Tìm hiểu quy trình xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học tại nhà máy xử lý rác thải hữu cơ cầu diễn – hà nội

73 2.9K 18
Tìm hiểu quy trình xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học tại nhà máy xử lý rác thải hữu cơ cầu diễn – hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Phần 1. Đặt vấn đề 2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 2 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục đích 3 1.2.2. Yêu cầu 3 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Phần 2: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu 5 2.1. Cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu 5 2.1.1. Tổng quan chung về công nghệ xử lý chất thải 5 Tổng quan các biện pháp kỹ thuật ủ sinh học chất thải hữu cơ 6 2.1.3. Nguyên lý qúa trình ủ phân 11 2.1.4. Cơ chế chuyển hoá các chất trong quá trình ủ sinh học trong điều kiện ủ hiếu khí 13 2.1.5 Cơ chế phân huỷ rác thành phân hữu cơ 14 2.2. Tổng quan về công nghệ ủ sinh học rác hữu cơ thành phân vi sinh trên thế giới và ở Việt Nam 23 2.2.1. Tổng quan về công nghệ ủ sinh học rác thải hữu cơ thành phân vi sinh trên thế giới 23 2.2.2 Tổng quan về công nghệ ủ sinh học rác thải hữu cơ thành phân vi sinh ở Việt Nam 30 Phần 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 38 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 38 3.2. Nội dung nghiên cứu 38 3.3.Phương pháp nghiên cứu 38 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu 38 3.3.2. Phương pháp thống kê 38 3.3.3. Phương pháp phân tích so sánh 38 Phần 4: Kết quả nghiên cứu 39 4.1. Điều kiện tự nhiên và nguyên lý hoạt động của công nghệ đang được áp dụng tại nhà máy 39 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của nhà máy xử lý rác thải hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn- Hà nội 39 4.1.2. Giới thiệu chung về nhà máy xứ lý rác thải hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn- Hà Nội 40 4.1.3.Công nghệ ủ sinh học đang được áp dụng tại nhà máy để xử lý rác thải hữu cơ42 4.1.3.1. Nguyên lý hoạt động 43 4.1.3.2.Các công đoạn trong công nghệ xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ của nhà máy 44 4.2. Đánh giá thực trạng công nghệ của nhà máy và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất 61 4.2.1. Đánh giá thực trạng công nghệ ủ sinh học rác thải hữu cơ hiện đang được áp dụng tại nhà máy xử lý rác Cầu Diễn 61 4.2.1.1. Các đánh giá trên phương diện kỹ thuật- công nghệ 61 4.2.1.2. Các đánh giá trên phương diện vận hành và bảo trì 63 4.2.1.3. Các đánh giá trên phương diện bảo vệ môi trường 64 4.2.1.4. Cách đánh giá trên phương diện chi phí và thu hồi chi phí 65 4.2.1.5.Các đánh giá trên phương diện chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 66 4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học tại nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn. 68 4.3.1.Các giải pháp kỹ thuật về phương diện cơ chế, chính sách 68 4.3.2. Các giải pháp về phương diện quản lý 69 4.3.3. Các giải pháp về phương diện kỹ thuật 69 4.3.4. Các giải pháp kỹ thuật về phương diện kinh tế - tài chính 70 Phần 5: Kết luận và kiến nghị 71 5.1. Kết luận 71 5.2. Kiến nghị 72 Phần 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính c p thi t c a t iấ ế ủ đề à Môi trường là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại, là vấn đề mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, ô nhiễm môi trường là thách thức gay gắt nhất với tương lai phát triển môi trường bền vững của cộng đồng. Nước ta là nước đang trong thời kì đổi mới- thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nên vấn đề rác thải là một trong những vấn đề lớn. Vì thế, xử lý rác thải đô thị là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay tại các thành phố. Chất thải đô thị của Việt Nam hiện nay chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại các bãi chôn lấp, chỉ một phần nhỏ được xử lý bằng phương pháp ủ sinh học. Đặc biệt là thành phố Hà Nội đã và đang là thành phố phát triển kinh tế, văn hoá nhất cả nước, là nơi diễn ra các hoạt động đầu tư kinh tế vào nước ta, là nơi thu hút người đến. Chính vì thế, thành phố Hà Nội chiếm vị trí quan trọng đối với cả nước. Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để phát triển môi trường của đất nước bền vững thì vấn đề quản lý chất thải và xử lý chất thải là hết sức cấp bách vì nó là nguồn gây ô nhiễm môi trường sống, suy thoái nguồn nước và là nguyên nhân gây dịch bệnh lây lan, đồng thời làm ảnh hưởng đến nếp sống của người dân. Tuy nhiên nhiều năm qua, không chỉ ở trên thế giới mà cả ở Việt Nam Bộ khoa học - công nghệ môi trường đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn ô nhiễm và cải thiện môi trường. Trong đó ưu tiên các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường đồng thời tận thu được nguồn năng lượng và các chất quý giá quay hồi phục vụ con người. Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học thực sự là một công nghệ có nhiều triển vọng phát triển mạnh ở Việt Nam. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường là cầu nối cho sự phát triển bảo vệ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, em chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học tại nhà máy xử lý rác thải hữu cơ Cầu Diễn – Hà Nội” để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay đồng thời xử lý tận thu nguồn năng lượng lâu dài. 1.2. M c ích v yêu c u nghiên c u.ụ đ à ầ ứ 1.2.1. Mục đích - Tìm hiểu qui trình xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học. - Đánh giá công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học hiện có. - Đề xuất phương cách quản lý, xử lý rác thải thành phố. 1.2.2. Yêu cầu Học tập và tìm hiểu quy trình công nghệ tại nhà máy xử lý phế thải Cầu Diễn. 2.2. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ - Rác thải, phế thải thành phố Hà Nội. - Nhà máy xử lý rác thải hữu cơ thành phân vi sinh Cầu Diễn – Hà Nội là nơi nghiên cứu. - Phạm vi: là các hợp phần hữu cơ có trong rác thải. Phần 2: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu 2.1. C s khoa h c ph c v nghiên c uơ ở ọ ụ ụ ứ 2.1.1. Tổng quan chung về công nghệ xử lý chất thải Hàng ngày, lượng chất thải phát dinh trên thế giới khoảng 6,2.10 6 tấn rác thải/ngày, trong đó chất thải hữu cơ chiếm tới 50% tổng lượng rác thải phát sinh, tương đương khoảng 3,1.10 6 tấn rác thải hữu cơ/ngày. Với lượng rác thải khổng lồ như vậy đòi hỏi có nhiều nghiên cứu xử lý phù hợp theo từng điều kiện kinh tế của mỗi nước để giảm thiểu tối đa ô nhiễm do rác thải gây ra. Hiện nay trên thế giới thường áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải như sau: • Phương pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh Phương pháp này chi phí rẻ nhất, bình quân ở các nước khu vực Đông Nam Á là 1- 2 USD/tấn. Phương pháp này thường phù hợp với các nước đang phát triển. • Phương pháp chế biến chất thải có nguồn gốc hưũu cơ thành phân ủ hữu cơ Phương pháp này chi phí thong thường từ 8- 10 USD/tấn. Thành phẩm thu được dung để phục vụ cho cây công nghiệp và nông nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa thu được sản phẩm không bị nhiễm hoá chất tồn dư trong quá trình sinh trưởng. Thành phẩm này được đánh giá cao ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, nếu phát triển phương pháp làm phân hữu cơ từ chất thải sẽ góp phần giải quyết nạn thiếu phân bón do không có đủ kinh phí nhập khẩu. Nhược điểm của phuơng pháp này là quá trình kéo dài, thường là từ 2- 3 tháng , tốn diện tích. Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất thải công suất xử lý 100.000 tấn chất thải/năm cần có diện tích là 6ha. • Phương pháp thiêu đốt Phương pháp này tuy chi phí cao, thong thường từ 20- 30 USD/tấn, nhưng chu trình xử lý ngắn, chỉ từ 2- 3 ngày, diện tích chỉ bằng 1/6 diện tích nhà máy làm phân hữu cơ có cùng công suất. Với giá thành đắt nen chỉ các nước phát triển áp dụng nhiều, ở các nước đang phát triển nên áp dụng phương pháp này ở quy mô nhỏ để xủ lý chất thải độc hại như: chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp,… Tổng quan các biện pháp kỹ thuật ủ sinh học chất thải hữu cơ Ủ sinh học là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát khoa học, tạo môi trường tối ưu với quá trình sản xuất. Quá trình ủ được thực hiện theo 2 phương pháp: - Phương pháp ủ yếm khí - Phương pháp ủ hiếu khí ( thổi khí cưỡng bức) Quá trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, 2 yếu tố nhiệt độ và độ ẩm luôn được kiểm soát trong quá trình ủ, quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ sự oxy hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO 2 , nước và các chất hữu cơ bền vững như lignin, xenluloza, sợi… Khái quát về quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong giai đoạn ủ phân vi sinh Giai đoạn phân huỷ giai đoạn ủ chín giai đoạn ổn định • Công nghệ ủ sinh học Công nghệ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định kỳ hoặc vừa thổi khí vừa đảo. Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp xử lý rất có hiệu quả sản phẩm phân huỷ, có thể kết hợp tốt với phân người hoặc phân gia súc (đôi khi cả than bùn) cho ta phân hữu cơ có hàm lượng dinh Phân compost đã ủ chin Chất thải hữu cơ Phân compost đã hoàn thiện Phân compost tươi dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, rất tốt cho việc cải tạo đất. Phương pháp này phải chi phí thông thường từ 8- 10 USD/tấn. Thành phẩm thu được dùng để phục cho cây nông nghiệp và trồng cây công nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa thu được sản phẩm không bị ô nhiễm hoá chất dư tồn trong quá trình sinh trưởng. Thành phẩm này sẽ còn góp phần giải quyết nạn thiếu phân bón do không đủ kinh phí nhập khẩu. Tuy nhiên phương pháp này cũng có hạn chế là chu trình sản xuất lâu dài, bình thường từ 2- 3 tháng, diện tích thường tốn. Một nhà máy sản xuất hữu cơ từ chất thải có công suất xử lý 100 000 tấn chất thải cần có diện tích khoảng 6ha. • Công nghệ Composting Chất thải được sử dụng là phân Compost chủ yếu là thành phần hữu cơ được phân loại bằng máy, bằng tay qua hệ thống băng chuyền. Sau khi phân loại rác được đưa vào máy cắt, nghiền để có kích thước đồng nhất, sau đó được trộn thêm bùn cống rãnh, cặn hầm cầu để điều chỉnh tỷ lệ Cacbon/Nitơ (C/N) theo 1 tỷ lệ nào đó trong các khoảng ( 7- 12 lần) rồi được đưa vào quá trình lên men (phân huỷ sinh học) hiếu khí trong các “thiết bị” khác nhau. Các thiết bị khác nhau có thể nguyên liệu được lên men trong dạng tinh như đánh luống, dạng động trong thiết bị lên men kiểu tang trống… Quá trình lên men hiếu khí gần với việc cấp không khí cho vi sinh và thu hồi sản phẩm khí của quá trình lên men. Việc cấp khí có thể là sản phẩm của quá trình lên men được thu về, xử lý bằng phương pháp hấp thụ với các dung dịch như: Hypoclorid Natri, Hypoclorid Canxi, các dung dịch kiềm loãng Ca(OH) 2 , NaOH… nhằm loại bỏ các hợp chất H 2 S, SO 3 - và các axit khác (HCl, H 2 CO 3 và các axit hữu cơ…) sinh ra trong quá trình lên men hiếu khí trước khi được thải ra môi trường. Sau khi được phân huỷ lên men hiếu khí, các chất thải trở nên xốp và “hoai”- sản phẩm Compost thô được đưa sang khâu ổn định và chế biến để thành sản phẩm thương phẩm Compost (gọi là mùn Compost các loại) hoặc (và) phân bón hữu cơ NPK ( có bổ sung NPK theo tiêu chuẩn dinh dưỡng của phân bón hữu cơ). Trong quá trình ổn định, hoàn thiện, rác tiếp tục bị phân huỷ nhưng ở tốc độ chậm hơn, tỷ lệ tiệu thụ oxy giảm, độ ẩm giảm, hoạt động của vi sinh vật chủ yếu ở dạng cạnh tranh, hàm lượng amôn đã chuyển sang dạng N – NO 3 - . Thời gian cho giai đoạn này khoảng 15 – 25/35 ngày tuỳ theo việc có sự can thiệp của các thiết bị. Quá trình vô cơ hoá rác được thực hiện hoàn toàn. Compost được tạo thành sau giai đoạn ổn định được tiếp tục chế biến qua các sàng rung để lấy mùn và tách khỏi các phần trơ (kim loại, cát sỏi, thuỷ tinh, nhựa… chiếm khoảng 5- 7%) để tạo thành Compost thương phẩm. Đối với tất cả công nghệ sản xuất Compost, ngoài các biện pháp như cung cấp không khí, trộn bùn cống, cặn hầm cầu ( nhằm cung cấp dinh dưỡng theo tỷ lệ C/N, ôxy, đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ cho vi khuẩn phát triển. Người ta còn có thể bổ sung các loài và chủng vi sinh (vi sinh và nấm mốc) có vai trò quan trọng trong phân huỷ rác. Các vi sinh nói trên trong quá trình “tiếp cận” với rác sẽ “nhận dạng” “đối tượng” mà nó có khả năng phân huỷ, sẽ “ tiết ra” các Enzym ngoại bào- hay còn gọi là men của vi sinh, các Enzym này chúng là tác nhân “cắt nhỏ” các đại phân tử của chất hữu cơ thành các phần nhỏ- “tiểu phân tử”. Sử dụng không khí, cơ chất chính ( các thành phần dinh dưỡng chính: Nitơ, Cacbon hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác). Vi sinh tiếp tục phát triển với cấp số nhân và quá trình “cắt nhỏ” nói trên là quá trình phân huỷ hỗn hợp rác thải tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Đối với các thành phần cơ chất chính của rác: Xenluloza, tinh bột, mỡ và đạm. Các loài vi sinh ở các điều kiện (nhiệt độ, pH…) thích hợp sẽ có các hoạt lực Enzym ngoại bào lớn nhất, tương ứng với cơ chất, đó là Xenluloza, Amilaza, Lipaza và Protenoza. Việc bổ sung hỗn hợp các chế phẩm vi sinh có thể thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ rác thải lên 5- 6 lần, rút ngắn thời gian lên men hiếu khí hoặc ủ hoàn thiện hiếu và kỵ khí xuống nhiều lần, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Compost được hình thành đúng hướng và giảm thiểu các sản phẩm pphụ không mong muốn của quá trình len men và phân huỷ rác nói trên. Các quá trình phân huỷ chính bao gồm: + Đống có cấp khí cưỡng bức hai chiều. + Ủ đống có đảo trộn thường xuyên. + Lò, ủ hầm Tunel và lò quay- Modul. • Đống ủ Compost Thường có kích thước khoảng rộng 3m, cao 2m, độ dài tuỳ theo diện tích đất sử dụng nhằm duy trì nhiệt độ của khối rác. Tuỳ theo phương pháp có sự can thiệp của máy móc hay không. Thời gian ủ khoảng 12 ngày đén 30 hoặc 40 ngày. Nếu không có sự can thiệp của máy móc, với hệ thống ủ kiểu khí bị động thời gian có thể lớn hơn, khoảng 3- 4 tháng. Sau khi kết thúc giai đoạn này, khối rác nhờ có sư hoạt độngcủa vi sinh vật đã bị phân huỷ gần như hoàn toàn. Có hai dạng: thông khí bị động và thông khí chủ động. - Hệ thống thông khí bị động: Hệ thống này được cung cấp qua các ống đã khoan lỗ đặt dưới các đống, dòng khí nóng có xu hướng dâng lên và đi ra ngoài đống ủ, không khí được trợ “hút” từ phía dưới lên, khí thải được thu phía trên mỗi đống. - Hệ thống thông khí chủ động: Sử dụng quạt gió để cung cấp khí tới đống ủ qua các ống theo chiều từ trên xuống (do khí thải được hút phía dưới mặt sang) hoặc từ dưới lên nếu khí thải được hút phía trên. Trong quá trình ủ, quạt gió hút hoặc đẩy khí qua các đống ủ sao cho đống ủ luôn được duy trì ở nhiệt độ thích hợp. Hiện nay phương pháp này cũng có nhiều cải tiến, áp dụng các thành tựu khoa học như sử dụng một số các loại máy móc thiết bị có nhiều chức năng đồng thời như: nghiền, cắt, trộn và thổi khí… nhằm giảm thiểu thời gian phân huỷ của rác thải. • Công nghệ hầm Tunel Phổ cập ở nhiều nước trên thế giới để xử lý rác sinh hoạt có độ ẩm cao. Đây là phương pháp lên men hiếu khí trong thiết bị dạng kín để đảm bảo không gây ô nhiễm khí thải ra bên ngoài do môi trường lớn hơi nước cùng các sản phẩm ôxy hoá dạng khí toả ra trong quá trình lên men. Mặt khác, ở thiết bị kín dạng hầm Tunel hoặc lò Tunel, có thể nâng cao hiệu suất cấp khí và thời gian lên men xuống còn 12- 15 ngày (bằng phương pháp ủ đống có đảo trộn nghiền liên hợp). Thời gian lưu của rác trong lò có thể 4, 5, 6 ngày cho giai đoạn lên men tích cực, sau đó giai đoạn hoàn thiện kéo dài chừng 8- 10 ngày ở dạng đông. Phương pháp này có nhược điểm sinh một khối lượng lớn nước thải từ rác phải xử lý và đồi hỏi rác phải được nghiền nhỏ trước khi đưa vào lò. Hiệu suất chuyển hoá trong phương pháp này chưa thật cao vì thiếu yếu tố đảo trong thiết bị làm cho sự phân bố không khí không thật đặc trong toàn bộ khối rác ủ. • Công nghệ ủ Compost trong lò quay Modul Về nguyên tắc, là một cải tiến so với phương pháp lên men trong lò Tunel: thiết bị kín để nâng cao hiệu quả cấp và thu khí, lò quay thực hiện chế độ đảo nguyên liệu trong một quá trình lên men, đặc biệt, việc lên men được thực hiện trong nhiều Modul lò quay song song với các thể tích mà phải được lựa chọ cho mỗi lò để đảm bảo theo dõi được chất lượng Compost của từng lò (thông qua thiết bị điều khiển) và do đó tách được sản phẩm chất lưọng tốt (đối với những mẻ rác đơn thuần ít lẫn tạp chất) hoặc loại bỏ được những mẻ rác có chất lượng xấu lẫn nhiều tạp chất độc của chất thải công nghiệp làm cho quá trình lên men không thưch hiện được. Quá trình lên men cũng diễn ra từ 72- 100 giờ, quá trình hoàn thiện và chế biến khoảng dưới 100 giờ. - Nhược điểm của công nghệ này là đầu tư cao hơn so với lò Tunel và [...]... còn lại được xử lý bằng chế biến phân vi sinh Hiện nay, ở Mỹ đang áp dụng công nghệ xử lý tại chỗ rác thải hữu cơ thành phân vi sinh tại các hộ gia đình Đây là một phương pháp rẻ tiền, với công nghệ ủ hiếu khí đã góp phần làm giảm bớt khối lượng rác hữu cơ đưa đến các nhà máy xử lý tập trung Tại các nhà máy xử lý rác thải, một trong những công nghệ phổ biến là áp dụng phương pháp xử lý rác thải ở trong... BÓN SÀNG XỬ LÝ HỮU CƠ CHÔN LẤP CHẤT TRƠ Sơ đồ 5: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Canada 2.2.2 Tổng quan về công nghệ ủ sinh học rác thải hữu cơ thành phân vi sinh ở Việt Nam 1 Công nghệ ủ sinh học rác thải hữu cơ tại thành phố Hồ Chí Minh a Nguyên lý hoạt động Rác thải sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh được xử lý theo quy trình công nghệ hiếu khí kiểu DANO- System sử dụng ống sinh hóa... 3 Đức a Nguyên lý hoạt động Ở Đức, một trong những công nghệ phổ biến của các nhà máy xử lý rác thải là áp dụng phương pháp xử lý rác thải để thu hồi khí sinh học và phân bón hữu cơ sinh học Rác được tiếp nhận và tiến hành phân loại, các chất thải hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các thùng chịu áp lực bằng thiết bị thu hồi khí trong quá trình ủ lên men phân giải hữu cơ, khả năng thu... (Seraphin) tại Đông Vinh Tại Đông Vinh hiện đang áp dụng công nghệ Seraphin và hoạt động với công suất 24 000 tấn/năm Toàn bộ công nghệ này bao gồm 3 nhóm quá trình khác nhau: - Quá trình tách loại rác thải thành các dòng vật chất hữu cơ, chất thải dẻo và chất vô cơ - Quá trình xử lý rác hữu cơ theo phương pháp ủ sinh học (Composting) - Quá trình xử lý chất dẻo, chất vô cơ Tương ứng với 3 quá trình trên,... gian ủ từ 2- 2,5 tháng giảm xuống còn 25- 30 ngày Năng suất mùn rác của bể là 130m 3 từ 25 tấn đến 30- 35 tấn Phân ủ bằng vi sinh vật không có mùi hôi, không ủ rác, hạn chế tối đa ruồi muỗi 2.2 Tổng quan về công nghệ ủ sinh học rác hữu cơ thành phân vi sinh trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1 Tổng quan về công nghệ ủ sinh học rác thải hữu cơ thành phân vi sinh trên thế giới 1 Thái Lan a Nguyên lý hoạt... do Chính phủ Vương quốc Đan Mạch viện trợ, xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1981 tại Hóc Môn Công suất của nhà máy 240 tấn rác/ ngày, sản xuất được 25.000 tấn phân hữu cơ/ năm Hiện nay, nhà máy đang sử dụng các rác thải hữu cơ đã được xử lý ở bãi rác, khai thác, qua sàng thủ công và chế biến phân bón PHỄU TIẾP NHẬN RÁC RÁC TƯƠI SÀNG PHÂN LOẠI SÀNG PHÂN LOẠI LÊN MEN 16 GIỜ TRONG THÙNG Ủ SINH HỌC BĂNG TẢI... sau đó được đánh thành luống hoặc đống và phủ kín Sau 3- 4 tháng phủ kín cộng với nhiệt độ, độ ẩm, độ xốp, phế thải hữu cơ được phân huỷ thành phân hữu cơ RÁC HỮU CƠ ĐƯỢC BỔ SUNG THÊM N, P, K N nhiệt độ, độ ẩm, VSV • Nguyên lý ủ phân ở chế độ hiếu khí CH4 + H2S + H2O Thực chất quá trình ủ phân ở ché độ hiếu khí là quá trình ủ sinh học quy mô công nghiệp Rác tươi được chuyển về nhà máy, sau đó được chuyển... chuyền thủ công - Quá trình đóng bao thủ công - Chưa có nuôi cấy vi sinh vật - Chưa có công nghệ tái chế 3 Công nghệ ủ sinh học hiếu khí chất thải hữu cơ tại thành phố Nam Định Thành phố Nam Định có tổng chất thải rắn phát sinh một ngày là 265 tấn/ngày, trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt là 250 tấn/ngày Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt hiện nay được đưa đến khu xử lý chất thải Lộc Hoà Tại đây... hoá học như: Pb, Hg, As, Cd,… để đảm bảo cho việc sử dụng chất đốt Chất lượng phân bón thu hồi không cao TIẾP NHẬN RÁC SINH HOẠT PHÂN LOẠI RÁC VÔ CƠ TÁI CHẾ CHÔN LẤP CHẤT TRƠ RÁC HỮU CƠ LÊN MEN HÚT KHÍ RÁC HỮU CƠ LỌC CHẾ BIẾN PHÂN BÓN NẠP KHÍ Sơ đồ 4: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Đức 4 Canada a Nguyên lý hoạt động Ở các vùng Canada có khí hậu ôn đới thường áp dụng phương pháp xử lý rác. .. DANO tại Bangkok, Thái Lan 2 Trung Quốc a Nguyên lý hoạt động Ở Trung Quốc, một trong những công nghệ phổ biến của các nhà máy xử lý rác thải như ở Bắc Kinh, Nam Ninh, Thượng Hải,… là áp dụng phương pháp xử lý rác thải trong thiết bị kín Rác được tiếp nhận và đưa vào các thiết bị ủ kín (phần lớn là hầm ủ) sau 10- 12 ngày, hàm lượng H2S, CH4, CO2,… giảm, được đưa ra ngoài ủ chín Sau đó mới tiến hành . đích - Tìm hiểu qui trình xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học. - Đánh giá công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học hiện có. - Đề xuất phương cách quản lý, xử lý rác. chung về nhà máy xứ lý rác thải hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn- Hà Nội 40 4.1.3.Công nghệ ủ sinh học đang được áp dụng tại nhà máy để xử lý rác thải hữu cơ4 2 4.1.3.1. Nguyên lý hoạt động 43 4.1.3.2.Các. nguyên lý hoạt động của công nghệ đang được áp dụng tại nhà máy 39 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của nhà máy xử lý rác thải hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn- Hà nội 39 4.1.2. Giới thiệu chung về nhà máy

Ngày đăng: 22/10/2014, 13:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan