SKKN Rèn chữ viết cho học sinh lớp Bốn

16 742 3
SKKN Rèn chữ viết cho học sinh lớp Bốn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I : MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong tình hình phát triển của đất nước hiện nay, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Trong những năm gần đây phong trào thi “Vở sạch chữ đẹp” của giáo viên và học sinh cũng được quan tâm và thực hiện đạt kết quả tốt. Đúng như ông cha ta có câu “Nét chữ nết người”. Nét chữ thể hiện tính cách của con người. Chữ đều đặn, rõ ràng, đúng và sạch đẹp thể hiện tính cẩn thận của con người và còn thể hiện tính kiên trì, bền bỉ của cdon người. Đặc biệt là một giáo viên Tiểu học, qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy chữ viết của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới chữ viết của học sinh vì học sinh Tiểu học rất hay bắt chước và chúng thường xuyên xem thầy cô giáo là tấm gương sáng để noi theo. Chữ viết của học sinh có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao hơn. Vì vậy, việc luyện viết chữ đẹp là một việc làm cần thiết đối với người giáo viên. Chữ đúng, đẹp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, đó cũng là mong muốn, nguyện vọng của toàn ngành và xã hội đặt ra. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng chữ viết của học sinh còn xấu, trình bày bài viết còn tùy tiện, cẩu thả, chưa đúng theo yêu cầu đặt ra . Để giúp học sinh viết chữ đúng, đẹp nhằm nâng cao chất lượng học tập, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp Bốn. II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI Qua thực tiễn ta thấy, phân môn Tập viết có vò trí quan trọng đặc biệt ở Tiểu học. Một trong những kó năng cơ bản của học sinh Tiểu học là kó năng viết chữ. Cũng như cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, với bạn đọc bài vở của mình”. Ở bậc Tiểu học, đòi hỏi học sinh phải nắm vững cỡ chữ, hình dáng, cấu tạo, quan hệ độ cao, khoảng cách tọa độ, quy trình chữ viết. Các chữ viết thường, chữ viết hoa và chữ số. Tuy nhiên phải biết viết đúng mẫu, rõ ràng, đảm bảo tốc độ viết liền mạch. Có kó năng trình bày bài viết, thuộc các thể loại khác nhau. Mặt khác, cũng liên quan đến việc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh. Nếu chữ viết đẹp, đúng mẫu, đều nét, thẳng hàng, đúng độ cao, đúng khoảng cách thì chứng tỏ học sinh có tính cẩn thận, cần cù, khiếu thẩm mó, có điều kiện ghi chép bài tốt, kết quả học tập tốt hơn . Ngược lại, nếu chữ viết cẩu thả, không đúng mẫu, khó đọc, tốc độ viết chậm thì các em sẽ chán nản, ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Trang 1 III. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp và khảo sát về chữ viết thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm cùng với kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy nên tôi đã quyết đònh chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện ở lớp đang dạy. IV. PHẠM VI ĐỀ TÀI: Với nội dung đề tài “Rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp Bốn” tôi đã áp dụng từ đầu tháng 10 đến tháng 5 của năm học 2012 – 2013 nhằm giúp học sinh viết chữ đúng, đẹp và nâng dần chất lượng học tập. Trang 2 PHẦN II : NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1. Thực trạng đề tài Vào đầu năm học, tôi được phân công dạy lớp Bốn với kết quả khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh ở đầu năm học như sau : - Học sinh viết sai độ cao các chữ cái : 10 em với tỉ lệ 27,7 % - Học sinh viết sai gãy các nét chữ : 12 em với tỉ lệ 33,3 % - Học sinh viết sai vò trí dấu thanh : 8 em với tỉ lệ 22,2% - Học sinh viết sai khoảng cách các con chữ: 7 em với tỉ lệ 19,4 % - Học sinh viết ngửa chữ, trình bày bài viết không cân đối :5 em với tỉ lệ 13,8% Từ kết quả trên, tôi thấy băn khoăn và lo lắng về chất lượng học tập của lớp. Nếu để tình trạng này kéo dài thì chất lượng học tập cuối năm sẽ ra sao ? Chính vì sự bức xúc đó mà tôi đã quyết đònh đưa ra một số nội dung và biện pháp để rèn luyện chữ viết cho học sinh để góp phần nâng cao chất lượng học tập của lớp. 2. Nội dung giải quyết Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng của lớp, về các đối tượng học sinh cần rèn luyện, tôi quyết đònh bắt tay vào giải quyết các nội dung sau: 1.Tìm hiểu về nội dung chương trình dạy học môn Tập viết ở Tiểu học. 2.Tìm hiểu những yêu cầu cơ bản của việc luyện chữ viết. 3.Tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của mẫu chữ viết cũng như một số quy đònh của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chữ viết ở trường Tiểu học hiện nay. 4.Rèn kó năng viết chữ đúng, đẹp theo yêu cầu đối với học sinh lớp Bốn. 3. Biện pháp giải quyết Là người giáo viên chủ nhiệm, ai cũng mong muốn học sinh của mình tất cả đều là những người văn hay chữ tốt. Nhưng nếu như các em học yếu, chữ viết xấu, cẩu thả, vở chưa sạch thì kết quả sẽ ra sao? Đó là câu hỏi đặt ra mà tất cả những giáo viên cần tập trung giải quyết kòp thời. Để đạt được điều mong muốn trên đòi hỏi cả thầy lẫn trò phải thật kiên nhẫn. Chính vì thế, tôi vận dụng một số biện pháp để giải quyết những nội dung cơ bản trên như sau : 3.1.Tìm hiểu về nội dung chương trình dạy học môn Tập viết ở Tiểu học. Giáo viên nghiên cứu và nắm lại một số yêu cầu về nội dung chương trình Tập viết hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở từng khối lớp như sau :  Lớp Một : Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ cái cỡ vừa, cỡ nhỏ, tập ghi dấu thanh đúng vò trí, làm quen với các chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy đònh, tập viết các số đã học. Trang 3 Ví dụ :  Lớp Hai : Tập viết đúng mẫu và đều nét các chữ thường theo cỡ nhỏ, tập viết chữ hoa cỡ vừa và cỡ nhỏ. Ví dụ :  Lớp Ba : Viết đúng, nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ. Viết rõ ràng, đều nét một đoạn văn ngắn. Ví dụ: Trang 4 3.2.Tìm hiểu những yêu cầu cơ bản của việc luyện viết. Muốn viết chữ đúng mẫu, đẹp giáo viên phải nắm được những yêu cầu cơ bản của môn Tập viết cụ thể là: - Về kiến thức : Giáo viên phải có hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, chữ và các chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số, các chữ viết hoa. - Về kó năng : Viết đúng quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết chữ cái tạo ra chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra, giáo viên cần rèn các kó năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở,… 3.3.Tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của mẫu chữ viết cũng như một số quy đònh của Bộ Giáo dục và Đào tạo về viết chữ ở trường Tiểu học hiện nay. * Mỗi học sinh phải nắm vững các đặc điểm cơ bản về cách viết các chữ cái viết thường, dấu thanh chữ cái viết hoa và các chữ số của bảng mẫu chữ trong nhà trường Tiểu học, quy đònh của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau : a)Mẫu chữ cái viết thường - Các chữ cái b, g , h , k , l , y được viết với chiều cao 2,5 đơn vò , tức bằng hai lần rưỡi chiều cao chữ cái ghi nguyên âm. - Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vò. - Các chữ cái r , s được viết với chiều cao 1,25 đơn vò. - Các chữ cái d , đ , p , q đïc viết với chiều cao 2 đơn vò. - Các chữ cái còn lại: o , ô , ơ , a , a ê, a , e , e , i , u , ư , n , m , v x được viết với chiều cao là 1 đơn vò. - Các dấu thanh đïc viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vò. b)Mẫu chữ cái viết hoa Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vò ; riêng hai chữ cái viết hoa y , g được viết với chiều cao 4 đơn vò. c)Mẫu chữ số Chiều cao của các chữ số là 2 đơn vò. * Quy đònh về dạy và học viết chữ : - Trong trường Tiểu học, học sinh học viết chữ viết thường, chữ số và chữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. - Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái, từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp. 3.4.Rèn kó năng viết chữ đúng đẹp theo yêu cầu đối với học sinh lớp Bốn. a)Đối với những học sinh viết sai độ cao và các chữ cái. * Các chữ cái Mỗi nhóm chữ cái có một đặc điểm riêng nên khi học sinh viết sai độ cao của các chữ cái giáo viên phải cho học sinh nắm vững hình dáng, cấu tạo, quy trình viết chữ cái. Cụ thể là giáo viên phải cho học sinh nắm vững vò trí của các đường kẻ trong vở tập viết, tọa độ của các nét chữ, chữ cái trong khung chữ mẫu. - Xác đònh đường kẻ : Trên vở tập viết Trên vở ô li Trong đó : • Đường kẻ ngang trên. • Đường kẻ ngang giữa. • Đường kẻ ngang dưới. • Đường kẻ ngang phía dưới. + Đường kẻ ngang, kẻ dọc : Vở luyện viết của các em đã có sẵn các đường kẻ, giáo viên hướng dẫn cho các em cách gọi các đường kẻ. Các chữ cái có độ cao 1 đơn vò được xác đònh bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới. Các chữ cái có độ cao 2 đơn vò được xác đònh bằng đường kẻ ngang trên, giữa và dưới. Ví dụ : Đường kẻ ngang trên Đường kẻ ngang dưới Đường kẻ ngang trên Đường kẻ ngang giữa Đường kẻ ngang dưới Đường kẻ ngang phía dưới + Ô vuông trên khung chữ mẫu : Các ô vuông này do các đừơng kẻ ngang dọc cắt nhau tạo thành, khoảng cách giữa hai ô vuông nhỏ theo chiều dọc là một đơn vò chữ chiều cao có chiều cao là 5 ô vuông(2,5) đơn vò, chữ thường có chiều cao nhỏ nhất là 2 ô vuông (1 đơn vò chữ), chiều rộng tối đa là chữ thường có chiều rộng nhỏ nhất là 1,5 ô . Từ đó, giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ các đặc điểm cơ bản về cách viết theo sự phân loại hệ thống chữ cái Tiếng Việt thành các nhóm để luyện viết, cụ thể là : -Nhóm chữ cái được viết với chiều cao là 2,5 đơn vò tức là bằng 2 lần rưỡi chiều cao ghi nguyên âm. -Nhóm chữ cái được viết với chiều cao là 2,5 đơn vò tức là bằng hai lần rưỡi chiều cao ghi nguyên âm như : b , h , k , g , y. -Nhóm chữ cái được viết với chiều cao 1,25 đơn vò như : r , s -Nhóm chữ cái được viết với chiều cao 1,5 đơn vò như : t -Nhóm chữ cái được viết với chiều cao 2 đơn vò như : d , đ , p , q -Nhóm chữ cái được viết với chiều cao 1 đơn vò : o , ô , ơ , a , a ê, â , e , ê , i , u , ư , n m , v , x . *Viết số : Giáo viên cũng chia các chữ số theo nhóm để cho học sinh luyện viết. * Chiều cao của các chữ cái hoa là 2,5 đơn vò bao gồm các chữ cái : A , A , Â , B , C , D, Đ, E , Ê , H , I , K , L , M , N , O , Ô , Ơ , P , Q , R , S , T , X , U , Ư , V Riêng chữ cái hoa : Y, G được viết với chiều cao 4 đơn vò. b) Đối với những học sinh viết sai gãy nét chữ, cụ thể là : -Sai gãy nét khuyết xuôi, khuyết ngược. -Sai các nét móc xuôi, móc ngược. -Sai nét thẳng và nét xiên . -Sai nét móc hai đầu. -Sai nét vòng, nét thắt. -Sai nét móc hai đầu có vòng ở giữa. Trước hết giáo viên phải cho học sinh nắm chắc tên gọi của từng nét chữ rồi hướng dẫn kó năng viết các nét chữ cơ bản, cấu tạo hệ thống chữ cái Tiếng Việt. *Nét thẳng: Điểm đặt bút trên đường kẻ ngang trên hoặc dưới, đưa thẳng sang ngang hoặc đưa từ trên xuống, chếch sang phải hoặc sang trái *Nét cong : Điểm đặt bút ở phía trên hoặc phía dưới vòng sang trái hoặc sang phải tạo nét cong kín hoặc cong hở. Lưu ý: Viết nét cong kín không nhấc bút, không đưa bút ngược chiều, không viết thành 2 nét, không xoay vở, nét bút không tròn quá. *Nét móc: +Nét móc ngược: Điểm đặt bút xuất phát từ dòng kẻ ngang trên, kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang dưới thì lượn cong nét bút chạm đường kẻ ngang dưới rồi đưa cong lên. Độ rộng của nét cong bằng 3 1 đơn vò. Điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang một chút ( 3 1 đơn vò ) (1) Điểm đặt bút: (2) Điểm uốn lượn: (3) Điểm kết thúc: +Nét móc xuôi : Điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút, lượn cong tròn nét bút sang bên phải (Phần nét cong này có độ rộng bằng 3 1 đơn vò) sau đó viết tiếp nét thẳng đến khi chạm đường kẻ ngang dưới thì dừng lại. (1)Điểm đặt bút: (2)Điểm uốn lượn: (3)Điểm kết thúc: +Nét móc hai đầu:Nét này có phần nét móc xuôi phía trên rộng gấp đôi nét móc bình thường phần nét móc phía dưới bằng độ rộng của nét móc ngược. Cách viết phối hợp giữa nét móc xuôi và nét móc ngược. (1)Điểm đặt bút: (2,3)Điểm tiếp giáp giữa hai nét móc: (4)Điểm kết thúc: *Nét khuyết: Cách viết nét khuyết dựa vào đường kẻ ngang làm chuẩn. +Nét khuyết trên: Điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang giữa một chút( 3 1 ô) đưa nét bút sang phải và lượn cong lên trên chạm vào đường kẻ ngang trên thì kéo thẳng xuống đường kẻ ngang dưới, điểm dừng bút trên đường kẻ ngang dưới. (1)Điểm đặt bút: (2)Điểm uốn lượn: (3)Điểm kết thúc: +Nét khuyết dưới : Điểm đặt bút ở đường kẻ ngang trên kéo thẳng xuống chạm dường kẻ ngang dưới thì lượn cong sang trái, đưa tiếp nét bút sang phải, điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang giữa một chút ( 3 1 ô) . (1)Điểm đặt bút: (2)Điểm uốn lượn: (3)Điểm kết thúc: *Nét móc hai đầu có vòng ở giữa. Nét này có cấu tạo là một nét cong hở trái và một nét móc hai đầu biến dạng. Viết nét cong hở trái trước sau đó viết tiếp nét móc hai đầu. Lưu ý sự chuyển tiếp giữa hai nét này phải đảm bảo hai yêu cầu: -Độ cong của nét móc hai đầu không lớn quá để kết hợp với nét cong hở tạo thành một vòng khép kín. -Điểm kết thúc của nét nằm trên đường kẻ ngang dưới ( 3 1 ô) và rộng gấp đôi độ rộng của nét bình thường . (1)Điểm bắt đầu nét cong: (2)Điểm chuyển tiếp giữa nét cong và nét móc hai đầu: (3)Điểm dừng bút: *Nét vòng (nét thắt ). Cấu tạo nét vòng gồm hai nét cong biến thể tạo thành (một nét cong hở trái và một nét cong hở phải). Điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang ở giữa một chút đưa nét bút sang phải, uốn lượn nhẹ để tạo thành nét cong khép kín nhỏ. Điểm dừng bút thấp hơn dòng kẻ ngang trên một chút. (1)Điểm đặt bút: (2)Điểm chuyển tiếp giữa hai nét cong: (3)Điểm dừng bút: c)Đối với học sinh viết sai vò trí dấu thanh: Các dấu thanh gồm: dấu sắc ( ), dấu huyền ( ), dấu hỏi ( ), dấu ngã ( ) , dấu nặng ( . ). *Đối với các chữ ghi tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần, dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm chính. Ví dụ: bò , kẻ , lá , cọ Trang 8 *Đối với các chữ ghi tiếng có âm chính là nguyên âm đơn và nguyên âm cuối là bán nguyên âm thì dấu thanh đặt trên chữ ghi âm đơn là âm chính Ví dụ: màu , bạn , mùi *Đối với các chữ ghi tiếng có âm đệm đầu vần thì dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm chính. (Hoặc ở các chữ ghi tiếng có âm cuối thì dấu thanh cũng đặt trên hoặc dưới âm chính). Ví dụ: loáng , nhoẻn *Đối với các tiếng có nguyên âm đôi. -Trường hợp tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh đặt ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví du ï: múa , mía , lựa -Trường hợp tiếng có nguyên âm đôi có âm cuối thì dấu thanh đặt ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi. Ví dụ: rượu , chiều , muốn *Đối với nguyên âm có dấu mũ ^ , các dấu sắc, huyền, hỏi được viết cao hơn và hơi lệch về phía phải của dấu mũ. Ví dụ: ấm , trồng , biển . *Đối với nguyên âm có dấu thanh ở vò trí phía trên của dấu á ( ) thì đặt như ví dụ sau: Ví dụ: sắn , lẫn . d)Đối với những học sinh viết sai khoảng cách các con chữ: Giáo viên phải cho học sinh nắm vững khoảng cách giữa các con chữ trong từng tiếng , khoảng cách giữa các tiếng trong từ. Muốn học sinh viết đúng khoảng cách giữa các con chữ giáo viên phải cho học sinh nắm vững được cấu tạo của các con chữ cái được chia thành các nhóm chữ. Dựa vào đặc điểm cơ bản của một số tiếng mà học sinh cần phải có khoảng cách giữa các con chữ hay giãn khoảng cách các con chữ sao cho đẹp. Ví dụ: mong muốn Chữ m, n cần phải viết nét móc. Ví dụ: nhà. e)Ngoài ra còn một số học sinh còn viết chữ ngửa trình bày bài viết không cân đối. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh một số kó thuật như: -Điểm đặt bút: là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm ở đường kẻ ngang hoặc nằm trên đường kẻ ngang. Ví dụ: r , e . Trang 9 [...]... pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh vào thực tế của lớp mình thì kết quả đạt được thật khả quan Phần động các em viết chữ đẹp hơn, đúng mẫu, biết trình bày bài viết khoa học, giữ gìn tập vở sạch sẽ hơn, viết với tốc độ nhanh hơn Cụ thể: -Không còn học sinh viết sai, gãy nét, sai độ cao các con chữ -Học sinh viết sai khoảng cách các con chữ, viết ngửa chữ, trình bày bài viết không cân đối: 1 em -Học sinh. .. phía giáo viên: -Bản thân phải tự rèn -Viết chữ mẫu mực ở mọi lúc, mọi nơi như ở vở học sinh khi chấm điểm, có lời phê, viết trên bảng lớp -Lập kế hoạch khảo sát trên thực tế đưa ra danh sách luyện viết chữ, chấm vở theo từng tháng cho học sinh -Thường xuyên động viên khuyến khích những học sinh có tiến bộ, chữ viết đẹp b)Đối với học sinh: -Rèn viết chữ ở lớp -Rèn viết chữ ở nhà -Kiên trì, bền bỉ khắc... đến điểm bắt đầu của nét liền sau g)Ngoài việc rèn cho học sinh sai ở từng trường hợp cụ thể để cho học sinh viết chữ đẹp, giáo viên còn phải luyện để viết nét thanh nét đậm Muốn vậy, đầu tiên giáo viên cho học sinh viết chữ đứng, nét đều rồi tăng dần đến luyện cách viết chữ theo kiểu nghiêng nét thanh, nét đậm Đồng thời giáo viên phải hướng dẫn học sinh mua bút mài (nét thanh, nét đậm) của các cơ... mềm, bút viết mực nét thanh, nét đậm -Vở luyện viết chữ đẹp do nhà xuất bản ấn hành -Có que ngăn và khăn lót tay khi viết k)Sử dụng đồ dùng trực quan: -Mẫu chữ cái trong khung chữ phóng to theo bảng mẫu chữ hiện hành -Bộ chữ rời viết thường và bộ chữ viết hoa Sau khi tôi đã hướng dẫn học sinh nắm vững các yêu cầu cơ bản khi tập viết và những đặc điểm cơ bản của mẫu chữ viết, tôi bắt đầu cho học sinh áp... tượng học sinh , đồng thời phải có đức tính kiên trì, tận tình, yêu nghề, yêu trẻ Sự nhiệt tâm, chu đáo đó của giáo viên là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của việc rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học Những kết quả đạt được về chữ viết nó cũng giúp tôi phần nào nâng cao chất lượng học tập và đạo đức của học sinh Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi rèn luyện chữ viết. .. trái Các chữ viết liền mạch, không nhấc bút từng nét, từng chữ cái -Vò trí đặt vở: Đặt nghiêng so với mặt bàn khoảng 30 độ (nghiêng về bên phải) i)Những điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng việc luyện viết chữ đẹp: -Phòng học đủ ánh sáng -Bảng lớp đẹp, chất lượng, chống lóa mắt -Bàn ghế học sinh rộng rãi, dủ khoảng cách hai học sinh ngồi một bàn, phù hợp với đối tượng học sinh -Phấn viết và bút viết: ... dẫn cách cầm bút để luyện viết h)Để học sinh có chữ đẹp giáo viên phải quan tâm hướng dẫn cho học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút Cụ thể là: -Tư thế ngồi viết: Khi viết, học sinh ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, hai chân để thoải mái, đầu hơi cúi, hai mắt cách mặt vở khoảng 25 -30 cm Cánh tay trái tì giữ vỡ, tay phải cầm bút , viết -Cách cầm bút: Học sinh cầm bút và điều khiển... những điều đã học để tự rèn luyện chữ viết của mình Mỗi em có một quyển tập riêng để luyện viết thêm ở nhà Lúc đầu, tôi chỉ cho học sinh luyện viết theo bảng chữ cái Mỗi lần viết như thế đều có sự hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ của tôi Dần dần, luyện viết đến từ, câu và cuối cùng là đoạn văn hoặc đoạn thơ Lúc này tôi chú ý hơn về cách trình bày của các em Đối với những học sinh yếu ,viết chậm tôi cố... các em thực hiện tốt hơn Rèn luyện chữ viết không chỉ chú trọng ở môn Tập viết mà còn liên quan mật thiết đến các môn học khác như: Chính tả, Tập Trangvă11 làm n, Khoa học, Lòch sử, Đòa lí,… Ví dụ: Ở các môn Khoa học, Lòch sử, Đòa lí,….các em rèn luyện chữ viết bằng cách chép ghi nhớ bài học vào vở sao cho viết đúng mẫu, sạch và đẹp Hoặc trong phân môn Tập làm văn, qua bài làm viết, tôi đều động viên... trì, bền bỉ khắc phục khó khăn 2.Kết luận chung: Người ta thường nói: Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người Để rèn luyện kó năng viết chữ, đòi hỏi người học sinh phải nắm vững các thao tác kó thuật, các đặc điểm cơ bản của chữ viết, nắm vững mẫu chữ quy đònh của nhà trường Tiểu học mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy đònh Học sinh phải thực hiện kiên trì, khéo léo, phải cẩn thận và tỉ mỉ mới thành . đònh về dạy và học viết chữ : - Trong trường Tiểu học, học sinh học viết chữ viết thường, chữ số và chữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. - Việc dạy chữ viết hoa được tiến. tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái, từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp. 3.4 .Rèn kó năng viết chữ đúng đẹp theo yêu cầu đối với học sinh lớp Bốn. a)Đối với những học sinh viết. chấm vở theo từng tháng cho học sinh. -Thường xuyên động viên khuyến khích những học sinh có tiến bộ, chữ viết đẹp. b)Đối với học sinh: -Rèn viết chữ ở lớp. -Rèn viết chữ ở nhà. -Kiên trì, bền

Ngày đăng: 18/10/2014, 21:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan