Chỉnh hợp và tổ hợp suy rộng

35 1.1K 1
Chỉnh hợp và tổ hợp suy rộng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 1 Khoa Công nghệ thông tin Bộ môn Khoa học máy tính o0o BÁO CÁO THẢO LUẬN Môn học :Toán rời rạc Chủ đề: Chỉnh hợp và tổ hợp suy rộng Nhóm 2 Các sinh viên: 1. Nguyễn Thị Thanh 2. Dương Bách Tiến 3. Nguyễn Đức Trọng 4. Nguyễn Thị Phượng 5. Nguyễn Thị Quyến 6. Tạ Văn Trung 7. Nguyễn Xuân Trường Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 2 Lời mở đầu Lý thuyết tổ hợp là 1 phần quan trọng của toán rời rạc chuyên nghiên cứu sự phân bố các phần tử vào các tập hợp.Thông thường các phần tử này là hữu hạn và việc phân bố chúng phải thỏa mãn những điều kiện nhất định nào đó tùy theo yêu cầu của bài toán cần nghiên cứu.Mỗi cách phân bố như thế gọi là một cấu hình tổ hợp.Chủ đề này đã được nghiên cứu vào thế kỉ 17,khi những câu hỏi về tổ hợp được đưa ra trong các công trình nghiên cứu hay các trò chơi may rủi.Liệt kê,đếm các đối tượng có những tính chất nào đólaf một phần quan trọng của lý thuyết tổ hợp.Chúng ta cần phải đếm các đối tượng để giải nhiều bài toán khác nhau.Hơn nữa các kĩ thuật đếm được dùng rất nhiều khi tính xác suất của các biến cố hay trong đánh giá độ phức tạp của thuật toán. Trong bài báo cáo này chúng tôi sẽ trình bày các nội dung cơ bản về chỉnh hợp và tổ hợp suy rộng cùng với các vấn đề liên quan . Cuối báo cáo là thuật toán liệt kê tất cả các hoán vị của các kí tự trong một xâu ( Với files chương trình và mã nguồn đi kèm trong CD). Mục đính của bài thảo luận :  Cung cấp kiến thức cơ bản về hoán vị, tổ hợp và chỉnh hợp suy rộng  Minh họa thuật toán liệt kê các hoán vị của các kí tự trong một xâu cho trước. Dù đã rất cố gắng nhưng với thời gian hạn chế chắc chắn báo cáo này vẫn còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Nhóm các sinh viên Thanh, Tiến, Trọng, Phượng, Quyến, Trung, Trường xin cảm ơn! Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 3 BÁO CÁO THẢO LUẬN Môn học :Toán rời rạc Chủ đề: Chỉnh hợp và tổ hợp suy rộng Các sinh viên: 8. Nguyễn Thị Thanh 9. Dương Bách Tiến 10. Nguyễn Đức Trọng 11. Nguyễn Thị Phượng 12. Nguyễn Thị Quyến 13. Tạ Văn Trung 14. Nguyễn Xuân Trường Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 4 Mục lục 1. Lời mở đầu …………………………………………………… 2 2. Cơ sở phép đếm ………………………………………………. 5 3. Chỉnh hợp …………………………………………………… 13 4. Hoán vị ………………………………………………………. 15 5. Tổ hợp ……………………………………………………… 19 6. Thuật toán liệt kê các hoán vị của các kí tự trong xâu ……… 23 7. Một số nội dung mở rộng …………………………………… 24 8. Tài liệu tham khảo …………………………………………… 32 9. Lời kết thúc ………………………………………………… 33 10. Nhận xét của giáo viên phụ trách ………………… ……… 33 Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 5 Nội dung 1.Cơ sở của phép đếm 1.1Quy tắc cộng Nếu một công việc có thể được thực hiện bằng một trong n cách loại trừ lẫn nhau: k 1 , k 2 , …, k n . Trong đó để thực hiện theo cách k i lại có t i phương án khác nhau (i=1 n). Khi đó tổng số phương án để thực hiện công việc ban đầu là: t 1 + t 2 + … + t n . Ví dụ 1. Giả sử cần chọn hoặc một cán bộ hoặc một sinh viên tham gia một hội đồng của một trường đại học. Hỏi có bao nhiêu cách chọn vị đại biểu này nếu như có 37 cán bộ và 63 sinh viên. Giải: Gọi việc thứ nhất là chọn một cán bộ từ tập cán bộ ta có 37 cách. Gọi việc thứ hai là chọn một sinh viên từ tập sinh viên ta có 63 cách. Vì tập cán bộ và tập sinh viên là rời nhau, theo nguyên lý cộng ta có tổng số cách chọn vị đại biểu này là 37 + 63 = 100 cách chọn. Ví dụ 2. Một đoàn vận động viên gồm môn bắn súng và bơi được cử đi thi đấu ở nước ngoài. Số vận động viên nam là 10 người. Số vận động viên thi bắn súng kể cả nam và nữ là 14 người. Số nữ vận động viên thi bơi bằng số vận động viên nam thi bắn súng. Hỏi đoàn có bao nhiêu người. Giải: Chia đoàn thành hai tập, tập các vận động viên nam và tập các vận động viên nữ. Ta nhận thấy tập nữ lại được chia thành hai: thi bắn súng và thi Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 6 bơi. Thay số nữ thi bơi bằng số nam thi bắn súng, ta được số nữ bằng tổng số vận động viên thi bắn súng. Từ đó theo nguyên lý cộng toàn đoàn có 14 + 10 = 24 người. Ví dụ 3. giá trị của biến k sẽ bằng bao nhiêu sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: k:= 0 for i 1 := 1 to n 1 do k:=k+1 for i 2 := 1 to n 2 k:=k+1 for i m := 1 to n m k:=k+1 Giải: Coi mỗi vòng for là một công việc, do đó ta có m công việc T 1 , T 2 , , T m . Trong đó T i thực hiện bởi n i cách (i= 1, 2, , m). Vì các vòng for không lồng nhau hay các công việc không thực hiện đồng thời nên theo nguyên lý cộng tổng tất cả các cách để hoàn thành T 1 , T 2 , , T m là k= n 1 + n 2 + + n m . 1.2Quy tắc nhân Giả sử một nhiệm vụ nào đó được tách ra hai công việc. Việc thứ nhất được thực hiện bằng n 1 cách, việc thứ hai được thực hiện bằng n 2 cách sau khi việc thứ nhất đã được làm, khi đó sẽ có n 1 .n 2 cách thực hiện nhiệm vụ này. Nguyên lý nhân có thể được phát biểu tổng quát bằng ngôn ngữ tập hợp như sau: Nếu A 1 , A 2 , , A m là những tập hợp hữu hạn, khi đó số phần tử của tích đề các các tập này bằng tích số các phần tử của mỗi tập thành phần. Hay đẳng thức: Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 7 N (A 1 × A 2 × A m ) = N (A 1 ) N (A 2 ) N (A m ). Nếu A 1 = A 2 = A m thì N(A k ) = N(A) k Ví dụ 1. Giá trị của k sẽ bằng bao nhiêu sau khi ta thực hiện đoạn chương trình sau: k:=0 for i 1 = 1 to n 1 for i 2 = 1 to n 2 ……… for i n =1 to n m k:=k +1 Giải: Giá trị khởi tạo k=0. Mỗi vòng lặp kồng nhau đi qua giá trị của k được tăng lên 1 đơn vị. Gọi T i là việc thi hành vòng lặp thứ i. Khi đó, số lần vòng lặp là số cách thực hiện công việc. Số cách thực hiện công việc T j là n j (j=1,2, , n). Theo qui tắc nhân ta vòng lặp kép được duyệt qua n 1 +n 2 + +n m lần và chính là giá trị của k. Ví dụ 2. Người ta có thể ghi nhãn cho những chiếc ghế của một giảng đường bằng một chữ cái và sau đó là một số nguyên nhỏ hơn 100. Bằng cách như vậy hỏi có nhiều nhất bao nhiêu chiếc ghế có thể ghi nhãn khác nhau. Giải: Có nhiều nhất là 26 x 100 = 2600 ghế được ghi nhãn. Vì kí tự gán nhãn đầu tiên là một chữ cái vậy có 26 cách chọn các chữ cái khác nhau để ghi kí tự đầu tiên, tiếp theo sau là một số nguyên dương nhỏ hơn 100 do vậy có 100 cách chọn các số nguyên để gán tiếp sau của một nhãn. Theo qui tắc nhân ta nhận được 26 x 100 = 2600 nhãn khác nhau. Ví dụ 3. Có bao nhiêu xâu nhị phân có độ dài 7. Giải: một xâu nhị phân có độ dài 7 gồm 7 bít, mỗi bít có hai cách chọn (hoặc giá trị 0 hoặc giá trị 1), theo qui tắc nhân ta có 2.2.2.2.2.2.2 = 2 7 = 128 xâu bít nhị phân độ dài 7. Ví dụ 4. Có bao nhiêu hàm đơn ánh xác định từ một tập A có m phần tử nhận giá trị trên tập B có n phần tử. Giải: Trước tiên ta nhận thấy, nếu m >n thì tồn tại ít nhất hai phần tử khác Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 8 nhau của A cùng nhận một giá trị trên B, như vậy với m>n thì số các hàm đơn ánh từ A→B là 0. Nếu m<=n, khi đó phần tử đầu tiên của A có n cách chọn, phần tử thứ hai có n-1 cách chọn, , phần tử thứ k có n-k+1 cách chọn. Theo qui tắc nhân ta có n(n-1) (n-2) (n-m+1) hàm đơn ánh từ tập A sang tập B. Ví dụ 5. Dạng của số điện thoại ở Bắc Mỹ được qui định như sau: số điện thoại gồm 10 chữ số được tách ra thành một nhóm mã vùng gồm 3 chữ số, nhóm mã chi nhánh gồm 3 chữ số và nhóm mã máy gồm 4 chữ số. Vì những nguyên nhân kỹ thuật nên có một số hạn chế đối với một số con số. Ta giả sử, X biểu thị một số có thể nhận các giá trị từ 0 9, N là số có thể nhận các chữ số từ 2 9, Y là các số có thể nhận các chữ số 0 hoặc 1. Hỏi theo hai dự án đánh số NYX NNX XXXX và NXX NXX XXXX có bao nhiêu số điện thoại được đánh số khác nhau ở Bắc Mỹ. Giải: đánh số theo dự án NYX NNX XXXX được nhiều nhất là: 8 x 2 x 10 x 8 x 8 x10 x10 x10 x 10 x 10 x10 = 2 x 8 3 x 10 6 = 1 024. 10 6 đánh số theo dự án NXX NXX XXXX được nhiều nhất là: 8 x 10 x 10 x 8 x 10 x10 x10 x10 x 10 x 10 x10 = 8 2 x 10 8 = 64. 10 8 Ví dụ 6. Dùng qui tắc nhân hãy chỉ ra rằng số tập con của một tập S hữu hạn là 2 N(S) . Giải: Ta liệt kê các phần tử của tập S là s 1 , s 2 , , s N(S) . Xây dựng một xâu bít nhị phân dài N(S) bít, trong đó nếu bít thứ i có giá trị 0 thì phần tử s i ∉S, nếu bít thứ i có giá trị 1 thì phần tử s i ∈S (i=1, 2, , N(S) ). Như vậy, theo nguyên lý nhân, số tập con của tập hợp S chính là số xâu bít Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 9 nhị phân có độ dài N(S). Theo ví dụ 3, chúng ta có 2 N(S) xâu bít nhị phân độ dài N(S). 1.3. Nguyên lý bù trừ Khi hai công việc có thể được làm đồng thời, ta không thể dùng quy tắc cộng để tính số cách thực hiện nhiệm vụ gồm cả hai việc. Để tính đúng số cách thực hiện nhiệm vụ này ta cộng số cách làm mỗi một trong hai việc rồi trừ đi số cách làm đồng thời cả hai việc. Ta có thể phát biểu nguyên lý đếm này bằng ngôn ngữ tập hợp. Cho A 1 , A 2 là hai tập hữu hạn, khi đó |A 1  A 2 | = |A 1 | + |A 2 |  |A 1  A 2 |. Từ đó với ba tập hợp hữu hạn A 1 , A 2 , A 3 , ta có: |A 1  A 2  A 3 | = |A 1 | + |A 2 | + |A 3 |  |A 1  A 2 |  |A 2  A 3 |  |A 3  A 1 | + |A 1  A 2  A 3 |, và bằng quy nạp, với k tập hữu hạn A 1 , A 2 , , A k ta có: | A 1  A 2   A k | = N 1  N 2 + N 3  + (1) k-1 N k , trong đó N m (1  m  k) là tổng phần tử của tất cả các giao m tập lấy từ k tập đã cho, nghĩa là N m = | | 1 21 21 m m i kiii ii AAA    Bây giờ ta đồng nhất tập A m (1  m  k) với tính chất A m cho trên tập vũ trụ hữu hạn U nào đó và đếm xem có bao nhiêu phần tử của U sao cho không thỏa mãn bất kỳ một tính chất A m nào. Gọi N là số cần đếm, N là số phần tử của U. Ta có: N = N  | A 1  A 2   A k | = N  N 1 + N 2  + (1) k N k , trong đó N m là tổng các phần tử của U thỏa mãn m tính chất lấy từ k tính chất đã cho. Công thức này được gọi là nguyên lý bù trừ. Nó cho phép tính N qua các N m trong trường hợp các số này dễ tính toán hơn. Ví dụ 1: Có n lá thư và n phong bì ghi sẵn địa chỉ. Bỏ ngẫu nhiên các lá thư vào các phong bì. Hỏi xác suất để xảy ra không một lá thư nào đúng địa chỉ. Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net 10 Giải :Mỗi phong bì có n cách bỏ thư vào, nên có tất cả n! cách bỏ thư. Vấn đề còn lại là đếm số cách bỏ thư sao cho không lá thư nào đúng địa chỉ. Gọi U là tập hợp các cách bỏ thư và A m là tính chất lá thư thứ m bỏ đúng địa chỉ. Khi đó theo công thức về nguyên lý bù trừ ta có: N = n!  N 1 + N 2  + (1) n N n , trong đó N m (1  m  n) là số tất cả các cách bỏ thư sao cho có m lá thư đúng địa chỉ. Nhận xét rằng, N m là tổng theo mọi cách lấy m lá thư từ n lá, với mỗi cách lấy m lá thư, có (n-m)! cách bỏ để m lá thư này đúng địa chỉ, ta nhận được: N m = m n C (n - m)! = n k ! ! và N = n!(1  1 1! + 1 2!  + (1) n 1 n! ), trong đó m n C = )!(! ! mnm n  là tổ hợp chập m của tập n phần tử (số cách chọn m đối tượng trong n đối tượng được cho). Từ đó xác suất cần tìm là: 1  1 1! + 1 2!  + (1) n 1 n! . Một điều lý thú là xác suất này dần đến e - 1 (nghĩa là còn > 1 3 ) khi n khá lớn. Số N trong bài toán này được gọi là số mất thứ tự và được ký hiệu là D n . Dưới đây là một vài giá trị của D n , cho ta thấy D n tăng nhanh như thế nào so với n: n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 D n 1 2 9 44 265 1854 14833 133496 1334961 14684570 1.4. Nguyên lý DIRICHLET. 1.4.1. Mở đầu: Giả sử có một đàn chim bồ câu bay vào chuồng. Nếu số chim nhiều hơn số ngăn chuồng thì ít nhất trong một ngăn có nhiều hơn một con chim. Nguyên lý này dĩ nhiên là có thể áp dụng cho các đối tượng không phải là chim bồ câu và chuồng chim. Mệnh đề (Nguyên lý): Nếu có k+1 (hoặc nhiều hơn) đồ vật được đặt vào trong k hộp thì tồn tại một hộp có ít nhất hai đồ vật. [...]... cách khác: Tổ hợp chập k của n phần tử là một cách chọn không phân biệt thứ tự k phần tử lấy từ tập n phần tử đã cho, mỗi phần tử không được lấy lặp lại) Ví dụ: Từ tập A={1,2,3} ta có các tổ hợp chập 2 của A là (1,2), (1,3), (2,3) 4.1.2 Công thức tính Kí hiệu C nk là số tổ hợp chập k của n phần tử, ta có C nk = n! k!( n k )! Chứng minh: Ta dễ thấy rằng sự khác nhau giữa tổ hợp và chỉnh hợp chỉ là vấn... 5040 cách chọn 2.2 Chỉnh hợp có lặp 2.2.1 Khái niệm Chỉnh hợp có lặp chập k của n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử của n phần tử, mỗi phần tử có thể lấy lặp lại 2.2.2 Công thức tính k k Kí hiệu: A n là số chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử ta có: A n =nk Chứng minh: Phần tử đẩu tiên của chỉnh hợp lặp có thể chọn có n cách, vì tập có n phần tử Phần tử thứ hai của chỉnh hợp lặp được chọn... nhau Tương tự có thể chứng minh trong trường hợp có ít nhất ba người là kẻ thù của A 2 Chỉnh hợp 2.1 Chỉnh hợp không lặp 2.1.1 Khái niệm Cho tập hợp A gồm n phần tử, giả sử k là một số tự nhiên thỏa mãn 1 ≤ k ≤ n Mỗi cách sắp xếp k phần tử của tập A thành một dãy hở gọi là một chỉnh hợp không lặp chập k của n phần tử 2.1.2 Công thức tính Kí hiệu Ank là số chỉnh hợp chập k của n phần tử ta có: Ank =n(n-1)(n-2)…(n-k+1)... 4, , loại k - 1vào chỗ trống trong hoán vị Cuối cùng có n Cn k n 1 nk 1 cách đặt nk phần tử loại k vào hoán vị Theo quy tắc nhân tất cả các hoán vị có thể là: n n n C n1 C n 2 n C n k n 1 1 nk = 1 n! n1!.n 2 ! n k ! 4 Tổ hợp 4.1 Tổ hợp không lặp 4.1.1 Khái niệm Cho tập A gồm n phần tử, k là một số nguyên thỏa mãn 1 ≤ k ≤ n Mỗi tập hợp còn gồm k phần tử của tập A được gọi là một tổ hợp chập k của... sinh viên nữ của lớp là một tổ hợp 10 chập 10 của 30 => có C 30 cách chọn 10 sinh viên nam trong số 30 sinh viên nữ của lớp Vậy theo quy tắc nhân, có 10 10 C 40 × C 30 cách chọn 20 sinh viên theo yêu cầu 4.2 Tổ hợp có lặp 4.2.1 Khái niệm Cho tổ hợp A gồm n phần tử khác nhau, A={ a1,a2,…,an}, m là một số tự nhiên bất kì Một tổ hợp có lặp chập m của n phần tử đã cho là một tập hợp chứa m phần tử, trong... A={2,3} các tổ hợp lặp chập 3 của A là (2,2,3), (2,3,3), (2,2,2), (3,3,3) 4.2.2 Công thức tính 21 Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net m m m Kí hiệu C n là số tổ hợp có lặp chập m của n phần tử ta có: C n = C m n 1 Chứng minh : Mỗi tổ hợp lặp chập k của một tập hợp là một cách chọn không có thứ tự k phần tử có thể lặp lại của phần tử đã cho.Như vậy một tổ hợp lặp kiểu... Mỗi tổ hợp lặp chập k từ tập n phần tử có thể biểu diễn bằng một dãy n-1 thanh đứng và k ngôi sao.Ta dùng n-1 thanh đứng để phân cách các ngăn.Ngăn thứ i chứa thêm một ngôi sao mỗi lần khi phần tử thứ i của tập xuất hiện trong tập hợp. Chẳng hạn ,tổ hợp lặp chập 6 của 4 phần tử được biểu thị bởi: **| *| |*** Mô tả tổ hợp chứa đúng hai phần tử thứ nhất,một phần tử thứ hai,không có phần tử thứ ba và 3... nhưng báo đã trình bày chi tiết những nội dung cơ bản và mở rộng về lí thuyết tổ hợp cũng như các vấn đề về tổ hợp và chỉnh hợp suy rộng cùng với các ví dụ cụ thể cho mỗi nội dung cùng với đó là thuật toán được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal Thân ái cảm ơn sự theo dõi và góp ý của thầy cô và các bạn! - Nhận xét của giáo viên phụ trách : ………………………………………………………………………... WWW.BeautifulLife.Cwahi.net k n n=2 Định lý 3: Cho x,y là hai biến và n là một số nguyên dương khi đó: (x+y)n= k n-k k nx y (n≥2) Chứng minh: Ta chứng minh hệ thức này bằng suy luận tổ hợp Các số hạng trong khai triển của (x+y)n sẽ có dạng xn-kyk với k=0,1,2 n để nhận được số hạng dạng xn-kyk ta chọn x từ n-k tổng (x+y) và có Cn-kn cách chọn như vậy, khi đó y được chọn từ k tổng còn lại Do đó hệ số của xn-kyk là Cnk n=... được cho vào hộp 1, x2 là số bánh được cho vào hộp 2 và x3 là số bánh được cho vào hộp 3 thì bài toán trên trở thành “có bao nhiêu cách cho 10 cái bánh giống nhau vào trong 3 cái hộp khác nhau” và kết quả cần tìm là 22 Email: ductrong90ictu@gmail.com Website: WWW.BeautifulLife.Cwahi.net Ví dụ 3 “Một người Mẹ có 4 đứa con Một ngày nọ, người Mẹ có 20 cái kẹo và muốn chia cho 4 đứa con sao cho mỗi đứa . dung cơ bản về chỉnh hợp và tổ hợp suy rộng cùng với các vấn đề liên quan . Cuối báo cáo là thuật toán liệt kê tất cả các hoán vị của các kí tự trong một xâu ( Với files chương trình và mã nguồn. tin Bộ môn Khoa học máy tính o0o BÁO CÁO THẢO LUẬN Môn học :Toán rời rạc Chủ đề: Chỉnh hợp và tổ hợp suy rộng Nhóm 2 Các sinh viên: 1. Nguyễn Thị Thanh 2. Dương Bách Tiến 3. Nguyễn Đức Trọng 4 kèm trong CD). Mục đính của bài thảo luận :  Cung cấp kiến thức cơ bản về hoán vị, tổ hợp và chỉnh hợp suy rộng  Minh họa thuật toán liệt kê các hoán vị của các kí tự trong một xâu cho trước. Dù

Ngày đăng: 23/10/2014, 14:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan