Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng

115 1K 6
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu trong bài khóa luận này hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được sử dụng. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho quá trình thực hiện báo cáo đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nông Thị Thắm i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài nỗ lực của bản thân em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo trong bộ môn Phân Tích Định Lượng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo CN. Nguyễn Thị Huyền Trang đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tốt nghiệp. Khóa luận này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ và hợp tác của người dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cán bộ, nhân viên của UBND xã Thị Hoa, đã ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình cho em thực hiện đề tài này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã khuyến khích động viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nông Thị Thắm ii TÓM TẮT Với điều kiện tự nhiên nước ta hiện nay, việc trồng mía và ngành mía khá phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân. Xã Thị Hoa trong những năm gần đây, cây mía trở thành cây chủ đạo trong công tác XĐGN và nâng cao thu nhập cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, do sự biến động của tự nhiên và thị trường người trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ mía đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế cây mía của hộ nông dân trong xã. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây mía là hết sức cần thiết để giúp hộ nông dân có những quyết định đúng đắn trong khai thác và tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương trong sản xuất mía nên tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía, qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế sản phẩm mía nguyên liệu của hộ nông dân tại xã Thị Hoa, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể để phát triển bền vững cây mía nguyên liệu trên địa bàn xã. Các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng và các cho phí đầu vào cho sản xuất mía được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân xã Thị Hoa qua biểu mẫu câu hỏi đã được soạn sẵn. Sử dụng một số phương pháp phân tích kinh tế truyền thống như phân tổ thống kê, thống kê mô tả, thống kê so sánh, sơ đồ Venn, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu trên địa bà xã Thị Hoa. Xã Thị Hoa với diện tích đất nông nghiệp phù hợp với trồng mía nguyên liệu cung ứng cho nhà máy Đại Tân Đường (Trung Quốc) với diện tích ngày càng tăng (176 ha năm 2011 lên 273 ha năm 2013), phân bố hầu hết các xóm trong xã với 2 loại giống mía chính là giống Đại Đường 22 và Đại Đường 25. Trong đó, giống mía Đại Đường 22 có tỷ lệ diện tích cao hơn. Cùng với sự tăng lên về diện tích, hàng năm, xã xuất khẩu ngày càng nhiều iii mía nguyên liệu cho nhà máy Trung Quốc, trung bình mỗi năm tăng hơn 1000 tấn mía. Trong thời gian gần đây, cây mía trở thành cây chủ đạo xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Trong xác định HQKT của cây mía theo quy mô thì nhìn chung mỗi nhóm hộ có những cách thức đầu tư khác nhau. Nhóm hộ QMN có mức đầu tư chi phí lớn nhất. Trên 1 ha diện tích mía hộ đầu tư trên 27,5 triệu đồng chi phí trung gian và hơn 19 triệu chi phí lao động, theo đó là điều kiện thuận lợi về vị trí đất đai nên nhóm hộ QMN đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất trên 61 triệu đồng GTSX và đạt thu nhập lấy công làm lãi trên 27 triệu đồng/ha, giá trị sử dụng 1 đồng chi phí cao nhất. Trong khi đó, nhóm hộ QMV có mức đầu tư trung gian cũng trên 27,5 triệu đồng nhưng chi phí lao động là 17,3 triệu đồng/ha; nhóm hộ QML đầu tư 26,9 triệu đồng chi phí trung gian và 15,8 triệu đồng/ha chi phí lao động. Với sự đầu tư thấp hơn và điều kiện tưới tiêu đất đai khó khăn hơn nên hai nhóm hộ này chỉ đạt được thu nhập hỗn hợp trên 20 triệu đồng/ha. Do vậy, trong những năm tới, hai nhóm hộ này cần đầu tư hơn nữa về chi phí và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất mía nguyên liệu để đạt được hiệu quả cao hơn. Trong xác định HQKT của cây mía theo giống thì có kết quả khác nhau giữa hai giống mía chính sử dụng trên địa bàn xã. Giống mía Đại Đường 25 có năng suất cao hơn nhưng đòi hỏi mức chi phí lớn hơn với IC trên 27,6 triệu đồng /ha, trong khi giống Đại Đường 22 thấp hơn là 26,9 triệu đồng/ha. Với đặc điểm cây mía to, năng suất cao, trữ đường cũng tương đối cao nên giông mía Đại Đường 25 đang được người trồng mía mở rộng diện tích, hiệu quả kinh tế đạt 25,5 triệu đồng/ha MI và đạt 310,76 nghìn đồng/công lao động. Trong khi đó, giống Đại Đường 22 là giống được đưa vào sản xuất đầu tiên nên có diện tích trồng lớn nhất, đạt thu nhập 22,5 triệu đồng/ha và đạt công iv lao động là 287,67 nghìn đồng/công lao động. Do vậy, hộ nên đầu tư sản xuất những giống mía có năng suất cao hơn. Trong quan hệ hợp tác thì HQKT mang lại cho các hộ tham gia đạt hiệu quả là rõ rệt. Thứ nhất, theo quan hệ hợp tác mua vật tư phân bón. Nhà máy đầu tư chi phí vật chất cho những hộ đầu tư ban đầu cho sản xuất mía. Trong khi hộ hợp tác chỉ đầu tư 27,07 triệu đồng/ha chi phí vật chất thì hộ không hợp tác phải đầu tư tới 28 triệu đồng/ha. Cùng với giảm được chi phí vật chất, hộ có thể đầu tư nhiều cho công chăm sóc nên thu nhập mang lại cũng cao hơn và công lao động cũng cao hơn hộ không hợp tác. Thứ hai, trong quan hệ hợp tác đổi công lao động giữa các hộ cũng thấy, đối với những hộ tham gia đổi công lao động thu được HQKT cao hơn. Các hộ tham gia đổi công giảm được chi phí lao động gần 2 triệu đồng. Trong đó, giảm được chi phí lao động thuê 245 nghìn đồng/ha và giảm chi phí lao động gia đình là 1262 nghìn đồng/ha. Ngoài ra các hộ tham gia đổi công lao động cũng học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất và thâm canh nên thu nhập đạt được 23,24 triệu đồng/ha và đạt công lao động là 773,2 nghìn đồng/công lao động. Trong khi đó hộ không tham gia đổi công đạt thu nhập 22 triệu đồng/ha và 701 nghìn đồng/công lao động. Đặc biệt hộ tham gia đổi công giảm được căng thẳng lao động trong thời vụ. Do vậy các hộ cần tham gia các mối quan hệ hợp tác để giảm bớt chi phí sản xuất, vừa đạt HQKT vừa đạt HQ xã hội. Để giúp các hộ sản xuất mía nguyên liệu nâng cao hiệu quả trong sản xuất cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp đầu tư hợp lý như hỗ trợ nông dân cả trong khâu đầu tư phân bón, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và bao tiêu sản phẩm cho vùng mía nguyên liệu. Thực hiện các giải pháp trong canh tác như chuyển đổi giống, các biện pháp kỹ thuật và đầu tư thâm canh. Đồng thời đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, tăng cường vai trò khuyến nông và công tác chuyển giao khoa học công nghệ để người dân được tiếp xúc với những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ix DANH MỤC HỘP xi DANH MỤC SƠ ĐỒ xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Một số lý luận về hộ nông dân 5 2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 6 2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật cây mía nguyên liệu 13 2.2 Cơ sở thực tiễn 18 2.2.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên thế giới 18 2.2.2 Tình hình sản xuất mía Việt Nam 20 vi 2.2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan tới đề tài 23 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27 3.1.3 Những khó khăn và thuân lợi phát triển của xã Thị Hoa 35 3.2. Phương pháp nghiên cứu 36 3.2.1 Phương pháp tiếp cận 36 3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 36 3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 37 3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 38 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 39 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 4.1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu trên địa bàn xã Thị Hoa 41 4.1.1 Thực trang sản xuất mía nguyên liệu của xã 41 4.1.2 Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu của xã Thị Hoa 46 4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các nông hộ 47 4.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm hộ điều tra 47 4.2.2 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của các hộ điều tra 53 4.2.3 Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu của nhóm hộ điều tra 67 4.2.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của hộ 68 4.2.5 So sánh hiệu quả kinh tế cây mía với cây trồng khác trên đất có thể trồng mía 78 4.2.6 Nhận thức của hộ điều tra trong sản xuất mía nguyên liệu 79 4.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía 80 4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất mía nguyên liệu cho hộ nông dân trên địa bàn xã Thị Hoa 83 vii 4.3.1 Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của cây mía nguyên liệu của xã Thị Hoa 83 4.3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu tại xã Thị Hoa 85 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 5.1. Kết luận 91 5.2. Kiến nghị 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 viii DANH MỤC BẢNG BIỂU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu 3 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Một số lý luận về hộ nông dân 5 2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 6 2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật cây mía nguyên liệu 13 2.2 Cơ sở thực tiễn 18 2.2.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên thế giới 18 Bảng 2.1 Năng suất, sản lượng mía của 1 số nước trên thế giới 18 2.2.2 Tình hình sản xuất mía Việt Nam 20 2.2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan tới đề tài 23 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Thị Hoa qua 3 năm 2011- 2013 28 Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động xã Thị Hoa qua 3 năm 2011- 2013 30 Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Thị Hoa năm 2013 32 3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế xã hội của xã 32 Bảng 3.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Thị Hoa qua 3 năm 34 3.1.3 Những khó khăn và thuân lợi phát triển của xã Thị Hoa 35 3.2. Phương pháp nghiên cứu 36 3.2.1 Phương pháp tiếp cận 36 ix Cách tiếp cận: Phỏng vấn nông hộ và các tác nhân liên quan, bộ bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn; ý kiến của giáo viên hướng dẫn, cán bộ địa phương và nông dân sản xuất giỏi 36 3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 36 Bảng 3.5 Cơ cấu hộ 37 3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 37 Bảng 3.6 Cách thu thập nguồn thông tin thứ cấp 37 3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 38 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 38 Bảng 4.1 Tình hình phân bố đất trồng mía của xã 3 năm qua 45 Bảng 4.2 Kết quả sản xuất mía của xã qua 3 năm 46 4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các nông hộ 47 Bảng 4.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra 47 Bảng 4.4 Phân bố đất đai theo nhóm hộ 50 Bảng 4.5 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất mía của nhóm hộ 50 Bảng 4.6 Tình hình vay vốn dùng cho sản xuất mía của các hộ điều tra 52 Bảng 4.7 Diện tích, năng suất, sản lượng mía các nhóm hộ điều tra 52 Tính bình quân cho 1 hộ 52 Bảng 4.8 Tình hình chi phí cho sản xuất mía của nhóm hộ điều tra theo quy mô 55 Bảng 4.9 Tình hình chi phí sản xuất theo giống mía 60 Bảng 4.10 Quan hệ hợp tác trong mua vật tư phân bón của hộ điều tra 62 Bảng 4.11 Mức chi phí đầu tư cho cây mía của các nhóm hộ trong mua vật tư phân bón của nhà máy 63 Bảng 4.12 Tình hình hợp tác của các hộ điều tra trong sản xuất mía 65 Bảng 4.13 Chi phí đầu tư cho sản xuất mía cho các nhóm hộ trong quan hệ hợp tác đổi công lao động 66 4.2.3 Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu của nhóm hộ điều tra 66 Bảng 4.14 Kết quả sản xuất mía của hộ điều tra 68 Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của các nhóm hộ theo quy mô 69 x [...]... về hiệu quả kinh tế sản xuất nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu nói riêng - Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất. .. từ hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu của xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng trong năm 2014 1.3.2.3 Phạm vi không gian Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở các hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu 1.4 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng sản xuất mía nguyên liệu xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. .. sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mía ở địa bàn nghiên cứu và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu cho hộ nông dân trên địa bàn xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu... 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi nội dung - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh cao Bằng 1.3.2.2 Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu hiệu quả mía nguyên liệu của xã được thu thập trong thời gian 3 năm (2011-2013) - Số liệu sơ... đến hiệu quả 1 kinh tế sản xuất mía thấp Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa phương, đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu quả hơn Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân. .. 4.16 Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của các nhóm hộ theo giống mía 73 Bảng 4.17 Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ trong quan hệ hợp tác mua vật tư phân bón 75 Bảng 4.18 Hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ trong quan hệ hợp tác đổi công lao động 76 Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía so với ngô .78 xi DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Ý kiến của hộ nông. .. thì cây mía mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhóm hộ nào? - Giống mía nào là giống phù hợp với điều kiện của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hộ nông dân? - Những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng là gì? - Cây mía đã thực sự trở thành cây mang lại hiệu quả cao cho hộ nông dân chưa?... nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu ở xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng - Các yếu tố đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất mía nguyên liệu như: đất đai, vốn, lao động, kĩ thuật trồng mía 2 - Các hoạt động dịch vụ có... chưa? 3 - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới 4 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số lý luận về hộ nông dân * Khái niệm hộ nông dân Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp, chiếm đại đa số trong dân cư nông nghiệp Hộ nông dân tồn tại cả ở chế độ phong... khái niệm ở trên Nông dân là những người dân sống ở nông thôn Do đó, với cách nhìn này sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận hộ nông dân với phạm vi nghề nghiệp, sinh kế kiếm sống rộng hơn, bao trùm cả kinh tế nông thôn 2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế (HQKT) Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế sản xuất hàng . sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. 1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh. giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh cao Bằng. 1.3.2.2

Ngày đăng: 18/10/2014, 15:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Biểu đồ 2.1: Năng suất, sản lượng mía Việt Nam

  • 3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế xã hội của xã

  • Cách tiếp cận: Phỏng vấn nông hộ và các tác nhân liên quan, bộ bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn; ý kiến của giáo viên hướng dẫn, cán bộ địa phương và nông dân sản xuất giỏi.

    • Biểu đồ 4.1: Diện tích mía xã Thị Hoa qua các năm

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan