Dạy họcphát hiện và giải quyết vấn đề.

32 8.7K 381
Dạy họcphát hiện và  giải quyết vấn đề.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quốc Chung Nhóm thực hiện : 1. Đinh Quang Hiền 2. Hà Đình Hạnh 3. Nguyễn Thị Giang 4. Nguyễn Thị Thanh Thuỳ Chuyên đề: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Toán ở Tiểu học PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cấu trúc: 1.Tên phương pháp và những tên gọi khác nhau 2. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 3. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 4. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 5. Cách vận dụng hay sử dụng của phương pháp này trong thực tiễn dạy học Toán. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 1.1. Tên phương pháp: Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 1.2. Các tên gọi khác nhau của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Về phương pháp dạy học này, đã có nhiều cách gọi khác nhau, mà thường gặp là : - Dạy học nêu vấn đề - Dạy học gợi vấn đề - Dạy học giải quyết vấn đề - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề - Dạy học đặt và giải quyết vấn đề PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Về bản chất, dường như các thuật ngữ trên đã đều được dùng để chỉ cùng một xu hướng sư phạm hay một phương pháp dạy học, trong đó học sinh đứng trước một tình huống có vấn đề và tri thức được kiến tạo qua quá trình giải quyết vấn đề ấy. Tuy nhiên, về hình thức thì từ mỗi tên gọi người ta có thể suy ra được một kiểu dạy học ứng với một điểm mấu chốt cần nhấn mạnh. Do đó, nếu không giải thích rõ ràng thì có thể dẫn đến chỗ hiểu không đầy đủ về xu hướng sư phạm hay phương pháp dạy học này. Chẳng hạn, các thuật ngữ nêu vấn đề, gợi vấn đề không nói rõ vai trò của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề. Chúng có thể dẫn tới lầm tưởng rằng việc dạy học chỉ tập trung ở khâu tạo tình huống có vấn đề để gây động lực tâm lý, thu hút học sinh vào nhiệm vụ nhận thức. Hơn nữa, thuật ngữ nêu vấn đề còn có thể gây ra cách hiểu là vấn đề do thầy giáo nêu lên chứ không phải nảy sinh từ logic bên trong của tình huống. Thuật ngữ gợi vấn đề tránh được cách hiểu lầm thứ hai nhưng vẫn còn có thể gây nên cách hiểu lầm thứ nhất. Trái lại, thuật ngữ giải quyết vấn đề thì lại có thể làm hiểu rằng việc dạy học chỉ tập trung vào khâu giải quyết vấn đề. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Các cụm từ Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, Dạy học đặt và giải quyết vấn đề thể hiện đầy đủ một quan điểm sư phạm hiện đại về dạy học toán đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới : “Học toán là học phát hiện, học trình bày và giải quyết các bài toán ” (Lê Văn Tiến, 2005, tr.15). Nếu dạy cho học sinh tự phát hiện vấn đề, sau đó trình bày và giải quyết vấn đề thì sẽ phát huy cao độ tính tích cực và tư duy sáng tạo của họ. Thế nhưng, do hoạt động dạy học bị chi phối bởi nhiều ràng buộc khác nhau, thực hiện điều này không mấy dễ dàng. Vì thế ta có thể tính đến hai cấp độ thấp hơn là giáo viên dùng phương pháp vấn đáp – gợi mở để giúp học sinh phát hiện vấn đề, hoặc chính giáo viên trình bày quá trình phát hiện này. Thuật ngữ “đặt vấn đề” có thể bao hàm được cả hai nghĩa - phát hiện vấn đề và trình bày vấn đề, đồng thời có tính đến hai cấp độ trên. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 2.1. Trên thế giới Thuật ngữ “Dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay còn gọi là phương pháp phát kiến, tìm tòi. Điều này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như A. Ja Ghecđơ, B. E Raicôp,… vào những năm 70 của thế kỉ XIX. Các nhà khoa học này đã nêu lên phương án tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh bằng cách đưa học sinh vào hoạt động tìm kiếm ra tri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt động học. Đây có thể là một trong những cơ sở lí luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúc xuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngày càng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chức dạy học còn lạc hậu. Và “Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề” ra đời. PP này đặc biệt được chú trọng ở Ba Lan. V. Okon – nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ PP này thật sự là một phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng PP này chứ chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho phương pháp này. Những năm 70 của thế kỉ XX, M. I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề . Trên thế giới cũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu phương pháp này này như Xcatlin, Machiuskin, Lecne,… PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.2. Ở Việt Nam Người đầu tiên đưa phương pháp này vào VN là dịch giả Phan Tất Đắc “Dạy học nêu vấn đề” (Lecne) (1977).Về sau, nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp này như Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim,…. Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu chỉ nghiên cứu cho phổ thông và đại học. Gần đây, Nguyễn Kì đã đưa PP PH & GQVĐ vào nhà trường tiểu học và thực nghiệm ở một số môn như Toán, TN – XH, Đạo đức…PP PH & GQVĐ thật sự là một PP tích cực. Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, PP này là một trong những phương pháp chủ đạo được sử dụng trong nhà trường phổ thông nói chung và trong nhà trường tiểu học nói riêng. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 3.1 Khái niệm Một số tác giả đã đưa ra khái niệm về PP DH PH và GQVĐ như sau: Theo M.I. Mackmutov: “ Tạo ra một chuỗi tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của HS nhằm độc lập giải quyết các vấn đề học tập đó là thực chất của quá trình dạy học giải quyết vấn đề” Theo V.O. Kon thì “DH PH và GQVĐ là dạy học dựa trên sự điểu khiển quá trình HS đôc lập giải quyết các bài toán thực hành hay lí thuyết” Theo các tác giả trong giáo trình “ Giáo dục học Tiểu học”: DH PH và GQVĐ là một hoạt động có chủ định của giáo viên bằng cách đặt vấn đề học tập và tạo ra các tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS học tập nhằm diễn đạt và giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện cho sự lĩnh hội các tri thức mới và cách thức hành động mới, hình hành năng lực sáng tạo của HS.” Như vậy, PP DH PH và GQVĐ là PP DH trong đó GV đưa ra các tình huống có vấn đề yêu cầu HS độc lập giải quyết. Thông qua việc giải quyết vấn đề đó mà học sinh lĩnh hội được tri thức. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.2. Các khái niệm cơ bản có liên quan 3.2.1. Vấn đề Theo từ điển của Hoàng Phê thì : “Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết” Tác giả Nguyễn Bá Kim định nghĩa vấn đề từ khái niệm “hệ thống” và “tình huống” Một tình huống được hiểu là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể là người còn khách thể là một hệ thống nào đó. Tình huống bài toán là tình huống mà chủ thể chưa biết ít nhất một phần tử của khách thể. Trong một tình huống bài toán, nếu trước chủ thể đặt ra mục đích tìm phần tử chưa biết nào đó dựa vào một số những phần tử cho trước ở trong khách thể thì ta có một bài toán. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ [...]... lại những tri thức mà HS đưa ra trong quá trình giải quyết vấn đề Các hoạt động của HS được thể hiện như sau: Phân tích các tình huống có vấn đề và phát biểu vấn đề Tìm cách để giải quyết vấn đề đó Tìm tòi cách kiểm tra xem cách giải quyết vấn đề đó đúng hay sai Lĩnh hội những tri thức vừa tìm được và vận dụng để giải quyết các bài tập khác PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Như... tích của hình vuông Đây là tình huống có vấn đề PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.3 Bản chất của Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Trong dạy học giải quyết vấn đề nhiệm vụ của GV là: Xây dựng và đưa ra tình huống có vấn đề Tổ chức và hướng dẫn HS phát hiện ra vấn đề Tổ chức và hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề Khái quát hoá, hệ thống hoá lại những... hành động mới Chính hoàn cảnh có vấn đề mới có tác dụng kích thích sự phát triển tư duy của con người Trong hoàn cảnh có vấn đề phải có mâu thuẫn và mâu thuẫn đó phải được con người nhận thức, có nhu cầu giải quyết và có đủ điều kiện cần thiết để giải quyết Trong quá trình dạy học, GV cần đưa ra được tình huống có vấn đề và HS giải quyết GV cần chú ý nếu tình huống có vấn đề là dưới ngưỡng thì không... biến đổi PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chính sự biến đổi bên trong của mô hình tâm lí đặc trưng cho tính tích cực nhận thức của người học.Sự biến đổi của mô hình tâm lí càng linh hoạt càng thể hiện tính tích cực của nhận thức Tính độc lập nhận thức ở đây được thể hiện ở việc các em tự phát hiện ra vấn đề và tự giải quyết vấn đề đó Dạy học giải quyết vấn đề yêu cầu HS độc... mâu thuẫn giải quyết PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - HS giải quyết mâu thuẫn một cách tự lực * Bước 3: Thu tín hiệu ngược * Bước 4: Phát lệnh mới ( lệnh bổ sung) * Bước 5: Đánh giá , phân tích kết quả b) Theo quan điểm của Nguyễn Bá Kim * Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề * Bước 2: Tìm giải pháp * Bước 3: Trình bày giải pháp * Bước 4: Phát hiện và mở rộng giải pháp PHƯƠNG... phát hiện và giải quyết vấn đề được sử dụng khi hình thành kiến thức mới, khi củng cố kiến thức rèn kĩ năng toán và khi vận dụng kiến thức - PP này có thể được sử dụng ở các mạch kiến thức như: + Số học và phép tính, + Yếu tố hình học, + Đại lượng và đo đại lượng + Giải toán có lời văn PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ + Yếu tố thống kê Tùy vào bài cụ thể mà GV lựa chọn PP dạy. .. GV lựa chọn PP dạy học sao cho phù hợp 5.2 Các bước dạy học bằng PP dạy học giải quyết vấn đề a) Theo quan điểm của các tác giả trong Giáo trình “ Giáo dục Tiểu học” quá trình lên lớp gồm 5 bước: * Bước 1: Phát hành lệnh : - GV đưa ra yêu cầu đề HS thực hiện - HS tự ý thức được yêu cầu và chủ động giải quyết vấn đề * Bước 2: Thừa hành lệnh HS thực hiện thông qua giai đoạn: - Ý thức được lệnh - Biến... trình học tập Vấn đề ở đây được hiểu khác so với vấn đề trong nghiên cứu khoa học Trong nghiên cứu khoa học, thuật giải không chỉ riêng đối với chủ thể mà cả nhân loại đều chưa biết và chủ thể đang đi tìm thuật giải đó Nhưng trong dạy học chỉ có HS chưa biết thuật giải còn cả nhân loại đều đã biết thuật giải đó PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Một điều cần chú ý là vấn đề là một... phải là một vấn đề Một bài toán chỉ trở thành có vấn đề khi trong tay chủ thể chưa có thuật giải, còn đối với những bài toán mà chỉ yêu cầu chủ thể áp dụng những thuật giải vào các tình huống khác nhau thì đó không phải là vấn đề Và một bài toán có thể là vấn đề đối với đối tượng này nhưng lại không phải là vấn đề đối với đối tượng khác Ví dụ1: Bài toán: Tính tổng: 135,12 + 763,9 Sẽ không là vấn đề khi... yêu cầu HS độc lập, tích cực hoạt động giải quyết vấn đề Do đó dạy học giải quyết vấn đề cũng đảm bảo được nguyên tắc sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của HS và vai trò chủ đạo của GV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 Cách vận dụng của phương pháp này trong thực tiễn dạy học Toán 5.1 M ột số PP dạy học toán đang sử dụng trong nhà trường . pháp dạy học này, đã có nhiều cách gọi khác nhau, mà thường gặp là : - Dạy học nêu vấn đề - Dạy học gợi vấn đề - Dạy học giải quyết vấn đề - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Dạy học phát hiện. cụm từ Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, Dạy học đặt và giải quyết vấn đề thể hiện đầy đủ một quan điểm sư phạm hiện đại về dạy học toán đã được thừa. trình giải quyết vấn đề Các hoạt động của HS được thể hiện như sau: Phân tích các tình huống có vấn đề và phát biểu vấn đề Tìm cách để giải quyết vấn đề đó Tìm tòi cách kiểm tra xem cách giải quyết

Ngày đăng: 25/10/2014, 00:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan