MỘT SỐ DẠNG BÀI VẬN DỤNG KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH

12 1.1K 3
MỘT SỐ DẠNG BÀI VẬN DỤNG KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ DẠNG BÀI VẬN DỤNG KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH Vũ Thị Bích Ngọc Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Yêu cầu của cảm thụ văn học là cảm nhận, đánh giá được những giá trị của văn học. Các đề bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi, dù có ra dưới dạng nào thì cũng đòi hỏi kĩ năng cảm thụ văn học tinh tế và có chiều sâu. Để tạo nên những bài viết có chất lượng, bên cạnh sự nhạy cảm, tinh tế của người cảm thụ còn rất cần đến những kĩ năng cảm thụ. Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một trong những kĩ năng để đạt được cái đích ấy. Đối sánh nhằm làm nổi bật đối tượng. Trong cảm thụ văn học, người ta thường đặt hiện tượng văn học cần so sánh trong mối quan hệ với những hiện tượng trong cùng một giai đoạn, một thời kì; đặt vào thời điểm trước nó và sau nó để thấy được những điểm tương đồng, điểm khác biệt của chúng trên một số phương diện như: phong cách, nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật…từ đó hướng tới làm nổi bật điểm chung và điểm riêng độc đáo của hiện tượng văn học ấy. Đồng thời đánh giá được ý nghĩa của những điểm tương đồng và khác biệt ấy để có một cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về giá trị của tác phẩm, về vai trò, vị trí của tác phẩm, của nhà văn trong dòng chảy văn học nói chung. Trong cảm thụ văn học, yêu cầu đối sánh luôn được đặt ra và nó có thể diễn ra dưới nhiều cấp độ như: cấp độ câu chữ; cấp độ hình ảnh; cấp độ văn bản; cấp độ tác giả;… Đối sánh trong cảm thụ văn học có nhiều tác dụng như: làm nổi bật nét đặc sắc của hiện tượng văn học; minh họa cho một vấn đề lí luận văn học, văn học sử; đối sánh lại có thể như một phương pháp để giảng bình, phân tích, đánh giá văn học; Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp một số dạng bài vận dụng kĩ năng cảm thụ văn học trong thế đối sánh dành cho học sinh giỏi. 1 1. Dạng 1: Cảm nhận về hai (hay nhiều) tác phẩm (đoạn tác phẩm) * Yêu cầu của dạng bài: Dạng bài này yêu cầu HS phải: - Cảm nhận các tác phẩm (đoạn trích) trên phương diện nội dung và nghệ thuật - Trên cơ sở những cảm nhận trên chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm (đoạn trích) ấy - Tìm nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó - Đánh giá được ý nghĩa sự tương đồng và khác biệt * Đề bài tham khảo: Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau : “ Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn, Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi, - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” (Vội vàng - Xuân Diệu) “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…” 2 (Từ ấy - Tố Hữu) Định hướng cách giải quyết: 1. Giới thiệu Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ của hai tác giả đã nêu lên quan niệm sống tích cực, đẹp đẽ của một nhà thơ Mới và một nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất của nền thi ca Việt Nam hiện đại. 2. Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu) - Về nội dung: Quan niệm sống của Xuân Diệu xuất phát từ tình yêu cuộc sống, con người tha thiết và một cảm quan đặc biệt về thời gian. Vẻ đẹp cuộc sống trong cái nhìn của nhà thơ hiện ra với những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ : mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cỏ rạng ngời trong nắng. Nhà thơ đã nhân hoá những vẻ đẹp thiên nhiên đó để nó mang hương sắc của tuổi xuân, tuổi trẻ. Tuy nhiên, những vẻ đẹp ấy sẽ phai tàn cùng với sự trôi chảy của thời gian. Vì vậy, sống là phải chủ động, hết mình, đắm say, mãnh liệt, thức nhọn mọi giác quan để tận hưởng tất cả những vẻ đẹp của cuộc sống, của niềm vui, tình yêu và hạnh phúc. Chú ý phân tích các từ : ôm-riết-say- thâu-hôn-cắn và điệp từ ta muốn để thấy rõ cảm xúc ham hố, vồ vập cả nhà thơ trước vẻ đẹp cuộc sống trần gian. - Về nghệ thuật: Góp phần thể hiện nội dung cảm xúc của đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công những câu thơ tự do mang điệu nói, nhịp thơ dồn dập, lôi cuốn; cách sử dụng những động từ táo bạo, mới mẻ; phép lặp từ… để khắc hoạ ước muốn giao cảm tận độ vô biên của thi sĩ với cuộc sống. 3. Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Từ ấy” (Tố Hữu) - Về nội dung: Quan niệm sống và cũng là quan niệm nghệ thuật của Tố Hữu thể hiện trong đoạn thơ là kết quả của sự giác ngộ lí tưởng cộng sản. Nó đã chỉ rõ con đường đời và con đường nghệ thuật của nhà thơ là phải đứng vào hàng ngũ những người lao động để gắn bó, cùng chiến đấu vì lí tưởng cộng 3 sản. Tố Hữu quan niệm : sống là tự nguyện đặt cái “tôi” của mình trong mối quan hệ gắn bó với quần chúng nhân dân. Tâm hồn thi sĩ trải rộng với cuộc đời, cùng hoà nhịp, đồng cảm với những con người đau khổ như những người ruột thịt. Sống là chiến đấu, là hi sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì quần chúng, nhân loại cần lao. (Chú ý phân tích các từ : “tôi buộc”, “tôi đã là con”, “là anh”, “là em”, “trăm nơi”, “hồn khổ”, “vạn nhà”, “kiếp phôi pha”…) - Về nghệ thuật: Góp phần thể hiện nội dung cảm xúc của đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công phép lặp, những từ ngữ giàu tính tạo hình, biểu cảm ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, nhịp thơ dồn dập, mạnh mẽ…. 4. Những điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ * Tương đồng: - Hai đoạn thơ đều thể hiện quan niệm sống tích cực, đẹp đẽ của một thế hệ tuổi trẻ được thức tỉnh ý thức cá nhân, khát khao được khẳng định mình bằng một cuộc sống có ý nghĩa. Đó là lẽ sống cao đẹp của những con người gắn bó với cuộc đời, với nhân dân, đất nước. - Hai nhà thơ đã vận dụng những thành tựu nghệ thuật của công cuộc hiện đại hóa thơ ca đương thời. * Khác biệt: - Đoạn thơ của Xuân Diệu thể hiện quan niệm sống của một nhà thơ Mới. Nó thể hiện sự trân trọng của nhà thơ với vẻ đẹp cuộc sống, tuổi trẻ, niềm vui, hạnh phúc ở cuộc đời. Đó là một quan niệm giàu giá trị nhân văn. - Đoạn thơ của Tố Hữu nêu lên lẽ sống của một nhà thơ cách mạng đã nhận thức sâu sắc mối liên hệ giữa cá nhân mình với quần chúng lao khổ để chiến đấu vì một lí tưởng chung. Đó là lẽ sống cao đẹp của con người ưu tú khi được giác ngộ cách mạng. 2. Dạng 2: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tác phẩm (đoạn trích) 4 * Yêu cầu của dạng bài: Khác với dạng 1, ở dạng này HS cần: - Chỉ ra và phân tích những điểm giống và khác nhau giữa 2 tác phẩm (đoạn trích) trên cơ sở các tiêu chí - Cắt nghĩa nguyên nhân vì sao có sự giống nhau và khác nhau ấy - Đánh giá ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trên * Đề bài tham khảo: Đề số 1: Trong bài Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm viết: Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu Còn trong bài Đất nước, Nguyễn Đình Thi cũng có những câu: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Anh (chị) hãy cảm nhận những câu thơ trong 2 bài thơ trong quan hệ so sánh, đối chiếu để thấy những nét độc đáo của mỗi tác giả khi viết về quê hương, đất nước. Định hướng cách giải quyết: 1. Giới thiệu: - Cảm hứng quê hương, đất nước là cảm hứng nổi bật trong thơ ca kháng chiến chống Pháp, kết tinh trong nhiều bài thơ hay - Cả hai bài thơ đều là cảm xúc tinh tế của các nhà thơ viết về quê hương, đất nước, thấm thía nhất là những vần thơ viết về nỗi đau quê hương bị tàn phá - Giới thiệu các câu thơ ở đề bài 2. Nét chung: Hình ảnh quê hương, đất nước đau thương trong chiến tranh: hiện lên với những hình ảnh thân quen, gần gũi đã chạm đến những gì thiêng liêng, sâu nặng nhất trong tâm hồn mỗi con người kháng chiến 5 3. Nét riêng: Đối sánh trên cơ sở các tiêu chí: trong hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc, thế giới hình tượng, nghệ thuật thể hiện - Đoạn 1: + Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt: cảm hứng xuất thần + Mạch cảm xúc: bài thơ là sự song song của hai mạch cảm xúc đặc biệt: nhớ thương, tự hào và xót xa, căm giận + Thế giới nghệ thuật: đoạn thơ là thế giới Kinh Bắc hiện lên trong nỗi nhớ, niềm thương, sự xa xót của Hoàng Cầm: một vùng quê với vẻ đẹp của văn hoá, truyền thống nay bị tàn phá đến đau lòng. Tác giả dựng lên một Kinh Bắc trong đau thương, tan tác, chia lìa trong cảm xúc tiếc thương, ngẩn ngơ, xa xót. Câu thơ: Bây giờ đi đâu về đâu lặp lại như một điệp khúc xót xa cứa mãi vào lòng người. + Nghệ thuật thể hiện: sự đan xen giữa cảm giác thực và ảo. Nét độc đáo của nghệ thuật dân gian khiến ranh giới giữa nghệ thuật và cuộc đời trở nên gần gũi, hiện thực trong tranh mà cảm giác như chính cuộc sống. - Đoạn 2: + Hoàn cảnh sáng tác: là cả một quá trình suy ngẫm, chiêm nghiệm trong một thời gian dài, ghép từ các mảng thơ khác nhau nhưng vẫn bao trùm một cảm hứng thống nhất: cảm hứng về quê hương, đất nước. + Mạch cảm xúc: cảm xúc xót xa, đau đớn trước mọi miền quê bị giặc giày xéo. + Thế giới hình tượng: đất nước đau thương với cảnh những cánh đồng quê chảy máu; dây thép gai đâm nát trời chiều. + Nghệ thuật thể hiện: thiên về đường nét tạo hình, sử dụng thủ pháp tương phản đậm nét; những hình ảnh dữ dội, ấn tượng qua ống kính ngược sáng của điện ảnh khiến ta như được chứng kiến một thước phim quay chậm dữ dội mà ấn tượng như chạm khắc. 3. Đánh giá 6 Hai bài thơ là những cách diễn tả khác nhau được viết bởi những phong cách thơ độc đáo nhưng đều được viết nên từ những gì rất gần gũi, chân thực, từ những tình cảm thiết tha với quê hương, đất nước. Những câu thơ xứng đáng là những vần thơ hay viết về quê hương, đất nước của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đề số 2: Sự gặp gỡ và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du trong “Độc Tiểu Thanh kí” và Thanh Thảo ở “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Định hướng cách giải quyết: 1. Sự gặp gỡ: 1.1. Vì sao trong văn chương lại có sự gặp gỡ? Các tác phẩm văn chương có thể có những điểm gặp gỡ về nội dung và nghệ thuật vì: - Người nghệ sĩ cùng chung một mối quan tâm (những vấn đề có tính chất vĩnh cửu, mang tầm nhân loại); chung mục đích sáng tạo (đưa con người đến với những giá trị cao quý chân - thiện - mĩ) - Kiểu tư duy, cách thể hiện có thể có điểm tương đồng: ở đâu, thời kì nào người ta cũng có cách nghĩ như thế, cách thể hiện như thế. - Theo quy luật kế thừa trong sáng tạo nghệ thuật: văn học của mỗi thời kì, mỗi quốc gia không bao giờ ra đời từ môi trường chân không mà luôn có sự kế thừa 1.2. Chỉ ra và phân tích những biểu hiện của sự gặp gỡ của Nguyễn Du và Thanh Thảo ở hai bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” và “Đàn ghi ta của Lor-ca” + Niềm đồng cảm sâu sắc, niềm tiếc thương day dứt, đớn đau, phẫn uất, bất bình cho cái Đẹp bị huỷ diệt, đầy đoạ, dập vùi + Sự nâng niu, trân trọng cái Đẹp, khẳng định sức sống của cái Đẹp, gắn với khát vọng bất tử hoá cái Đẹp + Hướng con người tới những tình cảm nhân văn cao đẹp, đặt ra những câu hỏi lớn lao cho thời đại, là tiếng nói cất lên từ thời đại nhưng còn đọng lại và có tầm nhân loại 7 ( Cần chỉ ra các biểu hiện trên ở từng tác phẩm) 2. Điểm độc đáo: 2.1. Bên cạnh sự tương đồng luôn là sự khác biệt đi liền với sự độc đáo, mới lạ vì: - Xuất phát từ quy luật sáng tạo văn học: + Quá trình viết văn phải là quá trình tìm tòi sáng tạo cái mới, không được lặp lại. + Bản thân mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể, một sản phẩm duy nhất không lặp lại. + Mỗi nhà văn vừa với tư cách một cá tính sáng tạo vừa với tư cách đại diện cho con người thời đại có cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện riêng. - Người tiếp nhận: đa dạng, phong phú, mang tính cá nhân cá thể luôn có nhu cầu tìm đến cái mới cũng góp phần làm nên bức tranh muôn màu của văn học. 2.2. Chỉ ra và phân tích được những nét độc đáo về nột dung và nghệ thuật của hai tác phẩm: + Độc Tiểu Thanh kí: Về nội dung cảm xúc: Nguyễn Du thương cho kiếp hồng nhan, phong lưu bạc mệnh, tài tử đa cùng. Mạch thơ đi từ thương người sang thương đời, thương mình. Bài thơ đan xen biết bao cảm xúc (thương cảm, xót xa, phẫn uất, thất vọng, khắc khoải…). Về nghệ thuật: Tác phẩm là thơ chữ Hán theo thể thơ Đường luật cổ điển. Nhà thơ nói bằng nghệ thuật đối, bằng những câu hỏi tu từ như xoáy vào hồn người, bằng cách xưng tên da diết khắc khoải, bằng giọng thơ trang trọng mà tràn đầy cảm xúc yêu thương… + Đàn ghi ta của Lor-ca: Về nội dung cảm xúc: Thanh Thảo thương xót cho cuộc đời người chiến sĩ- nghệ sĩ. 8 Về nghệ thuật: Mạch cảm xúc làm cho bài thơ kết cấu giống như một bản giao hưởng về cuộc đời Lor-ca. Nhà thơ xây dựng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, sử dụng thể thể thơ tự do theo khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực mới mẻ giầu chất nhạc, chất hoạ… 3. Đánh giá, mở rộng: Qua điểm gặp gỡ và những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du và Thanh Thảo nói riêng trong hai thi phẩm thấy được ý nghĩa của sáng tạo văn chương, thấy được vai trò, nhiệm vụ của nhà văn, của độc giả trong quá trình sáng tạo và thưởng thức văn chương: - Sự gặp gỡ và nét khác biệt với những sáng tạo độc đáo, thú vị làm nên sự phong phú, giàu có kì diệu của văn học: - Điểm tương đồng làm nên tính tập trung, thống nhất của văn học, làm cho mọi người có thể hiểu nhau, đồng cảm với nhau qua văn học (bất chấp khoảng cách về không gian, thời gian) - Điểm khác biệt độc đáo sẽ làm tiến trình văn học ngày một dài hơn, kho tàng văn học nhân loại giàu có hơn; đời sống tinh thần con người sẽ phong phú hơn và người nghệ sĩ ghi được tên tuổi của mình trong dòng đời nước chảy. 3. Dạng 3: So sánh một (một số) vấn đề qua một cụm tác phẩm * Yêu cầu của dạng bài: Ở dạng bài này cần: cảm thụ cụm tác phẩm trong thế đối sánh để làm nổi bật một vấn đề mà đề bài yêu cầu (có thể là vấn đề thuộc lí luận văn học hay văn học sử,…). * Đề bài tham khảo: Có ý kiến cho rằng : “Mỗi nhà văn là một thế giới, nhà văn này không thể thay thế cho nhà văn kia. Cho nên mỗi nhà văn bằng tài năng và cá tính sáng tạo của mình đều có thể trực tiếp đóng góp cho sự phong phú và đa dạng của một nền văn học”. 9 Anh (chị) hiểu gì về ý kiến trên? Lấy dẫn chứng minh hoạ từ truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao. Định hướng cách giải quyết: 1. Giải thích nhận định: Nhận định đề cập đến sự đóng góp của mỗi nhà văn cho nền văn học bằng tài năng và cá tính sáng tạo của họ - thực chất là vấn đề phong cách của nhà văn. 2. Bàn luận : - Sáng tạo VH là hoạt động tinh thần mang tính cá thể hoá cao độ. Mỗi nhà văn với quan niệm riêng, với con mắt nhìn đời riêng sẽ có cách thể hiện riêng bằng những phương tiện nghệ thuật phù hợp để ghi dấu ấn của mình trong cuộc đời. Đây là khát vọng chân chính của nghệ sĩ. - Để làm được điều đó nhà văn phải có tài năng, có văn hoá, có tư tưởng nghệ thuật độc đáo và có bản lĩnh trước cuộc đời. 3. Chứng minh : 3.1. Điểm gặp gỡ trong cây bút truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao : đây là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi bật của văn học giai đoạn 1930 - 1945. Truyện ngắn của họ có những đặc điểm chung như : - Cốt truyện mỏng hoặc không có cốt truyện - Chú trọng khai thác, miêu tả tâm lí nhân vật 3.2. Những đóng góp riêng : * Thế giới nhân vật : - Nhân vật của Thạch Lam có tâm hồn rất mực nhân hậu, cảm thông đến đau đớn, xót xa trước số phận những hạng người nhỏ bé trong XH, những con người hiền lành, tốt bụng, phải sống kiếp sống cực nhọc và nhất là vô danh, vô nghĩa, không hạnh phúc, ánh sáng, tương lai - những cuộc đời bị bỏ quên ở một xó xỉnh tối tăm nào đó, bị chôn vùi trong khung cảnh buồn bã, ngưng đọng, tương lai mù mịt; đối tượng được ông đặc biệt chú ý là phụ nữ và trẻ em. Ý thức cá nhân thức tỉnh sâu sắc mới thấy hết nỗi đau buồn, thậm chí 10 [...]... nghĩ, đặt HS đối diện với các dạng bài cụ thể là một trong những giải pháp tối ưu để củng cố, nâng cao và khắc sâu kĩ năng cho các em Đối sánh trong cảm thụ văn học là một trong những con đường góp phần rèn kĩ năng cảm thụ cho học sinh để tạo nên những bài viết phong phú, có chiều sâu đồng thời đánh thức sự nhạy cảm trong tư duy, trong cái nhìn về cuộc đời của các em Song thiết nghĩ, để đối sánh tốt,... phú để khi cảm thụ một vấn đề văn học có thể nghĩ đến những vấn đề khác có liên quan Có kiến thức, 11 HS cũng cần được rèn về kĩ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh Và một điều cũng rất quan trọng nữa là người dạy luôn có ý thức khơi gợi để đánh thức sự nhạy cảm của HS, rèn cho HS ý thức so sánh, liên hệ khi đứng trước một vấn đề văn học Những vấn đề thú vị này chúng tôi sẽ có dịp bàn đến trong những... ngữ: - Thạch Lam: bàng bạc chất thơ - Nam Cao: đa thanh, đối thoại (Cần phân tích dẫn chứng cụ thể trong truyện ngắn của hai nhà văn) 4 Nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau, khác nhau: do hoàn cảnh lịch sử, môi trường sống, phong cách nhà văn 5 Đánh giá: đóng góp của Thạch Lam, Nam Cao đã góp phần trong việc tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn học, đặc biệt cho truyện ngắn Việt Nam ngày càng được hoàn...hoảng sợ trước tình trạng mỗi cá nhân không được sống thật sự cuộc sống có ý nghĩa - Nhân vật của Nam Cao: chủ yếu là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo Nhân vật thường mang những xung đột nội tâm gay gắt * Cách miêu tả và biểu hiện : - Thạch Lam : khai thác tinh tế thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, mong manh, tinh tế - Nam Cao nhìn đời, nhìn người bằng . nhạy cảm, tinh tế của người cảm thụ còn rất cần đến những kĩ năng cảm thụ. Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một trong những kĩ năng để đạt được cái đích ấy. Đối sánh nhằm làm nổi bật đối. MỘT SỐ DẠNG BÀI VẬN DỤNG KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH Vũ Thị Bích Ngọc Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Yêu cầu của cảm thụ văn học là cảm nhận, đánh giá. như một phương pháp để giảng bình, phân tích, đánh giá văn học; Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp một số dạng bài vận dụng kĩ năng cảm thụ văn học trong thế đối sánh

Ngày đăng: 21/10/2014, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan