xây dựng quá trình công nghệ sửa chữa nhỏ hệ thống truyền lực xe atc-59

82 442 1
xây dựng quá trình công nghệ sửa chữa nhỏ hệ thống truyền lực xe atc-59

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chơng 1 ĐặC ĐIểM CấU TạO CủA Hệ thống truyền lực xe ATC-59 Hệ thống truyền lực xe ATC-59 bố trí ở phía trớc xe, là hệ thống truyền lực cơ khí có cấp bao gồm những cụm sau: Truyền lực chính, ly hợp chính, hộp số cơ khí, cơ cấu quay vòng và phanh dừng, truyền động cạnh. Bố trí chung của hệ thống truyền lực đợc thể hiện trên hình 1.1. Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống truyền lực xe ATC-59 1, 5- Truyền lực cạnh; 2- Hộp số; 3- Ly hợp chính; 4- Trục các đăng; 6- Cơ cấu quay vòng hành tinh bên trái; 7- Truyền lực chính; 8- Cơ cấu quay vòng hành tinh bên phải. 1.1. Ly hợp chính xe ATC-59 * Ly hợp chính dùng để: - Truyền mô men xoắn từ động cơ đến hộp số - Cắt dòng lực từ động cơ đến hộp số khi cần thiết. 3 - Đảm bảo cho xe khởi hành êm dịu. - Là cơ cấu an toàn cho hệ thống động truyền lực. * Cấu tạo ly hợp chính xe ATC-59 đợc biểu diễn trên hình 1.2. Ly hợp chính xe ATC-59 là loại ly hợp hai đĩa ma sát khô, bao gồm ba phần cơ bản: phần chủ động nối với trục khuỷu của động cơ thông qua trục các đăng 4 (hình 1.1), phần bị động nối với trục chủ động của hộp số, cơ cấu mở dùng để điều khiển ly hợp chính. Phần chủ động (hình 1.2) đặt trên trục chủ động của hộp số bằng các ổ đỡ cầu, bao gồm những kết cấu chính sau: - Mặt bích 2, phía trong có phay răng để ăn khớp với vành răng ngoài của trục các đăng 4 (hình 1.1) và liên kết với tang trống chủ động 28 bởi 12 bulông 9. - Tang chủ động 28, phía ngoài có ép vành răng khởi động. Phần moay ơ của tang đợc khoan 12 lỗ cách đều nhau để gá các chốt lò xo 23 và lò xo ép 26. Đĩa ép 27 và đĩa chủ động 4 nằm trong tang chủ động và trợt trong tang chủ động nhờ các bu lông 1. - Vành ép 12, liên kết với đĩa ép 27 bằng các chốt lò xo 23. Phần bị động (hình 1.2) gồm hai bộ đĩa ma sát bị động 3 liên kết với trục chủ động của hộp số bằng mối ghép then. Nhờ lực ép của các lò xo, khối đĩa ép (phần chủ động) và các đĩa ma sát bị động (phần bị động) thờng xuyên ép chặt vào nhau, nối dòng lực từ động cơ đến hộp số (ly hợp thờng đóng). 4 Hình 1.2. Ly hợp chính xe ATC-59 1- Cá hãm; 2- Moay ơ; 3- Đĩa ma sát bị động; 4- Đĩa ma sát chủ động; 5- Bi mở; 6- Then; 7- Nắp lỗ tra mỡ; 8- Vòng thép khoá các bu lông; 9-Bu lông; 10- Vành răng khởi động động cơ; 11- Đĩa cố định cơ cấu mở; 12- Vành ép; 13- Lò xo tách; 14- Cá hãm ốc điều chỉnh; 15- Bu lông; 16- Đĩa di động cơ cấu mở; 17- ốc điều chỉnh; 18- ổ bi cầu; 19- Tay quay cơ cấu mở; 20- Vòng đệm; 21- Cốc; 22- Đai ốc; 23- Chốt lò xo; 24- lò xo; 25- Cốc; 26- Lò xo ép; 27- Đĩa ép; 28- Tang chủ động. Cơ cấu mở ly hợp chính trên xe ATC-59 là cơ cấu mở bằng bi, dùng để tách phần bị động với phần chủ động của ly hợp chính nhằm ngắt dòng lực từ động cơ đến hộp số. Cơ cấu mở gồm có các chi tiết sau: đĩa cố định 11; 3 viên bi 5; đĩa di động 16. Các lò xo tách 12 (hình 1.2) để thờng xuyên tách đĩa cố định và đĩa di động tạo khe hở giữa các viên bi và rãnh hạt đậu trên 5 đĩa để đảm bảo cho ly hợp đóng hoàn toàn. Đĩa cố định 11 đợc liên kết với ống lót bằng then. ống lót đợc cố định vào thân của hộp số, vì vậy đĩa cố định không dịch dọc trục và không quay. Đĩa di động 16 đợc liên kết với cốc đẩy có tay quay 19 bằng then hoa và cố định bằng vòng hãm. Do đó khi tay quay cùng cốc đẩy quay đi một góc, đĩa di động cũng quay theo. Hình 1.3. Sơ đồ vị trí của viên bi và rãnh bi ở các trạng thái làm việc của ly hợp chính xe ATC-59 a- Ly hợp đóng, b- Vị trí tay quay đảm bảo hết hành trình tự do; c- Ly hợp mở hoàn toàn * Ly hợp chính có hai trạng thái làm việc: trạng thái đóng và trạng thái mở. Trạng thái đóng, biểu diễn trên hình 1.3a: Khi cơ cấu mở không làm việc(giữa bi mở và đĩa di động tồn tại khe hở tự do 0,9ữ1,2mm). Các lò xo ép 26 đẩy đĩa ép 27, mặt trong của mặt bích 2 cùng với các đĩa ma sát ép chặt vào nhau thành một khối. Lúc này 6 2,7-3,5 mm mô men động cơ đợc truyền từ động cơ qua hộp truyền lực qua ly hợp vào hộp số. Ly hợp ở trạng thái đóng. Trạng thái mở, biểu diễn trên hình 1.3b: Khi cơ cấu mở làm việc, lực của ngời lái làm cho cơ cấu mở quay đi một góc, các viên bi đợc đẩy lên rãnh nông của đĩa di động và đĩa cố định làm cho đĩa di động, đĩa ép 27 và vành ép 12 dịch chuyển sang trái, lo xo ép 26 bị nén lại. Đĩa ép 27 dịch chuyển sang trái tách ra khỏi khối đĩa ma sát làm cho các đĩa ma sát khác cũng tự rời nhau. Ly hợp ở trạng thái mở. 1.2. Hộp số xe ATC-59 * Hộp số xe ATC-59 có các công dụng là: - Truyền và biến đổi mô men xoắn và tốc độ góc từ động cơ đến bánh chủ động cho phù hợp với mô men cản. - Đảm bảo chuyển động lùi của xe. - Ngắt động lực từ động cơ đến cụm phía sau với thời gian tuỳ ý. Trích công suất động cơ đến các cụm chuyên dụng (máy nén khí, bơm dầu trợ lực, tời ). * Đặc điểm cấu tạo của hộp số ATC-59 (hình 1.4), đây là loại hộp số cơ khí đơn giản, có 5 số tiến, 1 số lùi. Các bánh răng là răng thẳng thờng tiếp và dẫn động cơ khí tác động trực tiếp. Hộp số bao gồm các kết cấu chính sau: vỏ hộp số, trục chủ động 12; trục bị động 32; trục trung gian 29; các bánh lắp trên trục, các kết cấu khớp gài, các ổ đỡ, các kết cấu làm kín. Vỏ hộp số (các te) bằng gang và đợc chế tạo bằng phơng pháp đúc. Vỏ của hộp số là giá đỡ các trục và các bánh răng, đồng thời để lắp cơ cấu sang số. 7 Hình 1.4. Hộp số xe ATC-59 1, 17, 25, 30, 31- ổ đỡ trụ; 2, 10 - ống lót; 3 - Bánh răng chủ động số IV; 4, 8, 26 - Khớp gài; 5 - Bánh răng chủ động số V; 6 - bánh răng chủ động; 7 - Bánh răng chủ động số II; 9 - Bánh răng chủ động số III; 11- Moay ơ; 12- Trục trên; 13- Vòng chắn dầu; 14, 21 - ổ đỡ cầu; 15, 16 - Điệm điều chỉnh; 18- Nắp trục trung gian; 19 -Bệ đỡ; 20 - Nắp; 22 - Bánh răng chủ động số I; 23 - Trục bánh răng trung gian; 24 - Bánh răng trung gian số I; 27 - Bánh răng số lùi; 28 Bánh răng trung gian; 29 - Trục trung gian; 32 - Trục dới; 33 - Vòng chặn; 34 - Vòng khoá. Trục chủ động của hộp số 12 đặt vào vỏ hộp số qua hai ổ đỡ trụ và ổ đỡ cầu. Bề mặt của trục đợc mài để lắp các ổ đỡ để lắp các bánh răng chủ động. ống răng khớp gài đợc lắp trục bằng then bán nguyệt. Phía đầu trục có phay then hoa để liên kết với các đĩa bị động của ly hợp chính. Phía trong trục khoan các đờng dầu để bôi trơn cho các ổ đĩa. Phía đầu của trục 8 chủ động (phía ổ đỡ trụ) đợc khoá bằng vòng khoá 34, vòng hãm hai nửa 33. Trục bị động 32 (hình 1.4) đợc gia công liền với bánh răng côn để liên kết với trục chủ động của truyền lực chính dẫn động ra cơ cấu quay vòng. Trên trục có phay rãnh then để lắp then liên kết với các bánh răng bị động của các số. Trục bị động đặt vào vỏ hộp số qua 3 ổ đỡ: 2 ổ đỡ trụ và 1 ổ đỡ cầu. Trục trung gian 29 (hình 1.4), trên trục đợc lắp 2 bánh răng quay trơn trên ổ đỡ (bánh răng số lùi 27 và bánh răng số một 22). Bánh răng trung gian 28 đợc liên kết với trục bằng then bán nguyệt. Trên trục có phay răng để ăn khớp với ống răng khớp gài 26. Trục đợc định vị vào vỏ hộp số bằng các vòng và khoá hãm. trục có khoan các lỗ dể bôi trơn cho các ổ đỡ. Trục trung gian số một 23 là trục cố định. Bánh răng trung gian số một 24 đợc cố định trên trục nhờ các ổ trụ. Phía đầu trục tiện ren để bắt đai ốc tự xiết. Cố định trục vào vỏ hộp số. Bánh răng trung gian số 24 ăn khớp với bánh răng 22 trên trục trung gian đồng thời ăn khớp với bánh răng bị động số 3 trên trục bị động. Các khớp gài số của hộp số ATC-59 là khớp gài kiểu ống răng. Khớp gài số II-III và IV-V đặt ở trục chủ động. Khớp gài số I và số lùi đặt ở trục trung gian. * Hộp số có hai trạng thái làm việc ứng với hai vị trí của cần số: cần số ở số 0 và cần số ở vị trí đang gài số nào đó. Cần số ở vị trí số 0: cần số, các khớp gài và các đồng tốc nằm ở vị trí trung gian, do vậy mà dòng công suất chỉ truyền từ trục chủ động đến trục trung gian. 9 Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý hộp số xe ATC-59 1- Bánh răng chủ động số IV; 2 - Khớp gài số IV-V; 3 -Bánh răng chủ động số V; 4 - Bánh răng chủ động; 5 - Bánh răng chủ động số II; 6 - Khớp gài số II-III; 7 - Bánh răng chủ động số III; 8 - Trục chủ động; 9 - Bánh răng bị đ.ộng số III; 10 - Trục bị động; 11 - Bánh răng bị động số I; 12 - Trục trung gian; 13 - Trục đỡ bánh răng trung gian số I; 14 - Bánh răng trung gian số I; 15 - Khớp gài số I và lùi; 16 - Bánh răng chủ động số lùi; 17 - Bánh răng bị động số lùi và số II; 18 - Bánh răng trung gian; 19 - Bánh răng bị động số V; 20 - Bánh răng bị động số IV Cần số ở vị trí gài số: để gài số, ngời lái thông qua hệ thống dẫn động điều khiển cài khớp gài tơng ứng vào bánh răng tơng ứng với số đó. Cụ thể (hình 1.5): - Số I: gài khớp 15 với bánh răng 11, ta có dòng công suất truyền từ động cơ qua hộp số nhờ sự ăn khớp của các bánh răng nh sau: bánh răng 4 bánh răng 18 bánh răng 11 bánh răng 14 bánh răng 9. - Số II: gài khớp 6 với bánh răng 5, tơng tự ta có: bánh răng 5 bánh răng 4. 10 - Số III: gài khớp 8 với bánh răng 7, ta có dòng truyền: bánh răng 7 bánh răng 9. - Số IV: gài khớp 2 với bánh răng 1, ta có dòng truyền: bánh răng 1 bánh răng 20. - Số V: gài khớp 2 với bánh răng 3, ta có dòng truyền: bánh răng 3bánh răng 19. - Số lùi: gài khớp 15 với bánh răng 16, ta có dòng truyền: bánh răng 4 bánh răng 18 bánh răng16 bánh răng 17. 1.3. Cơ cấu quay vòng và phanh xe ATC-59 * Cơ cấu quay vòng và phanh dừng xe ATC-59 có các công dụng là: - Đảm bảo quay vòng xe. - Giảm tốc độ của xe hoặc phanh xe. - Thay đổi tỉ số truyền của hệ thống truyền lực nhờ cơ cấu quay vòng mà không cần sang số. * Về mặt cấu tạo, là cơ cấu quay vòng hành tinh hai bậc gồm các bộ phận chính sau: Dãy hành tinh 2; ly hợp khoá 5; phanh dừng 3 và phanh chuyển hớng 4 (hình 1.6) Dãy hành tinh 2 là cơ cấu chính để thực hiện tạo tỷ số truyền chậm nhằm tăng lực kéo tức thời của xe mà không cần chuyển số, để vợt vật cản khi chuyển động và quay vòng xe ở các bán kính tính toán. Trong dãy hành tinh, bánh răng ngoại luân là khâu chủ động và giá hành tinh là khâu bị động. Bánh răng ngoại luân đợc liên kết với moay ơ 11 (hình 1.7) nằm trên trục chủ động của truyền lực chính bằng các bu lông 6. Phía trong của bánh răng ngoại luân có răng trong để ăn khớp với các bánh răng hành tinh 4. Các bánh răng hành tinh đợc lắp trên giá hành tinh 12 và quay trơn trên các chốt 5 nhờ các ổ đỡ cầu 3. 11 Hình 1.6. Sơ đồ nguyên lý cơ cấu quay vòng và phanh dừng xe ATC-59 1- Trục chính hộp số; 2 - Dãy hành tinh; 3 - Phanh dừng; 4 - Phanh chuyển h- ớng; 5 - Ly hợp khoá; 6 - Trục chủ động truyền lực cạnh; 7 - Khớp nối; 8 - Dãy hành tinh. Giá hành tinh 12 gồm hai phần liên kết với nhau là: trục bị động của cơ cấu quay vòng 10 và tang phanh dừng 13. Giá hành tinh đợc đỡ bằng các ổ đỡ cầu và ổ đỡ trụ (hình 1.7). Phía đuôi của trục bị động có phay then hoa để liên kết với tang trống ngoài của ly hợp khoá 21 và ống răng khớp nối 27. Bánh răng mặt trời 14 (hình 1.7) gia công liền với tang trống trong của ly hợp khoá và liên kết với tang phanh chuyển hớng 20. Ly hợp khoá 5 (hình 1.6) có tác dụng để khoá bánh răng mặt trời 14 và giá hành tinh 12 để tạo tỷ số truyền bằng 1, khi xe chuyển động thẳng. Bánh răng mặt trời đồng thời là tang trống trong của ly hợp khoá do đó phần ngoài có phay răng để ăn khớp với các đĩa ma sát có răng trong 16. Tang trống ngoài của ly hợp khoá đợc liên kết với nắp 21 của cơ cấu quay vòng. Nắp cơ cấu quay vòng và tang trống ngoài ly hợp khoá liên kết với trục bị động cơ cấu quay vòng bằng then hoa. Phía trong của tang ngoài có 12 [...]... xe mới Chính vì vậy, sửa chữa xe máy không chỉ mang ý nghĩa to lớn về mặt phát triển kinh tế đất nớc mà trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc công tác sửa chữa xe máy còn là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết trong duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của quân đội ta 2.1.2 Các mức sửa chữa Đối với xe- máy có 3 mức sửa chữa (sửa chữa nhỏ, vừa, lớn) và đối với cụm có 2 mức sửa chữa (sữa chữa nhỏ và sửa. .. xích kéo pháo ATC-59 truyền lực cạnh có tỷ số truyền bằng 5,54 đảm bảo 17 cho hộp số có kết cấu nhỏ gọn mà hệ thống truyền lực vẫn tạo đợc mô men lớn khắc phục lực cản lớn nhất có thể gặp Truyền lực cạnh có kích thớc khá lớn nhng do đợc bố trí hai bên phía trớc thành xe nên không làm tăng chiều cao chung của xe * Cấu tạo của truyền lực cạnh xe ATC-59 đợc biểu diễn trên hình 1.9 Truyền lực cạnh gồm có... mở hết), xe quay vòng với các bán kính khác nhau trong phạm vi: B < R . 1 ĐặC ĐIểM CấU TạO CủA Hệ thống truyền lực xe ATC-59 Hệ thống truyền lực xe ATC-59 bố trí ở phía trớc xe, là hệ thống truyền lực cơ khí có cấp bao gồm những cụm sau: Truyền lực chính, ly hợp chính,. đội ta. 2.1.2. Các mức sửa chữa Đối với xe- máy có 3 mức sửa chữa (sửa chữa nhỏ, vừa, lớn) và đối với cụm có 2 mức sửa chữa (sữa chữa nhỏ và sửa chữa lớn). [1] Sửa chữa nhỏ: Là thay thế phục. quay vòng và phanh dừng, truyền động cạnh. Bố trí chung của hệ thống truyền lực đợc thể hiện trên hình 1.1. Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống truyền lực xe ATC-59 1, 5- Truyền lực cạnh; 2- Hộp số; 3- Ly

Ngày đăng: 25/10/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan