phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

57 1.3K 3
phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GIÁO TRÌNH ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nhóm sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nhóm 3 TS. Nguyễn Hồ Minh Trang Lớp: K45 KTCT Niên khóa: 2011-2015 Huế, tháng 9 năm 2014 Báo cáo thực tập giáo trình DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN 1. Phạm Thị Hoài 2. La Thị Hà 3. Lê Thị Linh 4. Ngô Thị Hồng 5. Lê Thị Lan 6. Huỳnh Công Thời 7. Nguyễn Thị Hương 8. Hồ A Vơ 9. Phạm Thị Thúy Hằng 10. Vi Xuân Hòa Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT Bỏo cỏo thc tp giỏo trỡnh Lời cảm ơn Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nhận đ- ợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. Trớc hết chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trờng Đại học Kinh tế - Đại học Huế và Khoa Kinh tế chính trị, Phòng đào tạo, Phòng công tác sinh viên của nhà trờng cùng các thầy cô giáo, những ngời đã trang bị kiến thức cho chúng tôi. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hồ Minh Trang, Cô giáo trực tiếp hớng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và nghiên cứu khoa học này. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND các cấp, Phòng Lao động thơng binh và xã hội, Phòng Công thơng, Phòng Quản lí đô thị thị xã Hơng Trà đã giúp đỡ chúng tôi về thông tin, số liệu trong quá trình nghiên cứu Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các hộ dân c trên địa bàn Thị xã Hơng Trà đã giúp chúng tôi trong quá trình điều tra bảng hỏi. Và cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn tất cả ngời thân và bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành đề tài này. Do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên đề tài chúng tôi không thể tránh khỏi nhng sơ suất, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của quý thầy cô giáo và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày 28 tháng 9 năm 2014 Nhóm sinh viên K45KTCT Nhúm 3 Lp: K45 KTCT Báo cáo thực tập giáo trình MỤC LỤC Lêi c¶m ¬n 3 MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN 5 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 19 TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 19 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 36 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 36 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020 36 3.2.4. Phát triển đa dạng loại hình sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề truyền thống 39 3.2.5. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn 40 3.2.8. Phát triển làng nghề gắn liền với việc bảo vệ môi trường 41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 47 Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT Báo cáo thực tập giáo trình DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng, phân bố các làng nghề trên địa bàn 25 thị xã Hương Trà năm 2013 25 Bảng 2.2: Bảng diện tích mặt bằng, nhà xưởng của các làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã Hương Trà giai đoạn 2009 – 2013. (Trên 30m2) 25 Bảng 2.3: Bảng lao động trong các làng nghề truyền thống 26 ở thị xã Hương Trà năm 2013 26 Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của các làng nghề 27 ở thị xã Hương Trà 27 Bảng 2.5: Thị trường nguyên liệu đầu vào của các làng nghề truyền thống 27 ở thị xã Hương Trà 27 Bảng 2.6: Tình hình áp dụng công nghệ vào sản xuất ở các làng nghề 29 truyền thống ở thị xã Hương Trà 29 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu so sánh hiệu quả sản xuất chủ yếu 29 của các làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tháng 9 năm 2014 29 Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT Báo cáo thực tập giáo trình MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển làng nghề truyền thống trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở mỗi quốc gia. Nó không chỉ giúp giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, các làng nghề truyền thống đã góp phần thu hút được nhiều lao động dôi dư trong nông thôn, tránh được luồng di dân ồ ạt từ nông thôn vào thành phố, để nông dân ly nông chứ không ly hương và làm giàu trên quê hương mình, tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân ở các làng nghề, góp phần tăng thu nhập cho quốc gia và mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Ngoài ra việc phát triển các làng nghề truyền thống còn có ý nghĩa khác là sử dụng hiệu quả lao động già, khuyết tật, trẻ em mà các khu vực kinh tế khác không nhận. Hương Trà là một thị xã đồng bằng gồm 16 xã, phường, với diện tích lớn và mật độ dân số lao động khá cao, việc phát triển các làng nghề truyền thống đã đạt được những những thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể nhất thì sự phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng mà thị xã có được. Đó là tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn khá cao, có những ngành nghề, làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định, đang bị mai một hoặc bị mất dần đi. Đây là vấn đề đang được các cấp chính quyền và nhân dân của thị xã quan tâm, cho nên việc tìm ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề nghiên cứu thực tập giáo trình của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và viết đề tài về vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở nhiều góc độ khác nhau như: Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT 1 Báo cáo thực tập giáo trình Trong luận văn Thạc sĩ của Phan Văn Linh về đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” đã làm rõ cơ sở khoa học về phát triển các làng nghề truyền thống, đánh giá đúng thực trạng các làng nghề ở huyện Hải Lăng trong giai đoạn 2006-2010 trên cơ sở đó đã đề xuất các giải pháp chủ yếu, có tính khả thi để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2010-2015. [8] Bên cạnh đó còn có luận văn thạc sĩ của Đào Anh Tuấn với đề tài: “Phát triển làng nghề sản xuất mây tre đan và làng nghề sản xuất nón lá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”. Đề tài đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng và khả năng phát triển làng nghề sản xuất mây tre đan và làng nghề sản xuất nón lá ở tỉnh Quảng Bình. Đề xuất phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề mây tre đan và làng nghề nón lá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. [11] Với luận văn thạc sĩ của Lê Thị Phương Thanh với đề tài: “Xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề Mộc Mỹ Nghệ-Mỹ Xuyên-Thừa Thiên Huế” kết quả của đề tài đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu mộc Mỹ Xuyên, phân tích đánh giá các mặt mạnh – mặt yếu, thấy được cơ hội – thách thức tác động đến sự phát triển thương hiệu để xác định các biện pháp nhằm đưa ra những chiến lược phát huy điểm mạnh, khắc phục, điều chỉnh những điểm yếu. Từ đó tác giả đã đưa ra định hướng mục tiêu, chiến lược dài hạn, đề xuất các giải pháp thực hiện quy trình xây dựng thương hiệu mộc Mỹ Xuyên, đề xuất chính quyền địa phương tăng cường các chính sách hỗ trợ ngành mộc phát triển. [13] Thạc sĩ Trần Văn Hiến (2006) với đề tài : “Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam”. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng công tác tín dụng ngân hàng nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam đối với sự phát triển làng nghề của tỉnh; đồng thời tác giả đã ra dự báo sự phát triển của làng nghề, của tín dụng ngân hàng nông nghiệp đến năm 2010, đưa ra cơ chế, chính sách cho vay để khuyến khích làng nghề phát triển. [7] Ngoài ra, còn có luận văn lý luận chính trị cao cấp về “Phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hải năm 2006 và “Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Trọng Tuấn cũng đều đề Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT 2 Báo cáo thực tập giáo trình cập đến thực trạng làng nghề truyền thống của các địa phương khác nhau; đồng thời cũng đưa ra những giải pháp về quy hoạch kế hoạch phát triển nghề truyền thống và đặt vấn đề thị trường tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách, đào tạo nguồn lao động để làng nghề được phát triển trong điều kiện Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. [5] Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của các làng nghề, làng nghề truyền thống và đưa ra những giải pháp phát triển cũng chính là giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tuy nhiên chưa có đề tài nào thực sự nghiên cứu chuyên sâu vào việc phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề thực tập giáo trình của mình. Nhằm nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sản xuất và tìm hiểu những nguyên nhân gây ra những khó khăn và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó có thể nâng cao thu nhập và phát huy làng nghề truyền thống cho địa bàn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Làm rõ hơn lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến việc phát triển làng nghề truyền thống và dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển, đề xuất các giải pháp chủ yếu để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ - Khát quát những vấn đề lí luận và thực tiễn về làng nghề truyền thống. - Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế - Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của làng nghề thuyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT 3 Báo cáo thực tập giáo trình 4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lí luận và thực tiễn về làng nghề truyền thống. Và các bộ phận kinh tế - xã hội liên quan đến quá trình phát triển của lĩnh vực này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sự phát triển 2 làng nghề truyền thống giai đoạn 2009 – 2013. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển trong giai đoạn 2015- 2020. - Nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của 2 làng nghề truyền thống, không đi sâu nghiên cứu vào phong tục tập quán văn hóa của người dân nơi đây. 4.3. Giới hạn nghiên cứu Hiện tại Hương Trà chỉ mới có 2 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống (Bún Vân Cù, Bánh ướt bánh tráng Lựu Bảo) nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào 2 làng nghề truyền thống này. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp chung Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để tiếp cận đối tượng và nội dung nghiên cứu theo quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển và hệ thống. 5.2. Phương pháp cụ thể - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch. - Phương pháp thu thập thông tin để lấy số liệu: Số liệu thứ cấp (trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo đã công bố,…); Số liệu sơ cấp (điều tra khảo sát lập bảng hỏi,…); Vì thời gian nghiên cứu có hạn cho nên nhóm thực hiện đã chọn xã Hương Toàn và phường Hương Hồ để điều tra, trong đó chọn ra 2 làng nghề truyền thống tiêu biểu là bánh ướt, bánh tráng Lựu Bảo và bún Vân Cù với 60 hộ được chọn để lấy số liệu mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm trong toàn Thị xã. 6. Đóng góp của đề tài - Góp phần làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn của việc phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển làng nghề ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế phù hợp với trình độ và thế Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT 4 Báo cáo thực tập giáo trình mạnh của địa phương. - Ngoài ra đề tài này còn làm tư liệu cho những người quan tâm, nhất là những sinh viên kinh tế ngày nay. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục viết tắt, phụ lục và các bảng số liệu, đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống. Chương II: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013. Chương III: Phương hướng, giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2020. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT 5 [...]... thị trường Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT 18 Báo cáo thực tập giáo trình CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Thị xã Hương Trà ở vị trí giữa trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, ... để làng nghề truyền thống ngày càng phát triển, mang lại thu nhập cho một bộ phận dân cư 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà Các làng nghề trên địa bàn thị xã Hương Trà có từ lâu đời, chủ yếu tập trung ở một số xã, phường trên địa bàn như làng nghề. .. nhận làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo tiêu chí xác định làng nghề truyền thống tại mục 1 ở trên Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, của tiêu chí công nhận làng nghề tại mục 2 , nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí xác định làng nghề truyền thống của mục 1 thì cũng được công nhận là làng. .. một số cơ sở sản xuất đang liên kết, nhập rượu cho cơ sở sản xuất rượu Thủy Dương, Hương Thủy Vào ngày 14/4/2014, UBND tỉnh đã có Quyết định số 717/QĐ-UBND về việc công nhận Làng nghề, Làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế Theo đó, UBND tỉnh công nhận danh hiệu Làng nghề cho Làng nghề Mộc An Bình, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà; Công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống cho Làng nghề Bánh tráng,... phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà; Làng nghề Bún tươi Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà…Quyết định đã nêu rõ, Làng nghề, Làng nghề truyền thống được công nhận nói trên sẽ được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế xét, công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế. .. phân bố các làng nghề trên địa bàn thị xã Hương Trà năm 2013 STT 1 2 3 4 Tổng số Các xã, phường Tổng số các làng nghề Số làng nghề truyền thống Hương Hồ 2 1 Hương Toàn 4 1 Hương Vinh 3 0 Hương Vân 1 0 4 xã, phường 10 2 (Nguồn: Phòng công thương thị xã Hương Trà năm 2013) 2.2.2 Sự phát triển về quy mô và các loại hình tổ chức sản xuất  Sự phát triển về quy mô Có thể nói các làng nghề truyền thống trên... cấp hệ thống kết cấu hạ tầng như: điện, thông tin, trường học, trạm xá, vệ sinh môi trường, các phương tiện đi lại…Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và ngày càng hiện đại góp vai trò hết sức quan trọng cho phát triển KT-XH ở nông thôn 1.2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 1.2.1 Kinh nghiệm một số địa phương về phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế ... phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT 9 Báo cáo thực tập giáo trình  Phát triển làng nghề truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch Phát triển các làng nghề truyền thống là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên những nét đặc sắc của văn hóa làng xã Việt Nam từ xưa đến nay Sản phẩm của các làng nghề truyền thống đã kế thừa, phát huy... phương nói chung và của thị xã Hương Trà nói riêng, đây là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội Đến năm 2013, dân số thị xã Hương Trà là 114.761 người, phân bố chú yếu ở nông thôn Mật độ dân số bình quân năm 2013 là 221.3 người/km2 2.1.3 Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà,. .. làng nghề truyền thống Mỗi làng nghề là một địa chỉ văn hóa, nó phản ánh nét độc đáo của văn hóa từng vùng, từng địa phương Trong thời đại ngày nay, phát triển làng nghề truyền thống còn là điều kiện để phát triển du lịch bền vững Hiện nay, các làng nghề truyền thống là những địa chỉ hấp dẫn thu hút một lượng khách du lịch trong nước và thế giới 1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các làng . việc phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: Phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa. 5 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 19 TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 19 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 36 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG. tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống. Chương II: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai

Ngày đăng: 21/10/2014, 08:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lêi c¶m ¬n

  • MỞ ĐẦU

    • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

      • 4.3. Giới hạn nghiên cứu

      • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

      • LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

        • 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

          • 1.1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống

          • 1.1.2. Tiêu chí xác định làng nghề truyền thống

          • 1.1.3. Đặc điểm các làng nghề truyền thống

          • 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các làng nghề truyền thống

          • 1.1.5. Vai trò của làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế

          • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

          • TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

          • TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

            • 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

              • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

              • 2.1.3. Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

              • 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

                • 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà

                • 2.2.3. Lao động, vốn, thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề

                • 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

                • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

                • LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

                • TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020

                  • 3.2.1. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề

                  • 3.2.2. Tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất

                  • 3.2.4. Phát triển đa dạng loại hình sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề truyền thống

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan