LONG AN

14 563 2
LONG AN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Long An Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tỉnh Long An Tỉnh Việt Nam Hành chính, chính trị Bí thư tỉnh ủy Mai Văn Chính Chủ tịch HĐND Đặng Văn Xướng Chủ tịch UBND Đỗ Hữu Lâm Địa lý Tỉnh lỵ Thành phố Tân An Miền Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích 4.491,87 km² Các thị xã / huyện 1 thành phố và 13 huyện Nhân khẩu Số dân (2009) • Mật độ 1.436.914 người 320 người/km² • Nông thôn • Thành thị 87% 13% Dân tộc Việt, Khmer, Hoa Thông tin khác Mã bưu chính 81 ISO 3166-2 VN-41 Biển số xe 62 Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Long An (định hướng). Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Mục lục [ẩn] • 1 Diện tích • 2 Dân số • 3 Vị trí • 4 Hành chính • 5 Địa hình • 6 Nông nghiệp • 7 Công Nghiệp • 8 Khí hậu • 9 Lịch sử • 10 Di tích lịch sử o 10.1 Di tích lịch sử cấp quốc gia o 10.2 Di tích lịch sử cấp Tỉnh o 10.3 Ngoài ra • 11 Giao thông, thủy lợi • 12 Tôn giáo • 13 Giáo dục, Y tế • 14 Thể thao • 15 Biển số xe • 16 Hình ảnh • 17 Liên kết ngoài [sửa] Diện tích Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km². Trong đó: • Đất ở: 99000,70 ha • Đất nông nghiệp: 331.286 ha • Đất lâm nghiệp: 1000 ha • Đất chuyên dùng: 28.574 ha • Đất chưa sử dụng: 32.985 ha [sửa] Dân số Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Long An là 1.436.914 người. • Với mật độ dân số 320 người/km². • Tỷ lệ nam/nữ khoảng 49,5/50,5. [sửa] Vị trí Long An nằm ở tọa độ [1] 10°21'-12°19' Bắc và 105°30'-106°59' Đông. • Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km. • Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. • Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. • Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh. [sửa] Hành chính Long An gồm 1 thành phố và 13 huyện.Đang chuẩn bị thành lập Thị xã Kiến Tường. • Thành phố Tân An 9 phường và 5 xã. 1. Bến Lức 1 thị trấn và 14 xã. Huyện lỵ là thị trấn Bến Lức (Đô thị loại 4). 2. Cần Đước 1 thị trấn và 16 xã. Huyện lỵ là thị trấn Cần Đước. 3. Cần Giuộc 1 thị trấn và 16 xã. Huyện lỵ là thị trấn Cần Giuộc. 4. Châu Thành 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tầm Vu. 5. Đức Hòa 3 thị trấn và 17 xã. Huyện lỵ là thị trấn Hậu Nghĩa (Đô thị loại 4). 6. Đức Huệ 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Đông Thành. 7. Mộc Hóa 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Mộc Hóa (Đô thị loại 4). 8. Tân Hưng 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tân Hưng. 9. Tân Thạnh 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tân Thạnh 10. Tân Trụ 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tân Trụ. 11. Thạnh Hóa 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Thạnh Hóa. 12. Thủ Thừa 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Thủ Thừa. 13. Vĩnh Hưng 1 thị trấn và 9 xã. Huyện lỵ là Thị Trấn Vĩnh Hưng. Long An có 189 đơn vị hành chính cấp xã gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn. [sửa] Địa hình Dù xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía Bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha. Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương, trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An. Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: 1. Cửa khẩu Mỹ Quí Tây - Đức Huệ 2. Cửa khẩu Bình Hiệp(Prây-Vo) – Mộc Hoá 3. Cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng 4. Cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng 5. Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông). Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng. [sửa] Nông nghiệp Long An là vùng nông nghiệp từ lâu đã nổi tiếng với gạo tài nguyên, Gạo nàng thơm Chợ Đào - Cần Đước, dưa hấu Long Trì, Dứa (khóm hoặc thơm) Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa, lá nhàu, mía Thủ Thừa và rượu Đế Gò Đen ở thị tứ Gò Đen - Bến Lức. Long An đã phát hiện thấy các mỏ than bùn ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (Xã Tân Hòa), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Trấp Mốp Xanh). Trữ lượng than thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 đến 6 mét. Cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào xác định tương đối chính xác trữ lượng than bùn nhưng ước lượng có khoảng 2,5 triệu tấn. Than bùn là nguồn nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cho thấy than bùn ở Long An có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón. Việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và thủy phân tạo ra acid sulfuric, đây là chất độc ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường sống. Ngoài than bùn, tỉnh còn có những mỏ đất sét (trữ lượng không lớn ở khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng. [sửa] Công Nghiệp Long An là một tỉnh công nghiệp nổi bật trong vài năm gần đây. Luôn đứng trong top 10 về chỉ số cạnh tranh và vốn đầi tư nước ngoài FDI. Công ngiệp đã tồn tại từ khá lâu được biết đến với những sản phẩm: Dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng Công nghiệp chiếm khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh. Tập trung chủ yếu ở: Đức Hoà, Bến Lức, Tân An, Cần Đước, Cần Giuộc. Riêng 5 huyện, thành phố này đã chiếm hơn 70% sản lương công nghiệp của tỉnh. Các năm qua Long An tập trung phát triển Công nghiệp chủ yếu là Đức Hoà, Bến Lức tập trung nhiều khu công nghiệp lớn bậc nhất cả nước. Mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển hanh và đồng bộ cũng là một thế mạnh của nền Công nghiệp Long An. Một vài khu công nghiệp lớn: Đức Hoà 1, Xuyên Á, Tân Đức (huyện Đức Hoà), các KCN Thuận Đạo, Vĩnh Lộc 2, Thạnh Đức, Nhựt Chánh (huyện Bến Lức), các KCN Tân Kim, Long Hậu (huyện Cần Giuộc), các KCN Cầu Tràm (huyện Cần Đước). Trong các KCN đã đi vào hoạt động và một số KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của giai đoạn 2 là Đức Hoà 1, Xuyên á, Tân Đức, Thuận Đạo và Long Hậu. Quý 3/2011, KCN Thuận Đạo mở rộng đi vào hoạt động, tiến hành mời gọi đầu tư với tổng quy mô gần 800 ha. [sửa] Khí hậu Long An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng • Lượng mưa trung bình: 1.620 mm • Nhiệt độ trung bình 27,4 °C. [sửa] Lịch sử Bài chi tiết: Lịch sử Long An Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh Tân An, tỉnh Chợ Lớn và một phần tỉnh Sa Đéc. [sửa] Di tích lịch sử Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 16 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và 63 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. [sửa] Di tích lịch sử cấp quốc gia 1. Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức 2. Chùa Tôn Thạnh. 3. Nhà Trăm Cột. 4. Di tích Vàm Nhựt Tảo 5. Cụm di tích Bình Tả 6. Chùa Phước Lâm 7. Di tích lịch sử Bình Thành. 8. Di tích lịch sử căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ (1946-1949) 9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm nhà cổ Thanh Phú Long 10. Di tích khảo cổ học Rạch Núi. 11. Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hoà. 12. Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong 13. Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa. 14. Di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến. 15. Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thông 16. Di tích lịch sử Nhà và lò gạch Võ Công Tồn [sửa] Di tích lịch sử cấp Tỉnh 1. Di tich lịch sử Khu vực “Rạch Bà Kiểu”: ở ấp Lũy, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc. 2. Di tích lịch sử Khu vực Cầu Kinh – nơi xảy ra trận đánh đầu tiên và ác liệt nhất trong chiến dịch 45 ngày đêm đánh Mỹ ở vùng Hạ Cần giuộc (từ 5/6 đến 20/07/1967): ở ấp 1, xã Phước Vĩnh Tây,huyện Cần Giuộc. 3. Di tích lịch sử Khu vực ”Ngã ba mũi tàu”: địa điểm tập trung cuộc biểu tình ngày 22 tháng 7 năm 1961 (năm Tân Sửu) của nhân dân huyện Cần Giuộc (ở xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc. 4. Di tích lịch sử khu vực sân banh Cần Giuộc – thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc. 5. Di tích lịch sử Khu vực Cầu Tre – địa điểm ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (cuối tháng 10 – A6L năm 1967) ở ấp Thạnh Trung, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc. 6. Di tích lịch sử “Khu vực Gò Sáu Ngọc” ở ấp Phước Thuận, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc. 7. Di tích lịch sử “Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình” ở ấp Trị Yên, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc. 8. Di tích lịch sử Đình Chánh Tân Kim ở ấp Tân Xuân, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc. 9. Di tích kiến trúc nghệ thuật “Miếu Bà Ngũ Hành” xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc. 10. Di tích lịch sử văn hóa “Chùa Thới Bình” tọa lạc tại ngã ba vàm Rạch Dừa thuộc ấp Phước Thới, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc. 11. Di tích chùa Thạnh Hòa tọa lạc tại ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc. 12. Nhà họp Long hiệp - ấp Long Bình xã Long Hiệp, huyện Bến Lức. 13. Di tích lịch sử: "Khu vực Xóm Nghề” - Quê hương anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực thuộc Thôn Bình Nhựt – Tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An nay là xã Thạnh Đức huyện Bến Lức. 14. Di tích lịch sử Đồn Rạch Cát. 15. Di tích văn hóa – lịch sử “Dinh tổng Thận”- phường 1, Tp Tân An. [sửa] Ngoài ra Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước),nghề làm trống (Tân Trụ), nghề làm bánh tráng (Tân An)… • Chùa Linh Sơn (chùa Núi): Chùa nằm trên khu di chỉ khảo cổ Rạch Núi. Chùa do hòa thượng Minh Nghĩa khai sáng vào giữa thế kỷ 19. Chùa được trùng tu sửa chữa vào các năm 1926, 1970 và 1988. Kiến trúc ngôi chính điện hiện nay do hòa thượng Thiên Lợi sửa chữa năm 1970. Trong chùa còn lưu giữ trên 100 bức tượng, trong đó có nhiều pho tượng cổ bằng gỗ quí như tượng cổ Tiêu Diện, cao 0,40 m (1,2 ft). Ngoài ra, trong khuôn viên chùa có tháp hòa thượng Quảng Trí và hòa thượng Thiện Lợi. • Nhà bảo tàng Long An: ở ngay trung tâm thành phố Tân An, thuộc phường 4. [sửa] Giao thông, thủy lợi Đường bộ: có Quốc lộ 1A là tuyến đường huyết mạch nối Đông Nam bộ với Tây Nam bộ có một số cầu chính như Cầu Tân An, Cầu Bến Lức, Quốc lộ 62, Quốc lộ 50, Quốc lộ N1, Quốc lộ N2, Đường Hồ Chí Minh, Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung lương, Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ngoài ra còn có một số tỉnh lộ như: Đường tỉnh 821, Đường tỉnh 822, Đường tỉnh 823, Đường tỉnh 824, Đường tỉnh 825, Đường tỉnh 826 Đường tỉnh 827, Đường tỉnh 828, Đường tỉnh 829, Đường tỉnh 830, Đường tỉnh 831, Đường tỉnh 832, Đường tỉnh 833, Đường tỉnh 834, Đường tỉnh 835, Đường tỉnh 836, Đường tỉnh 837, Đường tỉnh 838 và Đường tỉnh 839. Có mạng lưới sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau, chia cắt địa bàn tỉnh thành nhiều vùng. Nổi bật trong mạng lưới sông, rạch này là hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Sông Rạch Cát (Sông Cần Giuộc) nằm trong địa phận tỉnh Long An dài 32 km. [sửa] Tôn giáo Tại Long An có 5 tôn giáo chính được đông người theo là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao Đài, Hòa Hảo. Chưa có thống kê chính thức về số lượng và tỷ lệ người theo các tôn giáo này. • Cao đài: 124 Thánh thất. [sửa] Giáo dục, Y tế • Trường Chính Trị Long An • Đại học: 1. Trường Đại học Tân Tạo 2. Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An • Cao đẳng: 1. Trường Cao đẳng Sư phạm Long An 2. Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ Ladec 3. Trường Cao đẳng nghề Long An • Trung Cấp: 1. Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An 2. Trường Trung cấp Y tế Long An 3. Trường Trung Cấp Phật Học Long An [sửa] Thể thao Thể thao Long An nổi tiếng với câu lạc bộ bóng đá Đồng Tâm Long An, đội bóng đã đoạt cả hai chức vô địch V-League năm 2005, 2006 và cúp quốc gia năm 2005. Đội Bóng chuyền nữ Dệt Long An (đổi tên thành Bình Điền-Long An từ năm 2004) liên tiếp đứng trong 3 hạng đầu giải vô địch bóng chuyền Việt Nam, nhiều vận động viên góp mặt trong đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia. Đội bóng chuyền Nam Hoàng Long - Long An luôn nằm trong tốp đầu giải bóng chuyền Việt Nam và đoạt chức vô định mùa giải năm 2011. [sửa] Biển số xe Thành phố Tân An 62-B1 XXX.XX. Huyện Tân Hưng 62-C1 XXX.XX. Huyện Vĩnh Hưng 62-D1 XXX.XX. Huyện 62-E1 XXX.XX. Huyện Thạnh Hóa 62-F1 XXX.XX. Huyện Thủ Thừa 62-G1 XXX.XX. Huyện 62-H1 XXX.XX. Huyện 62-K1 XXX.XX. Huyện 62-L1 XXX.XX. Huyện 62-M1 XXX.XX. Huyện Bến Lức 62-N1 XXX.XX. Huyện Đức Hòa 62-P1 XXX.XX. Huyện 62-S1 XXX.XX. HUyện 62-T1 XXX.XX. [sửa] Hình ảnh [...]... TP.Tân An • một góc TP.Tân An • sông Vàm Cỏ Tây qua TP.Tân An [sửa] Liên kết ngoài • Huyen thi thanh pho Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Long An • Trang web chính thức tỉnh Long An • Long An • Việc làm tại Long An [ẩn] x•t•s Đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam Thành phố trực thuộc trung ương (5) Cần Thơ · Đà Nẵn Tỉnh (58) An Giang · Bà Rị Ninh · Thái Bình 1 ^ LONG AN - ĐỊA DANH LONG. .. tỉnh của Việt Nam Thành phố trực thuộc trung ương (5) Cần Thơ · Đà Nẵn Tỉnh (58) An Giang · Bà Rị Ninh · Thái Bình 1 ^ LONG AN - ĐỊA DANH LONG AN - DU LỊCH LONG AN Thể loại: Long An • Đăng nhập / Mở tài khoản • Bài viết • Thảo luận • Đọc • Sửa • Xem lịch sử • Trang Chính • Cộng đồng • Nội dung chọn lọc • Bài viết ngẫu nhiên • Thay đổi gần đây • Quyên góp Tương tác • Thảo luận chung • Bàn giúp đỡ • Hướng... In/xuất ra Gõ tiếng Việt (?) Công cụ Ngôn ngữ khác • Acèh • ‫العربية‬ • Bahasa Indonesia • Bân-lâm-gú • Български • English • Español • Français • 한국어 • Italiano • Kapampangan • Nederlands • 日本語 • Polski • Português • Русский • Suomi • Svenska • Тоҷикӣ • Winaray • 中文 • Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 04:51, ngày 21 tháng 8 năm 2011 . Cao đẳng nghề Long An • Trung Cấp: 1. Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An 2. Trường Trung cấp Y tế Long An 3. Trường Trung Cấp Phật Học Long An [sửa] Thể thao Thể thao Long An nổi tiếng. Tàu Ninh · Thái Bình 1. ^ LONG AN - ĐỊA DANH LONG AN - DU LỊCH LONG AN Thể loại: Long An • Đăng nhập / Mở tài khoản • Bài viết • Thảo luận • Đọc • Sửa • Xem lịch sử • Trang Chính • Cộng đồng •. TP.Tân An • một góc TP.Tân An • sông Vàm Cỏ Tây qua TP.Tân An [sửa] Liên kết ngoài • Huyen thi thanh pho Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Long An • Trang web chính thức tỉnh Long

Ngày đăng: 22/10/2014, 10:00

Mục lục

  • Long An

    • Mục lục

    • [sửa] Diện tích

    • [sửa] Dân số

    • [sửa] Vị trí

    • [sửa] Hành chính

    • [sửa] Địa hình

    • [sửa] Nông nghiệp

    • [sửa] Công Nghiệp

    • [sửa] Khí hậu

    • [sửa] Lịch sử

    • [sửa] Di tích lịch sử

      • [sửa] Di tích lịch sử cấp quốc gia

      • [sửa] Di tích lịch sử cấp Tỉnh

      • [sửa] Ngoài ra

      • [sửa] Giao thông, thủy lợi

      • [sửa] Tôn giáo

      • [sửa] Giáo dục, Y tế

      • [sửa] Thể thao

      • [sửa] Biển số xe

      • [sửa] Hình ảnh

      • [sửa] Liên kết ngoài

        • Tương tác

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan