xây dựng ứng dụng ios kết hợp webservice

62 2.7K 2
xây dựng ứng dụng ios kết hợp webservice

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU  Nhu cầu thực tế và lý do chọn đề tài Với sự ra đời của máy tính bảng (tablet) cùng những dòng điện thoại thông minh (smart phone) có cấu hình ngày càng “khủng” song hành cùng nhiều nền tảng hệ điều hành di động thân thiện với người dùng và cũng không kém phần mạnh mẽ, giờ đây khi nhắc tới thiết bị di động, người dùng không còn nghĩ tới những chiếc điện thoại đơn thuần chỉ để nghe, gọi, nhắn tin như trước. Thiết bị di động đã có thể đáp ứng mọi nhu cầu của con người từ làm việc, liên lạc, giao tiếp, giải trí, .v.v… Bên cạnh đó, nhờ vào sự tiện lợi cũng như tính thẩm mĩ, thiết bị di động ngày càng thể hiện ưu thế của mình so với chiếc máy tính PC truyền thống. Song hành cùng với sự bùng nổ của của thiết bị di động là sự phát triển không ngừng của công nghệ truyền thông tốc độ cao. Công nghệ 3G, 4G ra đời đã đem đến cho thiết bị di động tốc độ kết nối truyền tải dữ liệu ngày nhanh, không thua kém gì mạng băng thông rộng truyền thống trên PC. Nhờ vào sự phát triển rông rãi của thiết bị di động kéo theo sự tăng trưởng không ngừng của ngành công nghiệp phần mềm di động. Phát triền phần mềm di động tại Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai. Từ những lý dó đó, chúng em quyết định chọn đề tài cứu về môi trường phát triển ứng dụng cho thiết bị di động và xây dựng một ứng dụng đọc tin tức trực tuyến trên hệ điều hành iOS có kết hợp xây dựng hệ thống webservice.  Mục tiêu đề tài Như tên gọi, thiết bị di động là thiết bị nhỏ gọn, được thiết kế phục vụ chủ yếu cho nhu cầu liên lạc và giải trí của người dùng khi di chuyển. Cấu hình của thiết bị di động mặc dù càng ngày càng được nâng cao tuy nhiên vẫn không thể so với máy tính để bàn. Lập trình di động là một mảng còn khá mới mẻ và nhiều khác biệt so với môi trường lập trình ứng dụng truyền thống. Ngoài ra việc xây dựng hệ thống webservice phục vụ cho thiết bị di động cũng có sự khác biệt nhất định so với hệ thống cho website hay các máy tính trạm. Do vậy, nội dung đề tài cần giải quyết các công việc sau: • Tìm hiểu về nền tảng lập trình cho thiết bị di động, ngôn ngữ lập trình, công cụ hỗ trợ lập trình di động. • Tìm hiểu các công nghệ phát triển ứng dụng di động hiện có, tìm ra ưu, nhược 1 điểm của mỗi loại công nghệ. • Nghiên cứu về hệ thống webservice, các công nghệ xây dựng webservice phổ biến. • Lựa chọn công nghệ xây dựng webservice cho ứng dụng di động • Xây dựng một ứng dụng đọc tin tức online trên nền hệ điều hành iOS có sử dụng hệ thống webservice  Nội dung đề tài: • Chương 1: Sơ lược về thiết bị di động và ứng dụng di động • Chương 2: Tổng quan hệ điều hành iOS • Chương 3: Môi trường lập trình ứng dụng iOS • Chương 4: Công nghệ Webservice • Chương 5: Xây dựng đọc tin tức trực tuyến cho iPhone • Kết luận: Kết quả đạt được và hướng phát triển TP.Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 10 năm 2012 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đường Đỗ Tuấn Anh MỤC LỤC MỤC LỤC HÌNH ẢNH Chương 1: Sơ lược về thiết bị di động và ứng dụng di động 2 1.1 Sơ lược về thiết bị di động Thiết bị di động (hay còn gọi là thiết bị cầm tay) là một thiết bị nhỏ gọn, thường có một màn hình hiển thị với đầu vào là bàn phím cảm ứng hoặc một bàn phím vật lý thu nhỏ. Trước đâu khi nhắc tới thiết bị di động người ta sẽ nghĩ tới những chiếc điện thoại di động nhưng hiện tại thiết bị di động không chỉ có vậy. Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ điều hành di động đã đem đến cho người dùng những thiết bị nhỏ gọn và cơ động hơn máy tính PC truyền thống như máy tính bảng (tablet), máy đọc sách, hay thậm trí cả những chiếc máy nghe nhạc được tích hợp hệ điều hành đều được được coi là thiết bị di động. Những thiết bị di động hiện tại đã có hàng loạt tính năng hiện đại như kết nối Wifi, GPS, NFC, 3G , nhờ vậy chúng hoàn toàn đủ khả năng phục vụ mọi nhu cầu trong đời sống sinh hoạt của con người, từ làm việc, liên lạc, tới giải trí. Hơn thế nữa, nhờ vào tính tiện dụng và thiết kế đa dạng hợp thời trang, thiết bị di động đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng máy tính của chúng ta. Hoàn toàn có thể nói thời điểm hiện tại đang là giai đoạn bùng nổ thực sự của thiết bị di động trên toàn cầu. Ngành công nghiệp di động thật sự đang trở thành một mảng thị trường hấp dẫn mà bất cứ công ty nào cũng muốn nhắm tới. Thị trường di động ngày càng đa dạng với sự góp mặt của hoàng loạt tên tuổi lớn như Nokia, Apple, Samsung, LG,… thậm trí gần đây với sự kiện Amazon (nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Hoa Kì) cho ra đời chiếc máy tính bảng Kindle đã cho thấy xu hướng thâm nhập thị trường di động là mong muốn của mọi công ty trên thế giới. 1.2 Hệ điều hành di động Phần quan trọng nhất làm nên sức mạnh của một thiết bị di động đó là hệ điều hành. Cũng tương tự như hệ điều hành máy tính PC, hệ điều hành trên thiết bị di động cũng là một phần mềm chạy trên thiết bị di động dùng để điều hành, quản lý các phần cứng và các tài nguyên phần mềm của thiết bị. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong giao tiếp giữa người dùng và thiết bị di động, cung cấp một môi trường cho phép phát triển và thực hiện các ứng dụng một cách dễ dàng. Ở thời điểm hiện tại có khá nhiều hệ điều hành cho thiết bị di động trong đó nổi bật và phát triển rộng rãi hơn cả phải kể đến iOS (của Apple), Android (của Google), Window Phone (của Microsoft), BlackBerry OS (của RIM) ngoài ra còn có một số tên tuổi khác như Symbian (của Nokia), Banda OS (của Samsung),Firefox OS, Tizen, Window 3 Mobile… tuy nhiên thị phần của những hệ điều hành này hiện không nhiều. 1.3 Ứng dụng di động Ứng dụng di động được hiểu là một ứng dụng phần mềm được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng hay những thiết bị di động khác. Ứng dụng di động ban đầu được cung cấp để phục vụ cho những công việc căn bản như eMail, sổ địa chỉ (contact), lịch, chứng khoán, thông tin thời tiết.Tuy nhiên do nhu cầu ngày càng mở rộng cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các công cụ phát triển, giờ đâu ứng dụng di động đã trở nên hết sức đa dạng, từ game online, GPS, ngân hàng điện tử, đặt vé, … Ứng dụng di động đa phần được phân phối trên các chợ ứng dụng của các hãng sản suất phần mềm hay phần cứng nổi tiếng. Một số chợ ứng dụng nổi tiếng nhất hiện nay gồm có:  Apple App Store: Ra đời cùng với chiếc điện thoại nổi tiếng iPhone vào tháng 8/2008, tới nay App Store của Apple đã có tới 625.000 ứng dụng cung cấp cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS bao gồm cả iPhone, iPad và iPod Touch  Google Play: là một của hàng phần mềm trực tuyến được phát triển bởi Google cho các thiết bị chạy hệ điều hành Android. Google Play được khai trương vào tháng 10/2008 và tới cuối tháng 4/2012 ước tính đã có hơn 430.000 ứng dụng.  Nokia Store: Nokia Store trước đây có tên là Ovi Store là chợ cung cấp ứng dụng của hãng điện thoại Phần Lan Nokia cho các thiết bị họ đặc biệt là thiết bị điện thoại thông minh (Smart Phone).  BlackBerry App World: là kênh phân phối ứng dụng cho các sản phẩm chạy hệ điều hành BlackBerry OS của hãng Research In Motion (RIM). Ra mắt chính thức vào ngày 1/4/2009 và tới tháng 9/2012 ước tính đã có 105.000 ứng dụng được phân phối tại đây.  Windows Phone Marketplace: là một dịch vụ của Microsoft cung cấp các ứng dụng di động cho nền tảng Windows Phone 7 đã được ra mắt vào tháng 10/2010. Tới tháng 6/2012 Windows Phone Marketplace đã có 100.000 ứng dụng.  Amazon Appstore: Được ra mắt vào 22/3/2011, Amazon Appstore cung cấp ứng dụng cho thiết bị cho sử dụng hệ điều hành Android. Hiện nay Amazon Appstore mới có khoảng 3.800 ứng dụng nhưng với sự ra đời của chiếc máy tính bảng Kindle Fire của Amazon với hệ điều hành Android tùy biến hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển trong thời gian tới cho Amazon Appstore. 4 1.4 Phân loại ứng dụng di động Ngày nay, trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động tồn tại 3 khái niệm là : Native Application, Web Application và Hybird Application.  Native Application: là những ứng dụng được xây dựng theo cách chính thống với các ngôn ngữ lập trình/nền tảng do các nhà sản xuất di động quy định (ví dụ: Objective-C cho iOS, Java cho Android, .NET cho Windows Phone,…). Ưu điểm của Native App lập trình viên có thể thoải mái truy cập vào hệ thống, phần cứng của thiết bị (như hệ thống file, camera, microphonr, accelerometer,…) Nhược điểm là bị bó buộc với công nghệ và nền tảng của nhà sản xuất đưa ra.  Web Application: là các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng web (mà điển hình là HTML5), chỉ hoạt động trên trình duyệt của điện thoại. Tiền thân của ý tưởng này là những trang web có giao diện tùy biến cao, chạy được trên nhiều độ phân giải màn hình, về sau phát triển mạnh và hình thành nên một hướng đi mới cho việc phát triển ứng dụng di động. Ưu điểm của web app là có thể thoải mái phatr triển ứng dụng mà không cần quan tâm tới nền tảng vì nó là ứng dụng đa nền, viết một lần có thể chạy trên nhiều nền tảng di động khác nhau, chỉ cần nền tảng đó hỗ trợ web. Nhược điểm: là không có được sức mạnh truy cập sâu vào hệ thống và thiết bị phần cứng như native app.  Hybird Application: là loại ứng dụng lai giữa 2 khái niệm Native app và Web App. Có thể hiểu nôm ba các ứng dụng này là một native app chỉ có một đối tượng webview trên màn hình, dùng để hiển thị nội dung trang web app, và web app giao tiếp với native app thông qua một cầu nối (bridge) để mang lại sức mạnh của native app cho web app. Chương 2: Tổng quan về hệ điều hành iOS 2.1 Tổng quan về hệ điều hành iOS Hệ điều hành iOS là hệ điều hành được công ty Apple phát hành cho các thiết bị di động của hãng. iOS được công bố lần đầu tiên tại hội nghị Macworld Conference & Expo ngày 9 tháng 1 năm 2007 và được phát hành chính thức vào tháng 6 năm đó cho chiếc điện thoại thông minh iPhone thế hệ đầu tiên của Apple. Ban đầu các ứng dụng của hãng thứ 3 không được hỗ trợ trên iOS. Ngày 17 tháng 10 5 năm 2007, Apple thông báo rằng một bản SDK cho lập trình iOS được hãng phát triển và dự định sẽ được phát hành nó cho các nhà phát triển vào tháng 2. Phiên bản beta đầu tiên được phát hành vào ngày 6 tháng 3 năm 2008. Lần lượt các phiên bản hệ điều hành tiếp theo của hệ điều hành iOS được apple cập nhật cho iPhone, iPad và iPod Touch thông qua iTunes. Phiên bản mới nhất của iOS là phiên bản 6.0 ra mắt ngày 12 tháng 9 năm 2012 cùng với chiếc điện thoại iPhone 6 của Apple. 2.2 Các phiên bản của hệ điều hành iOS  Phiên bản 1.x: Đây là phiên bản đầu tiên và xuất hiện cùng chiếc iPhone đầu tiên (hay còn gọi là iPhone 2G) vào ngày 29/6/2007. Hệ điều hành mới mang đến một giao diện và cách thức sử dụng hoàn toàn mới trên thiết bị điện thoại thông minh với việc loại bỏ bàn phím vật lý thay bằng cảm ứng đa điểm.  Phiên bản 2.x:Phiên bản thứ 2 được giới thiệu sau phiên bản đầu tiên 1 năm và phát hành chính thức cùng với chiếc iPhone thế hệ thứ 2 (iPhone 3G) cùng sự xuất hiện của App Store mang đến những ứng dụng từ các nhà phát triển thứ 3 cho thiết bị di động của Apple. Các ứng dụng gốc như mail, danh bạ, lịch, trình duyệt Safari,… cũng lần lượt được cải tiến thông qua các bản cập nhật nhỏ sau đó. iPhone 2G và iPod Touch Gen 1 vẫn có thể cập nhật phiên bản 2.x này.  Phiên bản 3.x: một năm sau khi phát hành phiên bản hệ điều hành thứ 2, phiên bả thứ 3 được giới thiệu và chình thức ra mắt ngày 17/6/2009 cùng chiếc iPhone 3GS. Ở phiên bản này, nhiều tính năng thiếu sót mà người dùng than phiền đã được Apple bổ sung gần như đầy đủ như: sao chép văn bản, nhắn tin đa phương tiện (MMS),… Các thiết bị đang chạy phiên bản 2.x vẫn có thể năng cấp lên phiên bản 3.x này nhưng đối với iPhone 2G thì một số tính năng sẽ không được cập nhật. Đây cũng là phiên bản cuối cùng mà iPhone 2G và iPod Touch Gen 1 có thể sử dụng.  Trong thời điểu phiên bản 3.x đang được sử dụng thì Apple cho ra mắt chiếc máy tính bảng iPad đầu tiên của hãng và đã làm hẳn một phiên bản sử dụng riêng cho chiếc máy này là phiên bản 3.2. Nhìn chung, phiên bản dành riêng cho iPad này không có nhiều khác biệt vì vốn dĩ Apple chỉ tùy chình kích thước cũng như bổ sung them một số tính năng để phù hợp với màn hình của iPad.  Phiên bản 4.x: thời điểm ra mắt phiên bản 4.x cũng là lúc Apple chính thức đặt tên hệ điều hành của mình là “iOS” và đây cũng là phiên bản đầu tiên của hệ điều ành này hỗ trợ đồng 6 thời nhiều thiết bị. iPhone 2G,3G sẽ lược bỏ bớt chức năng trên iOS 4 này vì một số hạn chế về phần cứng. Đây là phiên bản cuối cùng mà iPhone 3G và iPod Gen 2 có thể năng cấp.Bên cạnh nâng cấp về ứng dụng bên trong hệ điều hành, phiên bản này còn có những tính năng đáng chú ý như: thư mục chứa ứng dụng (App Folder), khả năng chạy đa nhiệm (multitasking), thoại video qua wifi (Facetime), AirPlay, Wifi Hostpot (duy nhất trên iPhone từ iOS 4.3).  Phiên bản 5.x: được phát hành ngày 6/6/2011. Phiên bản này được phát hành cho iPhone 3GS, iPhone 4(GSM và CDMA), iPhone 4S, iPod Touch (thế hệ 3 và 4), iPad, iPad 2. Phiên bản này được nâng cấp nhiều chức năng mới trong đó có tiện ích Siri (chỉ hỗ trợ cho iPhone 4S) là một ứng dụng giúp giao tiếp với thiết bị bằng giọng nói, được Apple đặc biệt giữ bí mật cho tới tận ngày ra mắt.  Phiên bản 6.x: được giới thiệu ngày 11/6/2012 và phát hành chính thức ngày 19/9/2012. Phiên bản này không hỗ trợ cho nhiều thiết bị phần cứng lỗi thời đặc biệt là iPod Touch thế hệ thứ 3 và iPad thế hệ đầu. Phiên bản này được Apple giới thiệu với nhiều cải tiến mà người dùng mong đợi: o Facebook: Cuối cùng Apple cũng tích hợp sâu hơn với mạng xã hội Facebook trên iOS 6. Trước đây, với nền tảng iOS 5, Apple kết thân với mạng Twitter và thời điểm đó đã khiến rất nhiều người dùng than thở bởi hãng này vẫn chưa hỗ trợ Facebook vốn là mạng xã hội lớn nhất thế giới. o Siri: Siri trở nên mạnh mẽ hơn, có thể dùng giọng nói để ra lệnh mở các ứng dụng. Nhờ đó, nếu người dùng ngồi cạnh bàn làm việc, cầm lấy iPhone và yêu cầu Siri bật nhạc hay ra lệnh cho nàng trợ lý mở các ứng dụng và các hành động khác nhau. Siri đặc biệt xuất sắc khi thực hiện mệnh lệnh tìm kiếm số liệu/bàn thắng trong thể thao, tìm thời gian phát sóng phim, thời gian bán vé, và đặt lịch ăn tối… o Eyes Free: Một tính năng cực kỳ thú vị được Apple trang bị cho iOS đó chính là Eyes Free (rảnh mắt). Hãng này đang hợp tác với hàng loạt hãng xe hơi nổi tiếng, như Audi, BMW, Mercedes… để tích hợp chức năng Siri trên vô lăng. o Passbook: Tính năng này sẽ quản lý tất cả các loại vé, từ vé xem phim, vé tàu, vé máy bay, cả vé đi xem thể thao… trên một ứng dụng riêng. Với Passbook, người dùng có thể mua vé trên Fandango, và vé điện tử sẽ được gửi tới điện thoại của mình. Sau đó, khi đi đến rạp chiếu phim hay lên tàu điện thì chỉ cần quẹt điện thoại iPhone tại các quầy soát vé. o Apple Maps: Apple đã chính thức nói lời chia tay với Google Maps. Ứng dụng 7 bản đồ của Apple giúp người dùng xác định vị trí rẽ, các địa điểm giải trí…, và đặc biệt ngƣời dùng có thể tìm kiếm trên Apple Maps bằng cách ra lệnh cho Siri. Mặc dù Apple đã có màn trình diễn ấn tượng về ứng dụng của mình nhưng nhiều người hoài nghi về việc liệu đây có phải là quyết định sáng suốt khi tìm cách loại bỏ Google Maps. Thực tế sau khi phát hành được gần một tháng ứng dụng bản đồ của Apple đã bộc lộ nhiều lối khiến người dùng thất vọng, thậm chí là bực tức. CEO Tim Cook của Apple đã phải công nhận thất bại của Apple Maps xin lỗi người dùng và cho biết Apple đang gấp rút làm việc để hoàn thiện bản đồ này. o Email: Apple nâng cấp hai tính năng đặc biệt quan trọng cho Email, đó là cho phép ngƣời dùng gán email VIP để đánh dấu e-mail được gửi từ những người quan trọng. Ngoài ra, iOS 6 cho phép người dùng chèn ảnh và video vào e-mail trực tiếp từ ứng dụng Email. 2.3 Các thiết bị di động sử dụng nền tảng iOS  iPhone: Với việc sự mắt iPhone 5 vào 29/9/2012 hiện nay có tất cả 6 phiên bản iPhone được bán trên thị trường lần lượt là iPhone 2, iPhone 3G, iPhone 3Gs, iPhone 4, iPhone 4S, iPhone 5. Ở mỗi thế hệ iPhone Apple giới thiệu đến người dùng đều có những nâng cấp đáng kể, đặc biệt là iPhone 4 với sự thay đổi lớn về thiết kế cũng như cấu hình. Phiên bản mới nhất iPhone 5 với màn hình kích thước 5 inch (những phiên bản trước đều là 4,5 inch) đang nhận được nhiều đánh giá trái chiều từ người dùng cũng như giới công nghệ.  iPod Touch: được xem là chiếc iPhone lược bỏ tính năng thoại, nhắn tin. Với tính năng gần như 1 chiếc iPhone thực thụ gồm màn hình cảm ướng, cài đặt ứng dụng của iPhone,… iPod đã thực sự tạo ra một cơn sốt trên thị trường máy nghe nhạc ngay từ khi ra mắt phiên bản đầu tiên. Hiện nay đã có tất cả 5 thế hệ iPod được ra mắt.  iPad: đây là chiếc máy tính bảng đình đám và nổi tiếng nhất thời điểm hiện tại. Có tất cả 3 thế hệ iPad đã ra mắt là iPad, iPad 2 và New iPad. Mặc dù các hãng khách cho ra mắt hàng loạt thiết bị máy tính bảng nhưng tới thời điểm hiện tại iPad vẫn là biếu tượng của thiết bị máy tính bảng, chiếm phần lớn thị phần thiết bị này. Chương 3: Môi trường lập trình ứng dụng iOS Hệ điều hành iOS hỗ trợ tốt cho cả 3 loại ứng dụng là Native App, Web App và 8 Hibrid App. Nội dung đề tài sẽ đi sâu vào giới thiệu môi trường lập trình ứng dụng Native cho iOS. 3.1 Bộ công cụ lập trình Xcode 3.1.1 Giới thiệu Xcode là một môi trường phát triển tích hợp (Integrated Development Environment) chứa một bộ công cụ phát triển phần mềm được phát triển và phân phối bởi Apple để phát triển phần mềm cho OS X và iOS. Xcode được phát hành lần đầu tiên năm 2003, phiên bản mới nhất là Xcode 4.5.1. Xcode được cung cấp miễn phí nhưng nó chỉ chạy được trên hệ điều hành Mac OS X, không hỗ trợ Windows hay bất kì hệ điều hành nào khác. Các nhà phát triển phần mềm có thể download Xcode về từ trang chủ của Apple: https://developer.apple.com/downloads/index.action Việc download này đòi hỏi có tài khoản lập trình viên của Apple, người dùng có thể đăng kí tài khoàn này miễn phí ngay tại website của Apple. Bộ iOS SDK này sẽ bao gồm luôn Môi trường phát triển (IDE) là XCode, một phần rất quan trọng trong công việc của chúng ta sau này. XCode gồm có những công cụ để chúng ta tạo, sữa lỗi (debug), biên dịch, kiểm tra khả năng hoạt động và chạy thử ứng dụng (apps) trên trình một trình giả lập (simulator). Tuy nhiên, hạn chế của bộ SDK miễn phí này là gì ? Ta sẽ không thể chép apps lên thiết bị thật (iPhone, iPod Touch & iPad) được. Và tất nhiên cũng không thể đưa ứng dụng lên Apple AppStore để bán hay cho người dùng tải miễn phí được. Chính vì thế, tài khoản miễn phí chỉ phù hợp cho người mới bắt đầu. Khi bắt đầu làm những apps thương mại, chúng ta phải cần đến 1 trong 2 lựa chọn sau: Tài khoản Nhà phát triển Chuẩn (Standard program) - Chi phí $99/năm. - Với tài kho ản này, chúng ta có thể tiếp cận được nhiều tài liệu hơn việc phát triển phần mềm cho iOS, được hỗ trợ về kỹ thuật từ Apple. Và quan trọng nhất là có thể chạy thử apps trên thiết bị thật thay vì chỉ kiểm tra trên simulator. Quan trọng hơn nữa là apps của chúng ta có cơ hội được đưa lên Apple AppStore. Có 2 lựa chọn trong tài khoản này: - Cá nhân (Individual): đăng ký với tên của cá nhân và những apps được đưa lên Apple AppStore sẽ xuất hi ện dưới tên này. - Công ty (Company): đăng ký với tên công ty (yêu cầu những giấy tờ liên quan). Apps được đưa lên sẽ xuất hi ện dưới tên công ty đã đăng ký. 9 Tài khoản cho Công ty/Tổ chức chuyên nghiệp (Enterprise program) - Chi phí $299/năm. - Gói tài khoản này dành cho các công ty phát triển phần mềm cho iPhone OS, có khả năng xuất bản các apps lên những thiết bị nội bộ trong công ty. Dành cho những công ty, tổ chức lớn có nhu cầu viết phần mềm cho iPhone OS phục vụ nhu cầu riêng của công ty, không cần phải tải và cài đặt từ Apple AppStore. 3.1.2 Giao diện làm việc của Xcode a. Giao diện tạo project mới: Hình : Tạo mới một project trong XCode Từ phiên bản Xcode 4 trở đi ngoài lựa chọn tạo project cho ứng dụng chạy trên Mac OS X, XCode còn phép tạo project phát triển ứng dụng cho iPhone hoặc iPad. Xcode cung cấp sẵn các template để tạo mới project ứng với nhu cầu phát triển ứng dụng khác nhau. Khi tạo xong project mới thì giao diện sẽ như sau: 10 [...]... trong bộ nhớ nên lần chạy tiếp theo của ứng dụng không phải lúc nào cũng liên quan tới việc bắt đầu áp dụng từ đầu 21 Dưới đây là mô tả các sự kiện của ứng dụng trong vòng đời của nó: Hình : Vòng đời ứng dụng iOS (1) 22 Hình : Vòng đời ứng dụng iOS (2) Đối với iOS 3 chỉ có 2 trạng thái của ứng dụng là Active và Not running iOS 4 trở lên hỗ trợ đa nhiệm nên ứng dụng của bên thứ 3 có thể được chạy ở chế... một cách thích hợp Khi chúng ta nhấn vào nút, nút bảo đối tượng Controller cập nhật lại đối tượng Model và đối tƣợng View dựa trên dữ liệu người dùng nhập vào 3.4.1 Vòng đời một ứng dụng iOS (application life cycle) Một vòng đời ứng dụng tạo thành một chuỗi sự kiện xảy ra giữa quá trình khởi động và chấm dứt ứng dụng Trong iOS, người dùng khởi chạy ứng dụng bằng cách nhấp vào icon của ứng dụng trên màn... ở chế độ nền (background) do đó vòng đời của ứng dụng có thể có những trạng thái: - Not running: Ứng dụng không được khởi chạy Inactive: Ứng dụng đang chạy nền nhưng không nhận được sự kiện Active: Ứng dụng đang chạy và có thể nhận được sự kiện Background: Hầu hết ứng dụng vào trạng thái này sau một thời gian ngắn sẽ đình chỉ hoạt động Tuy nhiên một ứng dụng có thể yêu cầu thêm thời gian thực hiện... ứng của người dùng lên màn hình Ví dụ: khi người dùng bấm vào một text-field thì hệ điều hành tự hiểu phải làm gì, bàn phím ảo xuất hiện Và chúng ta không cần phải viết bất kỳ dòng lệnh nào để kiểm soát việc này 3.4 Kiến trúc một ứng dụng iOS 3.4.1 Mô hình kiến trúc của một ứng dụng iOS chuẩn Để hiểu kiến trúc của một ứng dụng iOS, cần tìm hiểu về Design Patterns Có 3 pattern chính mà chúng ta sử dụng. .. số hiệu ứng đồ họa chuyển tiếp có thể là màn hình chào - mừng (Wellcome screen), popup thông báo (notification),… Xử lý khởi chạy ứng dụng bằng cách gọi một số hàm chức năng chính Từ thời điểm này, phần lớn các công việc khởi tạo được giao cho UIKit để tải giao diện người dùng của ứng dụng và bắt đầu vòng lặp sự kiện của ứng dụng Trong iOS 4 và những phiên bản về sau có hỗ trợ đa nhiệm, ứng dụng của... Ngoài ra một ứng - dụng có thể được đưa trực tiếp vào trạng thái này thay vì trạng thái inactive Susppended: Ứng dụng vào trạng thái chạy nền nhưng không tiếp tục thực thi code sử lý thì sau một khoảng thời gian hệ thống sẽ tự động đưa ứng dụng vào trạng thái này Trong trạng thái này ứng dụng đóng băng và không sử lý bất kì mã 23 nào Và khi bộ nhớ của thiết bị gần đầy, hệ thống sẽ đình chỉ ứng dụng ở trạng... applicationWillEnterForeground và applicationDidBecomeActive Hình : vòng đời ứng dụng iOS (3) Làm sao một ứng dụng iOS sử lý khi có một tác nhân gây gián đoạn như có tin nhắn, cuộc gọi tới,…? Khi ứng dụng đang chạy bị gián đoạn bởi các tác nhân như tin nhắn, cuộc gọi đến, thông báo lịch, thông báo của hệ thống như báo hết pin,… ứng dụng tạm thời sẽ được chuyển đến trạng thái inactive Nó vẫn sẽ ở trong trạng... tác vụ gây gián đoạn đó - Nếu người dùng bỏ qua tác nhân gây gián đoạn, ứng dụng sẽ tiếp tục được kích - hoạt Nếu người dùng chấp nhận gián đoạn, ứng dụng sẽ chuyển vào trạng thái suspended 24 Hình : Vòng đời ứng dụng iOS (4) Chương 4: Công nghệ Webservice Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của môi trường internet, các ứng dụng triển khai trên nền Web ngày càng được phát triển rộng rãi và phong... ý những đặc điểm khác biệt của iOS so với những hệ điều hành khác: 3.3.1 Hỗ trợ đa nhiệm (multi – threading) Những phiên bản cũ của hệ điều hành iOS không hỗ trợ đa nhiệm Từ phiên bản 4.0 được ra mắt với tên iOS 4 hệ điều hành iOS bắt đầu hỗ trợ chạy đa nhiệm 3.3.2 Một ứng dụng chỉ có một cửa sổ Không giống như hệ điều hành cho máy tính, một ứng dụng (application) trên iOS chỉ có 1 cửa sổ (window) duy... được quan tâm để giảm chi phí và độ phức tạp trong tích hợp và phát triển hệ thống 4.1 Giới thiệu về ứng dụng phân tán Công nghệ Web Service đã thay đổi điện mạo và cách thức hoạt động của ứng dụng phân tán cũng như giải quyết khó khăn của ứng dụng phân tán trước đây là vấn đề với Firewall và Proxy Server Chúng ta sẽ tìm hiểu khái quái về ứng dụng phân tán để hiểu hơn về web service 4.1.1 Tổng quan . tài cứu về môi trường phát triển ứng dụng cho thiết bị di động và xây dựng một ứng dụng đọc tin tức trực tuyến trên hệ điều hành iOS có kết hợp xây dựng hệ thống webservice.  Mục tiêu đề tài Như. cho ứng dụng di động • Xây dựng một ứng dụng đọc tin tức online trên nền hệ điều hành iOS có sử dụng hệ thống webservice  Nội dung đề tài: • Chương 1: Sơ lược về thiết bị di động và ứng dụng. trúc một ứng dụng iOS 3.4.1 Mô hình kiến trúc của một ứng dụng iOS chuẩn Để hiểu kiến trúc của một ứng dụng iOS, cần tìm hiểu về Design Patterns. Có 3 pattern chính mà chúng ta sử dụng khi phát

Ngày đăng: 20/10/2014, 18:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • MỤC LỤC

  • MỤC LỤC HÌNH ẢNH

  • Chương 1: Sơ lược về thiết bị di động và ứng dụng di động

    • 1.1 Sơ lược về thiết bị di động

    • 1.2 Hệ điều hành di động

    • 1.3 Ứng dụng di động

    • 1.4 Phân loại ứng dụng di động

    • Chương 2: Tổng quan về hệ điều hành iOS

      • 2.1 Tổng quan về hệ điều hành iOS

      • 2.2 Các phiên bản của hệ điều hành iOS

      • 2.3 Các thiết bị di động sử dụng nền tảng iOS

      • Chương 3: Môi trường lập trình ứng dụng iOS

        • 3.1 Bộ công cụ lập trình Xcode

          • 3.1.1 Giới thiệu

          • 3.1.2 Giao diện làm việc của Xcode

          • 3.2 Ngôn ngữ lập trình Objective-C

            • 3.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển

            • 3.2.2 Đặc điểm cơ bản

            • 3.3 Tổng quan về lập trình iOS

              • 3.3.1 Hỗ trợ đa nhiệm (multi – threading)

              • 3.3.2 Một ứng dụng chỉ có một cửa sổ

              • 3.3.3 Hạn chế trong việc truy cập

              • 3.3.4 Hạn chế về thời gian phản hồi của hệ thống

              • 3.3.5 Hạn chế về kích thước màn hình

              • 3.3.6 Hạn chế về tài nguyên hệ thống

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan