Bài giảng visual basic

21 323 0
Bài giảng visual basic

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu này dành cho sinh viên, giáo viên khối ngành công nghệ thông tin tham khảo và có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành công nghệ thông tin

L.T.Vinh 1 Visual Basic 1. Mở đầu Visual Basic (VB) là một công cụ lập trình hướng đối tượng sử dụng rộng rãi để xây dựng các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với các ứng dụng phục vụ đào tạo VB đặc biệt quan trọng vì khả năng thiết kế nhanh chóng các giao diện đẹp và thân thiện giữa người và máy tính. khác với một số ngôn ngữ lập trình khác bên cạnh các tập lệnh, cú pháp lập trình VB thường xuyên phải xử dụng các khái niệm như đối tượng, thuộc tính, phương thức, lớp… 1.1 Đối tượng: Một tập hợp các dữ liệu, các lệnh được thiết kế để thực hiện một mục đích nào đó được VB xây dựng thành các đối tượng. Ví dụ như đối tượng nút lệnh dùng để thực hiện một tập lệnh do người lập trình đưa vào khi có sự kiện nhấp chuột. Trong VB có sẵn một tập hợp các đối tượng. Các đối tượng này được lưu trữ trong các file.OCX và có thể lấy ra từ hộp công cụ trong môi trường soạn thảo. Ngoài ra lập trình viên VB có thể lập trình riêng cho mình các đối tượng cuối khi có nhu cầu đặt ra. 1.2 Thuộc tính Đối tượng của VB có thể được hiểu như những linh kiện hay những viên gạch dùng để xây dựng nên một ứng dụng. Do đó để có thể dùng các viên gạch này phải hiểu rõ các tính chất (thuộc tính) và các thao tác trên nó (tác vụ). Các thuộc tính thường gặp của các đối tượng trong VB là chiều rộng, chiều cao, toạ độ, màu… Ví dụ: câu lệnh sau: Ten = command1.Caption gán nhãn của nút lệnh cho biến Ten. 1.3 Phương thức: Các tác vụ trên đối như dịch chuyển (Move), hiển thị (Visible), trạng thái hoạt động (Enable) được gọi là phương thức. Ví dụ: câu lệnh sau: Label1.Move 0, 0 chuyển đối tượng Lablel1 đến góc trái trên của màn hình. 1.4 Sự kiện: Là kết quả của tác vụ trên đối tượng như kích chuột (Click), ấn phím, nháy đúp chuột (DbClick) trong VB các sự kiện được thực hiện thông qua các thủ tục. Ví dụ: thủ tục. Private Sub Command1_Click() …… End Sub Thực hiện sự kiện nhấp chuột lên đối tượng nút lệnh có tên là Command1. L.T.Vinh 2 Khi xây dựng các ứng dụng trong VB chúng ta phải thông qua hai bước: - Thiết kế giao diện (Visual programming) - Viết code (Code programming) Khi thiết kế giao diện chúng ta sử dụng các công cụ do VB cung cấp. Chúng ta có thể lôi, kéo, thả các đối tượng trong quá trình thiết kế. hay nói cách khác quá trình thiết kế được thực hiện dưới sự trợ giúp của mose và bàn phím. Khi viết code chúng ta sử dụng chương trình soạn thảo của VB. Bước này tương tự như tất cả các ngôn ngữ lập trình khác. 2. Môi trường Visual Basic 2.1 Vào ra môi trường VB Cách khởi động VB đơn giản nhất là thực hiện các tác vụ sau: 1) kích nút Start 2) Nhấp thanh Programs 3) Nhấp Microsoft Visual Studio 6.0 4) Nháy kép mục Visual Basic 6.0 Sau khi thực hiện các tác vụ nói trên màn hình sẽ xuất hiện giao diện môi trường VB (hình 2.1). Để thoát khỏi môi trường VB trở về Windows có thể thực hiện hai cách: - (1) Vào menu File, (2) chọn Exit - Nhấp chuột vào biểu tượng Thanh công cụ (Tool bar) Thanh thực đơn (Menu bar) Cửa sổ Project windows Cửa sổ Form Cửa sổ Project Container Cửa sổ thu ộc tính Cửa sổ Form layout Hình 3. Môi trường Visual Basic Hộp công cụ (Tool box) Cửa sổ Code L.T.Vinh 3 2.2 Xây dựng ứng dụng trong môi trường VB Trên hình 2.1 là cửa sổ môi trường VB. Trong môi trường VB chúng ta có thể thực hiện các tác vụ thông qua hệ thống các phím nóng hoặc các chức năng trong thực đơn. Sau đây là một số chức năng cơ bản của môi trường VB - Thanh Menu : chứa các menu lệnh phục vụ soạn thảo. - Thanh công cụ : chứa các nút lệnh thông dụng dùng để điều khiển môi trường lập trình Visual Basic. - Hộp công cụ : chứa các đối tượng. - Cửa sổ Project Container : chứa 2 cửa sổ: + Cửa sổ Code : là nơi soạn thảo lệnh của chương trình. + Cửa sổ biểu mẫu : là nơi soạn thảo giao diện của chương trình . - Cửa sổ Project : liệt kê tất cả các tệp tin đã xử dụng trong quá trình lập trình. - Cửa sổ đặc tính : chứa các thuộc tính của các đối tượng có trong chương trình vào thời gian thiết kế. - Cửa sổ Form layout : xác định vị trí hiển thị, kích thước của form vào lúc thực hiện chương trình. Cho phép người lập trình thay đổi vị trí hiển thị của form bằng chuột. 2.3 Lập trình đơn thể Cũng giống như các ngôn ngữ lập trình khác, lập trình đơn thể trong VB thông qua các biến, hằng và các cấu trúc lệnh…các lệnh và biến được đặt trong các hàm, thủ tục. a) Biến. Trong VB biến được khai báo bằng phát biểu Dim với cú pháp như sau: Dim VariableName [As Type] Trong đó Dim, As là từ khoá. VariableName là tên do bạn đặt. Type là kiểu dữ liệu áp dụng cho biến. Ví dụ: Dim Số As Integer ; khai báo biến Số có kiểu số nguyên Dim Số_thực As Single ; khai báo biến Số_thực có kiểu số thực Dim OBJ As Object ; khai báo biến OBJ có kiểu đối tượng Dim Chuỗi As String *10 ; khai báo biến Chuỗi có kiểu chuỗi 10 ký tự Dim Mảng (1 To 100) As Integer ; khai báo mảng số nguyên VB có một kiểu dữ liệu đặc biệt (Variant) có thể chứa bất kỳ một kiểu dữ liệu nào có trong VB. Ví dụ: bạn khai báo biến AnyData như sau: Dim AnyData As Variant Thì trong chương trình bạn có thể gán: AnyData = 10 Và cũng có thể gán: AnyData = “My data” L.T.Vinh 4 b) Cấu trúc lệnh  Lệnh gán - Cú pháp: TênBiến = Giá trị - Ví dụ: Số = 100 Số_thực = 1.5 Chuỗi = ”Hello”  Lệnh If Then - Cú pháp: If <Condition> Then <Statements> End If Condition là điều kiện, nếu Condition có giá trị True thì các lệnh trong Statements sẽ được thực hiện. - Ví dụ: Số = 100 If số=100 then Msgbox (‘Số là một trăm’) End If ví dụ trên sẽ cho hiển thị hộp thoại ghi “Số là một trăm” vì điều kiện trong Condition là True.  Lệnh If Then Else - Cú pháp: If <Condition> Then <Statements 1> Else <Statements 2> End If Condition là điều kiện, nếu Condition có giá trị True thì các lệnh trong Statements1 sẽ được thực hiện ngược lại Condition có giá trị False thì các lệnh trong Statements2 sẽ được thực hiện. - Ví dụ: Số = 1000 If số=100 Then Msgbox (‘Số là một trăm’) Else Msgbox (‘Số là một nghìn’) End If ví dụ trên sẽ cho hiển thị hộp thoại ghi “Số là một nghìn” vì điều kiện trong Condition là True.  Lệnh Select Case - Cú pháp: Select Case TestTextpression [Case expressionlist-1 [<Statements 1> ] ] … L.T.Vinh 5 [Case expressionlist-n [<Statements n> ] ] End Select TestTextpression là một chuỗi hoặc số dùng để so sánh với các chuỗi hoặc số chứa trong Testextpression_n. Nếu TestTextpression có giá trị bằng Testextpression_i thì Statements_i sẽ được thực hiện. - Ví dụ: Private Sub Form_KeyPress(KeyAscii As Integer) Select Case KeyAscii Case 1 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 1’) Case 2 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 2’) Case 3 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 3’) Case 4 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 4’) Case 5 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 5’) Case 6 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 6’) Case 7 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 7’) Case 8 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 8’) Case 9 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 9’) Case 0 : Msgbox(‘Số bạn ấn là 0’) End Select End Sub ví dụ trên sẽ đưa ra màn hình hộp thông báo chữ số tương ứng mỗi khi khi bạn ấn phím số.  Lệnh For …To…Next - Cú pháp: For counter = a To b <Statements > Next Couter là biến đếm, được khởi gán giá trị = a. Các lệnh trong Statements sẽ được thực hiện b-a lần. - Ví dụ: For i = 1 To 10 Form1.PrintForm = i Next ví dụ trên sẽ cho hiển thị lần lượt các số từ 1 đến 10 trên Form1.  Lệnh Do While Loop - Cú pháp: Do While <Condition> <Statements > Loop Condition là điều kiện, nếu Condition có giá trị True thì các lệnh trong Statements sẽ được thực hiện. - Ví dụ: i = 0 Do While i < 10 Form1.PrintForm = i i = i + 1 Loop L.T.Vinh 6 ví dụ trên sẽ lần lượt đưa ra Form1 các số từ 0 đến 9.  Lệnh Do Loop While - Cú pháp: Do <Statements > Loop While <Condition> Condition là điều kiện, nếu Condition có giá trị True thì các lệnh trong Statements sẽ được thực hiện. Chú ý khác với lệnh Do While Loop lệnh Do Loop While được thực hiện ít nhất một lần trong khi lệnh Do While Loop có thể không được thực hiện lần nào. - Ví dụ: i = 1 Do Form1.PrintForm = i i = i + 1 Loop While i < 1 ví dụ trên sẽ lần lượt đưa ra Form1 số 1. 2.4 Các đối tượng cơ bản trong VB  Form Form là một đối tượng cơ bản được sử dụng làm nền cho thiết kế giao diện. Một Form mặc định của VB có dạng như hình 2.2. Là một đối tượng cơ bản của VB nên Form có các thuộc tính cơ bản sau: - Name : tên Form. - Caption : chuỗi ký tự hiển thị trên thanh tiêu đề. - Top : toạ độ Y Form. - Left : toạ độ X của Form. Hình 2.2 Form Bi ể u t ư ợ ng Thanh tiêu đ ề Nút đi ều khiển cửa sổ Cửa sổ chương trình L.T.Vinh 7 - Width : cho giá trị chiều rộng của Form. - Height : cho giá trị chiều cao của Form. - WindowsState: cho trạng thái cửa sổ Form lúc chạy chương trình. Có 3 giá trị cho WindowsState. 0 – bình thường, ở chế độ này kích thước cửa sổ là các giá trị Width, Height. 1- Minimized, cửa sổ ở dạng thu nhỏ nằm trên thanh trạng thái của Windowd. 2-Maximized, cửa sổ chiếm toàn màn hình. Các giá trị thuộc tính của From cũng như của các đối tượng khác có thể cập nhật trong quá trình thiết kế giao diện hoặc viết Code. Ví dụ ta đặt thuộc tính Top của Form trong cửa sổ thuộc tính là 100 hoặc viết Form1.Top = 100 trong cửa sổ code đều cho kết quả tương tự. Khác với các thuộc tính, phương thức chỉ hoạt động vào thời gian thực hiện chương trình. Sau đây là một số phương thức cơ bản của Form: - Load / Unload : cho phép nạp và giải phóng một Form khỏi bộ nhớ. - Cls : xoá form. - Move : dịch chuyển tới vị trí định trước. Các sự kiện xảy ra vào lúc chương trình thực hiện - Resize : sự kiện này xảy ra khi người sử dụng thay đổi kích thước Form vào lúc chương trình đang chạy. Người sử dụng có thể tự viết lệnh xử lý sự kiện này trong thủ tục Form_Resize(). Chú ý : Ngoài các thuộc tính, phương thức, sự kiện của đối tượng Form cũng như các đối tượng chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây còn nhiều thuộc tính, phương thức, sự kiện khác rất hữu ích trong lập trình ứng dụng. Bạn cần phải cập nhật trong quá trình làm bài thực hành.  Một số đối tượng cơ bản của VB. Các đối tượng cơ bản được Visual Basic cho hiển thị ngay trên hộp công cụ (hình 2.3), bao gồm: (1) PictureBox: cho phép hiển thị hình ảnh. (2) Label: hiển thị nhãn. (3) TextBox: hiển thị văn bản. (4) Frame: tạo khung Frame. (5) CommandButton: nút lệnh. (6) CheckBox. hộp kiểm tra. (7) OptionButton: hộp chọn lựa. (8) ComboBox: hộp danh sách Combo. (9) ListBox: hộp danh sách. (10) HSCrollBar. thanh cuộn ngang. (11) VSCrollBar: thanh cuộn dọc. (12) Timer: điều khiển thời gian. (13) DriverBox: hộp danh sách ổ đĩa. (14) DirListBox: hộp danh sách thư mục. (15) FileListBox: hộp danh sách file. (16) Shape: đối tượng hình học cơ bản. Hình 2.3 Tool Box (1) (3) (5) (7) (9) (11) (13) (15) (17) (19) (2) (4) (6) (8) (10) (12) (14) (16) (18) (20) L.T.Vinh 8 (17) Line: đoạn thẳng. (18) Image: hộp ảnh. (19) Data: hộp điều khiển dữ liệu. (20) OLE: hộp điều khiển OLE. Sau đây là một số thuộc tính, phương thức, sự kiện chung của các đối tượng - Thuộc tính:  Name: tên của đối tượng  Caption: chuỗi hiển thị trên đối tượng  Top: toạ độ X của đối tượng  Left: toạ độ Y của đối tượng  Width: độ rộng của đối tượng  Height: chiều cao của đối tượng  Enable: cho phép đối tượng hoạt động  Visible: cho hiển thị đối tượng  TabIndex: chỉ số thứ tự dùng cho việc ấn định thứ tự đối tượng khi sử dụng phím Tab  ToolTipText: chứa dòng nhắc, hiển thị vào lúc chạy chương trình khi bạn đưa chuột vào vị trí của đối tượng  BackColor: cho màu nền của đối tượng  BackStyle: cho kiểu nền của đối tượng  BordeStyle: cho kiểu viền ngoài của đối tượng - Phương thức:  Move: dịch chuyển đối tượng  Refresh: quét lại đối tượng. - Sự kiện:  Click: sự kiện Click sảy ra vào lúc tực hiện chương trình, khi người sử dụng nháy chuột vào đối tượng. Người lập trình có thể viết lệnh cho sự kiện này thông qua thủ tục Click.  DbClick: sự kiện Click sảy ra vào lúc tực hiện chương trình, khi người sử dụng nháy kép chuột vào đối tượng.  KeyPress: sự kiện KeyPress của một đối tượng xảy ra khi đối tượng đang đang được chọn đồng thời người dùng ấn phím (trên bàn phím).  Change: sự kiện Change của một đối tượng xảy ra khi có tác động lên đối tượng.  Thêm các đối tượng khác Ngoài các đối tượng chuẩn được đưa sẵn vào hộp công cụ Visual Basic còn cho phép bạn bổ xung vào hộp công cụ những đối tượng khác bằng cách chọn các đối tượng mở rộng trong mục Control của cửa sổ Components (hình 2.4). Để thêm một đối tượng bạn hãy đánh dấu chọn vào ô kiểm tra ở phía bên trái của đối tượng đó, sau đó nháy chuột vào nút Apply. Đối tượng mà bạn chọn sẽ được thêm vào phía cuối của hộp ToolBox. Sau đó ấn nút OK để xác nhận các lựa chọn. L.T.Vinh 9 2.5 Thao tác với một số đối tượng của VB  Thao tác với các đối tượng cơ sở dữ liệu Visual Basic cho phép bạn thao tác với cơ sở dữ liệu thông qua các đối tượng dữ liệu. Ví dụ sau đây sẽ cho bạn cách mở một cơ sở dữ liệu được tạo bằng Microsoft Access: - Đối tượng Data: được sử dụng để mở một dữ liệu. Bạn hãy đặt Data vào Form sau đó thực hiện các bước sau: + Đặt lại tên cho Data bằng cách thay đổi lại chuỗi Name trong hộp Propety = DtcMyData (từ đây Data Control bạn đưa vào Form sẽ có tên là DtcMyData) + Nối DtcMyData với cơ sở dữ liệu bằng cách: nháy chuột vào nút “…” bên phải của thuộc tính DatabaseName. Trong hộp thoại bật ra bạn hãy chọn đường dẫn tới file “Biblio.mdb”. Sau đó ấn OK. + Chọn “Authors” trong danh sách thả xuống phía bên phải của thuộc tính RecordSouce. Thao tác này sẽ cho phép bạn mở bảng “Authors” trong file cơ sở dữ liệu “Biblio.mdb”. Hình 2.4 Hộp Commponents L.T.Vinh 10 - Đối tượng DBGrid: Bạn hãy đưa đối tượng DBGrid vào hộp ToolBox, sau đó đưa vào Form và thay đổi lại thuộc tính DataSouce = CtcMyData. Sau khi đã tạo hai đối tượng Data Control và Data Grid như trên bạn hãy ấn phím F5 để thực hiện chương trình. Bạn sẽ thấy được dữ liệu trong “Authors” như hình 2.5.  Thao tác với các đối tượng tệp tin Visual Basic cho phép bạn thao tác với hệ thống quản lý tệp tin thông qua các đối tượng Drive Box, Dir Box, FileListBox. Ví dụ sau đây sẽ tạo ra một trình duyệt tệp tin. Bạn hãy tạo một Form mới và thực hiện các bước sau: - Drive List Box: hộp danh sách ổ đĩa. Bạn hãy đưa hộp DirveListBox trên ToolBox vào Form và đặt tên cho nó là “DrvMyCompute”. - Dir Box: hộp danh sách thư mục. Bạn hãy đưa hộp DirListBox trên ToolBox vào Form và đặt tên cho nó là “DbMyCompute”. - FileListBox: hộp danh sách file. Bạn hãy đưa hộp fileListBox trên ToolBox vào Form và đặt tên cho nó là “LfbMyCompute”. - Sau khi đã thực hiện các bước trên bạn hãy viết các thủ tục sự kiện: Thủ tục sự kiện DChange để mỗi khi chọn ổ đĩa thì hệ thống thư mục được cập nhật như sau Private Sub DrvMyCompute_Change() DbMyCompute.Path = DrvMyCompute.Path End Sub Viết thủ tục sự kiện Change để mỗi khi chọn thư mục thì hệ thống file được cập nhật như sau Private Sub DbMyCompute_Change() LfbMyCompute.Path = DbMyCompute.Drive End Sub Bây giờ, bạn hãy chạy chương trình và thử thay đổi ổ đĩa, thư mục… bạn sẽ thấy cách làm việc của Drive Box, Dir Box, FileListBox và cách hoạt động của các thủ tục sử lý sự kiện DrvMyCompute_Change(), Hình 2.5 dữ liệu trong Authors [...]... Cancel: huỷ menu đã tạo Sau khi tạo menu bạn có thể viết lệnh cho các mục menu bằng cách nháy chuột lên các mục đó Visual Basic sẽ tự động tạo ra thủ tục đáp ứng biến cố Menu_Click cho mục này Bạn chỉ việc viết lệnh vào thân thủ tục 2.7 Sử lý tập tin cơ bản Ngoài các đối tượng xử lý tệp tin Visual Basic còn cung cấp cho bạn một số hàm để truy cập trực tiếp tới các dữ liệu chứa bên trong tệp tin theo 3 phương... cho phép chao đổi dữ liệu động Khi bạn bổ xung điều khiển hộp chứa OLE cho đồ án Visual Basic, bạn cung cấp cho người dùng cầu nối đến ứng dụng khác 3.1 Tạo các đối tượng OLE Cách đơn giản nhất để tạo ra một đối tượng OLE là sử dụng hộp chứa OLE có sẵn trên thanh công cụ Bạn chỉ việc chọn đối tượng OLE, đưa vào Form Visual Basic sẽ tự động đưa ra cửa sổ Insert Object (hình 3.1), trên đó có ghi danh mục... tự như hàm MsgBox Hàm InputBox() trả về một chuỗi do người dùng đánh vào do đó biến nhận giá trị trả về phải có L.T.Vinh 11 kiểu String hoặc Variant 2.7 Thiết kế Menu Bạn có thể thiết kế menu trong Visual Basic bằng cách sử dụng Menu Editor như sau: - Chọn Menu Editor trong: Tool/Menu Editor trên thanh thực đơn Bạn cũng có thể mở Menu Editor bằng cách nháy phím phải chuột trên cửa sổ Form và chọn Menu... kiện của nó được chứa trong tệp tin riêng biệt có phần mở rộng là *.OCX Sau khi đã đưa một ActivetX control vào Form bạn có thể thao tác với nó như đối với các control chuẩn Bắt đầu từ phiên bản 5.0 Visual Basic mới cho phép người lập trình tự tạo ra các ActivetX của riêng mình Bạn có thể mở riêng một file soạn thảo ActivetX bằng chọn lựa ActivetX Control từ cửa sổ New Project Việc soạn thảo ActivetX . L.T.Vinh 1 Visual Basic 1. Mở đầu Visual Basic (VB) là một công cụ lập trình hướng đối tượng sử dụng rộng rãi để xây dựng. đó. Visual Basic sẽ tự động tạo ra thủ tục đáp ứng biến cố Menu_Click cho mục này. Bạn chỉ việc viết lệnh vào thân thủ tục. 2.7 Sử lý tập tin cơ bản Ngoài các đối tượng xử lý tệp tin Visual Basic. trình ứng dụng. Bạn cần phải cập nhật trong quá trình làm bài thực hành.  Một số đối tượng cơ bản của VB. Các đối tượng cơ bản được Visual Basic cho hiển thị ngay trên hộp công cụ (hình 2.3), bao

Ngày đăng: 20/10/2014, 06:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan