khảo sát tuyến điểm du lịch “hà nội ninh bình thanh hóa nghệ an hà nội”

56 1.4K 11
khảo sát tuyến điểm du lịch “hà nội ninh bình thanh hóa nghệ an hà nội”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 LỜI TỰA Du lịch là “ sứ giả của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia và dân tộc” Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những nghành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó mang lại Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu và khu vực hóa Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu “từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có nghành du lịch phát triển trong khu vực” Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 cũng xá định mục tiêu sau nam 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có nghành du lịch phát triển trong khu vực; phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng cao; đảm bảo quan hệ hài hòa giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa Bên cạnh đó việc đào tạo cán bộ công nhân viên của nghành du lịch đang được nước ta hết sức quan tâm, những học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về ngành du lịch ngày càng được quan tâm, chú ý và dược dành khá nhiều chế độ đào tạo đặc biệt Ngoài khối lượng kiến thức được truyền tải trên lớp qua sách vở, báo chí, kênh thông tin đại chúng thì những chuyến đi thực tế là không thể thiếu, chỉ khi đi thực tế chúng ta mới hiểu bản chất, được cụ thể hóa vấn đề được học Kinh nghiệm thực tế qua những chuyến đi rất cần cho sinh viên du lịch để làm quen với công việc của mình sau này, giúp cho sinh viên củng cố được rất nhiều kiến thức hình thành nên ý tưởng định hình cho công việc sau này Đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, để đào tạo sinh viên theo chiều sâu, giúp sinh viên cọ sát với thực tế, vừa qua khoa du lich trường đại học dân 1 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 lập Đông Đô đã kết hợp với công ty du lịch Nam Việt tổ chức cho sinh viên khóa 15 khoa du lịch đi thực tế khảo sát tuyến điểm du lịch “Hà Nội- Ninh Bình- Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Nội” từ ngày 31/3 – 4/4/2012 Qua chuyến đi thực tế, sinh viên đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích, mở rộng tầm hiểu biết Với trình độ và nhận thức còn có hạn, do vậy bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn giúp đỡ, góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn 2 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 MỤC LỤC Phần mở đầu 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Mục đích và ý nghĩa 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Cấu trúc Chương 1 : Chương trình tour và cấu tạo giá 1.Chương trình tour 2.Cấu tạo giá Chương2 : Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm 1 Hà Nam 1.1 Vị trí 1.2 Dân số và diện tích 1.3 Tài nguyên du lịch 2 Ninh Bình 2.1 Sơ lược về tỉnh Ninh Bình 2.2 Điểm tham quan 2.2.1 Nhà thờ đá Phát Diệm 2.2.2 Khu du lịch sinh thái Tràng An 2.2.3 Chùa Bái Đính 3 Thanh Hóa 3.1 Sơ lược về tỉnh Thanh Hóa 3.2 Điểm tham quan 3.2.1 Đền Bà Triệu 3.2.2 Bãi biển Sầm Sơn 3 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 3.2.3 Hòn Trống Mái 3.2.4 Đền Độc Cước 3.2.5 Núi Trường Lệ 3.2.6 Thành nhà Hồ 4 Nghệ An 4.1 Sơ lược về tỉnh Nghệ An 4.2 Điểm tham quan 4.2.1 Đền Cuông 4.2.2 Bãi biển Cửa Lò 4.2.3 Mộ bà Hoàng Thị Loan 4.2.4 Hoàng Trù : Quê ngoại Bác Hồ 4.2.5 Làng Sen : Quê nội của Bác Chương 3 : Đánh giá tuyến điểm và nhận xét tổ chức tour 1 Đánh giá tuyến điểm 2 Nhận xét tổ chức tour 2.1 Đánh giá chất lượng dịch vụ của chuyến đi 2.2 Ưu điểm và nhược điểm Kết luận Tài liệu tham khảo 4 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam phát triển nhanh Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993 đã khẳng định “ Du lịch là 1 nghành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển nghành du lịch, do đó lượng khách du lịch nội địa và quốc tế cũng như doanh thu du lịch tăng lên một cách đáng kể Vì vậy, việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và đào tạo cán bộ công nhân viên du lịch, trong đó có cán bộ quản lí kinh doanh du lịch có trình độ Đại học là cấp bách Nhận thức được tầm quan trọng đó, cũng như nhiều trường Đại học trên cả nước, trường Đại học Đông Đô đã tổ chức cho sinh viên đi khảo sát thực tế với tour du lịch Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An, đây là một trong những tuyến điểm du lịch quan trọng ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như công tác quản lí, vấn đề môi trường….Vì vậy, việc nghiên cứu đè tài này là một vấn đề cấp bách nhằm đưa du lịch của vùng phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch mà vùng hiện có 2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài Một chuyến đi thực tế khảo sát tour, tuyến, điểm du lịch yêu cầu sinh viên phải từ thực tế mà thiết lập được cung đường, lịch trình, thời gian cho chuyến đi Bên cạnh đó sinh viên cũng cần phải hiểu biết, nắm bắt được các tài nguyên du lịch, các nét đặc sắc và giá trị của những nơi đi qua khảo sát Mục tiêu và ý nghĩa của chuyến đi đặt ra là sau khi kết thúc, sinh viên nắm được những kĩ năng nghề như xây dựng lịch trình, nắm bắt được tuyến 5 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 điểm, trau dồi, áp dụng được những lí thuyết đã học, rút ra bài học cho riêng mình, đánh giá được chất lượng của chuyến đi và đặc biệt với sinh viên nghành văn hóa du lịch là khả năng hướng dẫn trên lịch trình đã khảo sát Tất cả những nội dung, yêu cầu này được thể hiện tóm tắt qua báo cáo khảo sát sau khi hoàn thành chuyến đi thực tế 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An là một trong những tuyến điểm du lịch mới vô cùng quan trọng của du lịch Việt Nam Từ Hà Nội tới Nghệ An, với nhiều điểm, trung tâm dun lịch lớn, nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan đã và đang được đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch Chuyến khảo sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này là cơ hội để sinh viên có dịp nghiên cứu, học tập, tìm hiểu một cách thực tế nhất, lượng kiến thức to lớn về dải đất đầy tiềm năng du lịch này 4 Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp nghiên cứu trực tiếp, cọ sát thực tế, nghe, quan sát kết hợp ghi chép lại tất cả những gì mắt thấy tai nghe bằng hình ảnh cũng như giấy, bút làm tư liệu Học hỏi trực tiếp kinh nghiệm nghề nghiệp qua hướng dẫn viên giúp sinh viên dễ dàng hình dung về công việc của mình hơn 5 Kết cấu báo cáo Báo cáo gồm : - Phần mở đầu - Chương 1 : Chương trình tour và giá tour - Chương 2 : Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm - Chương 3 : Đánh giá tuyến điểm và nhận xét tổ chức tour 6 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG TRÌNH TOUR VÀ CẤU TẠO GIÁ 1 Lịch trình tour: Hà Nội – Cửa Lò – Quê Bác – Sầm Sơn – Thành nhà Hồ Nhà thờ đá Phát Diệm – Tràng An – Bái Đính – Hà Nội (Thời gian: 5 ngày 4 đêm – Phương tiện: ô tô) Ngày thứ nhất: Hà Nội – Cửa Lò Sáng 6h30 Hướng dẫn viên cùng xe đón quý khách tại điểm quy định khởi hành đi Nghệ An Quý khách ăn sáng tại Phủ Lý Trên đường đi, quý khách ghé thăm đền Bà Triệu (Thanh Hóa) 13h30 Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đức Tài (Cầu Giát – Quỳnh Lưu) Chiều 14h30 Xe đưa quý khách đi Cửa Lò Quý khách nhận phòng tại khách sạn Hoàng Lan 18h30 Quý khách ăn tối tại khách sạn Ngọc Hải Sau đó tự do dạo bãi biển, hoặc thuê xe đạp đôi, xe điện đi tham quan thị xã Cửa Lò Ngày thứ hai: Cửa Lò – Quê Bác Sáng Quý khách tự do ăn sáng 7h15 Xe đưa quý khách đi thăm Quê Bác (Quê Nội – Quê Ngoại – Mộ bà Hoàng Thị Loan) 12h30 Chiều Quý khách ăn trưa tại khách sạn Ngọc Hải 14h00 Quý khách tham dự chương trình Team Building trên biển do công ty du lịch tổ chức 7 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 18h30 Quý khách ăn tối tại khách sạn Ngọc Hải Ngày thứ ba: Cửa Lò – Sầm Sơn Sáng Quý khách tự do ăn sáng 7h30 Quý khách làm thủ tục trả phòng 8h00 Xe đưa quý khách khởi hành về Sầm Sơn Trên đường đi, quý khách ghé thăm đền Cuông, nơi thờ An Dương Vương 11h30 Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Ngọc Thuận 12h30 Xe đưa quý khách đến Sầm Sơn Quý khách nhận phòng tại khách sạn Đại Nam II Chiều 14h30 Xe đưa quý khách đi thăm hòn Trống Mái, đền Độc Cước 18h30 Quý khách ăn tối tại khách sạn 20h00 Quý khách tham dự chương tình Gala Dinner do công ty du lịch tổ chức Ngày thứ tư: Sầm Sơn – Thành Nhà Hồ - Nhà thờ đá Phát Diệm – Ninh Bình Sáng Quý khách tự do ăn sáng 7h30 Quý khách làm thủ tục trả phòng 8h00 Xe đưa quý khách đi tham quan Thành nhà Hồ (Di sản Văn hóa Thế giới) 13h00 Chiều Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Cơm phở Huế 14h00 Xe khởi hành đưa quý khách đi tham quan nhà thờ đá Phát Diệm 17h30 Xe đưa quý khách về thành phố Ninh Bình Quý khách nhận phòng và nghỉ ngơi tại khách sạn Thanh Lợi 19h15 Quý khách ăn tối tại nhà hàng bia Na Da 999 8 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 Ngày thứ năm: Ninh Bình – Tràng An – Chùa Bái Đính – Hà Nội Sáng 7h00 Quý khách làm thử tục trả phòng và tự do ăn sáng 7h30 Xe khởi hành đưa quý khách đi tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An 11h30 12h30 Xe đưa quý khách đi tham quan chùa Bái Đính 15h45 Xe khởi hành về Hà Nội 17h30 Chiều Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Mai Trang Xe đưa quý khách về tới 20A Tôn Thất Tùng Hướng dẫn viên chia tay đoàn Kết thúc chương trình tham quan thực tế 2 Cấu tạo giá: GIÁ TOUR GIÁ TRỌN GÓI CHO 01 KHÁCH: 1.850.000 VND (Giá trên áp dụng cho đoàn từ 110 khách trở lên) Mức giá bao gồm: Đơn vị tính: VNĐ Chi phí cả S TT Chi Khoản mục – Chi Phí từng người phí đoàn (116 người) 9 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 1 Dịch vụ vận chuyển 850.000 98.600.00 0 2 Dịch vụ ăn uống 540.000/9 bữa Dịch vụ lưu trú 62.640.00 0 260.000 30.160.00 0 Trong đó: + Khách sạn Hoàng Lan (Cửa 3 Lò) 140.000/ 2 đêm + Khách sạn Đại Nam II (Sầm Sơn) 0 60.000/ 1 6.960.000 60.000/ 1 6.960.000 100.000 11.600.00 đêm + Khách sạn Thanh Lợi 2 (Ninh Bình) 4 16.240.00 đêm Vé tham quan Tràng An 0 Hướng dẫn viên 5 6 7 90.000 10.440.00 0 Trong đó: + Hướng dẫn viên công ty + Hướng dẫn viên tại điểm Bảo hiểm du lịch Tổng chi phí 40.000 50.000 10.000 1.850.000 5.800.000 4.640.000 1.160.000 214.600.0 00 Không bao gồm: Chi phí cá nhân, đồ uống tại các bữa ăn, điện thoại, thuế VAT, 10 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 biếc hữu tình, làm sống lại thiên tình sử thời xa xưa mà nhà thơ Tố Hữu đã viết: “ Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” Tại đền Cuông, hàng năm đều tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng 2 âm lịch để nhớ ân đức của Thục An Dương Vương - người có công sáng lập ra nhà nước Âu Lạc Phần lễ: - Chiều 14 tháng 02 âm lịch : Lễ yết cáo - Đêm 14 tháng 02 âm lịch: Lễ yên vị - Sáng 15 tháng 02 âm lịch: - Rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra đền Cuông Đại lễ tại Đền Rước kiệu từ Đền Cuông về đình Xuân Ái (Diễn An) và nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) - Chiều 15 tháng 02 âm lịch: Lễ tạ Phần hội: Diễn ra từ 15 tháng 02 đến tối 16 tháng 02 âm lịch 4.2.2 Bãi biển Cửa Lò Biển Cửa Lò cách Hà Nội 300km Người thành Vinh, sau một ngày lao động mệt mỏi, vợ chồng con cái thích đi tắm biển Cửa Lò chỉ mất 15 42 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 phút chạy xe Đại lộ Bình Minh chạy dọc bờ biển, được bao quanh bởi rừng phi lao bạt ngàn, rừng cây vừa chắn cát, vừa là điểm dạo chơi lý thú cho du khách Bãi biển dài 10km, nước biển trong xanh cả 4 mùa, độ mặn vừa phải, cát trắng Cửa Lò vừa đủ làm nền cho nước biển càng trong xanh hơn Dọc bờ biển là những rặng phi lao, dừa, thông được bàn tay chăm sóc của con người luôn xanh tốt tỏa bóng mát cho du khách nghỉ ngơi sau những giờ phút nô đùa trên sóng Xa xa là đảo Ngư huyền bí diện tích chỉ 2km2, nhưng trên đảo có bãi tắm tiên, giếng nước thần, nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó nổi bật là cây Lộc vừng to nhất Việt Nam “Đất lành chin đậu”, nhiều loài chim quý đã tìm về đảo trú ngụ, cùng với những loài thú khác như Vượn, Chồn, Sóc, Hươu… khiến cho đảo Ngư trở thành một vườn Bách thú tự nhiên, lạ, một điểm nhấn độc đáo của Cửa Lò Khi màn đêm buông xuống, ánh đèn lung linh, trăng sao huyền ảo, gió thổi rì rào cùng tiếng ầm ì lao xao củasóng biển, Cửa Lò càng trở nên huyền ảo, hấp dẫn bởi ánh đèn những đoàn ghe thuyền ra khơi đánh cá Du khách có thể bắt một chiếc thuyền thúng và cùng ra khơi với ngư dân, tròng trành trên biển đêm để chong đèn câu những đàn mực 43 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 sim, loài mực đặc sản của vùng biển này Những người ngại không muốn ra khơi được với ngư dân thì chỉ việc ngồi trên bãi biển, đợi thi thoảng có một chiếc thúng vào là có thể đến lựa mua cho gia đình những mớ tôm, cá còn tươi rói, nhảy búng lách tách Tạt vào những hàng quán hiếu khách trên bãi biển nhờ hấp lên là đã có thể đánh chén một bữa hải sản đáng nhớ Về với Cửa Lò, du khách không chỉ tấm tắc khen ngon các sản vật của biển mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc trưng cho một vùng đất gió Lào cát trắng nhọc nhằn như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, nước mắm Diễn Châu, cam Vinh… Tuy nhiên, một đặc sản không thể bỏ qua được đối với khách gần xa đến với xứ Nghệ là món cháo lươn giản dị, chân phương bởi được nấu từ những sản vật gần gũi của đồng đất xứ Nghệ,nhưng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng cho vùng đất này, thành nỗi nhớ, niềm thương của những người con “quê Choa” khi xa nhà Không chỉ vậy, món đặc sản này còn khiến khách dù chỉ một lần nếm thử khi ghé qua miền Nghệ An nắng gió đến khi trở lại thế nào cũng phải tìm ăn cháo lươn cho bằng được mà thôi! 4.2.3 Mộ bà Hoàng Thị Loan Điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan nằm ở triền phía Tây núi Bân (nhân dân địa phương thường gọi núi Tam Tầng, vì đứng trên núi nhìn xuống chân núi có 3 bậc tạo thành 3 tầng) cách núi trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam Và cũng tại đỉnh núi này, vào mua xuân năm 1789 Nguyễn Huệ đã làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng Đế Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 khoa Mậu Tuất không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc đưa hai con Khiêm, Cung về làng Dương Nỗ để vừa dạy 44 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 học vừa chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo Một mình bà ở lại ngôi nhà Thành Nội, quay tơ diệt vải để hàng tháng giúp thêm tiền cho chồng con ăn học Cuối năm 1990, bà Loan sinh người con thứ tư, đặt tên là Nguyễn Sinh Xin – cái tên ghi nhận cuộc sống nghèo khó, vất vả của gia đình chốn kinh thành Do phải lao động vất vả, nên sau khi sinh, bà Loan đã lâm bệnh nặng Mặc dù đã được bà con lối phố tận tình cứu chữa nhưng do bệnh quá nặng, bà đã lặng lẽ qua đời vào ngày 10/02/1901 (tức ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý) trong nỗi xót xa, đau đớn của cha con ông Sắc và bà con láng giềng, ra đi ở tuổi 33 đầy xuân sắc, nhưng cuộc đời bà không hề ngắn ngủi, bà đã sống hết mình, để kịp tạo dựng và gửi gắm những ước mơ của mình vào người chồng thân yêu và những con thông minh, hiếu thảo Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại núi Bân Theo luật triều đình lúc bấy giờ, đám tang của dân thường không được đưa qua các cổng thành chính, và đặc biệt các ngày giáp tết không được khóc Thi hài bà Loan được bà con lối phố lặng lẽ đưa xuống thuyền qua cống Thanh long, theo sông Đông Ba, ra sông Hương, rồi ngược dòng sông Hương về sông An Cựu, đến gần ngã ba Giàng Xay thi hài bà được gánh bộ 45 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 theo đường Ngự Bình và đưa lên mai táng ở triền núi Tam Tầng Vào đời vua Thành Thái, ngọn núi này là đất Quan phòng (nơi chôn cất thi hài của các gia đình hoàng tộc,hiện nay còn lăng bà Phước Lân công chúa,em ruột vua Thành Thái) và đây còn là đặt ân giành cho những người ngoại tộc được nhà vua cảm tình Thi hài của bà Loan – một người dân thường được mai táng ở đất Quan phòng, phải chăng đó là mối thiện cảm của triều đình đối với ông đồ nho Nguyễn Sinh Sắc lúc đó Mộ bà Loan gối đầu lên đỉnh núi Bân, hướng mộ nhìn về phía tây đất phật Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh (chị gái Bác Hồ), trong thời gian quản thúc ở Huế đã dời hài cốt mẹ về Nghệ An, nơi đây chỉ còn lại địa điểm đã được cải táng Sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử,chiến tranh đã tàn phá và làm thay đổi nhiều, địa điểm mai táng bà Hoàng thị Loan bị san lấp Tuy vậy lăng bà Phước Lân công chúa cách huyện mộ mai táng bà Loan 35m vẫn còn giữa nguyên cho đến ngày nay Đó là trong những cơ sở để tiến hành xác minh khoa học tìm ra nơi chôn cất bà Loan xưa kia Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa thiên – Huế , được sự liên hiệp xuất nhập khẩu Thừa Thiên – Huế đã xây dựng nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan ngay tại vị trí mai táng bà trước đây Nhà bia được xây dựng theo kiến trúc truyền thống gồm 4 trụ, 4 mái Mái ngói cement theo kiểu ngói âm dương Đường nóc có “lưỡng long triều nguyệt” bốn đầu đao có 4 con rồng quay đầu theo kiểu “hồi long”.Bia đá đặt 46 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 chính giữa nhà bia Bao quanh nhà bia là sân bia, xung quanh nhà bia được trồng thông và hoa sứ Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan được xây dựng trên địa điểm mai táng của bà thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý muôn đời, là bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Tuy thi hài bà Loan đã được cải táng về quê nhà Nghệ An nhưng suốt 20 năm trời nằm trên đất Huế, linh hồn và máu thịt của bà đã hoà quyện, thấm sâu vào mảnh đất này Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan thể hiện tình cảm thiên liêng của người sống đối với người đã khuất, chứa đựng quan niệm đạo đức, văn hoá truyền thống dân tộc, nêu cao tấm gương về nhân cách đạo đức làm người, sự hy sinh thầm lặng của người mẹ Việt Nam suốt đời tần tảo, chung thuỷ với chồng con Địa điểm mai táng của bà Hoàng Thị Loan tại núi Tam Tầng từ năm 1901-1922 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong những năm tháng Bác Hồ và gia đình Người ở Huế Nơi đây đã để lại dấu ấn tình cảm sâu sắc, thiêng liêng của Bác Hồ về người mẹ thân yêu Đến thăm địa điểm mai táng, đứng dưới vòm mái của nhà bia, trong hương thầm nghi ngút, đọc những dòng chữ khắc chạm trên tấm bia, chúng ta không thể không bùi ngùi xúc động và thấm thía hơn công lao vô bờ bến của người mẹ đã có công sinh thành một vị anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới – Hồ Chí Minh Di tích lưu niệm địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 28/10/2008 47 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 4.2.4 Hoàng Trù : Quê ngoại Bác Hồ Cụ Hoàng Đường là ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngôi nhà của cụ gồm có 5 gian và hai chái, trong đó ba gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học Gian thứ hai có bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư với những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực Gian thứ ba có bộ phản dùng làm nơi nghỉ ngơi của thày và trò Hai gian còn lại là nơi nghỉ ngơi của cụ bà và là nơi sinh hoạt của gia đình Cuối năm 1883 ông bà Hoàng Đường tổ chức lễ thành hôn cho hai con là Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) và Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại ngôi nhà gỗ 5 gian này Ông bà đã dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc vườn phía tây để cho đôi vợ chồng trẻ ở riêng Ngôi nhà tại làng Hoàng Trù là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc Đây cũng là nơi ghi dấu những kỷ niệm êm đẹp trong tuổi ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngôi nhà tranh 3 gian nằm ở góc vườn phía tây nhà ông bà Hoàng Đường là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây 48 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 cho tới năm lên 3 tuổi Gian ngoài cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông, chếch về phía trong là hai giá sách đựng sách thánh hiền Tại gian nhà này cụ Hoàng Đường thường qua đây trao đổi với ông Sắc về văn chương, chữ nghĩa Gian giữa sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, liếp nứa, trải chiếu mộc, chiếc màn bằng vải nhuộm nâu là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan Sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và các vật quí của gia đình Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là công cụ lao động của bà Loan dùng để dệt vải, dệt lụa nuôi sống cả gia đình Bà Hoàng Thị Loan vừa dệt vải vừa hát ru con để chồng yên tâm việc bút nghiên Tại đây còn có chiếc võng gai đơn sơ, nơi xưa kia Bác Hồ đã từng nằm ngủ Tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mẹ chăm sóc, vun đắp bằng những làn điệu dân ca bay bổng chứa đựng những ước mơ cao đẹp, hy vọng sâu xa 4.2.5 Làng Sen : Quê nội của Bác Làng Sen có tên chữ là Kim Liên (Bông Sen Vàng) Sau luỹ tre xanh là ngôi nhà lá 5 gian đơn sơ, mộc mạc của gia đình cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh Khoa thi hội năm Tân Sửu (1901) ông Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng, theo tập tục của địa phương và nguyện vọng của dân làng, ông cùng các con rời làng Chùa (Hoàng Trù) về sống tại làng Sen quê nội Ngôi nhà này là do bà con làng Sen quyết định xuất quỹ công dựng để mừng ông Phó bảng Tất cả cây cối trong vườn cũng đều do dân làng trồng cho 49 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 Trong ngôi nhà đơn sơ này cụ Sắc đã dành hai gian rộng rãi để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc, ở đây có bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào các buổi tối cụ thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh Nhân cách cao thượng của người cha và lòng nhân ái vị tha của người mẹ đã ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách các con của cụ Sắc 50 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 Hiện nay các kỷ vật trong gian nhà của cụ Sắc còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn Hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ phó bảng và hai con trai Chiếc giường xinh xinh là của bà Thanh con gái của cụ Chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen vẫn còn nguyên đó.Đến với Làng Sen, du khách vừa được chiêm ngưỡng cảnh làng quê điển hình của Việt Nam đồng thời chứng kiến những kỷ vật thiêng liêng gắn bó một thời của Hồ Chủ Tịch, người cha già của dân tộc Việt Nam, một danh nhân của thế giới.Ngôi nhà Bác ở thời niên thiếu 51 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TUYẾN ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT TỔ CHỨC TOUR 1 Đánh giá tuyến điểm Chuyến đi thực tế Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Nội đã đưa sinh viên đến nhiều vùng đất mới, khám phá được những nét văn hóa mới và sự sáng tạo đặc sắc của con người Trên mỗi chặng đường, mỗi điểm du lịch, sinh viên có cơ hội học hỏi trau dồi kiến thức, hiểu biết hơn về đất nước, con người Việt Nam Chuyến đi đã đáp ứng được nhu cầu của sinh viên trong việc rèn luyện các kĩ năng cơ bản của nghề, nhận thức được giá trị đích thực của tài nguyên du lịch ở các điểm tham quan, nắm được lộ trình các điểm du lịch từ đó có thể tự xây dựng chương trình tour cho khách Hơn nũa có thể hạn chế và khắc phục những bỡ gỡ ban đầu khi được phân công hướng dẫn khách tham quan du lịch trong suốt tuyến và tại các điểm Hiểu biết nhiều hơn các phong tục tập quán của cư dân địa phương nơi có các điểm du lịch nhằn hướng dẫn khách du lịch tốt hơn tạo cho khách có cảm giác thoải mái, yên tâm khi đi du lịch…đồng thời cũng phổ biến kinh nghiệm của mình cho khách Nắm được thực trạng, khả năng đáp ứng cũng như chất lượng của cơ sở vật chất kĩ thuật của các tỉnh, thành phố mà đoàn đã đến trong suốt lộ trình Nắm rõ được tình trạnh đường xá cũng như giá cả của các khách sạn, nhà hàng từ đó sinh viên có thể tự đặt phòng, đặt ăn cho khách Học hỏi được kinh nghiệm về thiết kế và tổ chức thực hiện các tour du lịch và các chương trình kèm theo, bên cạnh đó biết được khó khăn có thể 52 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 xảy ra trong quá trình thực hiện tour nhằm dự kiến phương án khắc phục sao cho có hiệu quả nhất Với tư cách là khách du lịch trong chuyến thực tế, sinh viên có thể hiểu được tâm lí chung của khách thông qua chính mình và bạn đồng hành Biết được những điều du khách mong muốn cũng như khó chịu để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm tối đa hóa thỏa mãn của khách, tránh được những điều chẳng may do khách gây ra làm ảnh hưởng chất lượng chương trình Tuy nhiên, chuyến đi phân bố thời gian tham quan ở một số điểm chưa hợp lí vì vậy 1 số điếm tham quan chính sinh viên chưa nắm được rõ thực trạng tại điểm 2 Nhận xét tổ chức tour 2.1.Chất lượng của các dịch vụ - Dịch vụ vận chuyển : nhìn chung dịch vụ vận chuyển của công ty Nam Việt là tương đối tốt, đúng như hợp đồng, đưa đón theo đúng chương trình Dịch vụ trên xe tương đối đầy đủ, xe thoáng khí, thoải mai Tuy nhiên, ngày cuối cùng xe số 1 xảy ra sự cố nhỏ gây chậm hành trình - Dịch vụ lưu trú : Trong chương trình dịch vụ lưu trú tương đối tốt, đầy đủ tiện nghi Tuy nhiên chất lượng dịch vụ giữa các phòng vẵn chưa được đồng đều - Dịch vụ ăn uống : Với chế độ ăn 60.000đ/người/ngày dịch vụ ăn uống đáp ứng tốt, thực đơn thường xuyên được thay đổi Nhưng một số bữa ăn quá ít, khiến sinh viên bị đói - Hướng dẫn viên : Hướng dẫn viên trong đoàn nói chung là nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm 53 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 - Dịch vụ bổ sung : Nhìn chung dịch vụ bổ sung tốt, trên mỗi tuyến đường các xe đều có nươc cho sinh viên Các dịch vụ bổ sung tại khách sạn cũng tương đối đầy đủ 2.2 Đánh giá ưu, nhược điểm 2.2.1 Ưu điểm Nhờ có sự quan tâm của trường và khoa đã tổ chức cho sinh viên khoa du lịch chuyến đi khảo sát tuyến điểm du lịch “Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Nội” Chuyến đi đã thành công tốt đẹp, không có chuyện đáng tiếc xảy ra Đặc biệt trong chuyến đi có thầy Vũ Đình Thụy – chủ nhiệm khoa du lịch, cô Phùng Thị Thanh Hiền – giáo vụ cùng cô Nguyễn Thanh Hằng hết sức tận tình quan tâm, giúp đỡ, quản lí sinh viên Về phía công ty Nam Việt đã phục vụ rất nhiệt tình và chu đáo, đảm bảo chuyến đi thành công tốt đẹp 2.2.2 Nhược điểm Phía công ty chưa đáp ứng được tốt hoàn toàn các dịch vụ ăn uống, lưu trú Về phía sinh viên cũng phải rút kinh nghiệm về một số vấn đề sau : Một số bạn chưa nghiêm túc tuân thủ giờ giấc, đi muộn trong ngày đầu tiên để cả đoàn phải chờ, tác phong tập trung kém 54 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 KẾT LUẬN Đất Việt kéo dài từ Bắc xuống Nam cong mình thành hình chữ S, duyên dáng như người con gái Việt Nam, mang trong mình biết bao vẻ đẹp của tài nguyên thiên nhiên mà tạo hóa đã ban cho Dường bờ biển trải dài hơn 3200km với bờ cát trắng mênh mông, nước biển xanh ngắt như bầu trời hay những hang động huyền bí, những hình đấ tạc như truyền thuyết, như huyền thoại….Bên cạnh đó còn có mảnh hồn quê hương đất nước lặng lẽ, âm thầm, giản dị mà thấm đậm tình nghĩa, mang nặng hồn quê, đậm chất văn hóa của 1 dân tộc, 1 vùng miền, nét văn hóa ấy mang lại cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền một dấu ấn riêng mà chẳng nơi nào nếu không phải quốc gia ấy, vùng miền ấy có được Tất cả những giá trị nổi bật ấy đã có sức hấp dẫn lứn đối với du khách trong và ngoài nước Những giá trị đó đã được thể hiện một cách rõ nét trong chuyến hành trình Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Nội Chuyến thực tế đã thành công tốt đẹp và để lại nhiều kiến thức bổ ích cho sinh viên Với khả năng phân tích, tổng hợp và trình bày còn hạn chế, vốn kiến thức tích lũy chưa được nhiều nên việc hoàn thành báo cáo không tránh khỏi việc mắc lỗi , thiếu sót và còn có phần hạn chế Em mong được nhận sự đóng góp của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn 55 Trần Thị Hoàng Anh – K15VH1 Tài liệu tham khảo 1 Non nước Việt Nam – NXB tổng cục du lịch 2010 2 Cẩm nang du lịch Việt Nam – NXB Hồng Đức 2008 3 Website: - http://www.vi.wikipedia.org - http://www.camnangdulich.com - http://www.dulichvietnam.com.vn - http://www.webdulich.com - http://www.tailieu.vn 56 ... Hồng Anh – K15VH1 lập Đơng Đơ kết hợp với công ty du lịch Nam Việt tổ chức cho sinh viên khóa 15 khoa du lịch thực tế khảo sát tuyến điểm du lịch ? ?Hà Nội- Ninh Bình- Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Nội? ??... dẫn lịch trình khảo sát Tất nội dung, yêu cầu thể tóm tắt qua báo cáo khảo sát sau hoàn thành chuyến thực tế Đối tượng phạm vi nghiên cứu Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An tuyến điểm du lịch. .. Trần Thị Hồng Anh – K15VH1 Thanh Hóa 3.1 Sơ lược tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa cách thủ Hà Nội 150km Suốt nghìn năm lịch sử dựng nước giữ nước, Thanh Hóa xuất nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu

Ngày đăng: 25/10/2014, 13:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan