Báo cáo bài tập quản trị quá trình triển khai hệ thống thông tin

94 554 3
Báo cáo bài tập quản trị quá trình triển khai hệ thống thông tin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo bài tập quản trị quá trình triển khai hệ thống thông tin

1 HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  BÁO CÁO BÀI TẬP QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN Giảng viên hướng dẫn: TS Tống Minh Đức Học viên thực hiện: Lớp: Hệ thống Thông tin – K25 HÀ NỘI – 2014 MỤC LỤC PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ PTTK HỆ THỐNG THÔNG TIN 5 I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 5 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 5 2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN 7 II. CÁC MÔ HÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN 10 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC (WATERFALL) 14 2. MÔ HÌNH TIẾN HÓA (EVOLUTIONARY) 16 3. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG (INCREMENTAL) 18 III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 20 1. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG (CẤU TRÚC) CHỨC NĂNG 20 2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG 21 3. NGÔN NGỮ UML 26 IV. CÁC TÁC NHÂN THAM GIA QUÁ TRÌNH PTTK 33 V. CÁCH THỨC TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH PTTK 36 1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 36 2. QUẢN TRỊ MODULES 36 3. QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 37 4. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 38 5. QUẢN TRỊ RỦI RO 39 PHẦN II: QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI HÀ NỘI 40 2 GIỚI THIỆU 40 Mục đích 40 Khái niệm, thuật ngữ 40 Mô tả tài liệu 41 GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI 41 Kiến trúc tổng thể hệ thống 41 Giải pháp triển khai tổng thể 43 Giải pháp triển khai ứng dụng Quản lý thuế cấp Tổng cục 43 Giải pháp triển khai các ứng dụng Quản lý thuế cấp Cục và Chi cục Mô hình cục 45 1.1.1 Giải pháp triển khai ứng dụng Quản lý thuế cấp Chi cục Mô hình VAT 48 1.2 Chuẩn bị triển khai 50 1.2.1 Chuẩn bị về máy chủ 50 1.2.2 Chuẩn bị về máy trạm 54 1.2.3 Chuẩn bị về mạng và đường truyền 54 1.2.4 Backup dữ liệu Cục thuế trước triển khai 55 1.3 Các giải pháp triển khai chi tiết 55 1.3.1 Giải pháp cài đặt Database 55 1.3.2 Giải pháp cài đặt máy trạm 56 1.3.3 Giải pháp kiểm tra và xác nhận công việc triển khai 57 1.3.4 Giải pháp xử lý lỗi chương trình trong quá trình triển khai 58 1.4 Danh sách các đĩa cài đặt 58 3 2QUY TRÌNH TRIỂN KHAI 58 2.1 Quy trình triển khai ứng dụng Quản lý thuế cấp Tổng cục thuế 58 2.1.1 Chuẩn bị triển khai 58 2.1.2 Triển khai ứng dụng QTC 59 2.1.3 Kiểm tra và hỗ trợ sau triển khai 60 2.2 Quy trình triển khai các ứng dụng Quản lý thuế cấp Cục thuế và Chi cục mô hình cục 61 2.2.1 Chuẩn bị triển khai 61 2.2.2 Triển khai ứng dụng QTN 62 2.2.3 Triển khai ứng dụng QLT, BMT, QHS 65 2.2.4 Kiểm tra và hỗ trợ sau triển khai 67 2.3 Quy trình triển khai tại Chi cục thuế Mô hình VAT 69 3PHỤ LỤC 72 3.1 Danh sách các điểm triển khai 72 4 PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ PTTK HỆ THỐNG THÔNG TIN I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN Khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hệ thống nói chung ta cần làm rõ khái niệm và đặc trưng về hệ thống. Trong các hoạt động của con người, các thuật ngữ như hệ thống triết học, hệ thống pháp luật, hệ thống kinh tế, hệ thống thông tin đã trở nên quen thuộc. Một cách đơn giản và vấn tắt, ta có thể hiểu: Hệ thống là một tập hợp vật chất và phi vật chất như người, máy móc, thông tin, dữ liệu, các phương pháp xử lý, các qui tắc, quy trình xử lý, gọi là các phần tử của hệ thống. Trong hệ thống, các phần tử tương tác với nhau và cùng hoạt động để hướng tới mục đích chung. Khái niệm chung về hệ thống: Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện một mục đích xác định. Như vậy có thể hiểu hệ thống là một tập hợp gồm nhiều phần tử, có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới mục đích chung. Ví như hệ thống thông tin quản lý là hệ thống thông tin tin học hóa, cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức, nó bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức. Đây cũng là tên gọi của một chuyên ngành khoa học. Ngành khoa học này thường được xem là một phân ngành của khoa học quản lý và quản trị kinh doanh. Ngoài ra, do ngày nay việc xử lý dữ liệu thành thông tin và quản lý thông tin liên quan đến công nghệ thông tin, nó cũng được coi là một phân ngành trong toán học, nghiên cứu việc tích hợp hệ thống máy tính vào mục đích tổ chức. Các loại thông tin quản lý được coi như là những dữ liệu. Các đặc trưng của hệ thống: Đó là tính tổ chức, tính biến động, hệ thống phải có môi trường hoạt động, hệ thống phải có tính điều khiển. 5 • Tính tổ chức: Các phần tử trong hệ thống không tách rời nhau mà chúng phải có những mối quan hệ nhất định, ràng buộc lẫn nhau. • Tính biến động: Bất kỳ hệ thống nào cũng có tính biến động, tức là luôn có sự phát triển cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn. Mục tiêu chính của phân tích và thiết kế hệ thống là để cải tiến hệ thống cấu trúc. • Hệ thống phải có môi trường hoạt động: Môi trường là tập hợp các phần tử không thuộc hệ thống nhưng có thể tác động vào hệ thống hoặc bị tác động bởi hệ thống. Không có môi trường hoạt động, không thể kiểm nghiệm được tính đúng đắn của hệ thống. • Hệ thống phải có tính điều khiển: Cơ chế điều khiển nhằm phối hợp, dẫn dắt chung các phần tử của hệ thống để chúng không trượt ra ngoài mục đích của hệ thống. - Khái niệm hệ thống thông tin: Một tập hợp thống nhất, kết hợp của các phần cứng, phần mềm, các hệ thống mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin, tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu, yêu cầu của tổ chức. Tập hợp các yếu tố, các hành động, các thao tác, xử lý thông tin có mối quan hệ tác động lẫn nhau nhằm hỗ trợ cho quá trình quản lý và điều hành. Một giải pháp quản lý của tổ chức dựa trên công nghệ thông tin để thích ứng nhanh với môi trường. - Như ta đã biết mục tiêu chính của quản trị quá trình phân tích và thiết kế hệ thống là để cải tiến hệ thống cấu trúc. Thông thường điều này liên quan đến phát triển hay tạo được phần mềm ứng dụng và huấn luyện nhân viên để sử dụng nó. Phần mềm ứng dụng, cũng còn được gọi là một hệ thống, được thiết kế để hỗ trợ một nhiệm vụ hay một quy trình được tổ chức cụ thể như quản lý tồn kho, chi trả lương, phân tích thị trường chứng khoán…Mục tiêu của phần mềm ứng dụng là chuyển dữ liệu thành thông tin, ví dụ một phần mềm được phát triển cho một cửa hàng dược phẩm có thể theo dõi được loại thuốc bán chạy nhất trong tuần hay trong tháng với doanh số bao nhiêu. Hay phần mềm quản lý tiền lương có thể theo dõi được sự thay đổi lương của nhân viên theo các mốc thời gian quy định, sự tăng thưởng, phạt… 6 Ngoài phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin còn bao gồm: • Phần cứng (hardware) và phần mềm hệ thống (system software) là nền tảng để phần mềm ứng dụng hoạt động. Phần mềm hệ thống trợ giúp các chức năng của máy tính, trong khi phần mềm ứng dụng trợ giúp người sử dụng hoàn thành các công việc như viết lách, chuẩn bị bảng tính, báo cáo… • Các tài liệu huấn luyện: Là các tài liệu được tạo bởi người phân tích hệ thống để trợ giúp nhân viên sử dụng phần mềm. • Các vai trò công việc cụ thể gắn liền với hệ thống, ví dụ như người chạy máy tính và việc duy trì hoạt động của phần mềm. • Kiểm soát (controls) là các phần việc của phần mềm nhằm ngăn chặn sự xâm nhập trái phép, gian lận, trộm cắp… • Người sử dụng phần mềm nhằm thực hiện công việc của mình. 2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN 7 - Các đặc điểm của hệ thống thông tin: • Mục tiêu của hệ thống xác định, • Dữ liệu liên quan phù hợp, tương thích, • Quy trình xử lý chặt chẽ, • Có sự tham gia của nhiều thiết bị hỗ trợ, phần cứng, phần mềm, • Có sự tham gia xử lý, điều khiển, quyết định bởi con nguời, • Có môi trường xác định khi hoạt động, • Hệ thống chuẩn tắc, • Dữ liệu và quy trình • Thu thập, lưu trữ, xử lý, phân phối và khai thác dữ liệu. 8 - Sự xác định hệ thống và các thành phần của nó: Một hệ thống là một tập tương quan giữa các thành phần được sử dụng trong một đơn vị doanh nghiệp, cùng hoạt động vì một mục tiêu nào đó. Ví dụ một hệ thống trong bộ phận lương sẽ theo dõi chính xác khoản chi trả, trong khi hệ thống kho sẽ theo dõi chính xác các hoạt động cung ứng. Hai hệ thống này hoàn toàn tách biệt. Một hệ thống có 9 tính chất, qua đó ta thấy một hệ thống tồn tại trong một thế giới rộng mở, một môi trường. Một đường biên tách hệ thống với môi trường của nó, hệ thống nhận nguồn vào từ bên ngoài, xử lý chúng và gửi kết quả ngược lại môi trường của nó. • Thành phần hệ thống (component), • Liên hệ giữa các thành phần, • Ranh giới (boundary), • Mục đích (purpose), • Môi trường (environment), • Giao diện (interface); • Đầu vào (input); • Đầu ra (output); • Ràng buộc (constraints). Một hệ thống được cấu tạo từ các thành phần, một thành phần hoặc là một phần đơn (không thể chia nhỏ được) hoặc là một tập các thành phần còn được gọi là hệ thống con (subsystem). Khái niệm đơn của một thành phần rất quan trọng, ví dụ với một hệ thống âm thanh thiết kế khoa học, chúng ta có thể sửa chữa hay nâng cấp hệ thống bằng cách thay đổi từng thành phần mà không phải thay đổi toàn bộ hệ thống. Các thành phần là tương quan, nghĩa là chức năng của một thành phần bằng cách nào đó thắt chặt với chức năng của thành phần khác. Một hệ thống có một biên giới mà tất cả các thành phần chứa đựng trong đó, nó còn thiết lập giới hạn của hệ 9 thống, tách nó khỏi các hệ thống khác. Các thành phần trong biên giới có thể được thay đổi trong khi các hệ thống bên ngoài biên giới không thể bị thay đổi. Tất cả các thành phần làm việc với nhau để đạt được một vài mục tiêu toàn diện cho hệ thống lớn hơn: lý do tồn tại của hệ thống. Một hệ thống tồn tại trong một môi trường, mọi thứ bên ngoài biên giới hệ thống có ảnh hưởng đến hệ thống: Ví như một trường đại học bao gồm những sinh viên tương lai, tiền dự trữ, các quỹ tài trợ và thông tin tin tức. Thông thường hệ thống tương tác với môi trường của nó. Trường đại học tương tác với sinh viên bằng cách ưu ái và tuyển chọn từ trường trung học địa phương. Một hệ thống thông tin tương tác với môi trường của nó bằng việc tiếp nhận dữ liệu (sự kiện thô) và thông tin (dữ liệu qua xử lý ở một dạng có ích). II. CÁC MÔ HÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN 1. CÁC GIAI ĐOẠN 10 [...]... và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu và giải pháp thực hiện Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết Lập kế hoạch phân tích chi tiết,  Nghiên cứu môi trường của hệ thống thực tại  Nghiên cứu hệ thống thực tại  Chẩn đoán và xác định các yếu tố liên quan đến giải pháp thực hiện  Đánh giá lại tính khả thi của việc phát triển  Sửa đổi đề xuất phát triển hệ thống thông tin 11  Chuẩn bị và trình bày báo cáo. .. kỹ thuật  Thiết kế chi tiết hệ thống, 13  Triển khai các yếu tố công nghệ, thiết bị, lập trình  Thử nghiệm kiểm tra, đánh giá, hiệu chỉnh,  Chuẩn bị các tài liệu cho hệ thống Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác Lập kế hoạch triển khai áp dụng,  Triển khai hoạt động thử nghiệm,  Chuyển đổi mô hình, dữ liệu, …  Triển khai hoạt động thực tế,  Chuyển giao thực hiện  Khai thác và bảo trì,  Đánh... hoá quá trình phát triển hệ thống phần mềm hướng đối tượng Các bước phát triển hệ thống hướng đối tượng Pha phân tích - Xây dựng Biểu đồ use case: Dựa trên tập yêu cầu ban đầu, người phân tích tiến hành xác định các tác nhân, use case và các quan hệ giữa các 24 use case để mô tả lại các chức năng của hệ thống Một thành phần quan trọng trong biểu đồ use case là các kịch bản mô tả hoạt động của hệ thống. .. tới việc liên kết các phân hệ của hệ thống đã được xây dựng từ trước hay nhất là phát triển từ các hệ thống trước theo đúng ý nghĩa của mô hình là tăng trưởng III PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG (CẤU TRÚC) CHỨC NĂNG Đặc trưng của phương pháp hướng cấu trúc là phân chia chương trình chính thành nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện... của giải pháp,  Chuẩn bị và trình bày báo cáo về các phương án của giải pháp Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý Lập kế hoạch thiết kế vật lý,  Thiết kế chi tiết các giao diện vào/ra,  Thiết kế phương thức giao tác với phần tin học hóa  Thiết kế các thủ tục thủ công,  Thiết kế các kiểm soát hệ thống,  Chuẩn bị và trình bày báo cáo thiết kế vật lý Giai đoạn 6: Triển khai hệ thống Lập kế hoạch thực hiện... quá trình phân tích thiết kế hệ thống 35 V CÁCH THỨC TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH PTTK 1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ a Lựa chọn mô hình Là bước rất quan trọng Lựa chọn mô hình phát triển phần mềm sẽ quyết định các giai đoạn trong vòng đời của phần mềm (trong đó có giai đoạn PTTK) được tổ chức thực hiện như thế nào Căn cứ vào các ưu điểm nhược điểm của từng mô hình phát triển cũng như đặc thù của hệ thống mà quản. .. phù hợp cho phát triển các phần mềm lớn Nếu hệ thống thông tin lớn, việc phân ra thành các bài toán con cũng như phân các bài toán con thành các modul và quản lý mối quan hệ giữa các modul đó sẽ là không phải là dễ dàng và dễ gây ra các lỗi trong phân tích và thiết kế hệ thống, cũng như khó kiểm thử và bảo trì 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Khác với phương pháp hướng cấu trúc chỉ tập trung hoặc... của hệ thống theo như sự mong đợi của người sử dụng), không miêu tả chức năng được cung cấp sẽ hoạt động nội bộ bên trong hệ thống ra sao Các Use case định nghĩa các yêu cầu về mặt chức năng đối với hệ thống 29 - Biểu đồ lớp (Class Diagram): Một biểu đồ lớp chỉ ra cấu trúc tĩnh của các lớp trong hệ thống (nhìn hình 3.3) Các lớp là đại diện cho các “vật” được xử lý trong hệ thống Các lớp có thể quan hệ. .. quan đã được hoàn thành 15 Quá trình phân tích thiết kế hệ thống trong mô hình thác nước yêu cầu phải được tiến hành bởi đội dự án đã có kinh nghiệm, các yêu cầu từ khách hàng phải được xác định rõ ngay từ đầu và phải được cam kết từ phía khách hàng là không có sự thay đổi quy trình nghiệp vụ trong quá trình thực hiện Việc đánh giá các tài liệu phân tích thiết kế hệ thống phải thông qua khách hàng Các... khía cạnh tổ chức của các thành phần code - Hướng nhìn song song (concurrency view): chỉ ra sự tồn tại song song/ trùng hợp trong hệ thống, hướng đến vấn đề giao tiếp và đồng bộ hóa trong hệ thống - Hướng nhìn triển khai (deployment view): chỉ ra khía cạnh triển khai hệ thống vào các kiến trúc vật lý (các máy tính hay trang thiết bị được coi là trạm công tác) Biểu đồ (diagram): Biểu đồ là các hình . SỰ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  BÁO CÁO BÀI TẬP QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN Giảng viên hướng dẫn: TS Tống Minh Đức Học viên thực hiện: Lớp: Hệ thống Thông tin – K25 HÀ. VỀ QUẢN TRỊ PTTK HỆ THỐNG THÔNG TIN 5 I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 5 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 5 2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN 7 II. CÁC MÔ HÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG. Danh sách các điểm triển khai 72 4 PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ PTTK HỆ THỐNG THÔNG TIN I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN Khi nghiên cứu

Ngày đăng: 23/10/2014, 16:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan