Hệ thống phần mềm quản lý các hoạt động trong trường học

231 525 0
Hệ thống phần mềm quản lý các hoạt động trong trường học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời giới thiệu: 6 Chương I Giới thiệu 7 1. Vai trò của CNTT trong mô hình giáo dục hiện đại 7 2. Các nội dung chính trong tài liệu 7 Chương II Các kiến thức cơ bản về CNTT 10 1. Danh sách thuật ngữ 10 2. Cấu trúc máy tính 14 3. Tổng quan phần cứng 15 4. Hệ điều hành 17 5. Ph ầ n mềm 18 5.1 Phần mềm tiện ích 18 5.2 Phần mềm ứng dụng 19 5.3 Ứng dụng trên Internet 20 5.4 Học liệu, giáo trình điện tử 21 5.5 Phần mềm chuyên ngành giáo dục 22 5.6 Phần mềm trong các lĩnh vực khác 24 6. Các vấn đề liên quan tới bản quyền phần mềm 24 7. An toàn và bảo mật thông tin 25 Chương III Một số kỹ năng và thủ thuật khi sử dụng các phần mềm cơ bản 27 1. Tìm kiếm thông tin trên internet 27 1.1 Cách tìm kiếm thông tin trên mạng 27 1.2 Một số Website cung cấp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 27 2. Những kỹ năng cơ bản trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office 34 2.1 Thao tác trên thanh công cụ (Standard) và thanh định dạng (Formatting) 34 2.1.1 Thêm, bớt các chức năng trên Menu và thanh công cụ chuẩn. 39 2.1.2 Các bước thực hiện thêm các nút lệnh trên thanh định dạng (Formatting) 39 2.1.3 Các bước thực hiện bỏ các nút lệnh trên thanh định dạng (Formatting) 41 2.1.4 Chú thích tiếng Việt vào các nút lệnh trên Menu 42 2.1.4.1 Các bước thao tác chú thích tiếng Việt vào các nút lệnh 43 2.1.4.2 Các bước chú thích trên Menu sổ dọc 45 2.2 Một số chức năng cần thiết trong quá trình soạn thảo văn bản 46 2.2.1 Lưu văn bản với tên khác 46 2.2.2 Tìm kiếm (Find) 46 2.2.3 T hay thế 48 2.2.4 Định nghĩa gõ tắt 50 2.3 Thiết lập một số chức năng trong Option để khắc phục một số lỗi. 59 3. Nhúng Excel vào Word 63 4. Trộn thư: Mai l Merge 65 5. Một số thao tác với bảng và tính toán trên Word 72 5.1 Thao tác trên bảng 72 5.2 Tính toán trên Word 74 6. Tạo, gỡ tiêu đề cột giống nhau của bảng trong Word 74 7. Microsoft Excel- Một số hàm hay dùng trong Excel 75 7.1 Một số kỹ năng cần thiết trong Excel 75 7.1.1 Hiển thị dòng tiêu đề của một bảng tính trong các trang in 75 7.1.2 Đặt điều kiện nhập liệu cho ô (cell) cột (columns) 79 7.1.3 Một số thiết lập cần thiết trong Option 82 7.2 Một số hàm thông dụng trong Excel 83 7.2.1 Hàm lấy phần nguyên của một số 84 7.2.2 Hàm lấy phần dư của phép chia n cho m 84 7.2.3 Hàm làm tròn số liệu 85 7.2.4 Hàm Sumif – Hàm tính tổng theo 1 điều kiện 85 7.2.5 Hàm Count – Hàm đếm giá trị số 86 7.2.6 Hàm Counta – Hàm đếm toàn bộ các kiểu dữ liệu 87 7.2.7 Hàm Countif – Hàm đếm theo 1 điều kiện 87 7.2.8 Hàm tính tổng thoả mãn nhiều điều kiện 88 7.2.9 Hàm Sumif – Hàm tính tổng theo 1 điều kiện 88 7.2.10 Hàm Rank – Hàm xếp thứ bậc 89 7.2.11 Hàm đếm toàn bộ các kiểu dl thoả mãn nhiều điều kiện 89 8. Chuyển đổi mã font 90 9. Các phím tắt hay dùng khi giao tiếp với máy tính 94 10. Chuyển đổi định dạng văn bản 95 11. Nén và giải file nén 96 12. Sử dụng chức năng của Windows Movie Maker để ghi âm 101 13. Phần mềm gọi điện thoại từ máy tính đến máy tính miễn phí Skype 103 13.1 Cài đặt: 103 13.2 Đăng ký sử dụng tài khoản 104 13.3 Đăng nhập Skype 105 13.4 Cách dùng Skype để liên lạc 106 14. Team viewer công cụ hỗ trợ từ xa 107 14.1 Hướng dẫn cài đặt 107 14.2 Hướng dẫn sử dụng 110 Chương IV Một số yêu cầu đối với hiệu trưởng về ứng dụng CNTT trong trường học 113 1. Tầm quan trọng của CNTT đối với hiệu quả hoạt động trường học 113 2. Những ứng dụng CNTT cơ bản 113 2.1 CNTT trong nghiệp vụ quản lý nhà trường 113 2.2 Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy 114 2.3 Ứng dụng CNTT trong hoạt động học 114 3. Các mức độ ứng dụng CNTT trong nhà trường 114 4. Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường 116 5. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong trường học 117 Chương V Khai thác ứng dụng CNTT cho các nghiệp vụ quản lý trong nhà trường 119 1. Tổng quan 119 2. Hệ thống V.EMIS 119 3. Hướng dẫn cài đặt hệ thống và đăng nhập hệ thống. 125 4. Phân hệ Quản trị hệ thống 131 5. Hướng dẫn sử dụng 132 5.1 Chọn đơn vị sử dụng 132 5.2 Thiết lập các danh mục 133 5.3 Phân quyền cho người sử dụng 134 5.4 Sao lưu dữ liệu 137 5.5 Phục hồi dữ liệu 138 6. Phân hệ quản lý tài chính, tài sản (FMIS) 141 6.1 Giới thiệu 141 6.2 Hướng dẫn sử dụng và khai thác chương trình 143 6.2.1 Mở phân hệ quản lý tài chính 143 6.2.2 Kiểm tra các thiết lập thông tin ban đầu 143 6.2.2.1 Thiết lập thông tin đơn vị 143 6.2.2.2 Chọn thời điểm hạch toán 144 6.2.2.3 Xem danh mục tài khoản 144 6.2.2.4 Xem danh mục đối tượng 144 6.2.2.5 Xem danh mục nguồn vốn sử dụng 145 6.2.3 Xem số dư ban đầu 145 6.2.3.1 Kiểm tra xem số dư tài khoản 145 6.2.3.2 Kiểm tra số dư nguồn kinh phí 147 6.2.3.3 Kiểm tra kinh phí được giao trong năm 147 6.2.4 Kiểm tra chứng từ phát sinh 148 6.2.4.1 Các bảng in trong nhập chứng từ 150 6.2.5 Tìm kiếm nhanh các chứng từ đã nhập 152 6.2.6 Lên số kế toán 152 6.2.6.1 Sổ quỹ tiền mặt (S11 – H) 152 6.2.6.2 Sổ quỹ ngân hàng (S12 – H) 153 6.2.6.3 Sổ theo dõi số dư đối tượng 154 6.2.6.4 Sổ theo dõi số dư nhóm đối tượng 154 6.2.6.5 Sổ in chi tiết tài khoản (S33 – H) 154 6.2.6.6 Sổ chi tiết các tài khoản thu (S52 – H) 155 6.2.6.7 Sổ chi tiết chi hoạt động (S61 – H) 155 6.2.6.8 Sổ chi tiết chi hoạt động (chiều ngang) 156 6.2.6.9 Sổ theo dõi kinh phí nguồn ngân sách cấp 156 6.2.6.10 Sổ theo dõi tạm ứng Kho bạc 157 6.2.7 Bảng đối chiếu dự toán KPNS tại Kho bạc (F02 – 3AH) 157 6.2.8 Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng tại Kho bạc (F02 – 3BH) 158 6.2.9 Chứng từ ghi sổ (S02a – H) 158 6.2.9.1 Bảng kê chứng từ thanh toán 159 6.2.9.2 Báo cáo tài chính 159 6.2.9.3 Bảng cân đối tài khoản (B01 – H) 159 6.2.9.4 Tổng hợp tình hình kinh phí (B02 – H) 161 6.2.9.5 Quyết toán chi tiết từng nguồn (F02 – 1H) 161 6.2.9.6 Báo cáo sự nghiệp có thu 162 7. Phân hệ Quản lý học sinh (SMIS) 163 7.1 Một số chức năng chính hiệu trưởng cần biết 164 7.1.1 Chức năng nạp xuất mẫu hồ sơ ra Excel , hình 264 164 7.1.2 Chức năng nhập hồ sơ từ Excel 166 7.1.3 Chức năng xuất, đọc Phiếu điền điểm 166 7.1.4 Chức năng đọc điểm từ Excel hình 272 168 7.1.5 T hông tin chi tiết của từng học sinh: 169 7.1.6 Hoàn cảnh của từng học sinh qua các đợt điều tra (hình 277) 170 7.1.7 Thông tin về điểm của học sinh. 171 7.1.8 Thông tin về chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh theo từng học kỳ được thông báo trên web của SREM 173 7.2 Hướng dẫn sử dụng, khai thác phân hệ Quản lý học sinh 185 7.2.1 Khởi động hệ thống 185 7.2.2 Khởi động phân hệ Quản lý học sinh 186 7.2.2.1 Các bước thao tác 186 7.2.2.2 Menu “Quản lý học sinh” 186 7.2.2.3 Menu “Quản lý điểm” 191 7.2.2.4 Menu “Kiểm tra và thi” 192 7.2.2.5 Menu “Tìm kiếm” 193 7.2.2.6 Menu “Thống kê báo cáo” 195 8. Phân hệ quản lý nhân sự (PMIS) 197 8.1 Phân hệ quản lý nhân sự (PMIS) 197 8.1.1 Các chức năng chính của PMIS:Quản lý thông tin hồ sơ cá nhân 197 8.1.2 Cách sử dụng và khai thác thông tin báo cáo 204 8.2 Phân hệ quản lý giảng dạy 205 8.2.1 Các chức năng chính chính của phân hệ quản lý giảng dạy 205 8.2.2 Các bước thực hiện để khai thác chương trình 209 8.3 Phân hệ lập kế hoạch giảng dạy (TPS) 209 8.3.1 Giới thiệu chương trình 209 Các chức năng chính của chương trình: 209 8.3.2 Hướng dẫn sử dụng, khai thác phân hệ quản lý giảng dạy (TPS) 211 8.3.2.1 Mở dữ liệu TKB được lưu theo thời gian 211 8.3.2.2 Xem dữ liệu TKB 211 8.3.2.3 Xuất dữ liệu phân công giờ dạy 215 8.3.2.4 Xem các ràng buộc phân công giờ dạy 216 8.3.2.5 Xem thời khóa biểu đã sắp xếp 217 8.3.2.6 Xuất dữ liệu thời khóa biểu 218 8.3.2.7 In dữ liệu thời khóa biểu 219 8.3.2.8 Thoát khỏi phân hệ Quản lí giảng dạy 221 9. Bộ công cụ tự đánh giá và phân hệ hỗ trợ công tác thanh tra, đánh giá hoạt động nhà trường (M&E) 221 9.1 Bộ công cụ tự đánh giá 221 9.2 Cách sử dụng, khai thác bộ công cụ tự đánh giá 229 10. Phân hệ quản lý hành chính 231 11. Các đối tượng sử dụng và yêu cầu kỹ năng khi sử dụng các phân hệ 231 Chương VI Các tình huống khi ứng dụng CNTT trong nhà trường 233 1. Đăng ký kết nối Internet 233 2. Online vs. Off-line 233 3. Các vấn đề chính với ổ đĩa USB 234 3.1 Phòng chống lây lan virus 234 3.2 Kéo dài tuổi thọ ổ đĩa USB 234 4. Quản lý mạng nội bộ LAN 234 4.1 Phòng chống lây lan virus trên LAN 235 4.2 Ngăn chặn chiếm hữu đường truyền 235 5. Một số địa chỉ hữu ích trên Internet 236 Lời giới thiệu: Như đã nêu trong Lời nói đầu, Dự án SREM được giao nhiệm vụ xây dựng một Hệ thống phần mềm quản lý các hoạt động trong trường học (được gọi là V.EMIS) để phát hành miễn phí tới tất cả các trường học, phòng GDĐT, sở GDĐT nhằm thực hiện tin học hóa công tác quản lý giáo dục và xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu giáo dục phổ thông quốc gia. Hệ thống V.EMIS sẽ hỗ trợ các trường quản lý các hoạt động cơ bản trong trường học. Từ cơ sở dữ liệu của trường, các thông tin sẽ được truyền tải tới các cơ quan quản lý cấp trên, phục vụ các nhu cầu quản lý. Hệ thống V.EMIS có các chức năng chính sau: (i) Quản lý tài chính, tài sản; (ii) Quản lý học sinh; (iii) Quản lý giảng dạy; (iv) Quản lý thư viện, thiết bị; (v) Quản lý hành chính; (vi) Hỗ trợ công tác giám sát đánh giá; Sử dụng hệ thống này, các hiệu trưởng sẽ tiết kiệm được thời gian để nắm bắt diễn biến các hoạt động trong trường học và chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Nếu thông tin được nhập đầy đủ vào hệ thống., các hiệu trưởng sẽ có được các thông tin chính xác về tình trạng của cả trường, của từng khối lớp, của một lớp để từ đó có các quyết định điều chỉnh thích hợp. Để hỗ trợ các hiệu trưởng một cách thiết thực, trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi không đề cập đến những kiến thức và kỹ năng cơ bản của máy tính và hệ thống mạng mà chỉ giới thiệu một số những kỹ năng mà chúng tôi nghĩ là thiết yếu cho các nhà quản lý. Phần lớn nội dung cuốn sách tập trung vào những tính năng cơ bản trong phần mềm V.EMIS và những kỹ năng cần thiết nhất để khai thác dữ liệu từ hệ thống phục vụ việc quản lý hiệu quả nhà trường. Trong quá trình thực hiện tin học hóa, chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn nảy sinh liên quan đến những người thực hiện, đến các điều kiện về cơ sở vật chất và thái độ tiếp nhận của những người liên quan. Yêu cầu đặt ra đối với các hiệu trưởng là hiểu rõ các lợi ích và xu hướng tất yếu của việc thực hiện hệ thống V.EMIS trong trường học để tuyên truyền và chỉ đạo cán bộ giáo viên trong quá trình thực hiện. Việc tiếp cận để làm chủ hệ thống này là một yêu cầu mang tính thách thức với hiệu trưởng, nhưng lại là đòi hỏi mang tính cấp bách nhằm đáp ứng những nhu cầu quản lý mới. Hy vọng, cuốn sách sẽ hữu dụng đối với các hiệu trưởng và tiếp nối cho các sáng tạo của các hiệu trưởng. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách này. Thay mặt nhóm soạn thảo Th.S Nguyễn Thị Thái Phó Vụ trưởng, Phó GĐ dự án Giới thiệu Vai trò của CNTT trong mô hình giáo dục hiện đại Trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam, mọi thành phần, tổ chức, ngành nghề trong nước cũng không đi ra ngoài xu hướng đó. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục phổ thông, cũng không phải là ngoại lệ. Điều quan trọng trong quá trình hội nhập này là bản thân chúng ta luôn cập nhật được những tiến bộ trong cách dạy, cách học và phương thức quản lý giáo dục tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mà các nhà quản lý giáo dục áp dụng cho đơn vị, tổ chức của mình. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xu hướng giáo dục hiện đại là sự thay đổi trong mô hình giáo dục. Trong triết lý giáo dục mới này, học sinh là trung tâm của mô hình giáo dục thay cho giáo viên như trong mô hình truyền thống của giáo dục Việt Nam. Điều này có lẽ là sự thay đổi căn bản trong nhận thức đối với nền giáo dục Á Đông - nơi đề cao vị trí của người thầy. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, hiệu quả vận hành của một tổ chức hay cá nhân được đánh giá dựa trên kết quả, chất lượng thì việc thay đổi tư duy giáo dục này là hợp lý, vì học sinh là sản phẩm của trường học, chất lượng học sinh chính là thước đo, tiêu chí đánh giá căn bản nhất đối với sự vận hành của đơn vị, tổ chức. Với xu thế thay đổi mô hình giáo dục như trên, trường học phải thay đổi môi trường giáo dục. Mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường học cần tập trung vào việc tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho học sinh. Một môi trường giáo dục hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh; trong khi giáo viên chỉ hướng dẫn kỹ năng, phương pháp giải quyết công việc. Kỹ năng giải quyết công việc và xử lý thông tin chính là cốt lõi của phương thức giáo dục này. Để hiện thực hóa những giá trị cốt lõi trên, công nghệ thông tin (CNTT) là một công cụ hữu hiệu. Với sự thay đổi căn bản về mô hình giáo dục trong trường học ở trên, vai trò của CNTT trở nên đặc biệt quan trọng. CNTT là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các qui trình quản lý trong trường học. Đặc điểm nổi trội nhất là thông qua dữ liệu, thông tin được lưu trữ, xử lý, các tiêu chí trong quản lý nhà trường đang dịch chuyển từ định tính sang định lượng. Bên cạnh đó, với bản chất của CNTT, sự minh bạch hóa và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thành viên cũng như tốc độ xử lý thông tin của máy tính sẽ làm tăng hiệu quả vận hành, quản lý nhà trường. Các hiệu trưởng, vì vậy, cần quán triệt sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong nhà trường. Các nội dung chính trong tài liệu Tài liệu này cung cấp những kiến thức căn bản về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường dưới dạng sổ tay. Do vậy, đối tượng độc giả của tài liệu này là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông. Hàm lượng thông tin, kiến thức trong tài liệu đã được chọn lọc ở mức căn bản nhất về kiến thức kỹ thuật chung về tin học. Điểm nổi trội nhất của tài liệu này tập trung vào ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường. Đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất của tài liệu này so với những tài liệu khác. Cụ thể, với những nghiệp vụ quản lý giáo dục trong nhà trường, hàm lượng thông tin được cung cấp một cách chi tiết cụ thể đến mức để những hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thể tham khảo và thao tác trực tiếp cho những nghiệp vụ mà họ đảm trách. Vì đối tượng chính của tài liệu là những cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường, xuyên suốt trong tài liệu là việc đặt trọng tâm vào ý thức của nhà quản lý. Điểm căn bản của CNTT là sự chia sẻ tài nguyên, nguồn lực của tổ chức cho các đối tượng thụ hưởng nó. Trong trường học, có ba loại đối tượng thụ hưởng là người quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), giáo viên và học sinh. Bên cạnh việc hiểu sâu, kỹ năng ứng dụng công cụ CNTT vào nghiệp vụ quản lý của mình, các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng với tư cách là những nhà quản lý, người đưa ra quyết định cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường cần có ý thức, đánh giá nhu cầu ứng dụng CNTT của 2 nhóm đối tượng còn lại là giáo viên, học sinh. Khi nhà quản lý có ý thức về sự chia sẻ tài nguyên CNTT cũng như kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT cho cả ba nhóm đối tượng này thì hiệu quả đầu tư và sử dụng trang thiết bị sẽ đạt mức cao, sự liên thông trong các quá trình dạy, học và quản lý nhà trường được thống nhất. Nội dung tài liệu được tổ chức theo ba phần chính: 1. Kiến thức cơ bản về tin học: Tài liệu mô tả mức cơ bản nhất về kiến thức tin học cho một nhà quản lý ở Các kiến thức cơ bản về CNTT. Phần này giới thiệu sơ qua về tin học, các khái niệm cơ bản trong phần cứng và phần mềm máy tính. Riêng lĩnh vực phần mềm, với tư cách là cẩm nang CNTT trong nhà trường, tài liệu định hướng vào việc giới thiệu những công cụ CNTT nói chung và những phần mềm hữu ích phục vụ việc dạy, học và quản lý nhà trường như phần mềm văn phòng, soạn tài liệu/giáo án điện tử cho các giáo viên, phần mềm quản lý giáo dục (V.EMIS do SREM cung cấp)… Các phần mềm trong nhà trường sẽ được phân nhóm tương ứng phù hợp với ba nhóm đối tượng trong nhà trường: nhà quản lý, giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, Các tình huống khi ứng dụng CNTT trong nhà trường hỗ trợ các hiệu trưởng giải quyết những tình huống đặc thù khi ứng dụng CNTT trong trường học. Đây là những tình huống phổ biến, hay xảy ra đối với trường phổ thông. Những đề xuất, tư vấn trong phần này được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế của những chuyên gia giáo dục am hiểu tin học khi triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường ở các tỉnh trong cả nước. 2. Những kỹ năng cần thiết khi ứng dụng và quản lý CNTT trong nhà trường đối với một hiệu trưởng được đề cập ở Một số yêu cầu đối với hiệu trưởng về ứng dụng CNTT trong trường học. Trong phần này, với tư cách là nhà quản lý, là người ra quyết định, hiệu trưởng cần có những kỹ năng chính như sau: - Ý thức được vai trò của CNTT trong môi trường giáo dục phổ thông hiện nay: Xác định đúng đắn ba loại đối tượng trong nhà trường là người quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng); giáo viên và nhân viên, học sinh và hiểu rõ nhu cầu ứng dụng CNTT của mỗi đối tượng. Dựa trên đó, hiệu trưởng ý thức được rằng CNTT là tài sản quan trọng, là đòn bẩy cho hiệu quả hoạt động của trường học nếu được sử dụng hợp lý, được chia sẻ giữa các đối tượng. - Kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường: thông qua việc đánh giá nhu cầu của mỗi loại đối tượng, hiệu trưởng xác định nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm, nhân lực cho mỗi loại đối tượng. Sau đó, người quản lý xây dựng kế hoạch, triển khai mua sắm, tuyển dụng nhân sự… - Chính sách, quản lý tài sản CNTT trong nhà trường liên quan tới các vấn đề chính như cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, phần mềm, chính sách ứng dụng và sử dụng tài sản CNTT trong nhà trường… 3. Đặc biệt, với vai trò của hiệu trưởng, kỹ năng chuyên môn, ứng dụng CNTT cho nghiệp vụ quản lý nhà trường của một hiệu trưởng là nội dung chính trong Khai thác ứng dụng CNTT cho các nghiệp vụ quản lý trong nhà trường. Phần này mô tả cách khai thác các phân hệ trong V.EMIS và mối tương quan giữa chúng trong các nghiệp vụ quản lý hàng ngày của hiệu trưởng. Ví dụ: quản lý nhân sự thông qua hồ sơ cán bộ, nâng lương, phân công công tác, lập thời khóa biểu và giám sát công tác của các giáo viên…; Quản lý học sinh với hồ sơ học sinh, điểm số, hạnh kiểm, sức khỏe, tổ chức thi…; quản lý tài chính tài sản trong nhà trường với những khoản thu chi từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ… Những qui trình nghiệp vụ này được quản lý và hỗ trợ bởi những phân hệ tương ứng trong V.EMIS. Quan trọng hơn, những phân hệ này liên thông, chia sẻ dữ liệu với nhau nên giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn thống nhất, chính xác về những mặt hoạt động của nhà trường. Các kiến thức cơ bản về CNTT Danh sách thuật ngữ Bảng dưới đây là một số các thuật ngữ tin học cơ bản và các giải thích tương ứng. Số TT Thuật ngữ Giải thích 1. ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) Đường thuê bao mạng bất đối xứng – kết nối băng thông rộng 2. Application software Phần mềm ứng dụng là loại phần mềm được dùng cho các chuyên môn. Mục đích cụ thể như phần mềm văn phòng, phần mềm giảng dạy… 3. ASCII (American Standard Code for Information Interchange) Bảng mã các ký tự chuẩn của Mỹ 4. CD-ROM (Compact Disc – ROM) Đĩa CD chỉ đọc dùng để lưu dữ liệu 5. Client Máy khách là một ứng dụng hay hệ thống truy cập tới một dịch vụ từ xa thông qua mạng máy tính 6. CPU (Central Processing Unit) Đơn vị xử lý trung tâm trong máy tính 7. Database Cơ sở dữ liệu (CSDL) là hệ thống quản lý thông tin sinh ra do hoạt động nghiệp vụ của tổ chức. 8. DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) Hệ thông giao thức cấu hình địa chỉ IP động 9. DNS (Domain Name System) Hệ thống phân giải tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại 10. Email Thư điện tử 11. FAT (File Allocation Table) Một kiểu quản lý tệp tin kiểu cũ của Microsoft 12. Firewall Tường lửa – hệ thống bảo vệ mạng máy tính của tổ chức khỏi sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài 13. Gateway Cổng chính của mạng LAN đi ra thế giới bên ngoài, ví dụ: kết nối Internet 14. GUI (Graphical User Interface) Giao diện đồ họa (thường được dùng trong các hệ điều hành tiên tiến như Microsoft Windows) 15. HDD (Hard Disk Drive) Ổ đĩa cứng – phương tiện lưu trữ dữ liệu chính trong máy tính 16. HTML (Hyperlink Text Markup Language) Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (thường được dùng trong các trang thông tin Web) 17. I/O (Input/Output) Cổng nhập/xuất 18. I/O devices Thiết bị vào ra (nhập vào hoặc xuất ra dữ liệu trong máy tính) 19. ICT (Information Communication Technology) Ngành công nghệ thông tin và truyền thông 20. IDE (Integrated Drive Electronic) Một chuẩn giao thức truyền tín hiệu điện tử song song, thường được dùng cho các loại ổ đĩa cứng Số TT Thuật ngữ Giải thích 21. Internet Mạng máy tính toàn cầu, được dùng để chia sẻ tài nguyên thông tin và dữ liệu giữa hàng tỉ máy tính 22. Intranet Một dạng mạng Internet giới hạn nội bộ trong một tổ chức để tăng cường bảo mật, tránh xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài 23. IT (Information Technology) Ngành công nghệ thông tin 24. kbps (kilobits per second) Tốc độ truyền trên mạng (LAN, Internet…) tính theo số lượng bit được truyền trong 1 giây 25. LAN (Local Area Network) Mạng máy tính cục bộ 26. Linux … 27. Middleware Phần mềm trung gian, được dùng như là một lớp đệm tách bạch giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành 28. Modem (Modulator/Demodulator) Điều chế và giải điều chế - chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu số và analog trong thiết bị mạng 29. MS-DOS (Microsoft Disk Operating System) Hệ điều hành MS-DOS đầu tiên của công ty Microsoft (1981) trên máy tính. cá nhân 30. NTFS (New Technology File System) Hệ thống quản lý tệp tin công nghệ mới của Microsoft với sự bảo mật tốt hơn 31. OS (Operating System) Hệ điều hành máy tính 32. PC (Personal Computer) Máy tính cá nhân 33. PCI (Peripheral Component Interconnect) Một chuẩn truyền tín hiệu nối tiếp, được dùng trong giao tiếp với thiết bị ngoại vi 34. PnP (Plug and Play) Cắm và chạy 35. Programming language Ngôn ngữ lập trình là loại ngôn ngữ mà những nhà phát triển phần mềm sử dụng để diễn đạt ý đồ, thủ tục, giải thuật dùng trong chương trình phần mềm để từ đó máy tính có thể hiểu được và thực thi những ý đồ đó Các ngôn ngữ lập trình phổ biến là Java, C#, C++, C., 36. RAM (Random Access Memory) Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên 37. ROM (Read Only Memory) Bộ nhớ chỉ đọc, không thể sửa xóa 38. TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) Giao thức truyền dữ liệu trên mạng Internet 39. USB (Universal Serial Bus) Chuẩn truyền tín hiệu dữ liệu nối tiếp đa năng 40. Virus Một dạng phần mềm máy tính được cài ẩn trên máy tính. mà người chủ không hay biết Thường có những tác động có hại cho hoạt động của máy tính dưới những dạng khác nhau (virus, spyware, malware, adware ) 41. WAN (Wide Area Network) Mạng máy tính diện rộng 42. Wi-Fi (Wireless Fidelity) Chuẩn tín hiệu mạng không dây [...]... lớp 10-12 với các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý Phần mềm chuyên ngành giáo dục Các phần mềm liên quan tới việc dạy học, học liệu điện tử, lớp học ảo… có thể tham khảo ở trên Những phần mềm đó phần lớn phục vụ hai đối tượng giáo viên và học sinh trong nhà trường, tương ứng với việc hỗ trợ hoạt động dạy và học Vì tài liệu này tập trung phục vụ đối tượng là các nhà quản lý giáo dục (hiệu trưởng,... của các tệp tin trên ổ cứng… Phần mềm tiện ích Phần mềm tiện ích được thiết kế để giúp quản lý, căn chỉnh phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng thông qua việc thực hiện vài nhiệm vụ mang tính hệ thống Vì tính chất này, nhiều phần mềm tiện ích thậm chí được tích hợp hẳn vào với hệ điều hành (Mục Hệ điều hành ở trên) Các phần mềm tiện ích điển hình được phân loại như sau: Phần mềm tiện ích hệ thống: ... tính Hệ thống máy tính được tổ chức theo mô hình phân lớp như Hình 1 dưới đây - Phần cứng máy tính: Các linh kiện điện tử, chịu trách nhiệm xử lý các tín hiệu vật lý trong máy tính - Hệ điều hành: Phần mềm hệ thống cơ bản nhất của máy tính, được dùng như là một lớp đặc biệt để tương tác với phần cứng ở bên dưới Các phần mềm khác của máy tính thực thi các câu lệnh thông qua hệ điều hành - Phần mềm trung... đè bản quyền sử dụng hệ điều hành có thể bỏ qua Do vậy, việc sử dụng phần mềm có vi phạm luật bản quyền hay không chủ yếu tập trung vào các phần mềm ở mức trên hệ điều hành (phần mềm tiện ích, phần mềm ứng dụng…) trên các máy tính của nhà trường Hiệu trưởng cần tập trung rà soát các loại phần mềm này trên hệ thống máy tính của nhà trường để xem xét tính hợp pháp của chúng Nếu hệ điều hành được cài... dụng trong lĩnh vực giáo dục luôn ở mức giá thấp nhất Tuy nhiên, do khả năng tài chính hạn chế tại các trường học và việc thắt chặt kiểm tra sử dụng phần mềm có bản quyền ở Việt Nam, xu thế chuyển sang sử dụng mã nguồn mở là cách xử lý phù hợp với phần lớn các trường học tại Việt Nam (xem Mục Phần mềm ứng dụng để hiểu thêm về các phần mềm ứng dụng mã nguồn mở trên hệ điều hành Linux) Lưu ý rằng, hệ thống. .. quan phần cứng Phần cứng bao gồm tất cả các thành phần vật lý cấu thành bên trong hệ thống máy tính Các bộ phận phần cứng chủ chốt được liệt kê dưới đây Cấu trúc phần cứng đơn giản được thể hiện ở Hình 2 Các bộ phận chính của nó bao gồm: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ, ổ đĩa, bàn phím, chuột, màn hình, máy in… Bộ xử lý trung tâm (CPU) điều khiển hoạt động của máy tính và xử lý số liệu Hoạt động của... liên thông từ trường lên tới Phòng, Sở, Bộ GD&ĐT cho nên tính liên thông là điểm cốt lõi thứ hai Các phần mềm hiện nay có trên thị trường thiếu hẳn tính chất này Các nhà quản lý giáo dục ở cấp trên không thể nắm được tình hình hoạt động của các đơn vị cơ sở chừng nào các báo cáo có tính định lượng từ dưới không được cập nhật lên trên Phần mềm trong các lĩnh vực khác CNTT, đặc biệt là phần mềm, đi sâu... là hệ thống phần mềm V.EMIS, cố gắng cung cấp một cách đầy đủ nhất các tính năng hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là hiệu trưởng/phó hiệu trưởng, đối với các nghiệp vụ quản lý như mô tả ở trên V.EMIS nhấn mạnh vào những điểm cốt lõi như sau: - - Nếu chỉ nhìn vào các nghiệp vụ giáo dục đơn lẻ như quản lý tài chính, nhân sự, học sinh, thư viện và trang thiết bị, trên thị trường luôn có những phần. .. đó, tính toán các nguồn thu từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ khác… CSDL sẽ được ưu tiên thiết kế thống nhất trong nhà trường Các nghiệp vụ quản lý sẽ xoay quanh phần tài sản CSDL này, chia sẻ và liên kết với nhau để có một qui trình quản lý thống nhất trong trường học Như vậy, điểm cốt lõi thứ nhất là tính tổng thể và liên kết của V.EMIS V.EMIS không chỉ hỗ trợ quản lý cấp trường mà có tính... (Middleware): Nhiều chương trình phần mềm ứng dụng được sử dụng chạy trên nhiều loại cấu hình máy tính, hệ điều hành khác nhau Với những phần mềm này, một phần mềm trung gian được dùng như là lớp đệm để tạo sự độc lập giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành, phần cứng bên dưới Các phần mềm trung gian điển hình là máy ảo Java của Sun Microsystems, khung.NET Framework của Microsoft Phần mềm trung gian là xu hướng . nêu trong Lời nói đầu, Dự án SREM được giao nhiệm vụ xây dựng một Hệ thống phần mềm quản lý các hoạt động trong trường học (được gọi là V.EMIS) để phát hành miễn phí tới tất cả các trường học, . hiện tin học hóa công tác quản lý giáo dục và xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu giáo dục phổ thông quốc gia. Hệ thống V.EMIS sẽ hỗ trợ các trường quản lý các hoạt động cơ bản trong trường học. Từ cơ. của trường, các thông tin sẽ được truyền tải tới các cơ quan quản lý cấp trên, phục vụ các nhu cầu quản lý. Hệ thống V.EMIS có các chức năng chính sau: (i) Quản lý tài chính, tài sản; (ii) Quản

Ngày đăng: 21/10/2014, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan