Các chỉ tiêu Đánh giá NHTM thông qua mô hình CAMELS hướng dẫn sv 2

2 492 0
Các chỉ tiêu Đánh giá NHTM thông qua mô hình CAMELS   hướng dẫn sv 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Liệt kê những chỉ tiêu của mô hình camels và chi tiết các chỉ tiêu trong từng chữ cái. Các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình Camels. Sử dụng trong bài tập lớn khi đánh giá báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại hiện nay

ThS. Lê Hải Trung Hà Nội, 20/8/2014 Đánh giá NHTM thông qua mô hình CAMELS C – Capital Adequacy: An toàn vốn Đối với chữ C trong mô hình CAMELS, chủ yếu nội dung đánh giá sẽ là liên quan đến mức độ đủ vốn và chất lượng vốn của NHTM so với mức độ rủi ro trong hoạt động mà NHTM đang chấp nhận. Tóm lại, khi đánh giá chữ C, các sv cần đánh giá được các khía cạnh sau đây: - Mức độ đủ vốn của NHTM theo các quy định về đảm bảo an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động mà NHNN đã quy định. - Chất lượng nguồn vốn của NHTM ( Thành phần, vốn cấp 1, vốn cấp 2, mức độ ổn định trong nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM). - Xu hướng thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM (Tăng trưởng vốn chủ sở hữu ntn, cách thức sử dụng ra sao…) - Mức độ đòn bẩy tài chính mà NHTM sử dụng. - Mức độ rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng. - Khả năng chịu đựng rủi ro của NHTM đối với quy mô vốn (Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu đối với các rủi ro trong hoạt động ….) A – Asset Quality: Chất lượng tài sản Đối với chữ A trong mô hình CAMELS, mục tiêu đánh giá là chất lượng của các tài sản mà NHTM đang có bao gồm đánh giá chủ yếu về danh mục cho vay, danh mục đầu tư, tài sản cố định….Các sv cần đánh giá được các khía cạnh sau đây: - Kết cấu tài sản của NHTM, thay đổi tỷ trọng, thay đổi xu hướng…. - Chất lượng danh mục cho vay của NHTM: rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro, mức độ tập trung, chính sách tín dụng,…. - Chất lượng danh mục đầu tư: Bao gồm danh mục chứng khoán và góp vốn đầu tư dài hạn, đánh giá về thành phần, mức độ tập trung, kết quả đầu tư, dự phòng…. - Chất lượng tài sản cố định và tài sản có khác: Thành phần, tỷ trọng,… - Chất lượng các khoản mục ngoại bảng của NHTM M – Management Competency: Năng lực quản lý Đối với chữ M trong mô hình CAMELS, mục tiêu đánh giá là khả năng quản lý, năng lực điều hành của ban quản trị NHTM. Các sv cần đánh giá được các khía cạnh sau đây: - Thành phần ban quản trị của NHTM, sự biến động trong thành phần ban quản trị của NHTM qua các thời kỳ. - Chiến lược kinh doanh của NHTM. - Mô hình kiểm soát nội bộ - Các chính sách quản lý khác của NHTM (nếu có): chính sách nhân sự, chính sách ưu đãi, môi trường làm việc… - Mức độ phù hợp trong hoạt động của NHTM so với quy mô, chiến lực và quy định của pháp luật. - Kết quả kinh doanh và rủi ro trong hoạt động của NHTM (Đánh giá tổng quan; Kế hoạch vs thực tế…) - Thị phần, sự tăng trưởng trong hoạt động của NHTM ThS. Lê Hải Trung Hà Nội, 20/8/2014 E – Earnings Strength – Khả năng sinh lời Đối với chữ E trong mô hình CAMELS, mục tiêu đánh giá là khả năng sinh lời của NHTM bao gồm cả chất lượng lợi nhuận, mức độ ổn định trong khả năng sinh lời và xu hướng lợi nhuận của NHTM. Sv cần đưa ra đánh giá về các khía cạnh sau: - Kết quả kinh doanh (mức độ ổn định và xu thế thay đổi) - Cấu trúc lợi nhuận - Khả năng hỗ trợ tăng trưởng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại - Khả năng kiểm soát chi phí - Sự phù hợp của lợi nhuận và rủi ro. - Khả năng sinh lời trong tương lai của NHTM L – Liquidity – Mức độ thanh khoản Đối với chữ L trong mô hình CAMELS, mục tiêu đánh giá là khả năng của nguồn dự trữ thanh khoản đối với các nhu cầu thanh khoản của NHTM cũng như mức độ phù hợp đối với quy mô, tính chất hoạt động và mức độ rủi ro của NHTM. Các sv cần đưa ra được đánh giá trên những khía cạnh sau đây: - Kết cấu tài sản của NHTM (Tài sản thanh khoản, tài sản không thanh khoản….) - Khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ và các nguồn vốn khác - Cơ cấu nguồn vốn huy động và sự ổn định của nguồn vốn huy động của NHTM - Mức độ phù hợp của nguồn vốn huy động và tài sản. (Huy động và cho vay, huy động ngắn hạn và cho vay ngắn hạn….) - Mức độ đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo khả năng chi trả và các quy định khác của NHNN. S – Sensitivity to Market Risk – Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường. Đối với chữ S trong mô hình CAMELS, mục tiêu đánh giá là xem xét sự nhạy cảm của kết quả kinh doanh (Xét trên góc độ lợi nhuận và giá trị ròng cho các cổ đông – thường đánh giá của EPS hoặc P/E) đối với những sự thay đổi của thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu, môi trường kinh tế…. - Sự phù hợp trong kết cấu BCĐKT của NHTM (Tài sản – Nợ) - Thay đổi trong hoạt động kinh doanh của NHTm do những sự thay đổi của các nhân tố thị trường. - Rủi ro thị trường mà NHTM phải đối mặt trong hoạt động của mình, chiến lược quản trị rủi ro của NHTM. Về cơ bản, đối với mỗi NHTM, mỗi nhóm có thể lựa chọn các cách phân tích đánh giá khác nhau như các tỷ số tài chính khác nhau, có thể phân tích định tính hoặc định lượng. Tuy nhiên, cần đảm bảo đưa ra được đánh giá tổng quan về NHTM cả trên khía cạnh hiện trạng, xu hướng và so sánh tiêu chuẩn . Trung Hà Nội, 20 /8 /20 14 Đánh giá NHTM thông qua mô hình CAMELS C – Capital Adequacy: An toàn vốn Đối với chữ C trong mô hình CAMELS, chủ yếu nội dung đánh giá sẽ là liên quan đến mức độ. M trong mô hình CAMELS, mục tiêu đánh giá là khả năng quản lý, năng lực điều hành của ban quản trị NHTM. Các sv cần đánh giá được các khía cạnh sau đây: - Thành phần ban quản trị của NHTM, sự. hoạt động ….) A – Asset Quality: Chất lượng tài sản Đối với chữ A trong mô hình CAMELS, mục tiêu đánh giá là chất lượng của các tài sản mà NHTM đang có bao gồm đánh giá chủ yếu về danh mục

Ngày đăng: 18/10/2014, 02:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan