hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển bidv chi nhánh tây hồ

87 997 4
hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển bidv chi nhánh tây hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ BIDV TÂY HỒ 1 DO KIẾN THỨC CÒN HẠN CHẾ, KINH NGHIỆM CÒN CHƯA NHIỀU NÊN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHẮC HẲN KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC NHỮNG SAI SÓT. EM RẤT MONG SỰ ĐÓNG GÓP CỦA THẦY CÔ ĐỂ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CỦA EM ĐƯỢC TỐT HƠN 1 SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C Chuyên đề thực tập DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ BIDV TÂY HỒ 1 DO KIẾN THỨC CÒN HẠN CHẾ, KINH NGHIỆM CÒN CHƯA NHIỀU NÊN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHẮC HẲN KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC NHỮNG SAI SÓT. EM RẤT MONG SỰ ĐÓNG GÓP CỦA THẦY CÔ ĐỂ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CỦA EM ĐƯỢC TỐT HƠN 1 SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trải qua 55 năm hình thành và phát triển BIDV trở thành một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Các hoạt động của ngân hàng đóng góp một phần không nhỏ vào việc huy động vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay tại một số ngân hàng tại Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng đó là các khoản nợ khó đòi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đú là do chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Như vậy có thể thấy rằng muốn đạt được hiệu quả cao khi cho vay vốn đầu tư thì việc thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại. Làm tốt công tác thẩm định sẽ gỉp phần nâng cao chất lượng tớn dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả và tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm rủi ro cho ngân hàng. Nhận thức được vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại BIDV – chi nhánh Tây Hồ em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV chi nhánh Tây Hồ”. Kết cấu luận văn bao gồm 2 phần chính : CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ BIDV CHI NHÁNH TÂY HỒ. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ BIDV TÂY HỒ Do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn chưa nhiều nên chuyên đề thực tập chắc hẳn không thể tránh được những sai sót. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô để chuyên đề thực tập của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô bộ môn, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt đã hướng dẫn tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề. SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C 1 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV TÂY HỒ 1.1.Giới thiệu khái quát Ngân Hàng ĐầuTư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BIDV Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã đi qua một chặng đường đầy gian nan nhưng rất đỗi tự hào và gắn với từng thời kì lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước Được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ( trực thuộc bộ Tài Chính) với quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu ngân hàng Kiến thiết là thực hiên cấp phát, quản lí vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế. Ngày 24/6/1981 ngân hàng Kiến thiết được đổi tên là ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam. Thời gian này ngân hàng thực hiện hai nhiệm vụ chính là thu hút và quản lí các nguồn vốn xây dựng cơ bản , tài trợ các công trình không đủ vốn tự có hoặc không nằm trong danh sách do ngân hàng nhà nước cấp thanh toán các công trình nằm trong dự toán ngân sách của nhà nước. Ngày 14/01/1990 Ngân hàng đổi tên là ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment anh Develop of Việt Nam ( gọi tắt là BIDV) có trụ sở chính đặt tại Tháp A, tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từ năm 1995 đến nay sau gần 20 năm phát triển ngân hàng kinh doanh đa tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển thuộc loại doanh nghiệp SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C 2 Chuyên đề thực tập nhà nước hạng đặc biệt , là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam , là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt , được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước . Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình tập đoàn. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn : Khối ngân hàng thương mại quốc doanh( bao gồm 3 sở giao dịch và chi nhánh trên toàn quốc ); Khối công ty, Khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh và khối đầu tư. Với mục tiêu phát triển mạng lưới kênh phân phối để tăng cường hoạt động là cơ sơ, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. BIDV có hơn 12000 cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả , đặc biệt kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển . Năm 2012 BIDV được vinh danh là ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ tốt nhất Việt Nam năm 2012 ( The Best Local Trade Finance House 2012 ) do tạp chí Euromoney khảo sát. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Tây Hồ Năm 2008 chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tây Hồ được thành lập theo quyết định 717/QĐ- HĐQT ngày 19/ 09/ 2008 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 13/10/2008, có trụ sở đặt tại Tòa nhà Song Kim, 278 Thụy Khuê , quận Tây Hồ , Hà Nội. Là một chi nhánh mới thành lập đến nay ngân hàng hoạt động như một ngân hàng thương mại có nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế và các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bẳng VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay đối với mọi tổ chức thành phần kinh tế và dân cư. Vai trò của chi nhánh Tây Hồ: Trong hệ thống các chi nhánh của BIDV là 1 chi nhánh hỗn hợp có chức năng thực hiện cả hoạt động tín dụng bán SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C 3 Chuyên đề thực tập buôn lẫn bán lẻ. Chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế, các cá nhân, thể nhân trên địa bàn, áp dụng quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến. Bằng sự phấn đấu không ngừng của CBCNV chi nhánh luôn hướng tới cung cấp dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao và coi đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển với phương trâm “hiệu quả kinh doanh của bạn là mục tiêu hoạt động của ngân hàng . Những cố gắng của chi nhánh Tây Hồ đã tạo niềm tin hợp tác cùng phát triển của khách hàng, và tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh nhanh chóng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động chính của BIDV Tây Hồ 1.13.1. Cơ cấu tổ chức: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tây Hồ bắt đầu hoạt động cùng thời điểm BIDV chuyển đổi vận hành tổ chức theo mô hình TA2, theo đó hoạt động kinh doanh của chi nhánh được phân chia thành các bộ phận : Khối quan hệ khách hàng , Khối quản lí rủi ro, Khối Tác Nghiệp, Khối Quản lí Nội Bộ, và Khối Trực Thuộc . Mô hình tổ chức mới này có chức năng hạn chế rủi ro cho ngân hàng SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C 4 Chuyên đề thực tập Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức : 1.1.3.2.Chức năng và nhiệm vụ chính các phòng ban : a. Phòng quan hệ khách hàng : Có 2 phòng QHKH cá nhân và QHKH doanh nghiệp. Chức năng của khối QHKH : - Phòng QHKH có nhiệm vụ chính trong việc tiếp thị khách hàng là đầu mối thực hiện các dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân. Các nhân viên của phòng này phải có nhiệm vụ chủ động lập và triển khai chương trình, kế hoạch kinh doanh và các giải pháp tiếp thị mở rộng khách hàng, quảng bá thương hiệu sản phẩm dịch vụ theo mục tiêu và kế hoạch đề ra. - Trực tiếp tiếp cận với khách hàng để thu thập thông tin cần thiết, tư vấn, phân tích hồ sơ vay của doanh nghiệp, quản lý tài sản thế chấp, giải ngân vốn vay nếu hồ sơ được duyệt của giám đốc chi nhánh. Sau đó theo dõi giám sát việc sử dụng vốn, tài sản đảm bảo nợ vay. SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C 5 Chuyên đề thực tập - Theo dõi khách hàng đôn đốc khách hàng trả nợ, trả đủ nợ gốc, lãi , phí đến khi hết hợp đồng tín dụng theo đúng thời gian quy định. - Phân loại và phát hiện các rủi ro.Lập báo cáo tài chính , đề xuất các bện pháp phòng ngừa rủi ro, xử lí rủi ro. b. Khối quản lí rủi ro : - Quản lí giám sát , phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩm đối với các danh mục tín dụng của chi nhánh áp dụng đánh giá xếp hạng tín dụng. - Điều chỉnh hạn mức , cơ cấu giới hạn tín dụng phù hợp với yêu cầu cấp trên và tình hình thực tế chi nhánh. - Kế hoạch đưa ra để giảm nợ xấu của chi nhánh, của khách hàng, thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV. - Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro và tổng hợp kết quả này gửi phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán. c. Khối tác nghiệp ( có 5 phòng ) : * Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện và quản trị nghiệp vụ tín dụng ( cho vay, chiết khấu , bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định quy trình của chi nhánh). - Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ phòng quan hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng tuân thủ theo quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. - Là nơi lưu trữ các chứng từ giao dịch và hồ sơ nghiệp vụ tín dụng , bảo lãnh đảm bảo nợ , quản lí thụng tin lập các báo cáo về quản trị tín dụng theo quy định. * Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp : - Chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng . Tiếp nhận phản hổi của khách hàng về sản phẩm dịch vụ từ đó đề xuất đưa ra các phương án cải tiến , phát triển đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C 6 Chuyên đề thực tập - Trực tiếp thực hiện , xử lí và hạch toán kế toán các giao dịch khách hàng là những doanh nghiệp. * Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng các nhân, xử lí , tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng là cá nhân. * Phòng thanh toán quốc tế : - Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại, thực hiện tác nghiệp phục vụ giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về phát triển nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh. * Tổ tiền tệ kho quỹ : Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ quản lí kho tiền và quỹ nghiệp vụ. Đảm bảo khả năng thanh toán tiền mặt tại SGD, đúng định mức tồn quỹ và an toàn tuyệt đối tài sản của ngân hàng và của khách hàng. d. Khối quản lí nội bộ : Phòng tài chính kế toán : Trực tiếp cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn và quản lí tài sản nợ, tài sản có. Là đầu mối theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, đầu mối quản lí thông tin và kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch , thông tin về nguồn vốn và huy động vốn… Phòng tổ chức hành chính : Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm , quản lí lao động và theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực như tuyển dụng bố trí sắp xếp, bồi dưỡng đào tạo ,bổ nhiệm. PhòngKH-NV-ĐT: Trực tiếp quản lí mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm ứng dụng tại chi nhánh. e. Khối trực thuộc : Là đại diện được ủy quyền của chi nhánh để cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng và xử lí các nghiệp vụ phát sinh trong giao SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C 7 Chuyên đề thực tập dịch với khách hàng. Tổ chức quản lí các hoạt động kinh doanh của đơn vị nhằm đạt kết quả cao nhất 1.1.4. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Tây Hồ trong thời gian qua : 1.1.4.1 .Công tác huy động vốn : Hoạt động huy động vốn luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng nó quyết định sự tồn tại phát triển của Ngân hàng. BIDV chi nhánh Tây Hồ luôn là đơn vị thực hiện tốt nhất việc huy động vốn của toàn Ngân hàng. Nhìn chung trong những năm qua chi nhánh đã giữ vững và tăng trưởng tốt nguồn vốn. Chỉ tiêu huy động vốn cuối kỳ của chi nhánh đạt 2239 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch năm và tăng trưởng 59% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó đặc biệt là nguồn vốn dân cư chiếm tỷ trọng 51.7% tổng nguồn, đây là cơ sở tạo lập nguồn vốn ổn định.Điều đó cho thấy bản thân chi nhánh rất nỗ lực trong các hoạt động để thu hút vốn : HĐV từ dân cư, các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán (chi phí thấp), triển khai kịp thời các loại hình sản phẩm mới tới từng đầu mối giao dịch và phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng. Mặc dù phải chịu nhiều tác động của môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính- tiền tệ, với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể chi nhánh, hoạt động kinh doanh đã đạt được một số kết quả nhất định, kết quả cụ thể như sau: Bảng 1 : Kết quả hoạt động huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu TH năm 2010 KHKD 2011 TH năm 2011 % KH năm % TT so năm trước 1 Lợi nhuận 5.01 10 8.2 80% 60% 2 Huy động vốn cuối kỳ 1,409 2,120 2,239 106% 59% Huy động vốn cuối kỳ từ các ĐCTC. 874.5 830 569 68% -27,2% Huy động vốn cuối kỳ từ các DN. 82.0 550 499 87,5% 186.8% Huy động vốn cuối kỳ từ các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. 452.8 1150 1,171 101% 158,5% 3 Huy động vốn bình quân. 1,267 1,650 1,815 110% 43,3% - Huy động vốn bình quân SV: Lê Thị Thúy Hằng Lớp: Đầu tư 50C 8 [...]... khách hàng chính của BIDV Tây Hồ là doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh là cơ sở sản xuất , kinh doanh độc lập có vốn đăng kí không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người .Doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân , công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhỏ và vừa Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chi m tỉ lệ lớn tại chi. .. trạng thẩm định tại ngân hàng BIDV Tây Hồ 1.3.1 Kết quả công tác thẩm định dự án tại BIDV Tây Hồ Công tác thẩm định ngày được nâng cao về chất lượng thẩm định cũng như tiến độ về thực hiện dự án Trong giai đoạn 2008-2011 , tổng số vốn đầu tư cũng như dự án đầu tư liên tục tăng với số lượng dự án được chấp nhận năm 2008 là 58 dự án với tổng số vốn đầu tư là 2935 tỷ đồng thì sang năm 2010 số dự án là 90... quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư Các nội dung chủ yếu khi thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm : Nội dung 1 : Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án đầu tư: Trong nội dung này cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá và thẩm định các nội dung: Tính đầy đủ của hồ sơ dự án , tư cách pháp lí của chủ đầu tư, SV: Lê Thị Thúy Hằng 33 Lớp: Đầu tư 50C Chuyên... lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của chi nhánh ngày càng nhiều và các lĩnh vực hoạt động củng đa dạng phong phú Đối với dự án tùy thuộc vào đặc điểm , quy mô của dự án và đặc điểm của khách hàng mà nội dung thẩm định của dự án cũng khác nhau Mục tiêu đặt ra của BIDV là khi cho vay phải bảo đảm thu hồi được các khoản cho vay đó Do đó việc thẩm định của chi nhánh tập trung vào việc thẩm định hiệu... các dự án vay vốn đầu tư tại BIDV Tây Hồ: Thẩm định có vai trò rất quan trọng trong việc cấp giấy phép đầu tư Đây là cơ sở để các cấp có thẩm quyền trong ngân hàng xem xét đưa ra quyết định cho vay vốn Trong BIDV thẩm định dự án đầu tư có các vai trò quan trọng sau: Thứ nhất, Thẩm định dự án đầu tư giúp cho việc kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp Dựa trên hồ sơ thẩm định, cơ quan có chức năng thẩm định. .. đất và ngôi nhà Tuy nhiên mảnh đất và dây chuyền máy in có khả năng chuyển nhượng cao 1.3.6 Nội dung các công tác thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Tây Hồ: 1.3.6.1 Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn là giai đoạn đầu tiên trong nội dung thẩm định dự án vay vốn Ở phần này bao gồm 3 nội dung chính: Thẩm định tư cách và năng lực pháp lí, thẩm định mô hình tổ chức doanh. .. 1012 Doanh số cho vay của doanh nghiệp lớn tại chi nhánh chi m tỉ trọng lớn Doanh số cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục tăng trong những năm qua Mặc dù có nhiều khó khăn ở năm 2010 nhưng hoạt động đầu tư trong năm diễn ra khá sôi nổi, số vốn vay của các doanh nghiệp cả hai khối doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tăng Cơ cấu vốn vay có nhiều biến động, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. .. nợ của Công ty cho Ngân hàng Công ty cần chủ động trước những biến động của thị trường để thu xếp vốn, trả nợ cho Ngân hàng Phương pháp dự báo Tại BIDV cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp dự báo thẩm định cho tất cả các dự án của chi nhánh Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động lâu dài nên công tác dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi là rất quan trọng Cán bộ thẩm định của chi. .. thẩm định Số lượng dự án được chấp nhận Tổng vốn đầu tư 2008 58 2009 84 2010 91 2011 110 58 82 90 108 2935 3400 3560 4080 1.3.2 Những yêu cầu và vai trò đối với công tác thẩm định của các dự án vay vốn đầu tư a Những yêu cầu đối với công tác thẩm định của các dự án vay vốn đầu tư Để đảm bảo tính khách quan, tính khoa học và tính toàn diện trong việc thẩm định đầu tư BIDV đặt ra những yêu cầu thẩm định. .. gửi hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng Việc lưu hồ sơ tài liệu cần thiết để quản lí, theo dõi, phục vụ cho công tác thẩm định của các dự án sau này Các tài liệu lưu tại phòng thẩm định: + Bảng báo cáo thẩm định dự án và bản tính toán kèm theo + Hồ sơ vay vốn + Các thông tin cần thiết dựng để thẩm định các dự án khác tư ng tự sau này 1.3.5 Các phương pháp thẩm định dự án vay vốn đầu tư được . nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV chi nhánh Tây Hồ . Kết cấu luận văn bao gồm 2 phần chính : CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP. CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ BIDV CHI NHÁNH TÂY HỒ. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ BIDV TÂY HỒ Do kiến thức. khái quát Ngân Hàng ĐầuTư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BIDV Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt

Ngày đăng: 23/10/2014, 21:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ BIDV TÂY HỒ

  • Do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn chưa nhiều nên chuyên đề thực tập chắc hẳn không thể tránh được những sai sót. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô để chuyên đề thực tập của em được tốt hơn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan