Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao công tác xác định trị giá tính thuế tại chi cục hải quan cửa khẩu lao bảo đến năm 2015

104 416 1
Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao công tác xác định trị giá tính thuế tại chi cục hải quan cửa khẩu lao bảo đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

aaaaa Lời mở đầu Như chúng ta biết, nguồn thu của Ngân sách Nhà nước từ các loại thuế nhưng chủ yếu là thu từ các loại thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách Nhà nước thì một trong những khâu quan trọng là khâu xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu vì giá tính thuế liên quan trực tiếp đến số thu ngân sách. Đặc biệt từ ngày 11/01/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các doanh nghiệp nước ngoài tự do cạnh tranh lành mạnh với doanh nghiệp trong nước, lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều với nhiều chủng loại phong phú, chất lượng tốt hơn, với những mức giá rất cạnh tranh đôi khi mức giá thấp hơn nhiều so với các mặt hàng cùng loại với các mục đích khác nhau như tìm kiếm thị trường, bán phá giá để phá nền sản xuất trong nước nhập khẩu … vv. Lúc này nhu cấp cấp thiết đặt ra là Nhà nước cần phải quản lí và nâng cao công tác xác định trị giá tính thuế. Nhằm một mặt thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách Nhà nước. Mặt khác nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại qua giá, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, tỉnh Quảng Trị cũng đang ngày càng vươn lên hòa nhập kinh tế, thúc đẩy giao lưu hợp tác kinh tế với bạn bè trên thế giới. Đáng chú ý là sau khi Cửa khẩu Lao Bảo trở thành Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, là một cửa khẩu có quy mô lớn nhất miền Trung nằm trên trục đường 9 của Tuyến hành lang Trang 1 aaaaa kinh tế Đông Tây, nối Thái Lan, Lào, Việt Nam, và xây dựng Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo. Lao Bảo đang trở thành một điểm sáng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị, góp phần giúp tỉnh nhà hội nhập kinh tế mạnh mẽ với thế giới đặc biệt với Lào, Thái Lan, …vv. Trước tình hình đó, Hải quan tỉnh Quảng Trị nói chung, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo nói riêng cần nâng cao công tác nghiệp vụ, trong đó có công tác xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu. Chính vì những lí do trên, em quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao công tác xác định trị giá tính thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đến năm 2015” để làm bài Chuyên đề tốt nghiệp. Trang 2 aaaaa Chương 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT- NHẬP KHẨU 1.1 Khái niệm trị giá tính thuế Hải quan: Khái niệm trị giá Hải quan được quy định cụ thể tại Điều 1 – Điều 17 Phần I: Những quy tắc về xác định trị giá Hải quan trong Hệ thống các văn bản pháp luật về trị giá tính thuế. 1.2 Công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu theo tổ chức Thương mại thế giới (WTO): Trong nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trường, các nước thực hiện chính sách mở cửa giao lưu, hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực trong đó đáng chú ý là lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế mỗi nước nói riêng phát triển vượt bậc. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái là tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế …vv gia tăng. Đứng trước nhu cầu cấp thiết đó, đòi hỏi các nước cần có một chính sách quản lí trên nguyên tắc thống nhất, hoàn thiện về mặt pháp luật nhằm thu đúng, thu đủ thuế, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và cùng phát triển. Đặc biệt khi các nước tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để đạt được những mục tiêu ngày 15-4- Trang 3 aaaaa 1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp ước Uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập, độc lập với hệ thống Liên hiệp quốc và đi vào hoạt động từ 1-1-1995. Tổ chức Thương mại Thế giới đã ban hành ra Hiệp định trị giá Hải quan hay còn gọi là Hiệp định trị giá GATT Hiệp định trị giá GATT là hệ thống định giá dựa trên trị giá giao dịch, cho phép nhà nhập khẩu chủ động trong kinh doanh và nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại quốc tế. Hiệp định quy định sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế theo một trật tự nhất định, đảm bảo tính minh bạch và thống nhất trong xác định trị giá Hải quan. Phương pháp thứ nhất phải được áp dụng đầu tiên. Phương pháp thứ hai chỉ có thể áp dụng nếu trị giá không thể xác định được theo phương pháp thứ nhất. Phương pháp thứ ba đến phương pháp thứ sáu cũng được áp dụng theo trật tự tương tự. Vì vậy, phương pháp thứ sáu chỉ có thể áp dụng nếu tất cả các phương pháp trước đó không thể sử dụng được. Các phương pháp xác định trị giá hải quan: gồm 6 phương pháp. 1. Phương pháp thứ nhất: phương pháp trị giá giao dịch; 2. Phương pháp thứ hai: phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt; Trang 4 aaaaa 3. Phương pháp thứ ba: phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa tương tư; 4. Phương pháp thứ tư: phương pháp trị giá khấu trừ; 5. Phương pháp thứ năm: phương pháp trị giá tính toán; 6. Phương pháp thứ sáu: phương pháp suy luận. Trên đây là sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu mà bắt buộc các nước là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới phải tuân theo khi xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu (quy định tại điều 7 Hiệp định trị giá GATT). Tùy theo tình hình mỗi nước khác nhau mà cách áp dụng Trị giá GATT khác nhau nhưng đều dựa trên nguyên tắc chung, thống nhất của GATT là phải tôn trọng “trị giá giao dịch”. 1.3 Công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu tại Việt Nam: Từ ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Việc gia nhập (WTO) không nằm ngoài xu thế chung về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; đã tạo nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam, góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng sẽ đem đến nhiều thách thức, không chỉ đối với cộng đồng các doanh nghiệp mà còn đối với cả các cơ quan quản lý Nhà nước và Trang 5 aaaaa đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết về trị giá Hải quan WTO. Việc áp dụng hệ thống xác định trị giá theo Hiệp định bắt đầu được áp dụng cho một số nhóm mặt hàng nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ, sau đó theo quy định tại Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ và đã được thay thế bằng Nghị định 40/2007/NĐ-CP và thông tư 40/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP. Mới đây, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã tạo ra bước ngoặc cơ bản cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành với trên 90% hàng hóa nhập khẩu được xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch, qua đó rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tạo sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh thương mại, tôn trọng trị giá đàm phán trong mua bán, khuyến khích thương mại phát triển. Thông tư 205/2010/TT-BTC quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nó dựa trên cách xác định trị giá theo Hiệp định trị giá GATT và bao gồm 6 phương pháp xác định trị giá hải quan. 1.3.1 Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu  Nguyên tắc: Đối với hàng hóa xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm Trang 6 aaaaa quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) phù hợp với các chứng từ liên quan.  Phương pháp xác định:  Giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu. Trường hợp hồ sơ không hợp pháp hoặc nội dung giữa các chứng từ có mâu thuẫn thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế căn cứ vào trình tự các nguồn thông tin quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này và các chứng từ, tài liệu kèm theo bao gồm: - Tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, hàng hóa xuất khẩu tương tự làm cơ sở xác định trị giá tính thuế; hoặc/và - Hóa đơn bán hàng của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, hàng hóa xuất khẩu tương tự do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng; hoặc/và - Các chứng từ dùng để quy đổi về giá FOB, giá DAF sử dụng để xác định trị giá tính thuế.  Trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan  Đối với hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai do hợp đồng mua bán hàng hóa thỏa thuận thời điểm chốt giá sau khi hàng hóa đã xuất khẩu, thì người khai hải quan báo Trang 7 aaaaa giá tạm tính tại thời điểm đăng ký tờ khai; khai báo giá chính thức theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp thuế chênh lệch (nếu có) trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm chốt giá. Cơ quan hải quan kiểm tra khai báo của người khai hải quan, thời điểm chốt giá, điều kiện chấp nhận thời điểm chốt giá và thực hiện: - Xử lý tiền thuế chênh lệch theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa tai Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn đối với trường hợp số thuế tính theo giá chính thức thấp hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính; - Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan khai báo giá chính thức không đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này; - Xác định trị giá tính thuế, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo không đúng giá chính thức.  Thời điểm chốt giá tối đa là 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thời điểm chốt giá vượt quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, giao Cục trưởng Cục hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ, chứng từ, thực tế lô hàng xuất khẩu để kiểm tra, xem xét, quyết định việc chấp nhận thời điểm chốt giá ghi trên hợp đồng. Trang 8 aaaaa  Thời điểm chốt giá được chấp nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận về thời điểm chốt giá phù hợp với ngành hàng xuất khẩu; - Thời điểm chốt giá thực tế phù hợp với thời điểm chốt giá theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng; - Giá chính thức phù hợp với giá thực tế thanh toán của hàng hóa xuất khẩu theo chứng từ thanh toán. Trường hợp không đủ điều kiện để được chấp nhận thời điểm chốt giá, đồng thời số thuế tính theo giá chính thức cao hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính thì người khai hải quan phải nộp phạt chậm nộp đối với số thuế chênh lệch. 1.3.2 Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu  Nguyên tắc: Đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế.  Trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế: Phương pháp thứ nhất phải được áp dụng đầu tiên. Phương pháp thứ hai chỉ có thể áp dụng nếu trị giá không thể xác định được theo phương pháp thứ nhất. Phương pháp thứ ba đến phương pháp thứ sáu cũng được áp dụng theo trật tự tương tự. Vì vậy, phương pháp thứ sáu Trang 9 aaaaa chỉ có thể áp dụng nếu tất cả các phương pháp trước đó không thể sử dụng được.  Các phương pháp xác định trị giá tính thuế: có sáu phương pháp: 1.3.2.1 Phương pháp thứ nhất: Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu (Điều 13 Thông tư 205/2010/TT-BTC).  Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.  Để có được trị giá giao dịch phải có giao dịch bán hàng. Vậy thế nào là giao dịch bán hàng? o Là giao dịch giữa hai đối tác gọi là người mua và người bán. o Có sự chuyển dịch hàng hóa - quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua. o Có sự chuyển dịch giá trị - tiền từ người mua sang người bán.  Vậy thế nào là bán để xuất khẩu đến Việt Nam? o Người mua mua hàng để đưa vào Việt Nam. o Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao quốc tế, từ nước ngoài đến Việt Nam. o Hàng hóa được định đoạt tại Việt Nam.  Những trường hợp không có giao dịch bán hàng: o Hàng gửi miễn phí. Trang 10 [...]... xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp một và phương pháp hai thì trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch, và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế Trường hợp... định trị giá phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan của chính lô hàng đó 2 Trường hợp xác định trị giá tại Cục: 2.1 Chuyển 01 bản chính Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 cho Chi cục để lưu cùng bộ hồ sơ của lô hàng nhập khẩu và lưu 01 bản chính Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 tại nơi xác định trị giá 2.2 Các chứng từ hồ sơ khác liên quan đến việc xác định trị giá lưu tại Cục Chương 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC... khẩu: 2.1 Thông tin về giá tính thuế của các lô hàng trước đó đã được cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo theo các phương pháp xác định trị giá tính thuế, trừ các lô hàng nghi vấn trị giá; 2.2 Thông tin về giá tính thuế của các lô hàng trước đó đã được cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế theo các phương pháp xác định trị giá tính thuế; 2.3 Thông tin về giá chào bán công khai trên mạng Internet,... xác định trị giá hải quan từ phương pháp một đến phương pháp năm và dừng lại ở phương pháp thích hợp nhất  Các yêu cầu khi áp dụng phương pháp suy luận o Sử dụng phương pháp thích hợp o Phù hợp các quy định của Thông tư 205/2010/TT-BTC o Các tài liệu, số liệu khách quan có sẵn tại thời điểm xác định trị giá  Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan. .. TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT – NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU LAO BẢO 2.1 Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị và Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo: 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Trang 35 aaaaa 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986) đến nay, công cuộc đổi... xét miễn thuế thì phải kê khai nộp thuế Trong đó trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa, tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời diểm tính lại thuế) và được xác định cụ thể như sau: Trị giá tính thuế nhập Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam khẩu = (%) trị giá khai báo tại thời... đang xác định trị giá Nếu có nhiều trị giá khác nhau thì trị giá tính thuế sẽ là trị giá thấp nhất mà trị giá này đã được hải quan chấp nhận giá theo phương pháp một o Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm 1.3.2.4 Phương pháp thứ bốn: Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ (Điều 17 Thông tư 205/2010/TT-BTC) Nếu không áp dụng được phương pháp từ một đến phương pháp. .. đang xác định trị giá, nếu có nhiều trị giá tính thuế khác nhau thì giá tính thuế sẽ là trị giá thấp nhất mà trị giá này đã được hải quan chấp nhận theo phương pháp một o Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm 1.3.2.3 Phương pháp thứ ba: Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự (Điều 16 Thông tư 205/2010/TT-BTC) Nếu không xác định. .. đạo Chi cục duyệt tờ trình xác định trị giá, công chức hải quan lập Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 trình Lãnh đạo Cục hoặc Lãnh đạo Chi cục phê duyệt 2 Gửi Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 bằng thư bảo đảm ngay trong ngày ký Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 hoặc ngày làm việc liền kề: 2.1 Chi cục Hải quan gửi Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 cho người khai hải quan biết để thực hiện, đồng thời gửi Cục Hải. .. quy đổi và đánh giá độ tin cậy 3 Căn cứ và phương pháp xác định trị giá trong đó nêu rõ căn cứ sử dụng phương pháp xác định trị giá, nguồn thông tin sử dụng xác định trị giá 4 Căn cứ phân tích, tính toán khi sử dụng các nguồn thông tin để xác định trị giá Trang 33 aaaaa 5 Mức giá xác định cụ thể  Bước 5: Ra Thông báo trị giá theo Mẫu số 4 1 Lập Thông báo trị giá theo Mẫu số 4: Khi Lãnh đạo Cục hoặc . lí do trên, em quyết định chọn đề tài Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao công tác xác định trị giá tính thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đến năm 2015 để làm bài Chuyên đề tốt. Hải quan tỉnh Quảng Trị nói chung, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo nói riêng cần nâng cao công tác nghiệp vụ, trong đó có công tác xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu. . hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nó dựa trên cách xác định trị giá theo Hiệp định trị giá GATT và bao gồm 6 phương pháp xác định trị giá hải quan. 1.3.1 Xác định trị giá tính thuế

Ngày đăng: 20/10/2014, 21:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan