BAo cao thuc tap Soc Trang

14 279 1
BAo cao thuc tap Soc Trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA THỦY SẢN & BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP RÈN NGHỀ TẠI CÔNG TY HUY LONG AN NĂM 2011 Tên chuyên đề: “Tìm hiểu các bệnh do Ký sinh trùng trên tôm thẻ chân trắng(Peneanus vannama) nuôi tại công ty Huy Long An, tỉnh Sóc Trăng” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Tựu Lớp Ngư y 42 Sóc Trăng, tháng 7 năm 2011 TÓM TẮT NỘI DUNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần giống và mức độ nhiễm ký sinh trùng trên tôm thẻ 3.2. Dấu hiệu bệnh lý của bệnh do Ký sinh trùng gây ra trên tôm. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nghề nuôi tôm ở nước ta nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng bên cạnh những thành công đã đạt được về giá trị kinh tế nâng cao đời sống của người dân thì cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách, dịch bệnh tràn lan trên diện tích rộng gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng, nên tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển. Nhìn chung, trong thời gian qua, lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng phát triển mạnh, ổn định, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng mạnh từ 41.382 ha (năm 2000) lên 70.728 ha (năm 2010). Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh tăng từ 300 ha lên 25.776 ha (gấp 86 lần năm 2000). Năng suất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm sú tăng từ 0,42 tấn/ha lên 1,26 tấn/ha. Nhờ vậy, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 14.800 tấn lên 125.681 tấn, gấp 8,5 lần năm 2000, trong đó, sản lượng tôm tăng từ 12.303 tấn lên 61.598 tấn (gấp 5,01 lần). Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng từ 160 triệu USD năm 2000 lên 394,44 triệu USD năm 2010 (sản lượng thủy sản xuất khẩu 46.360 tấn), gấp 2,46 lần. Doanh thu bình quân/ha diện tích nuôi thủy sản nước lợ (tôm sú) đạt trên 100 triệu đồng/ha, doanh thu bình quân/ha nuôi cá da trơn dọc sông Hậu đạt trên 200 triệu/ha, doanh thu/ha nuôi cá kết hợp trồng lúa đạt trên 40 triệu đồng/ha. Nhìn chung, Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần đáng kể vào việc thu hút lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực thủy sản, cụ thể năm 2002 có khoảng 100 ngàn lao động lĩnh vực thủy sản nhưng đến năm 2010 đã có trên 200 ngàn lao động. Chương trình đã tạo điều kiện cho việc tăng vụ, tăng giá trị trên đơn vị canh tác, góp phần giải quyết công ăn việc làm tại các vùng nông thôn, đặc biệt đối với các hộ không có đất và thiếu đất sản xuất. Ngoài ra, Chương trình đã đầu tư hệ thống kênh mương, tạo điều kiện lưu thông dòng chảy trong hệ thống kênh, rạch của tỉnh, đồng thời, góp phần tháo chua, rửa phèn tại các vùng trũng và vùng nhiễm mặn. Đối với vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa đã tạo được mô hình sản xuất bền vững, hạn chế dịch bệnh. Những kết quả đạt được từ chương trình đã góp phần phục hóa trên 30.000 ha vùng đất kém hiệu quả như đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và canh tác chủ yếu là 1 vụ lúa trong năm, năng suất và sản lượng thấp, chuyển đổi thành vùng sản xuất thủy sản giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, tạo vùng nguyên liệu khá ổn định phục vụ các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, góp phần tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đồng thời, góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2010 lên 7.475 tỷ đồng, trong đó, giá trị công nghiệp của ngành chế biến thủy sản chiếm trên 80%. Hàng năm, có khoảng 10.000 lao động được giải quyết việc làm thông qua các nhà máy chế biến thủy sản và diện tích nuôi trồng được mở mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực; một bộ phận nông dân được chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn, các mô hình sản xuất đã từng bước tích lũy và cải thiện kỹ năng sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích canh tác; Các công trình hạ tầng thủy lợi được đầu tư, ngoài mục tiêu khai thác nguồn lợi thủy sản, còn góp phần nâng cao năng suất lúa trong vùng dự án, đảm bảo tính bền vững trong sản xuất. Phát huy kết quả đạt được, Sóc Trăng triển khai thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch 5 năm 2011-2015 với các mục tiêu: Phát triển sản xuất giống: Tập trung phát triển sản xuất giống thủy sản nước ngọt, lợ có giá trị kinh tế cao, song song đó phát triển giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo đạt mục tiêu giống chất lượng và sạch bệnh. Phát triển nuôi trồng thủy sản: mở rộng diện tích nuôi thâm canh, năng suất cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Kế hoạch nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2011- 2015: Tổng vốn đầu tư 1.918.077 triệu đồng, cụ thể như sau: Phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản với tổng mức đầu tư 305.077 triệu đồng. Trong đó, ngân sách 63.597 triệu đồng, vốn vay 241.480 triệu đồng; đầu tư nâng cấp và phát triển nuôi các loài thủy sản vùng mặn, lợ, ngọt với tổng mức đầu tư 1.613.000 triệu đồng. Trong đó, ngân sách 722.000 triệu đồng, vốn vay 891.000 triệu đồng. Nghề nuôi tôm sú là nghề đem lại nguồn kinh tế chính cho người nuôi tôm ở khu vựcĐồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên dịch bệnh đang là trở ngại chính củanghề nuôi tôm. Một số bệnh là nguyên nhân gây chết hàng loạt tôm nuôi ở khu vựcĐBSCL như bệnh còi (MBV), bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh do vi-rút gây hoại tử gan tụy (HPV), bệnh do vi khuẩn và những bệnh về dinh dưỡng .v.v Trong những năm gần đây những khu vực nuôi tôm công nghiệp như Bạc Liêu, SócTrăng và Bến Tre ao nuôi tôm xuất hiện hiện tượng tôm thải ra phân trắng và gan tụy bị teo hay mềm nhũn. Triệu chứng này được gọi là bệnh “phân trắng, teo gan”. Bệnh thường xảy ra ở các ao nuôi thâm canh và gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm. Bệnh khôngxảy ra thành dịch mà chỉ xuất hiện tập trung ở một số ao nuôi thâm canh thả nuôi với mậtđộ cao, nuôi theo quy trình ít thay nước. Ngoài ra, bệnh còn tuỳ thuộc vào mùa vụ, bệnhcó thể xuất hiện tập trung trên cả vùng tương đối rộng.Hiện nay có rất ít những thông tin và hầu như chưa có những nghiên cứu đầy đủ về bệnh“Phân trắng, teo gan”. Vì vậy mà việc phòng trị của bệnh rất khó khăn và kém hiệu quả. Sự thay đổi của nhân tố môi trường cùng với tác động tiêu cực của con người dẫn đến việc xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến các đối tượng thủy sản, một trong những tác nhân gây bệnh trên tôm có thiệt hại lớn là Ký sinh trùng, Ký sinh trùng thường là tác nhân mở đường làm giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập dễ dàng dẫn đến tôm bị bệnh và có thể làm tôm bị chết. Để tìm hiểu một số bệnh liên quan đến ký sinh trùng cuãng như các giống ký sinh trùng thường gặp trên tôm thẻ nuôi thương phẩm trong các ao ở công ty Huy Long An, tôi tiến hành chuyên : “Tìm hiểu các bệnh do Ký sinh trùng trên tôm thẻ chân trắng(Peneanus vannamai nuôi tại công ty Huy Long An, tỉnh Sóc Trăng” Mục tiêu đề tài: - Tìm hiểu chung về các bệnh Ký sinh trùng trên tôm thẻ chân trắng - Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Đối tượng và vật liệu nghiên cứu Đối tượng: Các bệnh liên quan đến ký sinh trùng trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại Công ty Huy Long An Vật liệu: Ký sinh trùng phân lập trên tôm thẻ chân trắng. 2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Tháng 2/2010 đến 7/2010 Địa điểm: Thu mẫu tại ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Lô 1, công ty Huy Long An. Phân tích tại công ty với sự hỗ trợ của kính hiển vi quang học. 3. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần giống ký sinh trùng trên tôm thẻ chân trắng - Xác định đặc điểm của một số bệnh do Ký sinh trùng gây ra trên tôm thẻ chân trắng 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp xác định thành phần giống và mức độ nhiễm ký sinh trùng trên tôm sú Sử dụng phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào của Lom và Dykova (1992). Quá trình nghiên cứu như sau: * Thu mẫu: Mẫu tôm sú được thu ở các ao nuôi tôm thương phẩm tại công ty Huy Long An. Tiến hành thu mẫu chọn lọc, chỉ thu những mẫu tôm có biểu hiện của bệnh do ký sinh trùng. Tôm dùng để nghiên cứu là tôm vẫn còn sống. Mẫu tôm sau khi thu được đưa về khu vực phân tích tiến hành phân tích ngay. * Phương pháp xác định thành phần giống và mức độ nhiễm ký sinh trùng trên tôm: - Đo chiều dài toàn thân từ chuỷ đến cuối vây đuôi bằng thước đo và cân khối lượng của tôm bằng cân điện tử. - Kiểm tra và thu KST bên ngoài cơ thể tôm, các phần phụ của tôm, trên mang tôm và trong ruột tôm - Phân loại KST dựa vào các mẫu ký sinh trùng bắt gặp và dựa vào một số tài liệu phân loại KST để xác định giống loài bắt gặp. - Xác định cường độ và tỷ lệ nhiễm KST trên tôm sú theo công thức sau: Đối với trùng đơn bào Tổng số KST tìm thấy trên 15 thị trường (10x10) X tb = 15 Đối với giun tròn Tổng số ký sinh trùng tìm thấy trên tôm X tb = Số tôm kiểm tra X tb là cường độ nhiễm trung bình Số tôm nhiễm ký sinh trùng Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100 Số tôm kiểm tra 4.2. Đặc điểm một số bệnh thường gặp Tiến hành quan sát phân tích ghi chép cụ thể các dấu hiệu bệnh lý gây ra do ký sinh trùng. Xác định bệnh và các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng. PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thành phần giống ký sinh trùng ký sinh trên tôm thẻ chân trắng Thu mẫu và kiểm tra ký sinh trùng trên 200 mẫu tôm sú, chúng tôi xác định 5 giống Ký sinh trùng phổ biến trên mẫu tôm thẻ chân trắng kiểm tra, đó là: Zoothamnium, Epistylis, Vorticella, Gregarine và giun tròn. Ký sinh trên bề mặt của mang, bên ngoài cơ thể và các phần phụ của tôm, là các giống Zoothamnium, Epistylis, Vorticella. Giun tròn ký sinh trên mang tôm, ruột tôm và Gregarine ký sinh trong ruột của tôm. Bảng 3.1. Thành phần giống ký sinh trùng trên tôm thẻ chân trắng STT KST Cơ quan ký sinh Mang Chân bơi, chân bò Đuôi Ruột 1 Zoothamnium + + + - 2 Epistylis + + - - 3 Vorticella + + - - 4 Gregarine - - - + 5 Giun tròn + - - + Ghi chú: (+). Phát hiện KST; (-). Không phát hiện KST Hình 1: Vorticella ký sinh trên chân bơi và mang tôm thẻ chân trắng Hình 2: Hình dạng Zoothamnium ký sinh trên tôm thẻ chân trắng Hình 3. Hình dạng Epistylis trên tôm thẻ chân trắng Hình 6: Giun tròn phát hiện trong ruột tôm thẻ chân trắng Hình 7: Gregarine trong ruột mẫu tôm thẻ chân trắng [...]... phải tiến hành trước khi diễn ra cuộc thi từ 10 - 15 ngày - Trước khi tiến hành hội thi 1 ngày, cần phải tiến hành tốt những công việc sau: +Tạo không khí sôi nổi, phấn khởi cho hội thi thông qua chỉnh trang lớp học và nơi diễn ra hội thi, âm nhạc và các phương tiện âm thanh… +Họp BGK để phổ biến biểu điểm, quy cách chấm và tính điểm, xác định các yêu cầu đối với BGK và quy trình hoạt động của BGK hội . góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích canh tác; Các công trình hạ tầng thủy lợi được đầu tư, ngoài mục tiêu khai thác nguồn lợi thủy sản, còn góp phần nâng cao năng suất. tế cao, song song đó phát triển giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo đạt mục tiêu giống chất lượng và sạch bệnh. Phát triển nuôi trồng thủy sản: mở rộng diện tích nuôi thâm canh, năng suất cao, . của tôm, nếu cường độ nhiễm cao có thể làm tôm chết rải rác. Theo Tseng (1987) cho biết Gregarine đã gây bệnh ở tôm sú nuôi trong ao, mức độ nhiễm của tôm nuôi rất cao, có trường hợp tỷ lệ nhiễm

Ngày đăng: 19/10/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan