích aluvi lấp ở các đòa hào và phủ trên đòa hình, trầm tích đầm hồ là các tập sét dày có khả năng sinh dầu ở đáy hồ và các tướng trầm tích hồ đi kèm như turbidit hồ, tam giác châu đầm hồ và tướng ven hồ. Tập K Trầm tích tập K đại diện cho đới chuyển tiếp từ đồng tạo rift sang giai đoạn đầu của pha lún võng, chủ yếu tích tụ trong môi trường sông hồ đến đầm Trang 10 [...]... trưng đường cong đ a vật lí giếng khoan c a hai tập I và J tương đối khác nhau Ranh giới c a sự chuyển biến dạng đường cong cũng như giá trò c a chúng được xem là ranh giới gi a hai tập này Nhìn chung, trầm tích tập J được đặc trưng bởi đường cong GR có giá trò tương đối thấp (GR max = 180 API) và giá trò đường cong siêu âm ít biến đổi Trong khi đó, tập I có giá trò GR cao hơn (GR max ≥ 200 API), đường. .. D a trên tài liệu đ a vật lí giếng khoan là những “ composite log”, trên đó bao gồm những đường cong đ a vật lí đo được trong suốt quá trình khoan tìm kiếm và thăm dò c a các giếng khoan như : - Đường cong Gamma Ray (GR) : đo độ phóng xạ tự nhiên c a đất đá, giá trò GR cao hay thấp phụ thuộc vào độ hạt c a đá Sét thường có giá trò GR cao hơn cát - Đường cong Density : đo mật độ đất đá mà giếng khoan. .. dạng đường cong GR cơ bản dùng trong nhận biết tướng II.2 ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH QUA CÁC ĐƯỜNG CONG Đ A VẬT LÍ : Trang 29 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên Trầm tích tầng Miocene sớm c a cấu tạo A bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu được chia làm hai tập : tập J và tập I khu vực nghiên cứu, đặc. .. Trang 22 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên PHẦN II : Trang 23 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Liên ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TẦNG MIOCENE SỚM QUA ĐƯỜNG CONG Đ A VẬT LÍ GIẾNG KHOAN C A CẤU TẠO A BỒN TRŨNG MÃ LAY – THỔ CHU II.1... đá mẹ quan trọng c a bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu Theo từng giai đoạn highstand và lowstand, các tập cát ch a cũng thay đổi hướng phân bố và dạng hình học trong khônng gian ba chiều Trong giai đoạn thành tạo tập H, hiện diện một đợt biển tiến bao phủ đột ngột lên các trầm tích mực biển thấp c a tập I Cuối Miocene gi a thành tạo tập D cũng được đánh dấu bằng giai đoạn biển tiến Nhìn chung, sự gia tăng... I.5.2 Tầng ch a : Trong khu vực nghiên cứu có khả năng có 2 tầng ch a lớn: tầng trước Đệ Tam và tầng ch a Đệ Tam - Tầng ch a trước tuổi Đệ Tam + Tầng ch a tuổi Paleozoic : những nơi đá móng Paleozoic tiếp giáp móng Đệ Tam, trước khi trầm tích Đệ Tam lắng đọng, chúng có thể bò phong hoá, nứt nẻ và tạo nên độ rỗng thứ sinh thông nhau, hình thành các tầng ch a thứ sinh + Tầng ch a tuổi Jura-Creta : tập... gamma ở v a cát sạch và tiêu biểu nhất GRmax :giá trò gamma ở v a sét sạch và tiêu biểu nhất GR : giá trò gamma ở v a đang xét Trên cơ sở đó, đường cong GR được sử dụng để nhận diện các v a cát bằng cách xác đònh giá trò GR cut-off – giá trò GR c a v a cát có hàm lượng sét = Vsn Đường thẳng mang giá trò GR cut-off được gọi là đường cát chu n hay đường sét chu n * Minh giải tướng - môi trường trầm tích. .. võng sau tạo núi trong điều kiện lục đ a là chủ yếu - Tầng ch a Đệ Tam : đá ch a hydrocacbon ở bồn Mã Lay – Thổ Chu đã được khẳng đònh là tập cát kết phân bố trên một diện tích rộng lớn và nằm trong đ a tầng từ Miocene gi a tới Oligocene Trong 3 khoảng đ a tầng ch a hydrocacbon thì Miocene sớm được đánh giá là có tiềm năng nhất đối với tổng chiều dày ch a hydrocacbon cũng như chiều dày c a từng v a lớn... các tập đ a tầng c a bồn Mã Lay – Thổ Chu Về mặt vó mô (theo không gian và thời gian) đó là tiến hoá kiến tạo c a bồn và ở qui mô nhỏ hơn là các chu kì lên xuống c a mực nước biển Ứng với các pha kiến tạo, đ a tầng cũng chia thành các giai đoạn tương ứng (hình I.4) 1 – Giai đoạn tạo rift (từ 32 đến 23 triệu năm), hình thành các hồ nước ngọt hoặc nước lợ sâu, môi trường thiếu oxy Các hồ này ch a các lớp... các tập trầm tích Miocene gi a Phụ thống Miocene gi a Các tập trầm tích đựơc đặc trưng bởi tướng sông – tam giác châu tạo thành trong suốt quá trình sụt lún nhiệt Giai đoạn này thành tạo các tập trầm tích từ H đến D với sự hiện diện c a một chu i các giai đoạn mực biển cao (highstand) và mực biển thấp (lowstand) chi phối sự có mặt rộng rãi theo chiều đứng và chiều ngang c a các lớp than và sét than – . ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TẦNG MIOCENE SỚM QUA ĐƯỜNG CONG Đ A VẬT LÍ GIẾNG KHOAN C A CẤU TẠO A BỒN TRŨNG MÃ LAY – THỔ CHU 23 II.1 : Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu 23 II.2 : Đặc điểm. nghiên cứu về môi trường trầm tích tầng Miocene sớm qua đường cong đ a vật lí giếng khoan c a cấu tạo A bồn trũng Mã Lay – Thổ Chu . Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện khoá luận. GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA Đ A CHẤT    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : DẦU KHÍ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TẦNG MIOCENE SỚM QUA ĐƯỜNG CONG Đ A VẬT

Ngày đăng: 26/10/2014, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan