tìm hiểu về hệ thống basel trong thanh tra ngân hàng

95 318 0
tìm hiểu về hệ thống basel trong thanh tra ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN TẮC BASEL TRONG THANH TRA NGÂN HÀNG PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƯỚC BASEL I/ QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA HIỆP ƯỚC BASEL: Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế giới phát triển mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Đồng thời, quy định về vốn điều lệ của các NHTM ở các nước khác nhau, nên dẫn đến cạnh tranh không công bằng trong cùng một thị trường, đây là điều cấm kỵ trong cô chế hội nhập. Vì vậy lãnh đạo các nước phát triển đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thích hợp vừa khuyến khích cạnh tranh nhưng đảm bảo công bằng và an toàn cho người gửi tiền, đó là một trong những lí do quan trọng cho sự ra đời Hiệp ước Basel. Basel là yêu cầu về an toàn vốn do các ngân hàng thuộc các nước nhóm G10 khởi xướng và được Ủy ban Quản lí ngân hàng thuộc ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ban hành lần đầu tiên vào năm 1+88, xuất phát từ những cuộc khủng hoảng về tiền tệ quốc tế và thị trường ngân hàng, mà đáng quan tâm nhất là sự sụp đổ của ngân hàng Herstatt ở Tây Đức vào thời điểm đó. Do tính thiết thực của nó nên cộng đồng các tổ chức tài chính, ngân hàng của hơn 100 nước khác cùng hưởng ứng. Để phù hợp với những thay đổi lớn của thị trường, Basel đã được cải tiến và sửa đổi lần thứ hai (Basel II) vào năm 2001 và có hiệu lực vào năm 2006. Ủy ban Basel bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 và một số nước có hệ thồng ngân hàng lớn mạnh hàng đầu thế giới bao gồm Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Itaia, Nhật, Luxembua, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ đã kí Hiệp ước Basel (Basel Accord), một cơ quan gọi là Hội đồng Basel về giám sát ngân hàng quốc tế cũng đã được chính thức thành lập để theo dõi và chỉ đạo việc thực thi Hiệp ước. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng của nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã biểu thị đồng thuận tham gia tuân thủ Hiệp ước. Ủy ban Basel tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington hoặc tại Thành phố Basel (còn gọi la Basle) – Thụy Sĩ. Ban thư kí thường trực của Ủy ban này cũng có trụ sở làm việc tại Washington DC – Mỹ. Quan điểm của Ủy ban Basel là sự yếu kém trong hê thống Ngân hàng của một quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển, đều có thể đe dọa không chỉ đến sự ổn định về tài chính của quốc gia đó mà còn cả trên phạm vi toàn thế giới. Ủy ban Basel thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận về vấn đề xoay quanh sự hợp tác quốc tế để giảm bớt khoảng cách trong công tác giám sát ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới. Để làm được điều này, Ủy ban Basel đã cố gắng tìm hiểu và thực hiện được 3 điều cơ bản: + Trao đổi thông tin về hoạt động giám sát cấp quốc gia. + Cải thiện hiệu quả kỹ thuật giám sát hoạt động ngân hàng quốc tế. + Đặt ra những tiêu chuẩn giám sát tối thiểu trong những lĩnh vực mà Ủy ban thực sự quan tâm. II- NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN CỦA BASEL I, BASEL II, BASEL III 1) Basel I : Mục tiêu: Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã xây dựng chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngận hàng nhằm chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàn cầu hóa. Tiêu chí đầu tiên đánh giá khả năng tham gia vào thị trường vốn quốc tế là mức độ tuân thủ chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu – đây là nội dung nền tảng của Basel I (1988). Ngoài những ảnh hưởng của quá trình tự do hóa tài chính và sự tiến bộ trong công nghệ ngân hàng cũng như xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm tài chính diễn ra rầm rộ vào những thập kỷ cuối thế kỷ 20 thì yêu cầu xây dựng một nền tảng so sánh hiệu quả hoạt động ngân hàng và đảm bảo hạn chế rủi ro trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu là động lực dẫn đến sự ra đời của Hiệp ước Basel I và sau đó hơn 10 năm là Basel II (1999). Nội dung: Năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I). Ban đầu, Basel I chỉ áp dụng trong hoạt động của các ngân hàng quốc tế thuộc nhóm 10 nước phát triển. Sau này, Basel I đã trở thành chuẩn mực toàn cầu và được áp dụng ở trên 120 quốc gia. Theo quy định của Basel I, các ngân hàng cần xác định được tỷ lệ vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR) đạt tối thiểu 8% để bù đắp cho rủi ro, đây là biện pháp dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn thất mà không ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền. Phương trình 1.1: Hệ số CAR được tính như sau: Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) = Tổng vốn / Tài sản có rủi ro (RWA) - Tổng vốn của ngân hàng được chia làm 2 loại: Vốn cấp 1_ Vốn tự có cơ bản: bao gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng). đó chính là phần vốn điều lệ và các quỹ dự trữ được công bố. Vốn cấp 2_Vốn tự có bổ sung: vốn này được xem là vốn có chất lượng thấp hơn, bao gồm: dự trữ không được công bố; dự trữ tài sản đánh giá lại; dự phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung; các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu); nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không có bảo đảm không bao gồm trong định nghĩa về vốn này. Các giới hạn: Tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình (goodwill). - Tài sản có rủi ro (RWA): Basel I mới chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng và tùy theo mỗi loại tài sản sẽ được gắn cho một hệ số rủi ro. Theo Basel I, hệ số rủi ro của tài sản có rủi ro được chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50%, và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản (Phụ lục 1).Theo biến đổi của thị trường, năm 1++6, Hiệp ước Basel I được sửa đổi có tính đến rủi ro thị trường và rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức: bằng mô hình Basel tiêu chuẩn hoặc bằng các mô hình nội bộ của các ngân hàng. Nhìn chung, Basel I đã thể hiện một bước đột phá cơ bản liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng. Basel I phân loại tài sản có rủi ro và xác định hệ số rủi ro cho từng loại tài sản, quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro. RWA Basel I = Tài sản * Hệ số rủi ro Từ ngày 1.10.2010 theo thông tư 13/TT-NHNN ngày 20.5.2010 của NHNN thì tỉ lệ CAR này sẽ được điều chỉnh từ 8% lên +%. Ngoài ra, hiệp ước Basel I còn xác định các hệ số rủi ro trong các loại rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. • Hạn chế: Mặc dù Basel I đã giúp quản trị ngân hàng hiệu quả hơn, đảm bảo khả năng chống đỡ của ngân hàng với rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên, qua quá trình dài áp dụng với xu thế phát triển như vũ bão của hệ thống ngân hàng trên thế giới thì Basle I với bản sửa đổi năm 1++6 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế.  Thứ nhất, phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản cho vay. Hệ số rủi ro chưa chi tiết cho rủi ro theo đối tác (ví dụ khả năng tài chính của khách hàng) hoặc theo đặc điểm của khoản tín dụng (ví dụ như theo thời hạn). điều này chỉ ra rằng có thể các ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhưng có thể đang đối mặt với các loại rủi ro khác nhau, ở mức độ khác nhau.  Thứ hai, Basel I chưa tính đến lợi ích của đa dạng hoá hoạt động. Các lý thuyết về đầu tư chỉ ra rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hoá danh mục đầu tư. Tuy nhiên, theo Basel 1, quy định về vốn tối thiểu không khác biệt giữa một ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng (ít rủi ro hơn) và một ngân hàng kinh doanh tập trung (nhiều rủi ro hơn). Một khoản nợ riêng lẻ yêu cầu một lượng vốn giống như một danh mục đầu tư được đa dạng hóa, với cùng một giá trị (ví dụ không có sự khác biệt nào giữa một khoản vay $100 và 100 khoản vay $1).  Thứ ba, Basel I chưa tính đến các rủi ro khác. Trong quy định vốn tối thiểu của mình, Basle I mới chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng, chưa đề cập đến những rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối; đề cập chưa đầy đủ về rủi ro thị trường.  Thứ tư, một số các quy tắc do Basle I đưa ra không thể vận dụng trong trường hợp ngân hàng sáp nhập hay tập đoàn ngân hàng, ngân hàng mẹ, ngân hàng - chi nhánh. Xu thế phát triển hiện nay là các ngân hàng dần dần sáp nhập với nhau để tạo thành những tập đoàn lớn có khả năng cạnh tranh cao và có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, các ngân hàng không còn chỉ hoạt động trọng phạm vi lãnh thổ quốc gia mà luôn vươn ra tầm quốc tế, mở rộng mạng lưới ngân hàng dưới hình thức hoạt động của ngân hàng quốc tế. Chính vì vậy, một số qui định trong Basle I đã không còn phù hợp khi áp dụng tại những ngân hàng này, đòi hỏi phải có một sự cải tiến toàn diện trong việc xây dựng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro và giám sát hoạt động ngân hàng. 2) Bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng (năm 1999) Tiếp theo sau Hiệp ước Basel I, để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, đặc biệt là đối với những tập đoàn ngân hàng lớn có phạm vi hoạt động quốc tế, từ năm 1+++, Uỷ ban Basel đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu. Bộ nguyên tắc cơ bản bao hàm một số nhóm nội dung chủ yếu liên quan đến việc giám sát ngân hàng, bao gồm: - Nguyên tắc về điều kiện cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả: nguyên tắc1. - Nguyên tắc về cấp phép và cơ cấu: từ nguyên tắc 2 đến 5. - Nguyên tắc về quy định và yêu cầu thận trọng: từ nguyên tắc 6 đến 15. - Nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng: từ nguyên tắc 16 đến 20. - Nguyên tắc về yêu cầu thông tin: nguyên tắc 21. - Nguyên tắc về quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát: nguyên tắc 22. - Nguyên tắc về ngân hàng xuyên biên giới: từ nguyên tắc 23 đến 25. Chi tiết các nội dung trong Bộ 25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng hiệu quả Trong quá trình hoạt động, Uỷ ban đã xây dựng và xuất bản bộ 25 nguyên tắc cơ bản Basel trong công tác giám sát ngân hàng. Các nguyên tắc này đã được thiết kế cho các chuyên gia giám sát, nhóm giám sát khu vực và thị trường nói chung theo nguyên tắc dễ áp dụng và kiểm chứng. Bộ nguyên tắc cơ bản bao hàm một số nhóm nội dung chủ yếu sau: - Các Nguyên tắc thuộc về điều kiện tiên quyết cho việc giám sát ngân hàng hiệu qu ả : được thể hiện bởi nguyên tắc 1. Nguyên tắc chỉ ra điều kiện của một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả là: i) phải có một khung pháp lý phù hợp; ii) phân định mục tiêu, nguồn lực và trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan giám sát; iii) quy định về chia sẻ và bảo mật thông tin. - Các nguyên tắc về cấp phép và cơ cấu: bao gồm từ nguyên tắc 2 đến nguyên tắc 5, với các nội dung chính: i) xác định rõ ràng các hoạt động tổ chức tài chính được phép làm và chịu sự giám sát; ii) quyền đưa ra các tiêu chí và bác bỏ đơn xin thành lập nếu không đạt yêu cầu của cơ quan cấp phép; iii) quyền rà soát và từ chối bất kỳ một đề xuất nào đối với việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát ngân hàng hiện tại cho các bên khác. - Các nguyên tắc về các quy định và yêu cầu thận trọng: bao gồm từ nguyên tắc số 6 đến số 15. Nội dung chính của nhóm nguyên tắc là đưa ra các chuẩn mực mà các chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng được làm và nhất thiết phải biết xử lý trong hoạt động của mình ví dụ như: yêu cầu về an toàn vốn cho các ngân hàng, xác định rõ những khu vực nào của vốn ngân hàng chịu rủi ro; đánh giá các chính sách, thực tiễn hoạt động, các thủ tục cho vay vốn, đầu tư, việc kiểm soát vốn vay hiện tại và hồ sơ đầu tư của ngân hàng đó; đánh giá chất lượng tài sản và tính thích hợp của các điều khoản chống thất thoát và quĩ dự trữ thất thoát khoản vay. - Các nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiện nay: bao gồm từ nguyên tắc số 16 đến nguyên tắc số 20. Nhóm nguyên tắc này quy định yêu cầu đối với một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả bao gồm cả các hình thức giám sát từ xa và giám sát tại chỗ. Cơ quan giám sát cần thường xuyên liên hệ với Ban giám đốc ngân hàng để hiểu rõ về hoạt động của ngân hàng, xây dựng phương pháp phân tích báo cáo thống kê và có biện pháp thẩm định độc lập thông tin giám sát thông qua kiểm tra tại chỗ. - Nguyên tắc yêu cầu về thông tin: nguyên tắc số 21 chỉ ra cán bộ giám sát phải biết chắc mỗi ngân hàng có hệ thống lưu trữ tài liệu phù hợp cho phép chuyên gia giám sát có thể tiếp cận và thấy được tình hình tài chính thực tế của ngân hàng. - Nguyên tắc về quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát: nguyên tắc số 22 chỉ ra các biện pháp giám sát bắt buộc để có thể đưa ra được hành động can thiệp kịp thời khi ngân hàng không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản (ví dụ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không đảm bảo, năng lực quản trị điều hành yếu ). Trong trường hợp khẩn cấp, hoạt động can thiệp này bao gồm cả việc thu hồi giấy phép lập tức hoặc đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động. - Các nguyên tắc về nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới: bao gồm từ nguyên tắc số 23 đến nguyên tắc số 25 với nội dung hướng dẫn giám sát đối với các nghiệp vụ giao dịch ngân hàng quốc tế, yêu cầu các ngân hàng nước ngoài hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn cao bằng tiêu chuẩn của các ngân hàng trong nước và thiết lập quan hệ và hệ thống trao đổi thông tin với các chuyên gia giám sát khác, đặc biệt là với chuyên gia giám sát của nước sở tại. 3) Basel II: Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế đó là Basel I đã không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp. Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành. Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1). Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp. Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2). Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: - Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. - Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. - Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. - Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3). Với cột trụ này, Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro. Bảng 1. Trọng số rủi ro theo loại tài sản Trọng số rủi ro Phân loại tài sản 0% Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng. Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài chính. 20% Các khoản trả nợ của ngân hàng có quy mô lớn Chứng khoán phát hành bởi các cơ quan Nhà nước [...]... giá bán luôn cao hơn các đối thủ cạnh tranh và cả Bibica Mặt mạnh của Tập đoàn Kinh Đô là hệ thống phân phối rất lớn, với khoảng 200 nhà phân phối và gần 65.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, hệ thống siêu thị và hệ thống Bakery Việc triển khai mô hình nhượng quyền kinh doanh từ tháng 4.2005 đem lại triển vọng phát triển mạnh hệ thống Bakery Kinh Đô trong những năm tới Trong khi đó, thị phẩn của Bibica trên... tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ; - Cổ tức lợi nhuận được chia; - Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; - Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác; - Thu nhập về các hoạt... khẩu: Mục tiêu năm 2012 tăng 225% đạt 7,4 triệu USD; trong đó sản phẩm CHocopie chiếm 4,7 triệu USD Thị trường xuất khẩu mở rộng sang các khu vực Trung Đông, Nam Mỹ Xây dựng hệ thống phân phối tại Lào, Campuchia Page 14 GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ -Năm 2012, BBC tiếp tục phát triển hệ thống phân phối cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Số lượng nhân viên bán hàng tăng 40% Mục tiêu tăng số điểm bán lên 90.000 điểm... 1,34 1,18 1,16 0,97 (%) Chi phí bán hàng 20,57 18,89 17,77 17,43 13,97 (%) Chi phí QL DN 5,08 4,9 4,44 5,23 5,16 (%) Tổng chi phí lợi 0 0,89 0,42 1,11 0,2 nhuận (%) - Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng về chi phí khá ổn định qua các năm và không có nhiều chênh lệch giữa các thời kì Về cơ cấu, chi phí bán hàng luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi phí vì nó không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, tiếp theo... nay mạch nha của công ty được cung cấp cho một số đơn vị trong ngành chế biến khác với sản lượng trên 1000 tấn/năm Với công nghệ thủy phân bằng enzym chất lượng mạch nha của công ty đạt tiêu chuẩn cao so với các đơn vị khác VI Vị thế công ty Công ty CP Bánh kẹo Biên Hoà là 1 trong 5 công ty bánh kẹo lớn nhất trong ngành với sản phẩm kẹo dẫn đầu trong cả nước chiếm 7.2% thị phần, dòng bánh khô của Bibica... Ngọc Vỹ doanh phù hợp để nâng cao tính hiệu quả trong bán hàng Giá vốn hàng bán - liên tục tăng qua các năm , Tuy nhiên năm 2012 doanh thu là 929653 triệu , giảm 7,06% so với năm 2011 Giải thích nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận 2012 giảm, công ty cho biết, do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng cao Biểu đồ tăng trưởng doanh... cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong nước cộng với các sản phẩm từ Trung quốc Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất khoảng 5560%, nên xu hướng tăng giá của một số nguyên vật liệu đầu vào chính như đường, sữa trong năm 2010 sẽ có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty PHẦN III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY I Giới thiệu sơ lược về báo cáo tài chính: BẢNG CÂN... kinh phí và quỹ khác Tổng Nguồn Vốn Lợi ích của cổ đông thiểu số TỔNG NGUỒN VỐN Kết Quả Kinh Doanh Doanh Thu Page 17 GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ Thuần Giá Vốn Hàng 3 664,22 Bán 9 265,42 Lợi Nhuận Gộp 4 8 709,973 290,336 1 578,35 4 441,04 9 420,51 6 209,39 9 185,90 4 123,90 5 5 6 Chi phí hoạt động Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng Chi phí hoạt động... tốt trong tương lai Hiện nay Bibica là đơn vị duy nhất trong ngành bánh kẹo được viện dinh dưỡng Việt Nam chọn làm đối tác hợp tác phát triển các sản phẩm dinh dưỡng và chức năng trong mục tiêu xã hội hóa chương trình dinh dưỡng quốc gia • Nhóm sản phẩm kẹo Page 11 GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ Kẹo chiếm tỷ trọng doanh số trên 40% của toàn công ty và khoảng 35% thị phần kẹo cả nước Công ty có nền tảng tốt về. .. GVHD: Trần Thị Ngọc Vỹ Hệ thống phân phối của Bibica trải khắp 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc thông qua kênh bán lẻ, là kênh phân phối chủ yếu của Bibica với 91 đại lý/phân phối và trên 40000 điểm bán lẻ Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia Đối thủ cạnh tranh Sản phẩm kẹo Bibica vẫn chiếm thị phần khá lớn, tuy nhiên về mảng bánh thì "anh . chức Thanh tra Ngân hàng và hệ thống pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng còn bất cập so với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, nhất là so với yêu cầu thanh tra, . TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN TẮC BASEL TRONG THANH TRA NGÂN HÀNG PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƯỚC BASEL I/ QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA HIỆP ƯỚC BASEL: Vào những năm 1980, hệ thống NHTM trên thế. 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I). Ban đầu, Basel I chỉ áp dụng trong hoạt động của các ngân hàng quốc tế

Ngày đăng: 19/10/2014, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan