Chuyên đề ngữ văn lớp 7

58 4.9K 1
Chuyên đề ngữ văn lớp 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. Mục tiêu cần đạt: Củng cố cho hs kiến thức về văn giải thích. Biết cách làm bài văn giải thích.B. Chuẩn bị: GV: Soạn bài. Học sinh: Ôn lại kiến thức về câu chủ động, bị động, dùng cụm c – v để mở rộng câu.C.Tiến trình lên lớp.

Chuyên đề ngữ văn lớp 7 Tuần 30 – Buổi 17 TÌM HIỂU THÊM VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH. A. Mục tiêu cần đạt: - Củng cố cho h/s kiến thức về văn giải thích. - Biết cách làm bài văn giải thích. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài. - Học sinh: Ôn lại kiến thức về câu chủ động, bị động, dùng cụm c – v để mở rộng câu. C.Tiến trình lên lớp. * Tổ chức: - Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số: 38 vắng: …………………………… *. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức về văn lập luận giải thích. *. Bài mới: Đề bài 1: Phát biểu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân” 1. Mở bài: - Tình yêu thương là một nét đẹp trong đạo đức sáng ngời của dân tộc Việt. Truyền thống ấy được cha ông ta gửi gắm trong rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ. - Là người Việt Nam chắc hẳn không ai không biết đến câu “ Thương người như thể thương thân”. Câu tục ngữ chính là bài học thấm thía về đạo lí làm người. 1 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 2. Thân bài: a. Giải thích: - Thương: Tình yêu thương, quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ. - thân: bản thân mình. - người: những người xung quanh không có quan hệ thân thiết ruột thịt với mình => Câu tục ngữ ngắn gọn với nghệ thuật so sánh, qua đó cha ông ta muốn gửi gắm một bài học sâu sắc thấm thía về cách đối nhân xử thế, về đạo lí làm làm người: Hãy thương yêu những người xung quanh như thương chính bản thân mình b. Bình: * Khẳng định quan điểm: Câu tục ngữ trên là bài học đạo đức vô cùng đúng đắn. * Tại sao phải yêu thương người khác như yêu thương bản thân mình? - Tất cả những con người trong xã hội tuy không cùng huyết thống, không phải là anh em ruột thịt nhưng được gắn kết với nhau bởi rất nhiều điểm chung: + Dù là người miền xuôi hay người miền ngược. người Kinh hay Thượng, người Ba na hay người Tày… tất cả đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, đều là dòng giống con Lạc cháu Hồng. + Chúng ta cùng sống chung trên một dải đất, chung lịch sử, chung truyền thống của một dân tộc anh hùng. + Gần hơn nữa là quê hương, chung trường, chung lớp… ->Chính những điểm chung đó là sợi dây gắn kết con người với nhau, và giúp ta hiểu tại sao phải “ thương người như thể thương thân” - Ta cũng hiểu con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mỗi một cá nhân đều không thể tồn tại, không thể gọi là sống nếu tách ra khỏi đời sống cộng đồng ( Rô- bin 2 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 – xơn khao khát trở về với xã hội loài người ). Vì vậy ta phải đặt cái cá nhân vào cái chung, phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. - Tình yêu thương là cội nguồn để tạo nên sức mạnh to lớn giúp ta chiến thắng mọi thiên tai và kẻ thù xâm lược ( Dẫn chứng: Thánh Gióng lớn lên là nhờ bát cơm, quả cà của bà con hàng xóm góp lại. Sức mạnh của Thánh Gióng là sức mạnh của tình yêu thương, của nhân dân. Thắng lợi của Thánh Gióng cùng là thắng lời của nhân dân. Trong hai cuộc k/c chống P và M, biết bao bà mẹ yêu thương bộ đội như con để của mình. Nhờ đó mà các chiến sĩ như được tiếp thêm sức mạnh để làm nên chiến thắng.) - Yêu thương và giúp đỡ người khác chính là ta đã tạo cơ hội để giúp họ có c/s tốt đẹp hơn. Và khi đó cũng chính là ta đem niềm vui và hạnh phúc cho bản thân mình. Bởi “ Hạnh phúc là khi ta đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác”. - Yêu thương và giúp đỡ người khác là một truyền thống cao đẹp của dân tộc. Là người dân VN, ta phải phát huy truyền thống đó. Đó chính là cơ sở, là nền tảng để ta xây dựng một xã hội tốt đẹp và giàu lòng nhân ái. - Những người có tình yêu thương và giúp đỡ người khác luôn được mọi người yêu quý, và họ cũng sẽ nhận được tình yêu và giúp đỡ của những người bên cạnh mình khi họ cần đến. - Tình yêu thương chính là * Dẫn chứng: Tình yêu thương đã là truyền thống tốt đẹp và trong cuộc sống hiện đại tình cảm ấy càng được phát huy. Trong những năm qua nhân dân VN luôn thực hiện và phát huy truyền thống đó: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, ủng hộ nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, các hoạt động từ thiện “ Tết vì người nghèo”. “ Nối vòng tay lớn”, “ Trái tim cho em”… còn rất nhiều, rất nhiều các chương trình tình nghĩa đầy ắp tình yêu 3 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 thương và sự sẻ chia giúp cho biết bao mảnh đời bất hạnh được ấm lòng, nhiều người thành lập các tổ chức để thu nhận những trẻ em lang thang, cơ nhỡ, những người tàn tật, tạo công ăn việc làm giúp họ ổn định c/s…. ( d/c cụ thể tại địa phương, trường, lớp…) * Mở rộng vấn đề: - Phê phán những người không có tình yêu thương, trái tim họ héo úa, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại -> Họ bị xa lánh, khinh bỉ. - Tình yêu thương không chỉ thể hiện ở lời nói xuông mà phải bằng hành động thực tế. Đặc biệt nó xuất phát từ t/c chân thành chứ không vì bất cứ mục đích nào khác. Những kẻ nhân danh tình yêu thương, tổ chức các hoạt động từ thiện nhưng thực chất là để đánh bóng tên tuổi, với tham vọng mình thành người nổi tiếng. Hoặc có kẻ những kẻ vô lương tâm mượn mác xây dựng tổ chức từ thiện để bóc lột sức lao động của trẻ em, của những người không được hoàn thiện… những kẻ đó không chỉ bị lên án mà còn đáng bị pháp luật trừng trị . - Phê phán những người nhận được sự giúp đỡ của người khác nhưng thiếu ý chí vươn lên, chỉ biết sống ỷ lại, dựa dẫm. - Ngày nay quan niệm về t/y thương không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc mà mở rộng thành một quan niệm mới mẻ, tiến bộ. Đó là t/c mang tính quốc tế. ( D.c: Ủng hộ trẻ em Cu – Ba, nhân dân Nhật bị động đất, sóng thần…) - Ngày nay, khi xh phát triển, xu hướng chuyên môn hóa cao khiến cho con người ít có điều kiện quan tâm đến nhau hơn thì ý nghĩa của câu tục ngữ càng thêm sâu sắc. Nó giúp cho chúng ta luôn nhận thấy được ý nghĩa của t/y thương đồng loại c. Ta phải bồi dưỡng t/y thương ntn? - Quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm. 4 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 - Luôn giữ cho trái tim ấm nóng t/y thương. - Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. 3. Kết bài: - Xã hội phát triển kéo theo sự du nhập của lối sóng gấp gáp, con người ít quan tâm đến nhau hơn thì câu tục ngữ trên chính là bài học, là phương châm sống cho tất cả chúng ta. - Thấm nhuần tư tưởng mà cha ông ta để lại, mỗi chúng ta luôn dặn mình hãy “ thương người như thể thương thân” Đề 2: Giải thích câu nói của Lê- nin: Học, học nữa, học mãi. a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. 2. Thân bài: * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. 5 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. * Tại sao phải Học, học nữa, học mãi. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. * Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc - Có thể học mọi lúc, mọi nơi * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ ) 3. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. * Luyện tập viết đoạn văn cho dàn bài số 2. - H/s viết đoạn văn -> GV gọi 1 số h/s trình bày -> HS khác nhận xét -> GV nhận xét -> KL * Bài tập về nhà: Hoàn thiện đề bài trên. 6 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 Ôn lại các kiến thức về văn giải thích Chuẩn bị: Sống chết mặc bay. ……………………………………………………………………. 7 BGH duyệt:…………. Chuyên đề ngữ văn lớp 7 II. Truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” 1. Xuất xứ: Đăng trên báo “ Nam Phong” số 18 – năm 1918, in trong truyện ngắn Nam Phong. 2. Giá trị a. Giá trị nghệ thuật - Kết hợp thành công hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp - Phối hợp nhiều hình thức ngôn ngữ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ đối thoại. Đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn làm nổi bật tính cách của nhân vật. - Nghệ thuật miêu tả cụ thể, sinh động. - Tình huống truyện gay cấn, căng thẳng, hấp dẫn. - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật sắc nét: Quan phụ mẫu • Ngoài ra, truyện còn dấu ấn của đặc điểm văn học trung đại: - Câu văn nhịp nhàng như văn biền ngẫu - Lời bình luận, cảm thán đưa vào truyện còn lộ liễu, chưa tự nhiên - Tâm lý nhân vật, kể cả nhân vật chính còn sơ sài. b. Giá trị nội dung + Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của người dân và cuộc sống của của bọn quan lại trong xã hội thực dân phong kiến trước Cách mạng tháng Tán 8 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 qua một cảnh vỡ đê trên sông Nhị Hà. Từ đó, nhà văn bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ đối với bọn quan lại táng tận lương tâm, lòng lang dạ thú kia. + Giá trị nhân đạo: Qua tác phẩm, tác giả bày tỏ niểm thương cảm chân thành, trước cuộc sống lầm than cơ cực, số phận bi thảm của nhân dân trược thiên nhiên khắc nghiệt và sự căm phẫn trước thái độ vô trách nhiệm, phi nhân tính của bọn cầm quyền lúc bấy giờ. 3. Tóm tắt tác phẩm: * Đề 1: Hãy giải thích: Vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề tác phẩm của mình là “ Sống chết mặc bay”? (viết đoạn văn) Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi là thành ngữ dân gian chỉ bọn người sống vô trách nhiệm trước quyền lợi cuộc sống, tính mạng của nhân dân. Theo đạo đức phong kiến xưa: Quan là cha mẹ của nhân dân, quan phải lo cuộc sống của muôn dân. Trong tác phẩm của mình, Phạm Duy Tốn đã đưa một tình huống căng thăng về khúc đê ở làng X có nguy cơ sắp vỡ. Những người dân tay không dưới trời mưa tầm tã, vật lộn với bùn. Nguy cơ vỡ đê trông thấy. Vậy mà quan phụ mẫu lại bỏ mặc dân với khúc đê xung yếu sắp vỡ, với trời mưa, với nước sông Nhị Hà ngày một dâng cao. Quan cứ ngồi trên đình cao ráo, đèn đuốc sáng rực, kẻ hầu người h: đứa bóp chân, đứa quạt, đứa châm điếu, lại còn bốn thầy ngồi hầu quan nữa… xung quanh nơi ngài ngồi toàn những thứ sang trọng: nào tầu vàng cau đậu, ống vôi chạm, ngoáy tai, tăm bông… lại còn bát yến hấp đường phèn nóng nghi ngút… Quan không hề quan tâm, nhòm ngó đến đê vỡ hay không, lụt lội sông nước thế nào. Có người vào cấp báo tình hình đê vỡ, quan lại khó chịu, quát gắt, dọa bỏ tù. Quan ù ván bài to trong khi đê vỡ, nước ngập mênh mông, dân tình khổ sở. Thái độ “ Sống chết mặc bay” mà Phạm Duy Tốn đặt nhan đề cho tác phẩm của mình. Tác phẩm có giá trị tố cáo cao. 9 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 *Đề 2: Phân tích nhân vật: “Quan phụ mẫu” trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. DÀN Ý I.Mở bài - Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Trong truyện ngắn“Sống chết mặc bay” của ông là một trong những thành tựu đột xuất của dòng văn học hiện thực thuở so khai. Tác giả viết truyện ngắn này vào tháng 7.1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12.1928 - Truyện kể về một “quan phụ mẫu” ung dung ăn chơi bài bạc trong cảnh vỡ đê, nhân dân trên một vùng rộng lớn chìm đắm trong thảm họa. Tác giả đã lên án thói ăn chơi vô trách nhiệm, bộ mặt vô nhân đạo của bọn quan lại trong xã hội thực dân nửa phong kiến. - Tên “quan phụ mẫu” được miêu tả bằng những chi tiết rất hiện thực có giá trị tố cáo sâu sắc. II. Thân bài * Sống sang trọng xa hoa: + Đi hộ đê mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm,…trông mà thích mắt + Ăn của ngon vật lạ: yến hấp đường phèn * Sống nhàn nhã vương giả: + Trong lúc hàng trăm con người đội đất, vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn, trong mưa gió lướt thướt như chuột lột thì quan phụ mẫu “ uy nghiêm, chễm chệ ngồi” trong đình đèn thắp sáng choang. 10 [...]... 19 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 C.Tiến trình lên lớp 1 Tổ chức: - Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số:………., vắng: …………………………… 2 Kiểm tra bài cũ : ( Lồng ghép trong bài) 3 Bài mới I Ôn kiến thức cơ bản: 1 Thế nào là đoạn văn: Đoạn văn là phần văn bản quy ước tính từ chữ viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng 2 Cách viết đoạn văn chứng minh: - Như các bài văn khác, bài văn chứng minh cũng gồm nhiều đoạn văn: ... lại văn chứng minh - Luyện tập viết đoạn văn và bài văn chứng minh - Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn chứng minh ………………………………………………………… 26 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 Tuần 27 - Buổi 13 LUYỆN TẬP LÀM VĂN CHỨNG MINH A Mục tiêu cần đạt: - Củng cố cho h/s kiến thức về văn nghị luận chứng minh - Biết cách viết đoạn văn chứng minh, bài văn chứng minh B Chuẩn bị: - GV: Soạn bài - Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn. .. trường biểu dương lớp toàn chi đội lớp 7A - Toàn chi đội lớp 7A được BGH nhà trường biểu dương - Toàn chi đội lớp 7A được biểu dương b Con rắn cắn vào tay ông Hoa - Ông Hoa bị con rắn cắn vào tay - Ông Hoa bị cắn vào tay ( Không nên chuyền theo cách 2 vì không rõ nghĩa: Đối tượng nào cắn?) c Em giặt quần áo rồi -> Quần áo được em giặt rồi Quần áo được giặt rồi 17 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 * Bài tập 3: Có... trình lên lớp I Tổ chức: - Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số: 38 vắng: …………………………… II Kiểm tra bài cũ : ( không) III Luyện tập Đề bài Câu 1: ( 1,5 điểm) a Tục ngữ là gì? ( 0,5điểm) 35 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 b Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về con người và xã hội Nêu nội dung câu tục ngữ đó ( 1điểm) Câu 2: ( 1 điểm) Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, Phạm Văn Đồng đã làm rõ sự giản dị của Bác ở những... kết luận 34 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 III Bài tập về nhà: - Ôn lại văn chứng minh - Luyện tập viết đoạn văn và bài văn chứng minh - Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn chứng minh ………………………………………………………… Tuần 28– Buổi 14 LUYỆN TẬP TỔNG HỢP A Mục tiêu cần đạt: - Củng cố cho h/s kiến thức về B Chuẩn bị: - GV: Soạn bài - Học sinh: Ôn lại kiến thức về tục ngữ và văn bản nghị luận C.Tiến trình lên lớp I Tổ chức:... minh C.Tiến trình lên lớp 1 Tổ chức: - Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số: 38., vắng: …………………………… 2 Kiểm tra bài cũ : ( Lồng ghép trong bài) 3 Bài mới * Đề bài: Chứng minh rằng “ văn chương gây cho ta những t/c ta không có, luyện cho ta những t/c ta sẵn có” Dàn ý 1 Mở bài: - GT ý nghĩa và công dụng của V/c - Dẫn câu nói của HT 2 Thân bài: a Giải thích: 27 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 - Văn chương: Là những tác... câu chủ động, câu bị động C.Tiến trình lên lớp 1 Tổ chức: - Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số:………., vắng: …………………………… 2 Kiểm tra bài cũ : ( Lồng ghép trong bài) 3 Bài mới I Ôn kiến thức cơ bản: 1 Thế nào là câu chủ động, câu bị động? 14 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 - Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một h/đ hướng vào người hoặc vật khác ( Chủ ngữ là chủ thể gây ra hành động -> câu chủ... 29 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 - Văn chương có phát huy tác dụng hay không chính là ở người học Nếu học mà qua loa thì dù tác phẩm có hay đến mấy cũng không thể phát huy tác dụng Mỗi chúng ta hãy yêu quý, trân trong những tác phẩm văn chương Khi học phải đọc kĩ, tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm đó… có như thế văn chương mới có cơ hội để “ gây” và “ luyện” tình cảm cho ta 3 Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề. .. hỏi thầy giáo khi nào thì nghỉ hè d Các bạn của em ùa ra khỏi lớp - Gợi ý: Biến đổi được: Câu b Không biến đổi được: a, c,d * Bài tập 6: Nêu hàm ý của hai trường hợp sau: a Nó được bố nó rèn cặp từng ngày 18 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 b Nó bị bố nó rèn cặp từng ngày Gợi ý: a Hàm ý tích cực; b Hàm ý tiêu cực * Bài tập 7: Viết một đoạn văn với chủ đề: Nói dối có hại cho bản thân ( có dùng ít nhất 1 câu bị... vậy, có thể nói văn chương đã “ gây nên những tình cảm ta chưa có”, bồi dưỡng làm cho tâm hồn, tình cảm của ta ngày càng đẹp hơn, phong phú hơn - Văn chương hình thành trong ta những tình cảm như thế nào? 28 Chuyên đề ngữ văn lớp 7 - Không đao to búa lớn, văn chương làm cho đời sống tâm hồn của ta thêm trong trẻo hơn, cao đẹp hơn Qua những trang sách, những nhân vật, qua mỗi lời thơ, bài văn tất cả cứ . 2: Chuyển đổi từ ( cụm từ) chỉ đối tượng hành động lên đầu câu và thêm từ “ bị” hay “ được” vào sau cụm từ đó ( hoặc không thêm) , đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể của hành. M, biết bao bà mẹ yêu thương bộ đội như con để của mình. Nhờ đó mà các chiến sĩ như được tiếp thêm sức mạnh để làm nên chiến thắng.) - Yêu thương và giúp đỡ người khác chính là ta đã tạo cơ. cao khiến cho con người ít có điều kiện quan tâm đến nhau hơn thì ý nghĩa của câu tục ngữ càng thêm sâu sắc. Nó giúp cho chúng ta luôn nhận thấy được ý nghĩa của t/y thương đồng loại c. Ta phải

Ngày đăng: 18/10/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đề bài 1: Phát biểu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan