so sánh trong truyện ngắn của nhà văn nguyễn công hoan

94 707 1
so sánh trong truyện ngắn của nhà văn nguyễn công hoan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ TỐ QUYÊN SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Thị Tố Quyên 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 9 Chương I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 I.1. Khái quát về truyện ngắn 9 I.1.1.Khái niệm truyện ngắn 9 I.1.2. Đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ truyện ngắn 10 I.2. Khái quát về phép so sánh 11 I.2.1. Khái niệm so sánh và cấu trúc cấu trúc của phép so sánh 11 I.2.2. Các kiểu quan hệ so sánh 22 I.2.3. Quan niệm của luận văn 24 Chương II: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH VÀ CÁC KIỂU SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN 30 II.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của phép so sánh 30 II.1.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của vế cần được so sánh 30 II.1.2. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của yếu tố thể hiện quan hệ so sánh 36 II.1.3. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của vế được đem ra làm chuẩn để so sánh (B) 41 II.2. Phân loại các kiểu so sánh 46 II.2.1. Dựa vào cấu trúc 46 II.2.2. Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B 50 II.2.3. Dựa vào trường ngữ nghiã của yếu tố đưa ra làm chuẩn để so sánh 53 II.2.4. Dựa vào mục đích so sánh 59 Chương III: GIÁ TRỊ CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN 64 III.1. Phép so sánh với giá trị nhận thức 64 III.1.1. Nhận xét chung 64 III.1.2. Vai trò của ngôn cảnh trong việc tạo dựng giá trị nhận thức 65 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Thị Tố Quyên 2 III.1.3. Giá trị nhận thức trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan 68 III.2. Phép so sánh với giá trị gợi cảm 71 III. 3. So sánh như là yếu tố tạo nên phong cách tác giả 73 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Thị Tố Quyên 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản đã được hầu hết các nhà ngôn ngữ học thừa nhận – đó là phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy. Tuy nhiên, ngôn ngữ còn có những chức năng khác mà một trong số đó tồn tại dưới nhiều hình thức diễn đạt của lời nói hàng ngày của nhân dân, đặc biệt cô đúc trong ngôn ngữ văn chương, thường được gọi là “chức năng thẩm mĩ”. Nhờ chức năng này ngôn ngữ đã trở thành yếu tố đầu tiên và là chất liệu duy nhất trong các tác phẩm văn chương. Đồng thời thông qua chức năng này, nhà văn đã xây dựng được các hình tượng nghệ thuật độc đáo và nhờ đó mà chuyển tải được những ý tình của mình tới các độc giả. Các nhà văn nổi tiếng - những nghệ sĩ bậc thầy về ngôn từ - luôn luôn có ý thức tạo dựng cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng. Để có được điều này thì người nghệ sĩ (bên cạnh việc tích lũy một vốn sống phong phú, một trình độ văn hoá cao) họ còn phải luôn luôn đổi mới cách diễn đạt của mình thông qua những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật - đặc biệt là thủ pháp so sánh. 1.2. So sánh là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, là một trong những phương thức chủ yếu để làm cho sự diễn đạt tư tưởng và tình cảm được tốt hơn, hay hơn. Nghiên cứu phép so sánh - nghĩa là một cách để chúng ta tìm hiểu nội dung bên trong của tác phẩm và những tư tưởng, tình cảm, những ngụ ý, tâm sự mà tác giả gửi gắm qua ngôn ngữ trong tác phẩm của mình. Hiện nay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày hay trong các tác phẩm văn chương, thủ pháp so sánh được sử dụng rất nhiều và trở nên quen thuộc với mọi người. Chính vì nó đã trở nên quen thuộc như thế, nên các nhà văn, nhà So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Thị Tố Quyên 4 thơ cũng sử dụng nhiều trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Vì vậy, chúng ta rất cần nghiên cứu về phép so sánh một cách có hệ thống để làm nổi bật giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ của phương tiện tu từ ngữ nghĩa này. 1.3. Nói đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một “bách khoa thư”, một “tấn trò đời” mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một “vũ khí của người mạnh” để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Một trong những yếu tố làm nên thành công trong các sáng tác của ông là lối so sánh ví von. Các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được chọn lọc và giảng dạy trong trường phổ thông. Vì tất cả các lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn Nguyễn Công Hoan và các truyện ngắn của ông, tiến hành luận văn với đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan”. 2. Sơ lược lịch sử vấn đề: Nói đến lịch sử nghiên cứu phép so sánh, đầu tiên nhất phải nhắc đến tên tuổi của nhà triết học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hi Lạp cổ đại Arisstotle So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Thị Tố Quyên 5 (384- 322 TCN). Trong cuốn Thi học, khi trình bày những cách tu từ chủ yếu, phổ dụng, Arisstotle đã chú ý đến so sánh tu từ và coi đó là một trong những biện pháp được sử dụng rất phổ biến trong văn chương, đặc biệt là rất đắc dụng trong thơ ca nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và thẩm mĩ. Ở Trung Hoa cổ đại, qua những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thơ ca dân gian Trung Quốc, người ta cũng nói tới, cùng với ẩn dụ, lí luận về so sánh. Các học giả Trung Hoa thường dùng khái niệm “tỉ” và “hứng” như một phương thức nghệ thuật để chỉ cách nói ví von, bóng gió. Ở Việt Nam, cho đến nay, đã có hàng loạt nghiên cứu về các phương thức tu từ - trong đó có so sánh tu từ, tiêu biểu là các tác giả sau: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình Việt ngữ (Nxb GD, 1964), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Nxb GD, 1996), Phong cách học tiếng Việt (Nxb GD,1998); Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Nxb ĐH ∞ THCN, 1983); Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐHQGHN, 2001). Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên, đã hình thành khái niệm cũng như sự phân loại và xác định giá trị của các phương thức tu từ nói chung và so sánh tu từ nói riêng. Đây là cơ sở lí thuyết vô cùng quý báu giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu về phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp này được sử dụng đầu tiên để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện và phân loại các kiểu so sánh trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, từ đó có được tư liệu để phân tích, miêu tả, nhận xét, đánh giá những kiểu loại hình thức, đặc trưng về giá trị biểu đạt của đối tượng nghiên cứu. So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Thị Tố Quyên 6 3.2. Phương pháp phân tích, miêu tả Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Phương pháp này đi sâu vào miêu tả để khái quát các kiểu cấu trúc so sánh, chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa cùng các vai trò của chúng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của truyện ngắn đồng thời làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị gợi cảm mà phương pháp này đem lại cho người tiếp nhận văn bản nghệ thuật. 3.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Dựa trên các kết quả về kiểu loại so sánh, đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của cái được so sánh và cái đem ra làm chuẩn để so sánh, luận văn sẽ đi đến kết luận phong cách của nhà văn. 4. Mục đích của luận văn 4.1. Xác định cơ sở lí thuyết của phép so sánh, góp phần xác định giá trị của biện pháp tu từ ngữ nghĩa này trong văn chương; đưa ra những vấn đề lí thuyết về truyện ngắn, góp phần giúp cho có được cái nhìn toàn diện về ngôn từ truyện ngắn. 4.2. Khảo sát tần số xuất hiện và tiến hành thống kê, phân loại, phân tích các biểu hiện cụ thể về đặc điểm hình thái - cấu trúc của phép so sánh trong các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan. 4.3. Từ những sự phân tích trên nêu bật giá trị của phép so sánh trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm mĩ, khả năng nhận thức và giá trị trong việc tạo dấu ấn phong cách tác giả. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Thị Tố Quyên 7 Trong luận văn này, phép so sánh sẽ được tìm hiểu với tư cách là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa từ góc nhìn của ngôn ngữ học và phong cách học. Luận văn sẽ tiến hành phân tích các đặc điểm hình thái – cấu trúc, phân loại các kiểu so sánh để từ đó thấy được giá trị của phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan. * Luận văn giới hạn phạm vi tư liệu trong Nguyễn Công Hoan toàn tập, tập I, II – truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học, 2003. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt lí luận Luận văn là một cố gắng nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống, theo cách tiếp cận liên ngành ngôn ngữ học - văn học - phong cách học, về phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Những kết quả thu được sẽ góp phần vào việc nghiên cứu phương tiện tu từ ngữ nghĩa này sâu hơn ở những công trình khoa học tiếp sau. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn sẽ góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu phong cách nhà văn Nguyễn Công Hoan từ nhiều phương diện khác nhau. Đồng thời luận văn cũng góp thêm vào hướng tiếp cận mới trong việc nghiên cứu các tác phẩm văn chương nghệ thuật: đó là con đường khảo sát đi từ thủ pháp nghệ thuật tới phân tích giá trị nội dung. Cách tiếp cận mới này cũng giúp ích cho các Thày Cô dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương Chương I: Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Thị Tố Quyên 8 Đây là chương có tính lí luận làm nhiệm vụ định hướng cho toàn bộ luận văn, làm tiền đề để khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả các kiểu so sánh ở chương tiếp theo. Chương này có nhiệm vụ xác định khái niệm truyện ngắn, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật của truyện ngắn. Đồng thời trong chương một luận văn đặc biệt chú trọng đến các quan niệm của giới nghiên cứu về so sánh và đưa ra quan niệm của luận văn về phép so sánh. Chương II: Đặc điểm – hình thái cấu trúc và các kiểu so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Chương này có nhiệm vụ phân tích đặc điểm hình thái - cấu trúc của các yếu tố trong cấu trúc so sánh và tiến hành phân loại các kiểu so sánh dựa vào: cấu trúc so sánh, quan hệ ngữ nghĩa giữa cái cần so sánh và cái được dùng làm chuẩn để so sánh, mục đích của so sánh và đặc điểm ngữ nghĩa trong cái được dùng làm chuẩn để so sánh. Chương III: Giá trị của phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Từ cơ sở lí thuyết của chương I, kết quả của chương II, chương III có nhiệm vụ làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ và phong cách của nhà văn Nguyễn Công Hoan. [...]... http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Chương II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH VÀ CÁC KIỂU SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN II.1 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của phép so sánh Như đã trình bày trong chương I, ở dạng đầy đủ một cấu trúc so sánh gồm 4 yếu tố: (1) Yếu tố cần so sánh: A (2) Yếu tố thể hiện phương diện so sánh: D (3) Yếu... động trong quân sự (iiii) Theo mục đích - So sánh để đánh giá, nhận xét - So sánh để giải thích - So sánh để miêu tả Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên Hoàng Thị Tố Quyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan - So sánh để bộc lộ cảm xúc Thông qua việc phân tích tỉ mỉ từng loại so sánh nói trên trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, ... 14 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan (Ca dao) - So sánh hành động: Thấy anh như thấy mặt trời Chói chang khó ngó, trao lời khó trao (Ca dao) - So sánh thuộc tính: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời (Nguyễn Du, Truyện Kiều) + Về yếu tố phương diện, Nguyễn Thế Lịch cho rằng: trong CTSS nó có vai trò xác định ý nghĩa của so sánh, thể hiện thuộc tính của. .. cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [9, tr189] Theo các tác giả này, hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố sau: - Cái cần được so sánh, kí hiệu là (A) Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên Hoàng Thị Tố Quyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan - Cơ sở so sánh, kí hiệu là (t) - Từ so sánh, kí hiệu... phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh lí luận Theo tác giả, sự khác nhau cơ bản nhất của hai loại so sánh này là ở dụng ý nghệ thuật và tính chất không cùng loại giữa cái được so sánh và cái so sánh Ví dụ: Tóc nó như chổi xuể (đồ vật) Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên Hoàng Thị Tố Quyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Ở ví dụ này,.. .So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI I.1 Khái quát về truyện ngắn I.1.1 Khái niệm truyện ngắn Tác giả Nguyễn Như Ý trong cuốn Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt (Nxb Văn hóa thông tin, 1995) đã quan niệm: Truyện ngắn là tác phẩm văn học có ít nhân vật tập trung vào một sự kiện... Tố Quyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan tồn tại của con Cốt truyện của truyện ngắn có thể nổi bật hấp dẫn, nhưng chức năng của nó là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người Bút pháp trần thuật thường là chấm phá Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những... http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan Điều này, với thời gian, sẽ dẫn đến những sự biến đổi về cấu trúc hình thức bên ngoài và nội dung ngữ nghĩa bên trong của phép so sánh Theo tiến trình phát triển, có thể thấy về mặt hình thức, độ dài cấu trúc của so sánh có chiều hướng tăng lên Nếu thơ ca truyền thống có những cấu trúc so sánh khá đơn giản và ngắn gọn như: Cổ tay... 18 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan quan hệ so sánh kiểu này, chúng ta có thể khôi phục được một cách dễ dàng, chẳng hạn như đối với ví dụ (c) ở trên: “Gái thương chồng như buổi chợ đông Trai thương vợ như nắng quái chiều hôm” Như vậy mô hình cấu trúc so sánh của tác giả Hữu Đạt, nếu so với các tác giả khác, thiếu vắng yếu tố chỉ phương diện so sánh Do đó mô hình cấu trúc so sánh. .. Quyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan + So sánh để miêu tả Ví dụ: Ánh nắng tháng năm rát như lửa chàm vào mặt (Ngô Tất Tố) + So sánh để đánh giá Ví dụ: Thế địch như lửa, thế ta như nước (Hồ Chí Minh) + So sánh để biểu lộ tình cảm Ví dụ: Chúng ta hãy phấn đấu như mùa xuân, với nhiệt tình như ánh nắng (Hồ Chí Minh) + So sánh liên tiếp Ví dụ: Đôi ta như . kiểu so sánh để từ đó thấy được giá trị của phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan. * Luận văn giới hạn phạm vi tư liệu trong Nguyễn Công Hoan toàn tập, tập I, II – truyện. nghiã của yếu tố đưa ra làm chuẩn để so sánh 53 II.2.4. Dựa vào mục đích so sánh 59 Chương III: GIÁ TRỊ CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN 64 III.1. Phép so sánh. so sánh 11 I.2.2. Các kiểu quan hệ so sánh 22 I.2.3. Quan niệm của luận văn 24 Chương II: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH VÀ CÁC KIỂU SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN

Ngày đăng: 22/10/2014, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan