Đánh giá hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty xi măng Bỉm Sơn.doc

37 489 0
Đánh giá hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty xi măng Bỉm Sơn.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta, xi măng được coi là một trong những nghành công nghiệp quan trọng. Đặc biệt trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, xi măng Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là một động lực mới tiếp sức và thúc đẩy công nghiệp xi măng Việt Nam tiếp tục phát triển trên mọi lĩnh vực. Những người làm xi măng vui mừng vì quy hoạch này đã vạch ra những định hướng phát triển rõ ràng, sáng sủa, đầy hứa hẹn, nhưng cũng hiểu rằng rất nhiều thách thức mới, lớn lao đang ở phía trước mà muốn vươn tới mục tiêu của quy hoạch thì trước hết toàn ngành xi măng phải hành động rất quyết liệt, bền bỉ, liên tục cộng với sự phối hợp, hỗ trợ của các nghành liên quan, chính quyền và nhân dân địa phương nơi có công nghệ xi măng. Nền kinh tế càng phát triển càng đặt thách thức lớn cho mỗi doanh nghiệp Việt Nam. Để tồn tại được các doanh nghiệp phải đổi mới mình. Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp sản xuất xi măng đang từng bước thể hiện sự chuyển đổi này để phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Qua gần 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã chứng tỏ mình là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, sản lượng sản xuất tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân không ngừng được cải thiện. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, qua việc tìm hiểu, nghiên cứu thực tế cùng với những kiến thức đã được trang bị đã phần nào giúp em hiểu được tầm quan trọng của nghành công nghiệp sản xuất xi măng nói chung và nhà máy xi măng Bỉm Sơn nói riêng. Từ đó nhằm mục đích trau dồi và phát huy những kiến thức giúp cho phần lí luận đã được học trong trường để ra công tác có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Em chọn đề tài: “Đánh giá 1 hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty xi măng Bỉm Sơn” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Vì thời gian thực tập tại công ty có hạn nên trong báo cáo không tránh khỏi thiếu xót mong được sứ đóng góp giúp đỡ của thầy cô giáo, để em hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và sự chỉ đạo tận tình của cô giáo Nguyễn Minh Phương, các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán và phòng tổ chức của nhà máy xi măng Bỉm Sơn để em có thể hoàn thành tốt báo cáo này. Ngoài lời mở đầu và kết luận báo cáo gồm các nội dung chính sau đây: Phần I: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Phần III: Đánh giá hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty xi măng Bỉm Sơn 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1) Tên, địa chỉ của công ty: Tên hợp pháp của công ty: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Người đại diện: Nguyễn Như Khuê Tên giao dịch quốc tế : Bim Son ciment joint stock company Tên viết tắt: BBC Tên tiếng việt :XMBS Trụ sở giao dịch: Phường Ba Đình thị xã Bỉm Sơn –Thanh Hóa Vốn điều lệ: 900 tỷ đồng Trong đó Vốn nhà nước chiếm 72%; vốn cổ đông 28% 2) Quá trình hình thành phát triển: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn nằm tại thị xã Bỉm Sơn, cách thành phố Thanh hoá 30 km về phía bắc, cách Hà nội 130 km về phía nam. Tổng diện tích mặt bằng của nhà máy chiếm khoảng 50 ha nằm trong một thung lũng đá vôi và đá sét với trữ lượng lớn, đây là hai nguyên liệu chính để sản xuất xi măng với một tiềm năng về tài nguyên như vậy thì việc xây dựng một Nhà máy là một điều kiện thuận lợi cho sản xuất xi măng. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được khởi công xây dựng từ năm 1976 đến năm 1980 do Liên xô (cũ) thiết kế và trang bị máy móc thiết bị đồng bộ. Chính Phủ đã ra quyết định số 334/BXD-TCCB ngày 04/3/1980 thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Ngày 22/12/1981 hoàn thành dây chuyền số 1, năm 1982 hoàn thành dây chuyền số 2, với công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm. Tháng 08/1993 Nhà Nước có quyết định sát nhập hai đơn vị là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và công ty Cung 3 ứng vật tư số 4 thành công ty xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Ngày 13/1/2006 công ty tiến hành cải tạo dây chuyền số 2 theo phương pháp khô. Sau khi cải tạo dây chuyền 2, công suất của nhà máy là 1,8 triệu tấn/năm. Công ty hiện có 2.460 người, trong đó có 244 người làm công tác quản lý. Hiện nay Công ty đang đầu tư mở rộng nhà máy, xây dựng dây chuyền số 3 với công suất 2 triệu tấn/năm. Sau khi kết thúc xây dựng dây chuyền mới sẽ đưa công suất nhà máy lên 3,2 triệu tấn/năm. Thưc hiện quyết định số 486 BXD ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển đổi Công ty xi măng Bỉm Sơn thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Ngày 12/4/2006 công ty đã tiến hành đại hội cổ đông thành lập ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp giấy chứng nhận đăng ký KD số 2603000429 ngày 01/5/2006 Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào hoạt động. II) ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 2.1 Chức năng nhiệm vụ Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn với chức năng sản xuất các loại xi măng PCB30, PCB40 có chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn TC ISO 9002 của Nhà Nước. Công ty có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là thị trường Lào. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ cung cấp xi măng cho các địa bàn theo sự điều hành của Tổng công ty công nghiệp XM Việt Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường. 2.2Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc và 18 phòng ban, 11 phân xưởng được chia thành 4 khối: Khối phòng ban, khối sản xuất chính, khối sản xuất 4 phụ trợ và khối tiêu thụ (gồm: Trung tâm giao dịch tiêu thụ và 8 văn phòng đại diện được đặt ở 7 tỉnh thành trong cả nước và nước bạn Lào). • Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả những vấn đề thuộc về công ty theo pháp luật qui định như: Cơ cấu tổ chức sản xuất, qui mô sản xuất kinh doanh, kế hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát triển • Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty gồm 5 thành viền do đại hội cổ đông bầu, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. • Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc đại hội cổ đông, do đại hội cổ đông bầu ra, hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. • Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và 5 phó giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. 5 phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực khác nhau đó là: - Phó giám đốc phụ trách sản xuất kiêm bí thư đảng uỷ có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức sản xuất các đơn vị trong công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm. - Phó giám đốc nội chính phụ trách chung về bộ phận bảo vệ an ninh và bộ phận y tế, đời sống quản trị chăm lo đời sống sức khỏe cho công nhân. 5 - Phó giám đốc phụ trách cơ điện quản lý kỹ thuật về điện và cơ khí trong sản xuất của công ty. - Phó giám đốc phụ trách tiêu thụ giúp giám đốc điều hành kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Phó giám đốc phụ trách công tác đầu tư quản lý dự án xây dựng nhà máy mới của công ty. • Khối sản xuất chính (6 phân xưởng): Khối sản xuất chính gồm có: Xưởng Mỏ, xưởng Ô tô, xưởng Tạo nguyên liệu, xưởng Lò nung, xưởng Nghiền xi măng, xưởng Đóng bao. Các xưởng này có nhiệm vụ khai thác đá vôi, đá sét và vận chuyển từ nơi khai thác về nhà máy. Qua các công đoạn sản xuất của từng xưởng, cuối cùng cho bán thành phẩm klinhker, klinker được trộn với một số phụ gia khác và nghiền ra xi măng bột sau đó đóng thành bao xi măng. • Khối sản xuất phụ trợ (gồm 5 phân xưởng): Bao gồm xưởng Sửa chữa thiết bị, Xưởng Công trình, Xưởng Điện tự động, Xưởng Cấp thoát nước - Nén khí, Xưởng Cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao vụ phục vụ cho sản xuất chính. • Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu: - Phòng Kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi điều độ sản xuất, phụ trách các phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm theo TC ISO 9002. - Phòng Cơ khí: Theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, sửa chữa, chế tạo thiết bị, phụ tùng thay thế. - Phòng Năng lượng: Theo dõi tình hình cung cấp năng lượng cho sản xuất. - Phòng quản lý xe máy: Theo dõi toàn bộ các loại phương tiện vận tải, thiết bị động lực. - Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính: Có nhiệm vụ giám sát bằng đồng tiền đối với tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng Vật tư thiết bị: Cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị cho sản xuất. 6 - Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD, tiêu thụ của công ty. - Phòng Tổ chức lao động: Theo dõi, quản lý lao động và tiền lương, các chế độ chính sách • Khối tiêu thụ có 8 Văn phòng đại diện và Trung tâm giao dịch tiêu thụ: - Trung tâm tiêu thụ có nhiệm vụ ký hợp đồng huy động phương tiện vận tải với các cá nhân, tập thể bên ngoài để vận chuyển xi măng đến các địa bàn tiêu thụ, viết hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để lưu chuyển xi măng đi các Văn phòng đại diện và viết hoá đơn bán xi măng cho các đối tượng mua xi măng tại đầu nguồn. - Các Văn phòng đại diện có nhiệm vụ bán xi măng trên địa bàn của mình phụ trách, chịu trách nhiệm theo dõi số hàng nhập về và bán ra cũng như các chi phí liên quan đến việc bán hàng và theo dõi các đại lý thuộc lĩnh vực của Văn phòng đại diện quản lý. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tuy rất nhiều bộ phận phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban phụ trách và chịu trách nhiệm trong phạm vi trách nhiệm của mình trước lãnh đạo thể hiện tính độc lập trong quản lý và nhất quán từ trên xuống. Bộ máy quản lý của công ty tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, với quan hệ trực tuyến một thủ trưởng Công ty đảm bảo tập trung nhiệm vụ và quyền hành. Vì thế mà Giám đốc công ty ra quyết định công việc một cách kịp thời chớp lấy nhiều cơ hội trong kinh doanh. Đồng thời triển khai công việc trực tiếp đến các phòng ban một cách nhanh chóng theo một tuyến xuyên suốt. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 7 GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Cơ điện Phó giám đốc tiêu thụ Phòng ĐSQT Phòng BVQS Trạm Y tế Phó Giám đốc Sản xuẩt Phòng ĐHSX Phòng KTSX Phòng TN.KCS Phòng KTAT Xưởng Mỏ NL Xưởng Ôtô VT Xưởng tạo NL Xưởng lò nung Xưởng NXM Xưởng đóng bao Tổng kho VTTB Phòng CƯVTTB Phòng Cơ khí Phòng N. Lượng Phòng QLXM Xưởng SCTB Xưởng CKCT Xưởng CTN-NK Xưởng điện TĐ Xưởng SCCT Văn phòng Phòng KTKH Phòng TCLĐ Phòng TTKTC Ban QLDA Phòng Kỹ thuật Phòng KH-TH Phòng KTTC VP.Ninh Bình VP.Hà Tây Trung tâm GDTT VP.Thanh Hoá VP.Nghệ An VP Hà Tĩnh VP.Nam Định VP.Sơn La Phòng VT TB HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY Phó Giám đốc Đầu tư xây dựng Phó Giám đốc Nội chính VP.Tại Lào P. Thẩm định CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CP XI MĂNG 8 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Sản phẩm chính của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là xi măng PCB30, PCB 40. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ số 1 đồng bộ do Liên Xô (cũ) cung cấp. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt lò quay và dây chuyền số 2 mới cải tạo theo phương pháp khô lò quay với quy trình công nghệ kiểu liên tục. Có thể tóm tắt các công đoạn của quy trình công nghệ như sau: - Khai thác nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất ra xi măng là đá vôi và đất sét được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn, sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ôtô. - Nghiền nguyên liệu: Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) được cho vào máy nghiền. Theo phương pháp ướt lò quay phối liệu ra khỏi máy nghiền có độ ẩm từ 35%-36% được điều chỉnh thành phần hoá học trong tám bể chứa có dung tích 800 m3/bể, sau đó được chuyển vào hai bể dự trữ có dung tích 8000 m3/bể. Còn theo phương pháp khô lò quay, hỗn hợp hai nguyên liệu được sấy, lắng bụi. - Nung clinker và nghiền xi măng: Phối liệu dưới dạng bùn hoặc bột được đưa vào lò quay thành clinker (ở dạng hạt). Trong quá trình này người ta cho thêm thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra thành xi măng bột. Tuỳ theo từng chủng loại xi măng mà người ta sử dụng các chất phụ gia và tỷ lệ pha khác nhau. - Đóng bao: Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 xilô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao. Lúc đó thu được thành phẩm là xi măng bao, hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất xi măng. 9 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CÓ THỂ BIỂU DIỄN THEO SƠ ĐỒ SAU Qua quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty ta có thể thấy đây không phải là quy trình công nghệ phức tạp, song đối với công ty xi măng do công xuất thiết kế lớn, quy trình công nghệ mang tính liên tục. 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 25 năm qua Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn luôn đẩy mạnh sản xuất nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm , gắn chặt với việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao tính kỷ luật với trình độ chuyên môn kỹ thuật của người thợ và mở rộng liên kết các cơ quan khoa học kỹ thuật trong nước. Vì vậy công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn làm ăn hiệu quả, sản lượng sản xuất tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, đời sống công nhân không ngừng được cải thiện. 10 Khai thác nguyên liệu Nghiền nguyên liệu Nung Klinker Nghiền xi măng Đóng bao Thành phẩm [...]... 14 PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I) CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY 1.1 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong công ty Để phù hợp và đáp ứng với yêu cầu quản lý mới, việc tổ chức công tác kế toán trong công ty đã tuân theo những nguyên tắc: + Tổ chức công tác kế toán đúng với những quy định trong điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, phù hợp... nước + Tổ chức công tác kế toán phù hợp với chế độ, chính sách tỷ lệ văn bản pháp quy về kế toán của nhà nước ban hành + Tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty + Tổ chức công tác kế toán của công ty phù hợp với trình độ và nghiệp vụ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán + Tổ chức công tác kế toán. .. 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: Bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đứng đầu là kế toán trưởng, tiếp đến là Phòng Kế toán – Thống kê – Tài Chính có 34 người được chia làm 5 tổ đó là tổ tài chính gồm 7 người , tổ kế toán vật tư có 6 người, tổ kế toán tổng hợp và tính giá thành co 10 người, tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm gồm 6 người, tổ kế toán đời sống... cả các kế toán viên đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp đến đại học Dưới đây là mô hình tổ chức của bộ máy và chức năng cụ thể của từng bộ phận: 15 MÔ HÌNH CỦA PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN KẾ TOÁN TRƯỞNG Tổ Tổ kế toán vật tư tài chính Kế toán Ban QLDA Tổ tổng hợp và tính giá thành Tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm Tổ kế toán đời sống Kế toán các VP đại diện, TTGD tiêu thụ - Kế toán trưởng... kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo, báo cáo lưu chuyển tiền tệ ky báo cáo, thuyết minh báo cáo tài chính năm trước, các số liệu khác có liên quan căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để lập 29 PHẦN 3:ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Công. .. dõi tiền vào hàng ra chưa được kịp thời, có nhiều trở ngại đến việc tiêu thụ sản phẩm *Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn : Trong quá trình thực tế công tác kế toán ở công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tôi thấy mình học được rất nhiều thực tế Tổ chức công tác kế toán của công ty, cán bộ kế toán của công ty có trình độ nghiệp vụ vững vàng hăng say với công việc,... phận Công ty CP xi măng Bỉm Sơn tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán Đây là hình thức kết hợp giữa hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung và hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán Do đó, hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán mang đặc điểm của cả hai hình thức trên và khắc phục được những nhược điểm của hai hình thức đó Trong hình thức tổ chức. .. trưởng : Giám đốc đồng tiền để kiểm soát, kiểm tra mọi hoạt động của Công ty Quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động tài chính trong Công ty Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê tài chính và hoạch toán nội bộ theo các quy định của pháp luật về kế toán thống kê Thông qua các hoạt động kinh tế, thống kê, kế toán giúp Giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời đạt hiệu quả kinh tế... thể và chuyển sang hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chi phí và giá thành Riêng đối với kế toán nguyên vật liệu, phân hệ kế toán hàng tồn kho liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán công nợ phải trả, kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp, kế toán chi phí giá thành 21 Quy trình xử lý số liệu của phần mềm kế toán FA Nghiệp vụ kinh. .. phòng kế toán công ty thực hiện cùng với việc tổng hợp số liệu chung toàn công ty, lập các báo cáo nộp về Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam 18 II) HÌNH THỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY VÀ THỰC TIỄN PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CỦA TỪNG BỘ PHẬN 2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng cơ sở vật chất , phương tiện kỹ thuật, yêu cầu thông tin kinh . I: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Phần III: Đánh giá hoạt động. động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty xi măng Bỉm Sơn 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT. hành. + Tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty. + Tổ chức công tác kế toán của công ty phù

Ngày đăng: 22/10/2014, 13:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan