de cuong bai 4 chuong 1 vat ly 12

4 490 2
de cuong bai 4 chuong 1 vat ly 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Đoàn Văn Tố GV : Võ Thị Thùy Linh CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG CƠ BÀI 4 : DAO ĐỘNG TẮT DẦN – DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC * TỰ LUẬN : Lí thuyết : Câu 1: Nêu định nghĩa, nguyên nhân , đặc điểm và ứng dụng của dao động tắt dần Câu 2: Nêu định nghĩa, nguyên nhân , đặc điểm và ứng dụng của dao động duy trì Câu 3: Nêu định nghĩa, nguyên nhân , đặc điểm của dao động cưỡng bức Câu 4: Nêu định nghĩa, đặc điểm , điều kiện và ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng Câu 5: So sách dao động duy trì và dao động cưỡng bức Bài tập Dạng 1: Dao động tắt dần. Câu 1: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m, khối lượng quả cầu là 100g.Con lắc lò xo dao động theo phương ngang với biên độ lúc đầu là 4cm.Hệ số ma sát giữa quả cầu và mp ngang là 0,1. Lấy g = 10m/s 2 Coi chu kì dao động là không đổi và biên độ giảm đều trong từng nửa chu kỳ.Tìm a/ Quãng đường từ lúc quả cầu bắt đầu dao động cho đến khi dừng hẳn b/ Số dao động mà con lắc thực hiện được từ lúc bắt đầu dao động cho đến khi dừng lại Câu 2: Một con lắc lò xo gồm : m = 200g , k = 100N/m, dao động theo phương ngang với hệ số ma sát giữa quả cầu và mp ngang là 0,2. Lấy g = 10m/s 2 .Biên độ lúc đầu là 5cm.Tìm biên độ dao động của vật sau nửa chu kỳ kể từ lúc bắt đầu dao động với biên độ 5cm.Coi chu kì dao động là không đổi và biên độ giảm đều trong từng nửa chu kỳ. Câu 3 : Một con lắc dao động tắt dần chậm .Biết cứ sau mỗi chu kỳ , biên độ giảm 4%.Tìm năng lượng của con lắc bị mất trong 1 dao động toàn phần Dạng 2: Hiện tượng cộng hưởng. Câu 4: Một con lắc đơn dài 50cm được treo vào trần của một xe lửa.Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray .Tìm tốc độ khi con tàu chuyển động thẳng đều để con lắc sẽ có biên độ lớn nhất .Biết khoảng cách giữa hai mối nối là 20m. Cho g = 10m/s 2 Câu 5 : Một người xách xô nước đi trên đường ,mỗi bước đi dài 50cm.Chu kỳ dao động riêng của nước trong xô là 1s.Người đó đi với tốc độ v thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất.Tính tốc độ của người đó ra đơn vị km/h Câu 6 : Một chiếc xe ô tô chạy trên đường ,cứ cách 8m lại có một cái mô nhỏ .Chu kỳ dao động của khung xe trên các lò xo là 1,5s.Xe chạy với vận tốc nào thì bị rung mạnh nhất ( tính ra đơn vị km/h) *TRẮC NGHIỆM Lí thuyết Câu 1: Dao động cưỡng bức có A. chu kỳ dao động bằng chu kỳ biến thiên của ngoại lực. B. tần số dao động không phụ thuộc tần số của ngoại lực. C. biên độ dao động chỉ phụ thuộc tần số của ngoại lực. D. năng lượng dao động không phụ thuộc ngoại lực. Câu 2 : Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. B. Dao động cưỡng bức là dao động chịu tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn. C. Khi có cộng hưởng dao động, tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ dao động đó. D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động. Câu 3: Trong dao động cơ học, khi nói về vật dao động cưỡng bức (giai đoạn đã ổn định), phát biểu nào sau đây là đúng? A. Biên độ của dao động cưỡng bức luôn bằng biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. B. Chu kì của dao động cưỡng bức luôn bằng chu kì dao động riêng của vật. C. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. D. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật Câu 4 : Dao động tắt dần A. luôn có hại. B. có biên độ giảm dần theo thời gian. Đề cương ôn tập từng bài 1 Trường THPT Đoàn Văn Tố GV : Võ Thị Thùy Linh C. luôn có lợi. D. có biên độ không đổi theo thời gian Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học? A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng không phụ thuộc vào lực cản của môi trường. B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hòa tác dụng lên hệ ấy. C. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hòa bằng tần số dao động riêng của hệ. D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy. Câu 6 : Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức. B. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức. C. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ. D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức. Câu 7 : Dao động cơ học của con lắc vật lí trong đồng hồ quả lắc khi đồng hồ chạy đúng là dao động A. duy trì. B. tự do. C. cưỡng bức. D. tắt dần. Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần? A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian. B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian. C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương. D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực. Câu 9 : Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động A. với tần số bằng tần số dao động riêng. B. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. D. mà không chịu ngoại lực tác dụng. Câu 10 : Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần? A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian. B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh. C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. D. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa. Câu 11 : Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức. B. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức. D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức Câu 12 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là A. biên độ và gia tốc B. li độ và tốc độ C. biên độ và năng lượng D. biên độ và tốc độ Câu 13 : Dao đông tắt dần là dao động A. chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn B. có tính điều hòa C. có biên độ giảm dần theo thời gian D. có tần số và biên độ không đổi theo thời gian Câu 14 : Phát biểu nào sau đây là sai? Dao động cưỡng bức là dao động A. chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn B. có tính điều hòa C. có biên độ giảm dần theo thời gian D. có tần số và biên độ không đổi theo thời gian Câu 15 : Biên độ dao động cưỡng bức A. chỉ phụ thuộc vào tần số riêng f 0 của vật dao động B. chỉ phụ thuộc vào tần số f của ngoại lực cưỡng bức C. phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức D. có giá trị không đổi khi tần số ngoại lực thay đổi Câu 16 : Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ B. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ C. tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên hệ D. lực cản tác dụng lên vật Câu 17 : Chọn phát biểu đúng khi nói về các loại dao động A. Dao động tắt dần là dao động có tần số giảm dần theo thời gian B. Dao động tự do là dao động của vật chỉ chịu tác dụng của nội lực C. Dao động cưỡng bức là dao động duy trì nhờ ngoại lực không đổi D. Dao động điều hòa là dao động có biên độ thay đổi theo thời gian Câu 18 : Chu kỳ dao động của một vật dao động cưỡng bức khi cộng hưởng cơ xảy ra có giá trị A. bằng chu kỳ dao động riêng của hệ B. nhỏ hơn chu kỳ dao động riêng của hệ C. phụ thuộc vào cấu tạo của hệ dao động D. phụ thuộc vào lực cản môi trường Câu 19 : Trong dao động cưỡng bức , khi ngoại lực tuần hoàn có biên độ và tần số không đổi, biên độ dao động cưỡng bức A. không phụ thuộc vào lực cản của môi trường B. tăng dần C. không đổi D. chỉ phụ thuộc vào tần số riêng của hệ Câu 20 : Dao động tắt dần có A. lực tác dụng lên vật giảm dần theo thời gian B. chu kỳ dao động giảm dần theo thời gian C. tần số dao động giảm dần D. cơ năng giảm dần theo thời gian Câu 21 : Phát biểu nào sau đây không đúng?Đối với dao động tắt dần thì A. cơ năng giảm dần theo thời gian B. biên độ dao động giảm dần theo thời gian C. tần số giảm dần theo thời gian D. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh Câu 22 : Một vật dao động với tần số riêng f0 = 5Hz, dùng một ngoại lực cưỡng bức có cường độ không đổi, khi tần số Đề cương ôn tập từng bài 2 Trường THPT Đồn Văn Tố GV : Võ Thị Thùy Linh ngoại lực lần lượt là f1 = 6Hz và f2 = 7Hz thì biên độ dao động tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2. A: A1 > A2 vì f1 gần f0 hơn. C: A1 < A2 vì f1 < f2 B: A1 = A2 vì cùng cường độ ngoại lực. D: Khơng thể so sánh Câu 23: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức. B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động. D. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức. Bài tập Câu 1: Một con lắc đơn dao động tắt dần.Cứ sau mỗi chu kỳ , biên độ giảm 3%.Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động tồn phần là bao nhiêu? A. 3% B. 9% C. 4,5% D. 6% Câu 2 : Một con lắc lò xo có độ cứng k = 200N/m, khối lượng quả cầu là 200g.Con lắc lò xo dao động theo phương ngang với biên độ lúc đầu là 8cm.Hệ số ma sát giữa quả cầu và mp ngang là 0,2. Lấy g = 10m/s 2 .Coi chu kì dao động là khơng đổi và biên độ giảm đều trong từng nửa chu kỳ.Độ giảm biên độ sau một chu kỳ dao động A. 0,4cm B. 0,8cm C. 1cm D. 1,6cm Câu 3 : Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m, khối lượng quả cầu là 100g.Con lắc lò xo dao động theo phương ngang với biên độ lúc đầu là 4cm.Hệ số ma sát giữa quả cầu và mp ngang là 0,1. Lấy g = 10m/s 2 Coi chu kì dao động là khơng đổi và biên độ giảm đều trong từng nửa chu kỳ.Biên độ dao động còn lại sau một chu kỳ dao động kể từ lúc bắt đầu dao động với biên độ 4cm A. 0,4cm B. 0,8cm C. 1,6cm D. 3,2cm Câu 4 : Một con lắc lò xo có độ cứng k = 200N/m, khối lượng quả cầu là 400g.Con lắc lò xo dao động theo phương ngang với biên độ lúc đầu là 10cm.Hệ số ma sát giữa quả cầu và mp ngang là µ . Lấy g = 10m/s 2 .Biết qng đường từ lúc quả cầu bắt đầu dao động với biên độ 10cm cho đến khi dừng hẳn là 2,5m.Coi chu kì dao động là khơng đổi và biên độ giảm đều trong từng nửa chu kỳ.Hệ số ma sát µ là A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4 Câu 5: Một con lắc dao động tắt dần chậm .Biết cứ sau mỗi chu kỳ , biên độ giảm 2%.Phần năng lượng của con lắc bị mất trong 1 dao động tồn phần A. 7,92% B. 3,96% C. 11,88% D. 96,04% Câu 6 : Một con lắc lò xo có độ cứng k = 200N/m, khối lượng quả cầu là 400g.Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng.Từ VTCB kéo quả cầu xuống dưới một đoạn 4cm rồi bng nhẹ.Biết trong q trình dao động thì lực cản có độ lớn bằng 1% trọng lực tác dụng lên vật. Coi chu kì dao động là khơng đổi và biên độ giảm đều trong từng nửa chu kỳ. Lấy g = 10m/s 2 . Tìm số lần quả cầu qua VTCB kể từ lúc bắt đầu dao động cho đến khi quả cầu dừng hẳn A. 10 B. 20 C. 30 D. 40 Câu 7 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi bng nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s 2 . Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong q trình dao động là A. 10 30 cm/s. B. 20 6 cm/s. C. 40 2 cm/s. D. 40 3 cm/s. Câu 8 : Một con lắc đơn dài 44cm được treo vào trần của một toa xe lửa.Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray .Tìm tốc độ khi con tàu chuyển động thẳng đều để con lắc sẽ có biên độ lớn nhất .Biết khoảng cách giữa hai mối nối là 12,5m. Cho g = 9,8m/s 2 A. 10,7km/h B. 34km/h C. 106km/h D. 45km/h Câu 9 : Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hồn n 0 F F sin10 t= π thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là A. 5 π Hz . B. 10 Hz . C. 5 Hz . D. 10 π Hz . Câu 10: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng khơng đáng kể có độ cứng 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hồn có tần số góc F ω . Biết biên độ của ngoại lực tuần hồn khơng thay đổi. Khi thay đổi F ω thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi F 10 rad / s ω = thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng A. 10 gam. B. 40 gam. C. 100 gam. D. 120 gam. Câu 11 : Một con lắc đơn dài 50 cm được treo trên trần một toa xe lửa chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Con lắc bị tác động mỗi khi xe lửa qua điểm nối của đường ray, biết khoảng cách giữa 2 điểm nối đều bằng 12m. Hỏi khi xe lửa có vận tốc là bao nhiêu thì biên độ dao động của con lắc là lớn nhất? ( Cho g = π 2 m/s 2 ). A: 8,5m/s B: 4,25m/s C: 12m/s D: 6m/s. Câu 12 : Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 0,5m. Chu kỳ dao động riêng của nước trong xô Đề cương ơn tập từng bài 3 Trường THPT Đồn Văn Tố GV : Võ Thị Thùy Linh là 0,5s. người đó đi với vận tốc v thì nước trong xô bò sóng sánh mạnh nhất. Vận tốc v có thể nhận giá trò nào trong các giá trò sau? A: 36km/h B: 3,6km/h C: 18 km/h D: 1,8 km/h Câu 13 : Một người xách xơ nước đi trên đường ,mỗi bước đi dài 45cm thì nước trong xơ sóng sánh mạnh nhất.Chu kỳ dao động riêng của nước trong xơ là 0,3s.Tính tốc độ của người đó ra đơn vị km/h A 54km/h B. 5,4km/h C.15km/h D. 1,5km/h Câu 14 : Một chiếc xe đẩy có khối lượng m được đặt trên 2 bánh xe ,mỗi bánh xe có gắn một lò xo có cùng độ cứng 200N/m.Xe chạy trên đường lát bêtong cứ cách 6m có một cái rãnh nhỏ.Khi người đó chạy với tốc độ 14,4km/h thì xe bị rung mạnh nhất.Tính khối lượng của xe A. 2,28kg B. 22,8kg C. 228kg D. 37kg Câu 15 : Một người đi xe đạp chở một thùng nước đi trên vỉ hè lát bêtơng cứ cách 4,5m có một rãnh nhỏ.Khi người đó chạy với tốc độ 10,8km/h thì nước trong thùng bị văng tung t mạnh nhất ra ngồi.Tính tần số dao động riêng của nước trong thùng A. 1,5Hz B. 2/3Hz C. 2,4Hz D. 3Hz Câu 1 6 : Một người đi xe đạp đèo 2 thùng nước ở phía sau và đạp xe trên con đường lát bêtong cứ cách 3m có một rãnh nhỏ.Khi người đó chạy với tốc độ nào( tính ra đơn vị km/h) thì khơng có lợi.Biết chu kỳ dao động riêng của nước trong thùng là 0,9s A. 10km/h B. 11km/h C. 12km/h D. 13km/h Câu 1 7 : Một hành khách dùng dây chằng cao su treo một chiếc ba lơ trên trần toa tàu, ngay phía trên một trục bánh xe của toa tàu.Khối lượng của ba lơ là 16kg,hệ số cứng của dây chằng cao su là 900N/m,chiều dài của mỗi thanh ray là 12,5m,ở chổ nối thanh ray có một khe hở nhỏ.Tàu chạy với tốc độ bao nhiêu km/h thì ba lơ dao động mạnh nhất A. 49,7km/h B. 53,7km/h C. 57,6km/h D. 76,6km/h Câu 1 8 : Một con lắc đơn có chiều dài 30cm được treo trong một toa tàu, ngay phía trên một trục bánh xe.Chiều dài mỗi thanh ray là 12,5m. Tàu chạy với tốc độ bao nhiêu km/h thì con lắc dao động mạnh nhất.Lấy g = 9,8m/s 2 . A. 40km/h B. 50km/h C. 40,9km/h D. 50,9km/h Đề cương ơn tập từng bài 4 . Linh ngoại lực lần lượt là f1 = 6Hz và f2 = 7Hz thì biên độ dao động tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2. A: A1 > A2 vì f1 gần f0 hơn. C: A1 < A2 vì f1 < f2 B: A1 = A2 vì cùng cường độ. thay đổi và khi F 10 rad / s ω = thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng A. 10 gam. B. 40 gam. C. 10 0 gam. D. 12 0 gam. Câu 11 : Một con lắc đơn. cách giữa hai mối nối là 12 ,5m. Cho g = 9,8m/s 2 A. 10 ,7km/h B. 34km/h C. 10 6km/h D. 45 km/h Câu 9 : Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hồn n 0 F F sin10 t= π thì xảy ra hiện tượng

Ngày đăng: 18/10/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan