ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM

60 561 0
ĐỔI mới tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CÁM ƠN Trong những năm tháng học tập và sinh hoạt tại Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã được mọi người, từ các thầy, cô giáo đến các bảo vệ, các cô lao công nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ. Các thầy, các cô không chỉ dạy em về kiến thức mà còn cả tác phong, kinh nghiệm cuộc sống. Tin rằng, với những điều mà em đã học được từ các thầy cô, em sẽ trở thành con người có ích cho xã hội, cho gia đình.Và ngày hôm nay, em muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất, lời cảm ơn từ đáy lòng đến các thầy, các cô. Xin được cám ơn GS.TS Nguyễn Đăng Dung đã viết ra những tác phẩm hay trở thành nguồn tham khảo to lớn cho em hoàn thành khóa luận này. Xin được cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên, gắn bó, giúp sức em học tập và hoàn thành khóa luận. Xin được cám ơn TS. Trần Nho Thìn đã có những chỉ dẫn quan trọng, những định hướng chủ đạo cho em hoàn thành khóa luận. Cám ơn, cám ơn mọi người rất nhiều!!! Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014. Sinh viên Phạm Văn Hiệp 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TAND Tòa án nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa HĐND Hội đồng nhân dân 2 MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng ta trong những năm vừa qua, đặc biệt từ khi nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền được chính thức ghi nhận vào trong Hiến pháp (2001) đã chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, thể hiện xu thế khách quan, tất yếu trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tham gia hội nhập khu vực cũng như thế giới. Những nghiên cứu về việc lý luận và hoạt động thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam không chỉ giúp sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền, mà còn làm rõ việc áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam cho phù hợp. Xây dựng Nhà nước pháp quyền là tiền đề thúc đẩy và hỗ trợ phát triển kinh tế thị trường và xã hội dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong Nhà nước pháp quyền, Nhà nước và công dân luôn hoạt động, thực hiện hành vi theo đúng pháp luật. Nhà nước, cá nhân và các chủ thể khác trong xã hội luôn phải đặt mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Pháp luật phải là một hệ thống được biết đến rộng rãi trong quốc gia đó. Một điều quan trọng đó là pháp luật đó phải có được một hệ thống bảo đảm việc thực thi và chế áp khi cần thiết. Đó chính là hệ thống tư pháp. Để có được tầm ảnh hưởng trên thực tế, nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền được đảm bảo bởi sự hiện diện của các cơ quan tố tụng độc lập, có thẩm quyền tài phán đối với các tranh chấp giữa các chủ thể pháp lý khác nhau bằng cách áp dụng đồng thời nguyên tắc hợp pháp vốn có được từ sự tồn tại của một trật tự các quy phạm, và nguyên tắc bình đẳng vốn đối lập với sự xét xử phân biệt giữa các chủ thế pháp lý. Một mô hình như thể dẫn tới sự hiện diện của sự phân chia quyền lực và một hệ thống tư pháp độc lập. Trong thực tế, tư pháp là một phần của Nhà nước, tuy nhiên nó độc lập với quyền 4 lập pháp và tư pháp và được đảm bảo bằng tính công minh của tư pháp trong việc áp dụng cả quy phạm pháp luật. Các cơ quan tư pháp phải đối chiếu các quy phạm khác nhau khi xét xử. Trong hệ thống tư pháp thì Tòa án đóng một vai trò trọng tâm, đây là cơ quan thực hiện chức năng tư pháp và xét xử, bản án có tính hiệu lực bắt buộc và hoạt động nhằm mục đích bảo vệ công lý (Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013). Trên thế giới có nhiều loại hình Tòa án nhưng một trong những tiêu chí cơ bản của Tòa án đó là phải có được tính độc lập của mình, tách rời quyền lực lập pháp và hành pháp, không bị chi phối bởi các nhánh quyền lực kia. Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước luôn chủ trương xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, độc lập. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử của đất nước, trong điều kiện chiến tranh giải phóng dân tộc từ 1945 đến 1975, các cuộc chiến tranh biên giới, một thời gian bị cô lập, đất nước còn nhiều khó khăn, hoạt động của hệ thống Tòa án cũng không phải ngoại lệ, gặp vô vàn trở ngại trong tổ chức và hoạt động. Nhưng từ khi công cuộc Đổi mới do Đảng lãnh đạo thực hiện từ 1986 đến nay, đất nước đã có một diện mạo mới, ngành Tòa án cũng có những điều kiện mới, vận hội mới, những sự giao lưu mới. Tòa án ngày càng có tính độc lập và hoạt động đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn. Đi kèm với những thành tựu trong tổ chức và hoạt động của Tòa án thì cũng có những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của mình. Nhận thấy những thiếu sót đó, Đảng và Nhà nước đã liên tục có những chủ trương và chính sách nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án. Cụ thể, ngày 02/6/2005, Bộ chính trị đã ban hành Nghị Quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Ngày 28/7/2010, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 79-KL/TW về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo tinh thần Nghị quyết trên trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 5 Do đó, việc nghiên đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết, nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và tổng kết thực tiễn để kiện toàn về tổ chức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống cơ quan này. 2. Tình hình nghiên cứu Nhà nước pháp quyền và vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền là một trong những chủ đề được quan tâm nghiên cứu không chỉ ở trong nước ta mà còn trên toàn thế giới. Tất cả xuất phát từ sự nhận thức được tầm quan trọng của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền, đó là từ yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bài viết về Nhà nước pháp quyền, về Tòa án trong Nhà nước pháp quyền, về vấn đề tổ chức và hoạt động, đặc điểm, sự độc lập của Tòa án. Cụ thể là: Về công trình nghiên cứu khoa học “Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX.04.01 do GS.VS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm đề tài; “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong giai đoạn 2001-2010”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX.04.02 do GS.TSKH Đào Trí Úc làm chủ nhiệm đề tài; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên thế giới về xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền”, Đề tài khoa học cấp bộ, Mã số CT 11-16-06 do TS. Lê Mai Thanh làm chủ nhiệm đề tài. Về sách chuyên khảo: - “Tính độc lập của Tòa án” của TS. Tô Văn Hòa, Nxb Lao động, 2007; - “Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền” của GS. TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Tư pháp, 2004; - “Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền” do GS. TS Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; 6 - “Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến”, Đại học quốc gia Hà Nội- Khoa Luật, Nxb Lao động – Xã hội, 2012. Về các bài đăng trên các tạp chí khoa học: - “Quan điểm và những đặc trưng cơ bản của mô hình tổng thể Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam” của GS.TSKH Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2000; - “Cải cách tư pháp: ý nghĩa, mục đích và trọng tâm” của GS. TSKH. Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2, 2003; - “Cải cách tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước “của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học số 25 năm 2009; - “Một số biện pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” của PGS.TS. Phạm Hồng Hải, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5, 2003; - “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân” của Ts. Trần Văn Độ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11, 2003. Không chỉ các học giả trong nước quan tâm đến các vấn đề của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền mà các học giả trên thế giới cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tinh túy từ các ý tưởng, nghiên cứu của các học giả trong nước và trên thế giới, tác giả Khóa luận triển khai nghiên cứu vấn đề này nhằm đóng góp công sức bé nhỏ của mình vào công cuộc cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích, đánh giá các tư tưởng, học thuyết về nội dung và mô hình tổ chức và hoạt động Tòa án ở Việt Nam. Làm rõ vị trí, vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền. Kiến nghi khả năng vận dụng lý luận và kinh nghiệm tổ chức và hoạt động Tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Tòa án ở Việt Nam. Khóa luận chủ yếu nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tòa án trong thời kì Đổi mới từ năm 1986 đến nay nhằm đem đến những giá trị trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án trong giai đoạn tới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận sẽ được thực hiện là các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về tính phổ biến và đặc thù của Tòa án cũng như Nhà nước pháp quyền nhằm xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp lịch sử; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp hệ thống; Phương pháp nghiên cứu so sánh; Phương pháp tổng hợp thống kê; Phỏng vấn sâu, tọa đàm chuyên gia; Phương pháp trao đổi, thảo luận. 6. Kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 Vị trí, vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền. Chương 2 Thực trạng về tổ chức hoạt động của Tòa án Việt Nam hiện nay. Chương 3 Những kiến nghị và đề xuất nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền. 8 CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ TÒA ÁN TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 1. Nhận thức chung về Nhà nước pháp quyền trên thế giới và Việt Nam. 1.1.1 Nhận thức chung về Nhà nước pháp quyền trên thế giới Từ thời Hy Lạp cổ đại, tư tưởng pháp quyền đã xuất hiện ở nơi mà nền dân chủ sơ khai được hình thành và phát triển, cho dù nền dân chủ đó chỉ là nền dân chủ chủ nô, chỉ có dân chủ cho một bộ phận thực sự. Trong giai đoạn này, các nhà tư tưởng cổ đại đã không chỉ thuần túy quan tâm tới tổ chức nhà nước như thế nào, việc tổ chức và hoạt động phải quan tâm tới tính thượng tôn của pháp luật. Họ quan niệm rằng pháp quyền là một trong những phương thức tìm kiếm sự tổ chức hợp lý của hệ thống quyền lực nhà nước. Hai nhà tư tưởng lớn tiêu biểu cho thời kì này là các triết gia nổi tiếng Platon và Aristole. Tiếp theo đó là một quá trình lịch sử châu Âu chìm trong đêm trường trung cổ, phong kiến kéo dài, tưởng như tư tưởng pháp quyền đã biến mất. Nhưng đột nhiên, các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, các tư tưởng của thời kỳ Phục hưng bùng cháy lên và soi rọi cho nhân loại. Tư tưởng pháp quyền được phát triển và hòa quyện vào các học thuyết phân quyền, chủ nghĩa lập hiến, dân chủ, tự do, quyền con người. Các tên tuổi và các tác phẩm bất hủ trong thời kỳ này cần phải kể đến J. Loke với tác phẩm “Khảo luận lần thứ hai về chính quyền”, J.J Rousseau với tác phẩm “Khế ước xã hội” và Ch. L. Montesquieu với tác phẩm “Tinh thần pháp luật”. Các tư tưởng pháp quyền này tuy có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung đều đề cao các giá trị dân chủ, tự do và quyền con người. Trong lịch sử cận đại, đặc biệt là vào cuối thế kỷ XIX trong các học thuyết pháp lý của Đức, lý thuyết về Nhà nước pháp quyền đã trở thành một quan điểm chính thống, thống trị trong nền chính trị với thuộc tính bảo đảm cho an toàn pháp lý và cho các tự do cơ bản. 9 Trước khi trở thành một thuật ngữ phổ biến trong khoa học pháp lý và khoa học chính trị thế kỷ XX, Nhà nước pháp quyền đã được biết đến từ nhiều thập kỷ trước với một số giai đoạn phát triển. Giai đoạn phát triển thứ nhất: Các quan điểm được đưa ra bởi các luật gia và được sử dụng bởi các luật gia. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Nhà nước pháp quyền đã trở thành trung tâm của các tranh luận mang tính triết học và chính trị liên quan đến vai trò của Nhà nước. Khái niệm Nhà nước pháp quyền đã được du nhập vào một số nước có truyền thống pháp luật Anglo-saxon và các nước phương Đông và phương Nam, trở thành một chuẩn mực quốc tế mà các quốc gia cố gắng để phù hợp. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Nhà nước pháp quyền là thuật ngữ được sự ghi nhận rộng rãi, thậm chí còn được sử dụng trong các bản Hiến pháp, trong nhiều văn kiện quốc tế và được áp dụng nhiều trong các mô hình chính trị hiện đại. Các quốc gia châu Âu là những nước đi tiên phong trong việc sử dụng và áp dụng thuật ngữ Nhà nước pháp quyền. Tại Anh, Albert Venn Dicey là người đầu tiên sử dụng khái niệm pháp quyền (rule of law) một cách rộng rãi. Học thuyết của Dicey có ảnh hưởng hết sức sâu rộng trong giới thẩm phán và luật sư theo hệ thống luật án lệ (Common law). Nội dung chính của học thuyết pháp quyền do Dicey khởi xướng nhấn mạnh một số khía cạnh sau: - Sự ngự trị tuyệt đối của pháp luật như là sự hạn chế ảnh hưởng của việc sử dụng quyền lực một cách tùy tiện, đặc biệt là lĩnh vực hình sự và tự do cá nhân. - Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, các viên chức Chính phủ phải chịu trách nhiệm bồi thường với hành vi gây thiệt hại. - Các nguyên tắc Hiến pháp không phải là nguồn gốc mà là kết quả của những quyền cá nhân. Những tư tưởng mà Dicey khởi xướng đã có những ảnh hưởng sâu rộng nhưng đã không có một định nghĩa toàn diện nào về pháp quyền được đưa ra từ các nghiên cứu sau này. Điều này là do cách tiếp cận của người Anh là 10 [...]... không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài v.v Bên cạnh đó là nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, Chính phủ các nước  Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đang không ngừng tăng lên trong những năm gần đây  Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày một gia tăng... vốn USD chảy vào/chảy ra và tăng/giảm tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam Ngoài ra, chiến lược huy động vốn của NHTM, danh mục đầu tư của các doanh nghiệp và hành vi tiết kiệm của hộ gia đình đều thay đổi Tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp thì có thể dự đoán được thông qua chính sách kết hối ngoại tệ① Tuy nhiên NHTW khó có thể đoán trước được thay đổi trong hành vi tiết kiệm của hộ gia đình... sự phát triển của nền kinh tế  Ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua các hoạt động kinh tế ngầm khác mà chính phủ Việt Nam chưa thể quản lý được Với lượng tiền mặt ngoại tệ lớn như vậy đang ồ ạt đổ vào buộc Việt Nam phải đối mặt với tình trạng đô-la hoá nền kinh tế ngày càng trầm trọng Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, xu hướng biến đổi tỷ giá VND/USD... cùng" của NHTW Đô-la hoá có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng, xuất phát từ sự bất tương xứng giữa khoản tiền gửi và hoạt động cho vay, và từ rủi ro tín dụng và hối đoái Khoản ngoại tệ cho vay khó đòi trên tổng vốn cho vay đã xấp xỉ 2 lần chỉ tiêu này đối với tiền đồng Nhất là đối với NHTM quốc doanh, những biến động tiềm ẩn của FCDs có thể làm tăng tính nan giải của bài toán tính... tiền tệ của Mỹ quyết định Thêm vào đó, một khoản tiền gửi ngoại tệ là một bộ phận của M2 nhưng có nhiều nhân tố tác động tới tiền gửi ngoại tệ mà NHNN không thể kiểm soát được hết các nhân tố này Vì lẽ đó, trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, mục tiêu trung gian của M2 sẽ bị bóp méo, sai lệch Thứ nhất, vì nó chịu ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế: cán cân thanh toán của Việt Nam thặng... lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự án liên doanh, dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam được trả bằng ngoại tệ  Số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm ăn, học tập v.v ngày càng gia tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuê nhà của các hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các dịch vụ khác... như các phương tiện của nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới Chính hệ thống thanh toán còn quá yếu, đôi khi đã gây nên hiện tượng thiếu tiền mặt một cách vô lý, đã buộc người ta phải dùng vàng và ngoại tệ đưa vào lưu thông làm phương tiện thanh toán Rõ ràng vì tránh rủi ro lạm phát và đảm bảo sức mua thực tế của đồng tiền cũng như hy vọng kiếm lời đã dẫn tới tâm lý sính dùng vàng và đô-la, hầu hết... Carlos Menem được bầu làm tổng thống vào năm 1989, tỷ lệ lạm phát của nước này đã lên tới 78%/tháng Để giảm lạm phát, Quốc hội Argentina đã thông qua “Luật chuyển đổi vào tháng 3/1991, chính thức thiết lập tỷ lệ chuyển đổi từ đồng Austral (tiền tệ của Argentina kể từ năm 1985) sang USD là 10000 Austral đổi 1USD Chỉ sau đó 1 năm, tháng 1/1992 đồng Peso được dùng làm tiền tệ của Argentina thay cho Austral... nước và các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường 1.4.2 Những tác động tiêu cực của đô-la hoá Bên cạnh một số tác động tích cực trên, hiện tượng đô-la hoá còn mang lại nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế (i) Thách thức lớn nhất của đô-la hoá liên quan đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng và sự quản lý thận trọng Hạn chế vai trò "cứu cánh... trung vào Bộ Tài chính, sau đó Bộ Tài chính mới bán lại một phần cho NHNN để bán cho NHTM phục vụ nhập khẩu xăng 15 dầu Nhu cầu mua USD và gửi USD tại các NHTM ngày càng tăng cao, ai cũng muốn đô-la hoá phần tài sản của mình và đó là nguyên nhân của sự căng thẳng cung cầu ngoại tệ trong thời gian vừa qua (iv) Đô-la hoá hạn chế tác động của chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng, hạn chế tác dụng của . quyền. Chương 2 Thực trạng về tổ chức hoạt động của Tòa án Việt Nam hiện nay. Chương 3 Những kiến nghị và đề xuất nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án Việt Nam trong điều kiện xây dựng. luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Tòa án ở Việt Nam. Khóa luận chủ yếu nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tòa án trong thời kì Đổi mới từ năm 1986 đến nay nhằm. nghĩa Mác – Lê nin và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về tính phổ biến và đặc thù của Tòa án cũng như Nhà nước pháp quyền nhằm xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án trong điều kiện

Ngày đăng: 19/10/2014, 18:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan