Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa

89 656 0
Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp được thực hiện bởi Sinh viên Đại học Bách Khoa: Công ty cổ phần mía đường bourbon Tây Ninh định hướng phát triển trở thành Doanh nghiệp hàng đầu của Ngành đường Việt Nam về chất lượng sản phẩm và sản lượng sản xuất, vì thế công ty xác định nhu cầu tăng vốn phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai. Dựa vào tình tình tăng trưởng của ngành mía đường trong những năm sắp tới và nhu cầu gia tăng vốn của công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh, bài luận văn này quyết định thực hiện đề tài định giá công ty với kết quả đạt được được xem như là tham khảo cho việc xác định giá cổ phiếu của công ty nếu công ty thực hiện tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần

Chương 1 Mở đầu 1 CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Từ sau thời kỳ mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng, trong suốt thập kỷ vừa qua luôn đạt mức tăng trưởng đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Những sự kiện và cột mốc quan trọng đạt được trong thời gian qua như sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO vào ngày 11/1/2007 và gần đây là sự kiện đăng cai tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á cho thấy sự công nhận của thế giới về nền kinh tế mới nổi, đang trên đà tăng trưởng. Theo tổng kết của tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32%, vượt mục tiêu 5% của kế hoạch đề ra trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm, và kết quả trên là một thành công lớn chứng tỏ nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm (Nga, 2009). Trong quý 3 năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quí 3 tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn quí trước và theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng của quí III là 7,16% (quí I tăng 5,83%, quí 2 tăng 6,4%), tính chung chín tháng GDP tăng 6,52% (Minh, 2010). Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán, vốn được xem là kênh huy động vốn hiệu quả giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Sau 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt những thành tựu nổi bật. Từ lúc chỉ có vài doanh nghiệp niêm yết, đến nay trên cả hai sàn TPHCM và Hà Nội đã có gần 506 doanh nghiệp niêm yết. Theo Uỷ Ban chứng khoán, tính đến ngày 4/5/2010, tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 740.433 tỷ đồng (bằng 45% GDP năm 2009 là 1.645 nghìn tỷ đồng) (Sơn, 2010). Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà hồi phục và tăng trưởng trở lại, việc tăng vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp lựa chọn phương thức tăng vốn hiệu quả nhất. Do thực trạng hiện nay doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn vay từ ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp quyết định lựa chọn hình thức tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần. Hầu hết các doanh nghiệp khi phát hành thêm cổ phiếu đều băn khoăn về giá cổ phiếu do kết quả định giá chưa thật sự chính xác. Trên thế giới, phương pháp định giá áp dụng mô hình dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow - DCF) mang tính khoa học và chuẩn mực, lại chưa được áp dụng rộng rãi tại nước ta do tính phức tạp của phương pháp. Dựa vào vai trò quan trọng của việc định giá đối với doanh nghiệp, tính ưu việt của phương pháp dòng tiền chiết khấu, bài luận văn này quyết định lựa chọn đề tài định giá công ty sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Với xu thế gia tăng tiêu thụ về các sản phẩm nước giải khát, bánh kẹo của người dân Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ đối với đường cũng gia tăng theo. Theo các số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhu cầu đường trong nước hàng năm vào khoảng 1,3 triệu tấn đến 1,4 triệu tấn đường/năm, trong khi đó tổng sản lượng đường cung cấp của 37 nhà máy đường trên khắp cả nước chỉ đạt khoảng 970 ngàn tấn. Do đó, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu trung bình khoảng 300 ngàn tấn đến Chương 1 Mở đầu 2 400 ngàn tấn đường/năm. Như vậy, nhu cầu đối với các sản phẩm của ngành đường Việt Nam rất là to lớn. Đối với các nước có sản lượng sản xuất và xuất khẩu đường đứng đầu thế giới như Brazil, Ấn Độ, Úc, Thái Lan…hiện tại đã bước vào giai đoạn thực hiện cắt giảm hỗ trợ xuất khẩu cho ngành đường, do vậy giá đường tinh luyện của các nước này dự báo trong tương lai gần cũng sẽ có nhiều điều chỉnh. Đối với các nước trong khối EU, ngành đường cũng sẽ không còn trợ cấp bằng cách từng bước giảm bỏ trợ giá cho việc trồng củ cải đường. Diện tích trồng củ cải đường ở Châu Âu dự kiến sẽ giảm. Như vậy, ngành đường thế giới sẽ tiến tới có sân chơi chung áp dụng cùng luật chơi, sẽ tồn tại và phát triển theo các qui luật kinh tế. Thêm vào đó, một số nước như Brazil, Colombia, Mỹ… đang nghiên cứu chương trình năng lượng sạch trong đó sẽ sử dụng nhiên liệu mới là ethanol được sản xuất từ nước mía hoặc mật rỉ. Việc sử dụng nước mía vào sản xuất ethnol để bổ sung nhiên liệu sẽ tiếp tục có tác động lớn đến quan hệ cung - cầu về đường trên thế giới. Do vậy, dự báo giá đường trên thế giới sẽ còn tiếp tục tăng và ngành đường sẽ có nhiều thuận lợi trong tương lai (SBT, 2008). Với nhu cầu tiêu thụ mặt hàng đường gia tăng trong nước và tiềm năng phát triển của ngành mía đường Việt Nam, công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh quyết định đầu tư vào Việt Nam và chính thức thành lập theo Giấy phép đầu tư vào ngày 15/7/1995. Công ty cổ phần mía đường bourbon Tây Ninh định hướng phát triển trờ thành Doanh nghiệp hàng đầu của Ngành đường Việt Nam về chất lượng sản phẩm và sản lượng sản xuất, vì thế công ty xác định nhu cầu tăng vốn phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai. Dựa vào tình tình tăng trưởng của ngành mía đường trong những năm sắp tới và nhu cầu gia tăng vốn của công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh, bài luận văn này quyết định thực hiện đề tài định giá công ty với kết quả đạt được được xem như là tham khảo cho việc xác định giá cổ phiếu của công ty nếu công ty thực hiện tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần (SBT, 2008). 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài sẽ nhằm xác định được giá trị hiện tại của công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh, đồng thời giúp công ty có được một cơ sở để định giá cổ phần cho công ty trong trường hợp công ty muốn tăng vốn thông qua cách phát hành thêm cổ phiếu. Để xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp, đề tài sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:  Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ và những ảnh hưởng của các yếu tố này lên ngành mía đường nước ta. Bài luận văn cho thấy những ảnh hưởng này thông qua các chủ trương, chính sách của chính phủ, các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng trưởng, các yếu tố xã hội như thu nhập bình quân đầu người và các yếu tố công nghệ như tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.  Phân tích tiềm năng và cơ hội tăng trưởng của ngành mía đường đồng thời cũng biết được lợi thế cạnh tranh, thị phần và cơ hội tăng trưởng của công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh so với các đối thủ cùng ngành. Chương 1 Mở đầu 3  Phân tích sản phẩm, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời nhận định được khả năng phát triển, tăng trưởng thông qua chiến lược kinh doanh sắp tới của công ty.  Vận dụng các lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp để xác định tình hình tài chính của công ty, cụ thể về khả năng thanh khoản, tỷ số hoạt động, tỷ số nợ, tỷ số lợi nhuận và giá trị thị trường.  Ứng dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp (Discounted Free Cash Flows to Firm - DFCFF) để xác định giá trị doanh nghiệp 1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Việc thực hiện đề tài mang nhiều ý nghĩa thực tiễn cho đối với doanh nghiệp và đối với nhà đầu tư. Thứ nhất, mô hình sử dụng trong đề tài này là dùng mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) vốn được xem là mô hình lý thuyết khá tốt để định giá một doanh nghiệp. Vì thế việc áp dụng mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá trị nội tại đáng tin cậy hơn so với các phương pháp khác. Thứ hai, kết quả có được sau khi thực hiện đề tài đóng vai trò tham khảo đối với nhà đầu tư trong việc quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu của công ty và mức giá hợp lý dành cho mỗi cổ phần. 1.4 PHẠM VI, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Do một số giả thuyết liên quan đến mô hình của đề tài và những hạn chế trong việc tiếp cận thông tin nội bộ doanh nghiệp nên việc định giá có thể có sai lệch nhỏ với giá trị thực của doanh nghiệp. Chương 2 Cơ sở lý thuyết 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHÍNH Định giá doanh nghiệp được hiểu là quá trình xác định giá trị hiện tại của tất cả ngân lưu trong tương lai mà doanh nghiệp có thể tạo ra (Damodaran, 2002). Trong mô hình chiết khấu ngân lưu tự do mà bài luận văn sử dụng để định giá doanh nghiệp, một số khái niêm chính cần phải được làm rõ để người đọc có thể hiểu rõ nội dung của đề tài. Đối với mô hình chiết khấu ngân lưu tự do của doanh nghiệp (DFCFF), các yếu tố đầu vào cần phải xử lý bao gồm dòng tiền tự do của doanh nghiệp (Free Cash Flow to Firm - FCFF), giá trị năm kết thúc (Terminal Value) và chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp (WACC). Thứ nhất, ngân lưu tự do của doanh nghiệp là ngân lưu tạo ra cho toàn bộ những người được quyền hưởng ngân lưu trong doanh nghiệp bao gồm chủ sỡ hữu và chủ nợ. Thứ hai, việc định giá doanh nghiệp giả thuyết rằng doanh nghiệp trải qua giai đoạn tăng trưởng bất thường trong thời đoạn đầu trước khi duy trì mức tăng trưởng ổn định ở giai đoạn sau. Vì thế giá trị năm kết thúc được xác định bằng giá trị của ngân lưu ở giai đoạn tăng trưởng ổn định chiết khấu về thời điểm năm cuối của giai đoạn tăng trưởng bất thường. Cuối cùng, suất chiết khấu dùng cho mô hình được xác định bằng với chi phí sử dụng vốn trung bình trọng số của doanh nghiệp (WACC) được tính bằng trung bình trọng số của chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí nợ vay của doanh nghiệp (Damodaran, 2002). 2.2 CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH Vì hầu hết các thông tin của doanh nghiệp đều được giữ bí mật nên nhà đầu tư dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố rộng rãi để tính toán giá trị của doanh nghiệp. Vấn đề nằm ở chỗ các báo cáo tài chính đôi khi không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc thông tin chưa chính xác, hệ quả là nhà đầu tư không có được các đánh giá chuẩn xác về tình hình hoạt động doanh nghiệp và khả năng sinh lợi của chúng. Do những hạn chế của việc chỉ sử dụng báo cáo tài chính để định giá, một số các mô hình đề nghị sử dụng cách thức phân tích báo cáo tài chính kết hợp với các cơ sở khác bao gồm phân tích môi trường vĩ mô, phân tích ngành, phân tích chiến lược kinh doanh và phân tích tài chính công ty đã cho thấy mức độ tin cậy của các kết quả định giá. Mô hình kết hợp này dự báo các dòng tiền trong tương lai mà doanh nghiệp có thể tạo ra – một trong những yếu tố quan trọng trong phương pháp định giá doanh nghiệp sử dụng dòng tiền chiết khấu. Các bước phân tích trên có những mối liên hệ với nhau chặt chẽ cụ thể bước trước là cơ sở để phân tích bước sau và tổng hợp các bước sẽ cung cấp kết quả của việc định giá (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010).  Bước đầu tiên phân tích môi trường vĩ mô cho phép ta thấy được những ảnh hưởng của các yếu tố như chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ tác động lên ngành mà công ty đang hoạt động. Chương 2 Cơ sở lý thuyết 5  Tiếp theo là bước phân tích ngành có mục đích cung cấp thông tin về các tác lực cạnh tranh ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành đồng thời cho thấy tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.  Bước kế tiếp là phân tích chiến lược kinh doanh nhằm đánh giá nội lực, thị phần, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành và khả năng phát triển trong tương lai.  Sau đó, bài luận văn sẽ tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính công ty hiện tại so với các thời điểm trong quá khứ đồng thời so sánh với các đối thủ chính và trung bình ngành để từ đó thấy được xu hướng tăng trưởng trong tương lai của công ty.  Cuối cùng, dựa vào kết quả của bốn bước phân tích trên bài luận văn sẽ thực hiện việc dự báo về các yếu tố đầu vào cần thiết trong các mô hình định giá để tiến hành định giá doanh nghiệp và đưa ra kết quả cuối cùng. 2.2.1 Mô hình phân tích môi trƣờng vĩ mô Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô luôn là vấn đề thiết yếu đối với các doanh nghiệp để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược cạnh tranh. Một trong những công cụ hữu ích giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá được tác động của yếu tố môi trường ngoài lên nội bộ doanh nghiệp là phân tích PEST. Phân tích PEST tập trung vào phân tích các yếu tố vĩ mô quan trọng nhất thuộc các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ và những ảnh hưởng của chúng lên khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp (Đạt, 2007). 2.2.1.1 Yếu tố về chính trị - pháp luật: Các yếu tố về chính trị - luật pháp có mức ảnh hưởng sống còn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi quyết định kinh doanh tại một lãnh thổ nào đó, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các thể chế chính trị và pháp luật của nước sở tại. Các yếu tố thể chế chính trị - pháp luật quan trọng có thể được liệt kê bao gồm (Đạt, 2007):  Sự bình ổn: chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.  Chính sách thuế: chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.  Các đạo luật liên quan: luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá  Chính sách: các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách Chương 2 Cơ sở lý thuyết 6 thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng 2.2.1.2 Yếu tố về kinh tế Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực. Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình (Đạt, 2007).  Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, các cân thương mại.  Các chính sách kinh tế của chính phủ: luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành như giảm thuế, trợ cấp  Triển vọng kinh tế trong tương lai: tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư 2.2.1.3 Yếu tố về xã hội Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau (Đạt, 2007):  Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống  Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập  Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống  Điều kiện sống 2.2.1.4 Yếu tố về công nghệ Các yếu tố về công nghệ cần phải quan tâm phân tích bao gồm (Đạt, 2007):  Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D  Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu  Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh Chương 2 Cơ sở lý thuyết 7 Nguy cơ gia nhập ngành Nguy cơ từ sản phẩm thay thế Áp lực nhà cung cấp Áp lực khách hàng 2.2.2 Mô hình phân tích môi trƣờng ngành Mục tiêu của việc phân tích ngành của công ty là xác định các yếu tố chính tạo nên lợi nhuận, rủi ro kinh doanh và để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty ở mức độ định tính. Bước phân tích định tính này vô cùng cần thiết vì chúng giúp các nhà phân tích xác định khung sườn hỗ trợ cho các bước phân tích chiến lược kinh doanh và phân tích tài chính tốt hơn. Hơn nữa, bước phân tích này cũng góp phần cho phép các phân tích viên đặt các giả thuyết hiệu quả về việc ước lượng tình hình hoạt động kinh doanh trong tương lai của công ty (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010). Để phân tích được khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, các nhà phân tích trước tiên phải đánh giá được tiềm năng trăng trưởng của toàn ngành được quyết định bởi các yếu tố môi trường vĩ mô. Khi toàn ngành được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai, doanh nghiệp chưa chắc chắn đạt được mức tăng trưởng tương đương với toàn ngành. Nguyên nhân chính có thể tạo ra sự khác biệt đó nằm ở cấu trúc ngành dựa trên các nghiên cứu của các tổ chức lớn và các nhà nghiên cứu lớn. Một trong những mô hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cấu trúc ngành lên lợi nhuận doanh nghiệp – mô hình năm tác lực cạnh tranh của Michal Porter – được xem là mô hình mẫu mực và được ứng dụng phổ biến cho đến tận ngày nay. Năm tác lực bao gồm cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu, nguy cơ từ đối thủ mới gia nhập ngành, nguy cơ của sản phẩm thay thế, áp lực trả giá của người mua và áp lực từ người bán tác động mạnh mẽ lên tiềm năng tăng trưởng của ngành cũng như của các doanh nghiệp trong ngành (Porter, 1998). Hình 2.1 Năm tác lực cạnh tranh trong ngành Nguồn: Michael E. Porter. (1998) .Competitive Strategy. The Free Press Cạnh tranh nội bộ ngành Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu Nhà cung cấp Khách hàng Sản phẩm thay thế Đối thủ tiềm ẩn Chương 2 Cơ sở lý thuyết 8 2.2.2.1 Tác lực cạnh tranh thứ 1: Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu Ở hầu hết các ngành, mức độ sinh lợi trung bình ngành bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tình hình cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu trong ngành. Một số ngành chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty làm cho giá bán sản phẩm bằng và thậm chí nhỏ hơn chi phí biên (Porter, 1998). Khi phân tích mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu cần quan tâm các yếu tố sau:  Tốc độ tăng trưởng của ngành: nếu ngành mà công ty đang hiện diện đang có mức tăng trưởng cao thì các công ty trong ngành không cần phải giành giật thị phần của nhau để tăng trưởng. Ngược lại, điều này sẽ xảy ra khi ngành đang ở tình trạng tăng trưởng chậm và điều này rất dễ dẫn đến cuộc chiến về giá giữa các công ty dẫn đến lợi nhuận của toàn ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng đều suy giảm (Porter, 1998).  Mức độ tập trung: số lượng các công ty trong ngành và quy mô của chúng quyết định mức độ tập trung của ngành. Mức độ tập trung của ngành sẽ ảnh hưởng lên khả năng các công ty trong ngành thay đổi giá theo động thái giá của đối thủ. Nếu ngành bị chia nhỏ thì việc cạnh tranh bằng giá là rất nghiêm trọng (Porter, 1998).  Mức độ khác biệt hoá sản phẩm và chi phí chuyển đổi: khả năng một công ty trong ngành tránh được cạnh tranh đối đầu với các đối thủ khác phụ thuộc vào mức độ khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ của họ. Nếu các sản phẩm là tương tự nhau trong cùng một ngành, khác hàng rất sẵn lòng chuyển đổi từ nhà cung cấp này qua nhà cung cấp khác dựa vào giá. Bên cạnh đó, chi phí chuyển đổi cũng quyết định khả năng khách hàng chuyển đổi sử dụng sản phẩm khác của đối thủ. Khi mà chi phí chuyển đổi thấp, sẽ có nhiều động cơ hơn cho các công ty trong ngành tham dự vào cuộc chiến giá (Porter, 1998).  Tính kinh tế nhờ quy mô và tỉ lệ chi phí cố định so với chi phí biến đổi: khi xuất hiện tính kinh tế nhờ quy mô trong ngành, chi phí đơn vị đối với một sản phẩm sẽ giảm rất nhiều. Ở những tình huống đó, các công ty sẽ có nhiều động lực hơn để cạnh tranh gay gắt bằng cách giảm giá nhằm giành lấy thị phần. Tương tự như vậy, nếu tỷ lệ chi phí cố định trên chi phí biến đổi cao, các công ty có xu hướng cắt giảm giá do tận dụng được khả năng sản xuất của máy móc (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010).  Khả năng sản xuất vượt trội và rào cản thoát khỏi ngành: trong trường hợp năng lực sản xuất lớn hơn nhu cầu khách hàng, các công ty giảm giá bán để tận dụng hết năng suất. Vấn đề giảm giá bán xuất phát từ năng lực thừa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu rào cản thoát khỏi ngành là lớn. Rào cản thoát khỏi ngành cao khi tài sản mang tính chất chuyên dụng cao hoặc có những quy định làm cho việc thoát khỏi ngành tốn kém (Porter, 1998). 2.2.2.2 Tác lực cạnh tranh thứ 2: Nguy cơ từ các đối thủ gia nhập ngành Chương 2 Cơ sở lý thuyết 9 Lợi nhuận ngành lớn sẽ thu hút các đối thủ tiềm năng gia nhập ngành. Các đối thủ đang hiện hữu sẽ tìm cách ngăn cản việc gia nhập ngành của đối thủ tiềm năng. Khi đó, các đối thủ tiềm năng này sẽ gặp vô cùng khó khăn khi tiến vào thị trường và một khi khả năng gia nhập ngành dễ dàng thì lợi nhuận ngành sẽ bị ảnh hưởng lớn. Một số các yếu tố ảnh hưởng đến rào cản gia nhập ngành có thể kế đến như sau:  Tính kinh tế nhờ quy mô: khi tồn tại tính kinh tế nhờ quy mô rộng rãi trong ngành, các đối thủ mới phải đối mặt với 2 chọn lựa: đầu tư năng lực sản xuất lớn nhưng sẽ không dùng hết trong giai đoạn đầu và gia nhập ngành với công suất tối ưu. Chọn một trong hai cách, các đối thủ mới đều phải chịu sự bất lợi về chi phí khi phải cạnh tranh với các công y đang hiện hữu. Tính kinh tế nhờ quy mô có thể xuất phát từ đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển (như đối với các doanh nghiệp dược và sản xuất động cơ máy bay), đầu tư vào quảng bá thương hiệu (như trường hợp các công ty nước giải khát), hoặc đầu tư vào nhà xưởng và máy móc thiết bị (các doanh nghiệp viễn thông) (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010).  Lợi thế doanh nghiệp đi đầu: các công ty gia nhập ngành đầu tiên có khả năng ngăn cản sự gia nhập ngành của các đối thủ tiềm năng nếu họ có lợi thế doanh nghiệp đi đầu. Chẳng hạn như họ có thể áp đặt các chuẩn mực trong ngành, hoặc có thể mua nguyên vật liệu với chi phí thấp do đạt được thoả thuận ưu đãi. Họ cũng có khả năng đạt được sự cấp phép của chính phủ cho hoạt động trong các ngành cần phải giám sát chặt chẽ. Cuối cùng nếu đã ở đỉnh cao của đường cong kinh nghiệm, công ty đi đầu sẽ có lợi thế tuyệt đối so với các đối thủ mới. Ngoài ra, lợi thế của các công ty gia nhập ngành đầu tiên sẽ càng lớn khi chi phí chuyển đổi dành cho khách hàng là đáng kể. Chẳng hạn như chi phí chuyển đổi mà khách hàng sử dụng hệ điều hành DOS của Microsoft gánh chịu làm vho việc giới thiệu sản phẩm mới của các công ty phần mềm khác trở nên vô cùng khó khăn (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010).  Tiếp cận với các kênh phân phối và mối quan hệ với khách hàng: khả năng phân phối hữu hạn của các kênh phân phối hiện thời và chi phí cao khi thiết lập kênh phân phối mới là những rào cản đáng kể đối với việc gia nhập ngành. Chẳng hạn như các công ty mới trong ngành ô tô nội địa của Mỹ phải đối mặt với rào cản lớn vì việc tìm kiếm mạng lưới đại lý rất khó khăn. Tương tự, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng mới thường thất bại trong việc tìm kiếm một chỗ trống trên kệ trưng bày ở các siêu thị. Mối quan hệ được thiếp lập tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng trong ngành cũng là một trở ngại cho các công ty có ý định gia nhập ngành. Các ngành dịch vụ là các trường hợp điển hình bao gồm các công ty kiểm toán, ngân hàng đầu tư và công ty quảng cáo (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010).  Các rào cản pháp lý: có rất nhiều ngành mà rào cản pháp lý, như bản quyền và mẫu sáng chế trong những ngành chuyên sâu về nghiên cứu, góp phần giới hạn gia nhập ngành. Tương tự như vậy, các ngành dịch vụ taxi, dịch vụ y khoa, ngành truyền thông và truyền hình cũng có rào cản pháp lý cao (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010). Chương 2 Cơ sở lý thuyết 10 2.2.2.3 Tác lực cạnh tranh thứ 3: Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế Tác lực cạnh tranh thứ 3 trong mô hình phân tích ngành là nguy cơ từ các sản phẩm hay dịch vụ thay thế. Các sản phẩm thay thế giới hạn lợi nhuận ngành bằng cách đặt ra mức giá trần mà các công ty trong ngành có thể bán sản phẩm của họ. Các sản phẩm thay thế liên quan không nhất thiết phải có cùng dạng với các sản phẩm hiện tại mà thực ra là cùng chung chức năng. Chẳng hạn, dịch vụ vận chuyển hàng không và dịch vụ cho thuê xe đường bộ có thể được xem là những sản phẩm thay thế đối với nhu cầu di chuyển trong khoảng cách gần của hành khách. Tương tự như vậy, chai nhựa có thể thay thế cho lon kim loại trong ngành nước giải khát (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010). Nguy cơ sản phẩm thay thế phụ thuộc vào mức giá và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh trên thị trường và sự sẵn lòng chuyển đổi của khách hàng. Nhận thức của khách hàng về các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào các sản phẩm đó có cùng chức năng với mức giá tương tự không. Nếu hai sản phẩm có chức năng tương tự nhau thì nhiều khả năng không có sự khác biệt về giá giữa chúng. Tuy nhiên, sự sẵn lòng chuyển đối sử dụng sản phẩm của khách hàng sẽ làm cho giá các sản phẩm biến động. Chẳng hạn như bình nước lọc và bình nước đóng chai thì có chức năng tương tự nhau nhưng nhiều khách hàng không đồng ý chuyển đổi từ sử dụng nước đóng chai sang nước bình lọc dẫn đến việc giá của nước đóng chai tăng thêm một ít (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010). 2.2.2.4 Tác nhân thứ 4: áp lực từ khách hàng Hai yếu tố mà quyết định khả năng mua của khách hàng bao gồm mức độ nhạy giá và năng lực trả giá của khách hàng. Mức độ nhạy giá sẽ quyết định khả năng khách hàng sẽ trả giá cho sản phẩm trong khi đó năng lực trả giá cho phép khách hàng có khả năng thành công trong việc giảm giá bán.  Mức độ nhạy giá của khách hàng: khách hàng sẽ nhạy giá khi mà sản phẩm không biến đổi và chi phí chuyển đổi nhỏ. Khách hàng cũng nhạy giá khi sản phẩm họ mua có giá trị lớn trong cấu trúc chi phí. Khi sản phẩm mua đại diện phần lớn chi phí mua hàng của khách hàng (chẳng hạn vật liệu đóng gói đối với các nhà sản xuất nước giải khát), họ sẽ có xu hướng chi tiêu tài nguyên cần thiết để tính đến các phương án chi phí thấp khác như phương án tự sản xuất. Ngoài ra, vai trò quan trọng của nguyên vật liệu đóng góp trong thành phẩm cuối cùng cũng quyết định vai trò quan trọng của giá đối với quyết định mua (Krishna G. Palepu và cộng sự, 2010).  Năng lực trả giá của khách hàng: ngay cả khi người mua nhạy giá, họ có thể không đạt đựơc mức giá thấp nếu họ không có năng lực trả giá. Năng lực trả giá của khách hàng được quyết định bởi các yếu tố bao gồm tỷ lệ người mua và người bán, giá trị đơn hàng của khách hàng, số lượng sản phẩm thay thế trên thị trường, chi phí chuyển đổi đối với khách hàng và nguy cơ của việc sát nhập dọc ngược chiều của khách hàng. Chẳng hạn trong ngành ô tô, các nhà sản xuất xe hơi có năng lực trả giá đáng kể đối với các công ty cung cấp phụ tùng bởi vì họ [...]... như công ty nước giải khát Pepsi, công ty TNHH Red Bull, nhà máy sản xuất bánh kẹo Perfectly, công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco), công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), công ty cổ phần thực phẩm Quốc tế (Interfood), công ty TNHH Acecook Việt nam, công ty thực phẩm Công nghệ… Bên cạnh đó, một số khách hàng là đại lý và các nhà bán buôn lớn, tiềm năng 30 Chương 3 Phân tích và định giá công. .. nguồn cung cấp công ty áp dụng các biện pháp để hỗ trợ nông dân trồng mía như cho vay, hỗ trợ kỹ thuật, giới thiệu các loại giống mía tốt phù hợp với thổ nhưỡng Tây Ninh Đối với nguyên liệu đường thô, công ty mua đường thô từ công ty cổ phần đường Biên Hoà, công ty Thành Thành Công và công ty Kim Hoà Ngoài ra các nguyên liệu khác như hoá chất, vôi, bao bì, muối được cung cấp bởi các công ty có uy tín... 3.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh (SBT) tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon (GB) và Liên hiệp mía đường II (LHMĐ II) và Liên hiệp mía đường Tây Ninh (LHMĐTN), được thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 1316/GP ngày 15/7/1995 do Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư cấp Tổng số vốn đầu tư ban đầu của Công ty là 95 triệu USD và vốn pháp định đăng ký là 28,5... Điển hình, công ty cổ phần mía đường Tây Ninh SBT đã xây dựng trại thực nghiệm mía giống trên tổng diện tích 33.8ha tại xã Thái Bình Huyện Châu Thành, cách nhà máy 40km chuyên nghiên cứu, khảo nghiệm các loại giống mía để chọn lọc ra những giống mía ưu việt, phù hợp với đất đai thổ nhưỡng, khí hậu tại Tây Ninh (SBT, Hoạt động kinh doanh, 2010) Đối với công ty cổ phần mía đường Lam Sơn LSS, công ty cũng... và định giá công ty của SBT có thể kể đến như công ty Thành Thành Công, tổng công ty Thương mại Sài Gòn, doanh nghiệp tư nhân Phát Thành Đạt, công ty Kim Hà (SBT, Hoạt động kinh doanh, 2010) Đối với sản phẩm mật rỉ, các khách hàng chính của SBT về sản phẩm này là những Đại lý và các nhà bán buôn ở Thành phố Hồ Chí Minh như công ty Thành Thành Công, công ty Kim Hà, công ty cổ phần Đường Biên Hòa, DNTN... hiện định giá tương đối Trong mô hình định giá tương đối, chúng ta sẽ định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị của doanh nghiệp tương tự đã được định giá trong thị trường (Krishna G Palepu và cộng sự, 2010) Nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ ước lượng giá trị cổ phiếu mục tiêu bằng cách so sánh nó với giá thị trường của các cổ phiếu mang tích chất tương tự Để định giá doanh nghiệp bằng phương pháp định giá tương... của cây mía cũng không đạt năng suất cao Chất lượng 35 Chương 3 Phân tích và định giá công ty đường của mía chỉ đạt mức dưới 10 ccs (đơn vị dùng để đo trữ lượng đường của mía) , thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất đường lớn của thế giới (Hiệp hội mía đường, 2010) Nhận thấy chất lượng đường của cây mía nước ta thấp, các doanh nghiệp trong ngành đã nghiên cứu và phát triển các giống mía mới trữ đường. .. vốn = Giá trị vốn chủ sở hữu Nguồn: (Damodaran, 2005) Sau khi tóm tắt cơ sở lý thuyết của các mô hình định giá và nêu bật các ưu nhược điểm của từng mô hình, bài luận văn này quyết định lựa chọn mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp (DFCFF) để phân tích định giá doanh nghiệp 28 Chương 3 Phân tích và định giá công ty CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC CÔNG TY 3.1.1... nghiệp tương tự đã được định giá bởi thị trường, thông thường các nhà phân tích sử dụng các công ty hoạt động trong cùng một ngành (Krishna G Palepu và cộng sự, 2010)  Tiếp theo là bước quy các giá trị thị trường của các công ty này theo các biến tố chung để tạo ra mức giá chuẩn hoá để từ đó có thể so sánh giá thị trường của công ty với giá trị chuẩn hoá này Đối với việc định giá cổ phiếu, các biến tố... việc hình thành các mô hình định giá khác (Damodaran, 2002) 2.3.1.1 Yếu tố cơ bản trong mô hình chiết khấu dòng cổ tức: Khi nhà đầu tư mua cổ phẩn của một công ty cổ phần đại chúng, họ kỳ vọng nhận được 2 dòng tiền bao gồm dòng cổ tức được hưởng khi họ nắm giữ cổ phần và giá kỳ vọng nhận được vào cuối thời đoạn nắm giữ (Gitman, 2002) Bởi vì giá kỳ vọng được xác định bởi dòng cổ tức tương lai sau thời

Ngày đăng: 25/10/2014, 21:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan