sự vận động trong truyện ngắn sương nguyệt minh

98 1.4K 3
sự vận động trong truyện ngắn sương nguyệt minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ HỒNG GẤM SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN SƢƠNG NGUYỆT MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ HỒNG GẤM SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN SƢƠNG NGUYỆT MINH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hồng My Thái Nguyên - Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 5 năm 2012 Trần Thị Hồng Gấm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Mục lục i MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ ĐỀ TÀI 8 1.1. Từ đề tài chiến tranh đến đề tài lịch sử 8 1.1.1. Từ đề tài chiến tranh… 8 1.1.2. …đến đề tài lịch sử 20 1.2. Từ đề tài nông thôn đến đề tài “nửa quê nửa phố” 28 1.2.1. Từ đề tài nông thôn… 28 1.2.2. …đến đề tài “nửa quê nửa phố” 34 Chƣơng 2 SỰ VẬN ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG NHÂN VẬT 42 2.1. Từ nhân vật người lính đến nhân vật lịch sử 42 2.1.1. Từ nhân vật người lính… 42 2.1.2. đến nhân vật lịch sử 50 2.2. Từ nhân vật người nông dân đến nhân vật “dở quê dở phố” 55 2.2.1. Từ nhân vật người nông dân… 55 2.2.2. … đến nhân vật “dở quê dở phố” 58 Chƣơng 3 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT 63 3.2. Từ bút pháp hiện thực – lãng mạn… 65 3.3.… đến bút pháp hiện thực - lãng mạn – kỳ ảo 71 PHẦN KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo PGS. Lý Hoài Thu, thể loại “vừa là sự phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững của văn học, vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên tục qua mỗi chặng đường phát triển” [38]. Qua diện mạo của thể loại mà ta có thể thấy được sức sống của một giai đoạn văn học vì vậy mà nó có vai trò rất quan trọng. Truyện ngắn là một thể loại đặc trưng của nền văn học hiện đại. Với ưu điểm ngắn gọn, súc tích, hàm chứa lượng thông tin lớn, có tính thời sự cao, quan hệ mật thiết với báo chí, khả năng truyền dẫn thông tin nhanh, nó rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Điều này giải thích vì sao hiện nay truyện ngắn lại có xu hướng phát triển mạnh hơn so với một số thể loại khác như truyện vừa, tiểu thuyết, kịch… Không phải ngẫu nhiên mà Raymond Carver - cây bút truyện ngắn được giới văn học Hoa Kỳ vào thập niên 70 coi như một thiên tài của thế kỷ XX - đã nhận định: “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Trong nền văn học Việt Nam, sự xuất hiện của thể loại truyện ngắn gắn liền với bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa. Đến những năm hai mươi của thế kỷ XX, nó đã phát triển khá mạnh với sự đóng góp của các tác giả: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển.v.v…Từ sau Cánh mạng tháng Tám đến nay, thể loại này đã tạo nên bước phát triển mới với tên tuổi của Kim Lân, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu.v.v… Từ sau năm 1975, truyện ngắn vượt lên các thể loại khác về lượng tác giả, tác phẩm và tỏ rõ ưu thế trong việc đi sâu khám phá, tái hiện đời sống. Từ 1986 trở đi, nó càng giữ vai trò quan trọng trên văn đàn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Sương Nguyệt Minh là cây bút chuyên về truyện ngắn. Tuy có thử sức trên một số thể loại khác (bút ký, tùy bút và hiện tại cả tiểu thuyết), nhưng thể loại sở trường của ông vẫn là truyện ngắn. Trong khoảng mười năm (từ 1998 đến nay), ông đã xuất bản liên tiếp sáu tập truyện ngắn: Đêm làng Trọng Nhân (1998), Người ở bến sông Châu (2001), Đi qua đồng chiều (2005), Mười ba bến nước (2005), Chợ tình (2007) và gần đây nhất là tập truyện ngắn Dị hương (2009) – tập truyện đã làm nên một “hiện tượng” của đời sống văn học trong nước. Với quan niệm: “nhà văn luôn phải khác biệt” [3], ông luôn trăn trở, nỗ lực vươn lên để thoát ra “những cái thông thường mòn nhẵn”, Sương Nguyệt Minh luôn có ý thức viết khác với các nhà văn lớp trước, khác các nhà văn cùng thời và cố gắng đổi mới chính mình. Truyện ngắn của ông không tĩnh tại mà vận động không ngừng, thể hiện ý thức sáng tạo của nhà văn. Nhà lí luận phê bình Bùi Việt Thắng khi đọc truyện Nơi hoang dã đồng vọng (trong tập Người ở bến sông Châu), thấy Sương Nguyệt Minh thể hiện một bút pháp mới, sợ ông phiêu lưu vào cuộc truy lùng hình thức rồi “tay trắng”, đã khuyên tác giả nên viết theo lối truyền thống “cũ mà chắc ăn”. Nhưng Sương Nguyệt Minh đã không sợ trắng tay mà vẫn kiên trì tìm một hướng đi mới. Nỗ lực đổi mới nghệ thuật ấy đã được khẳng định qua một loạt các giải thưởng về truyện ngắn nhà văn được trao tặng: giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm (1996), tạp chí Văn hoá Văn nghệ Công an (1998-2001), báo Văn nghệ (2003 – 2004); Nhà xuất bản Giáo dục (2004), nhà xuất bản Thanh niên (2004), Hội nhà văn Việt Nam (2010).v.v… Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh cũng đã trở thành một đối tượng được giới nghiên cứu văn học khám phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những người quan tâm đến truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chủ yếu tìm hiểu đối tượng ở dạng tĩnh hoặc đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể. Những nỗ lực đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 mới cách viết của nhà văn trong quá trình sáng tác – điều mà ông ý thức rất cao - chưa được tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá một cách thỏa đáng. Quan tâm đến đời sống văn học của “ngày hôm nay”, dõi theo quá trình vận động của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “Sự vận động trong truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh” với mục đích làm sáng rõ hơn những gì ông đã đạt được (và có thể cả những gì chưa đạt) trong thực tế so với quan niệm sáng tác; xác định mức độ đóng góp của nhà văn vào sự phát triển của thể loại truyện ngắn trong văn học Việt Nam đương đại 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1958 tại xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Bút danh Sương Nguyệt Minh xuất hiện trên văn đàn khá muộn. Suốt thời tuổi trẻ tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, rồi lăn lộn trên chiến trường Campuchia, phải đến 10 năm sau, ước mơ trở thành sinh viên Tổng hợp Văn của ông mới thành hiện thực. Năm 1992, ông cho in truyện ngắn đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Giải thưởng của báo Văn nghệ Quân đội năm 1996 giúp Sương Nguyệt Minh vững tin hơn vào ngòi bút của mình. Đầu năm 1998, ông chuyển về Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Khi từ đơn vị về làm việc ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông vui mừng như “ao tù gặp đại dương mênh mông”. Từ đây, nhà văn miệt mài sáng tác và vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Nhà văn đã quyết định nghỉ chức Trưởng ban Văn xuôi, không làm biên tập mà chuyển sang Ban sáng tác để có thêm điều kiện đọc và viết. Mỗi tập truyện là một sự nỗ lực sáng tạo bền bỉ thấm không ít nhọc nhằn của ông. Sương Nguyệt Minh thuộc thế hệ nhà văn mặc áo lính và là một người lính trước khi trở thành một nhà văn. Mặc dù viết văn muộn nhưng các sáng tác của ông đã sớm thu hút sự quan tâm của đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu, phê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 bình văn học. Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn với các tác phẩm Nỗi đau dòng họ, Bản kháng án bằng văn, người đọc đã thấy được “những cái không thông thường” trong cách viết, cách đặt vấn đề của Sương Nguyệt Minh. Nhà văn Hồ Phương khi đọc Nỗi đau dòng họ đã nhận xét: “Truyện đầu tay, nhưng cảm thấy đã rõ hình hài cốt cách một người viết chuyên nghiệp” [41]. Đến các tập truyện ngắn Người ở bến sông Châu, Đi qua đồng chiều, Mười ba bến nước, bút danh Sương Nguyệt Minh ngày càng thu hút độc giả và đồng nghiệp. Khi đọc truyện ngắn Mười ba bến nước, nhà văn Khuất Quang Thụy nhận thấy sự đổi mới trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh và đánh giá đây là cây bút “không dễ dàng chấp nhận dừng lại ở sự quen thuộc, sự mòn nhẵn thông thường, mặc dù với anh, đây mới chỉ là những chặng đầu tiên, những “bến nước” đầu tiên trên con đường sáng tạo văn học nghệ thuật” [39]. Sau đó, sự xuất hiện của tập truyện ngắn Dị hương đã tạo nên một cuộc tranh luận khá sôi nổi. Nhiều phương diện đổi mới của tác phẩm đã được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức nói về bút pháp hiện thực kỳ ảo rất đặc thù của Sương Nguyệt Minh trong Dị Hương: “bút pháp này đã biểu tỏ được những gì nhạy cảm nhất”; và khẳng định: “Sương Nguyệt Minh là cây bút có mặt trong tốp đầu hiện nay của văn chương quân đội” [44]. Nhà phê bình Văn Giá rất tâm đắc tặng cho Sương Nguyệt Minh ba chữ: “Hoạt - Phiêu - Thõa. Hoạt là sự linh hoạt trong trần thuật, trong lời văn. Phiêu là sự chuyển đổi trong bút pháp, từ chỗ trước kia tác giả chú trọng tâm linh, đến tập này, tác giả đã đi vào bút pháp siêu thực, huyền ảo; và Thõa là chất liệu sex được viết một cách cao tay. Tôi muốn nhấn mạnh đến chất “trẻ” của Dị hương” [44]. Với Dị hương, nhiều nhà phê bình nhận thấy một Sương Nguyệt Minh đã “thoát ra khỏi anh nhà văn mặc áo lính”, thoát khỏi những cái “thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 thường” để đổi mới. Ở tập truyện này, ông đã mạnh dạn đi vào những đề tài về thành thị và xa hơn nữa là đề tài lịch sử bằng một bút pháp biến hóa linh hoạt đậm màu sắc kỳ ảo. Nhà văn Vũ Ngọc Tiến cho rằng: “lịch sử là một đề tài khó và những người dám viết truyện lịch sử là những người dũng cảm” [44]. Tập truyện ngắn này cho thấy, Sương Nguyệt Minh dũng cảm viết về đề tài lịch sử và đã vượt qua chính mình, đổi mới chính mình. Có lẽ chính vì thế mà tập truyện ngắn Dị hương được coi là “bước ngoặt trong hành trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh” [17]. Bên cạnh những bài báo, bài phê bình kể trên còn có công trình nghiên cứu chuyên sâu về Sương Nguyệt Minh. Đó là Luận văn của thạc sĩ Trần Thị Phương Loan, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh” [21], tập trung vào các phương diện: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật và Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc. Luận văn đã chỉ ra, trong những tác phẩm về đề tài chiến tranh, Sương Nguyệt Minh đã viết bằng cảm hứng lãng mạn, ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch. Trong những truyện viết về cuộc sống đời thường, tác giả viết bằng cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán và trào lộng; cảm hứng khám phá con người bản năng.v.v…Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luận văn đã đưa ra hai hệ thống nhân vật là nhân vật truyền thống và nhân vật đổi mới. Sương Nguyệt Minh đã có những tìm tòi để tạo nên những nhân vật tính cách, khám phá con người ở nhiều chiều kích, phương diện khác nhau. Luận văn cũng đi vào phân tích các kiểu nhân vật cô đơn, nhân vật dị biệt và nhân vật giả huyền thoại, giả lịch sử trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh. Tác giả còn làm rõ một số phương diện nghệ thuật đặc sắc đã làm nên thành công trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh như: cốt truyện, tình huống truyện, không gian và thời gian nghệ thuật, giọng điệu trần thuật.v.v…Khi đi vào nghiên cứu thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, tác giả luận văn cũng đã gợi ra đôi nét về sự vận động của cây bút này, đó là từ “lối viết truyền thống” trong những tập truyện đầu tay đến “những đổi mới và thành công” được ghi dấu trong Dị hương [21, tr.9]. Luận văn giúp bạn đọc hiểu sâu về truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh, bước đầu hé mở vấn đề về sự vận động trong truyện ngắn của ông. Đây là nguồn tư liệu hữu ích để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề. Cho đến nay, qua các bài báo, tài liệu nghiên cứu – phê bình văn học và các cuộc trao đổi, tranh luận được đăng tải trên sách báo, tạp chí, trên mạng internet, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Sương Nguyệt Minh đã được nhìn nhận, đánh giá trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Những ý kiến về sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh mới chỉ hé mở bước đầu. Tiếp nhận gợi mở của người đi trước, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu nhằm chiếm lĩnh vấn đề một cách hệ thống và toàn diện hơn. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các sáng tác của Sương Nguyệt Minh để thấy được những đổi mới trong nội dung cũng như tư duy nghệ thuật của nhà văn. Qua đó thấy được sự phát triển của đời sống văn học từ đổi mới đến nay. * Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tập truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh: - Đêm làng Trọng Nhân (1998) - Người ở bến sông Châu (2001) [...]... cứu sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp cơ bản sau: 1 Phương pháp thống kê, phân loại Sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại các kiểu đề tài, nhân vật và các bút pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 2 Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp này giúp chúng tôi nghiên cứu, phân tích các vấn đề, từ đó khái quát nên sự vận động. .. Điều này làm cho sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh không chỉ diễn ra giữa đề tài này với đề tài khác mà còn diễn ra ngay trong cùng một đề tài Trong các truyện ngắn đầu tay: Dòng sông Trinh Nữ (1994), Đêm làng Trọng Nhân (1996).v.v…, Sương Nguyệt Minh viết chủ yếu theo mô típ truyền thống: người lính ra chiến trận còn người vợ, người yêu ở nhà thủy chung chờ đợi Đến truyện ngắn Người ở bến... nhận dừng lại ở sự quen thuộc, sự mòn nhẵn thông thường” [39], nên ở một đề tài quen thuộc như vậy, ông không đi vào con đường mòn mà cố gắng tìm cho mình một cách thể hiện mới, tạo nên sự vận động trong nội bộ đề tài Vì vậy mà từ tập truyện Đêm làng Trọng Nhân (1998) đến tập truyện ngắn Người ở bến sông Châu (2001), Mười ba bến nước (2005) đề tài chiến tranh đã có sự vận động Sự vận động này bắt nguồn... động trong toàn bộ truyện ngắn của nhà văn 3 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trên hai bình diện lịch đại và đồng đại để thấy được sự kế thừa cũng như những cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn 5 Cấu trúc luận văn Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo; phần nội dung của đề tài Sự vận động trong truyên ngắn Sƣơng Nguyệt Minh gồm 3 chương sau: Chương 1: Sự. .. hiện thực chiến tranh trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh ngày càng được mở rộng biên độ và chiều sâu nội dung phản ánh Nhiều truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đã phản ánh hậu quả của chiến tranh đối với con người như Đêm làng Trọng Nhân, Người ở bến sông Châu, Ngày xưa nơi đây là cửa rừng… Đến Mười ba bến nước, cái nhìn của nhà văn càng sâu sắc và trải nghiệm hơn Sương Nguyệt Minh không đi vào miêu... dung của đề tài Sự vận động trong truyên ngắn Sƣơng Nguyệt Minh gồm 3 chương sau: Chương 1: Sự vận động về đề tài Chương 2: Sự vận động trong hệ thống nhân vật Chương 3: Sự vận động về bút pháp nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Chƣơng 1 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Từ đề tài chiến tranh đến đề tài lịch sử 1.1.1 Từ đề tài chiến tranh… Đề tài “là... những vấn đề không đề cập đến trong chính sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Tuy là tác phẩm duy nhất viết về đề tài lịch sử trong sáu tập truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh nhưng Dị hương đã thể hiện được sự vận động trong tư duy và bút pháp nghệ thuật của nhà văn Tác phẩm được viết dựa trên cảm hứng về hai nhân vật có thật trong lịch sử là vua Gia Long... trị cho đời sống văn học nước nhà 1.1.2 …đến đề tài lịch sử Từ đề tài chiến tranh, đến truyện ngắn Dị hương viết cuối năm 2009, Sương Nguyệt Minh đã tìm đến một đề tài mới, đó là đề tài lịch sử Theo chúng tôi, sự vận động này diễn ra do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Trước hết, bắt nguồn từ sự tác động của tinh thần đổi mới, nhu cầu nhận thức lại một số vấn đề quá khứ, như ông đã nói:... lẫn vào đám đông làng văn” [3] Những nguyên nhân căn bản đó đã dẫn đến sự ra đời của truyện ngắn Dị hương vào năm 2009 Truyện ngắn về đề tài lịch sử này đã được Hội nhà văn và bạn đọc đánh giá cao và coi đây là “bước ngoặt trong hành trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh Văn học Việt Nam thời gian qua đã chứng kiến sự lên ngôi” của truyện viết về đề tài lịch sử với tên tuổi của những nhà văn như Nguyễn... của những người lính, Sương Nguyệt Minh đã viết nên những truyện ngắn thật cảm động về chiến tranh mà dư ba của nó thấm thía mãi trong lòng người đọc Viết về đề tài chiến tranh, Sương Nguyệt Minh có được cái nhìn sâu sắc với những trang viết giàu trải nghiệm và chất sống thực tế, hiện thực đến nghiệt ngã mà vẫn lãng mạn, trữ tình Với một ý thức sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc, ngay trong Số hóa bởi Trung . của đề tài Sự vận động trong truyên ngắn Sƣơng Nguyệt Minh gồm 3 chương sau: Chương 1: Sự vận động về đề tài Chương 2: Sự vận động trong hệ thống nhân vật Chương 3: Sự vận động về bút pháp. “ngày hôm nay”, dõi theo quá trình vận động của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề: Sự vận động trong truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh với mục đích làm sáng rõ hơn. tôi nhận thấy truyện ngắn Sương Nguyệt Minh đã được nhìn nhận, đánh giá trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Những ý kiến về sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh mới chỉ

Ngày đăng: 22/10/2014, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan