sáng kiến kinh nghiệm dạy trẻ 5, 6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình

12 4.1K 18
sáng kiến kinh nghiệm dạy trẻ 5, 6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI *** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : NHỮNG KINH NGHIỆM DẠY TRẺ 5-6 TUỔI THỰC HIỆN TỐT KĨ NĂNG XÉ DÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Họ và tên người viết : Dương Thị Thanh Nga Chức vụ: Giáo viên 1 Sáng kiến kinh nghiệm II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI A. Tên đề tài: Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé trong hoạt động tạo hình. B. Lý do chọn đề tài: “Tạo hình là một hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non nó góp một phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Nhờ có hoạt động này mà trẻ có điều kiện được phát huy năng khiếu về hội hoạ. Do vậy các cháu thường rất say mê khi đến giờ hoạt động tạo hình. Nhưng không phải là khi nào cũng được như vậy vì hoạt động tạo hình ở trường mầm non không đơn thuần chỉ là vẽ hay nặn mà nó còn có cả môn xé dán. Với các giờ xé dán thì lại có một đặc thù riêng các cháu không được cầm bút để thể hiện mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào các đường nét khi trẻ xé. Cho nên qua thực tế các tiết xé dán tôi thấy các cháu còn rất lúng túng nhiều khi có ý tưởng xong lại không thực hiện được vì đôi tay của trẻ còn non yếu. Đứng trước một thực trạng như vậy là một cô giáo trực tiếp dạy các cháu ở độ tuổi 5-6 tuổi tôi luôn băn khoăn tự hỏi mình phải làm thế nào để có các giờ dạy trẻ xé dán đạt hiệu quả cao và sáng tạo. Từ đó tôi đã tìm ra một số kinh nghiệm để dạy trẻ thực hiện tốt kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình, đó cũng chính là lý do khiến tôi chọn đề tài này.” . 2 Sáng kiến kinh nghiệm C. Quá trình thực hiện đề tài: Đề tài được áp dụng với việc dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình. Thời gian thực hiện trong một năm học. III. KHẢO SÁT THỰC TẾ 1. Thuận lợi: - Được ban lãnh đạo nhà trường quan tâm, giúp đỡ. - Khung cảnh nhà trường mang tính sư phạm có nhiều thuận lợi để trẻ sáng tạo trong khi xé dán. - Trẻ tới lớp đông và đều học qua chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4-5 tuổi - Chị em đồng nghiệp luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 2. Khó khăn: - Chưa có góc tuyên truyền riêng về hoạt động xé dán cho các bậc phụ huynh. - Phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của hoạt động xé dán. - Trẻ không được đi tham quan nhiều nơi xa, phong cảnh đẹp để mở rộng tầm hiểu biết - Trình độ xé dán của bản thân giáo viên còn hạn chế - Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa thực hiện tốt. 3. Khảo sát đánh giá trẻ trước khi thực hiện đề tài: Để đánh giá tính hiệu quả của đề tài cũng như tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với nhóm lớp với từng cá nhân trẻ ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá về khả năng tạo hình đặc biệt là khả năng xé dán của nhóm lớp mình được giao.Qua những tiết tạo hình đặc biệt là giờ xé dán tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế cụ thể qua từng tiết học đạt kết quả như sau 3 Sáng kiến kinh nghiệm Kết quả cụ thể: 25 trẻ Stt Kĩ năng xé dán của trẻ Kết quả SL % 1 Loại tốt 3 12 2 Khá 5 20 3 Trung bình 10 40 4 Yếu 7 28 Từ việc khảo sát tình hình thực tế cũng như nhìn vào kết quả đánh giá trẻ tôi đã suy nghĩ làm thế nào để trẻ có được kỹ năng xé dán tốt. trước những suy nghĩ như vậy và những kiến thức đã học tôi tìm ra một số biện pháp thực hiện sau: IV. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Chuẩn bị tốt đồ dùng học liệu của cô và trẻ: để một giờ xé dán đạt được kết quả tốt thì yếu tố đầu tiên để góp phần vào thành công của giờ dạy đó chính là đồ dùng của cô và trẻ. Đồ dùng học liệu ở đây phải kể đến đó là đồ dùng của cô là các bài xé dán theo mầu cũng như theo đề tài hoặc ý thích …Còn đồ dùng của trẻ không thể thiếu được trong giờ xé dán đó là vở của bộ môn xé dán, giấy màu, hồ dán, bút màu để hỗ trợ khi cần thiết. Từ đó tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường vận động phụ huynh đóng góp để trang bị đầy đủ các đồ dùng của trẻ. Còn về phía đồ dùng của cô thì sau khi nhận kế hoạch giáo dục tôi đã tự bố trí thời gian của mình để làm các bức tranh mẫu đảm bảo đúng và mang tính thẩm mỹ cao. Nhờ có như vậy mà đồ dùng của trẻ thì rất đầy đủ còn về phía đồ dùng của cô thì luôn được chuẩn bị kỹ cho nên trẻ rất thích. Tóm lại việc chuẩn bị đồ dùng học liệu của cô và trẻ tốt chính là điểm khởi đầu tốt cho việc rèn kỹ năng xé dán cho trẻ. Muốn một giờ xé dán đạt kết quả cao cần phải có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động xé dán như giấy màu, giấy trắng, hồ dán, khăn lau tay, bút. Do vậy 4 Sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động xé dán của trẻ như: Vở vẽ đủ theo sỹ số trẻ. Giấy màu, giấy A4, hồ dán đủ mỗi trẻ một hộp. Khăn lau tay cho trẻ - Tranh dạy trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đặc biệt là tranh mẫu dạy trẻ xé dán theo từng chủ đề trong năm học. 2. Dạy kỹ năng cho trẻ trực tiếp thông qua giờ xé dán Có thể nói việc dạy cho trẻ có kỹ năng tốt trong việc xé dán thì việc tiến hành trển tiết học là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy cứ mỗi khi có tiết xé dán tôi luôn phải chuẩn bị kỹ các từ hướng dẫn để cung cấp cho trẻ sao cho các cháu đễ hiểu và dễ nhớ. Đặc biệt là cô giáo cần phải nắm vững phương pháp của từng thể loại theo mẫu, theo đề tài hoặc theo ý thích. * Đối với tiết xé dán theo mẫu: Cô phải chuẩn bị mẫu của cô đảm bảo tính thẩm mỹ và chính xác. Trẻ phải dược quan sát nhận xét mẫu Ví dụ: Xé dán con cá cô phải cho trẻ quan sát tranh con cá cô đã làm mẫu. mình cá được xé theo hình gì, đuôi cá làm như thế nào, dán thêm các chi tiết như vây, vẩy làm bằng chất liệu gì? và các bộ phận trên đầu cá như mắt, miệng được dán như thế nào cho cân đối phù hợp Khi cô làm mẫu cần phải phân tích ngắn gọn dễ hiểu tạo điều kiện cho trẻ dễ quan sát Khi trẻ thực hành cô phải để tranh mẫu để cho trẻ quan sát nếu cháu nào còn khó khăn cô có thể trợ giúp Cuối cùng khi nhận xét sản phẩm cô cũng cần phải chú ý đến kết quả của trẻ có phù hợp với bài của cô đã đề ra hay không. * Đối với loại tiết theo đề tài: Cô cũng phải chuẩn bị 3-4 tranh mẫu và cũng cho trẻ nhận xét tranh mẫu các tranh mẫu đều thể hiện về đề tài gì? Ví dụ: 5 Sáng kiến kinh nghiệm Bài xé dán đàn vịt theo đề tài, cô phải cho trẻ xem ít nhất là 3 tranh mẫu, cho trẻ xem từng tranh một và nhận xét xem bức tranh mẫu 1 này được làm bằng chất liệu gì? các con vịt được dán như thế nào? Có mấy con vịt trong bức tranh thứ 2. Bố cục sắp xếp của các con vịt trong tranh thứ 3 này ra sao? Ở tiết xé dán theo đề tài giáo viên không phải làm mẫu trực tiếp, nhưng cô cũng nói qua cách xé dán của bức tranh để trẻ nhớ lại và dễ dàng tưởng tượng ra hơn. Khi trẻ thực hiện giáo viên cất tranh mẫu đi để trẻ thoả sức sáng tạo không làm cho trẻ dập khuôn với tranh mẫu. Cô bao quát trẻ xem có trẻ nào chưa thực hiện được thì cô đến bên giúp đỡ, gợi hỏi trẻ định xé dán như thế nào? sử dụng chất liệu gì? Khi nhận xét sản phẩm cô cho trẻ tự nhận xét bài của bạn, bài của mình và cô nhận xét chung lại, phải chú ý đến nội dung các bức tranh có bám sát theo đề tài mà cô đưa ra không? * Loại tiết xé dán theo ý thích: Cô đưa ra một đề tài chung để cả lớp thảo luận, rồi hỏi trẻ dự định của mình. Ví dụ: Xé dán về hiện tượng thời tiết mà trẻ thích : cô đưa ra chủ đề là hiện tượng thời tiết hỏi cháu nào thích xé về mưa, về nắng, về cầu vồng sau cơn mưa cách xé mưa thì rơi như thế nào? nắng thì có ông mặt trời hiện ra chói trang và mọi người thường hay đi tắm biển vào mùa hè Sau khi trẻ nói về dự định của mình cô cho trẻ về chỗ thực hiện và quan sát giúp đỡ những trẻ chưa thực hiện được như dự định. Khi cho trẻ lên trưng bày sản phẩm cô nhận xét bài của trẻ xé dán theo hướng nào và chủ đề chung là gì? 3. Rèn kỹ năng xé dán cho trẻ ngoài tiết học: Nếu việc dạy trẻ kỹ năng xé dán chỉ đơn thuần diễn ra trên tiết học thì chưa thể nào có thể tốt được do vậy ngoài việc thực hiện trên tiết học tôi còn tiến hành dạy trẻ xé dán ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động ở trường mầm non. Ví dụ khi sắp đến chủ đề thực vật tết và mùa xuân: Tôi và trẻ cùng trang trí cho mảng chủ điểm của lớp bằng các bức tranh do cô và trẻ trực tiếp xé dán như các cành hoa đào, hoa mai… Hoặc khi hoạt động ngoài trời tôi đã cùng với trẻ làm các bức tranh xé dán vườn cây ăn quả. 6 Sáng kiến kinh nghiệm Hay khi giờ hoạt đọng góc với giấy màu sẵn có tôi đã hướng dẫn trẻ làm các bộ sưu tập về các con vật. Do được thực hành thường xuyên cho nên trẻ đã có kỹ năng xé dán ngày càng tiến bộ rõ rệt, tôi thấy trẻ hứng thú hơn khi đến giờ xé dán và đã có nhiều các bức tranh xé dán rất đẹp và sáng tạo. Nó giúp cho việc trang trí các chủ đề của tôi cũng đõ vất vả hơn đồng thời đây cũng là dịp để trẻ được trải nghệm thực tế phù hợp với yêu cầu của chương trình mầm non mới hiện nay. Tóm lại việc rèn kỹ năng cho trẻ muốn đạt được kết quả tốt thì việc dạy trẻ mội lúc mọi nơi là vô cùng quan trọng và cần thiết. 4/ Tạo hứng thú cho trẻ thông qua ngày lễ hội: Để có được những bức tranh xé dán đẹp thì việc tạo hứng thú cho trẻ cũng rất cần thiết và hiệu quả. Đặc biệt trong một năm học thường có rất nhiều các ngày kỷ niệm gắn liền với các bài xé dán trong chương trình như: ngày 8-3, ngày20-10, ngày 20-11, ngày 22-12. Nhân dịp này tôi đã cho trẻ xé dán các bức tranh để tặng mẹ nhận ngày 8-3, 20-10. Khi được cô thông báo các con sẽ xé dán hoa về để tặng mẹ của mình thì t ôi thy hình như trẻ đã cố gắng hơn rất nhiều vì bạn nào cũng muốn xé dán tranh thật đẹp để về tặng mẹ mình để dược mẹ khen. Hay với ngày hội của cô thì các con cũng muốn thể hiện tình cảm của mình để tặng cô. Với việc tạo hứng thú như vậy tôi thấy hiệu quả các bài xé dán tăng lên rõ rệt trẻ như muốn được thể hiện mình cho cô và bạn cúng lớp cho nên tôi thấy trẻ rất cố gắng. Tóm lại việc tạo hứng thú cho trẻ thông qua các ngày lễ hội chính là chất xúc tác để giúp trẻ có những bài xé dán sáng tạo 5/ Xây dựng góc tạo hình và góc tuyên truyền về hoạt động tạo hình để gây chú ý của phụ huynh học sính. - Ở góc tạo hình và với hoạt động xé dán tôi chia làm 2 mảng: + Một bên tôi sưu tầm các tranh ảnh xé dán về : trường mầm non. về vườn cây ăn quả, về các hiện tượng tự nhiên như cầu vồng, mưa, nắng… + Một bên treo những bài xé dán đẹp của trẻ sau mỗi tiết học. Những ngày đầu tôi đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ nói lên hiểu biết của mình sau khi quan sát tranh, sau đó dần hình thành thói quen thích quan sát và tìm hiểu về những bài của bạn, giới thiệu về tranh của mình một cách say mê. 7 Sáng kiến kinh nghiệm - Thường xuyên thay đổi những bức tranh để thu hút sự quan sát của trẻ tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học sau - Xây dựng góc tuyên truyền hoạt động tạo hình đến với phụ huynh không phải phụ huynh nào cũng hiểu được tầm quan trong của hoạt động tạo hình nhât là hoạt động xé dán. Chính vì thế tôi xây dựng góc tuyên truyền hoat động xé dán bằng chính những sản phẩm của trẻ từ đó họ thấy được sản phâm của con mình dần nhận thức tạo điều kiện cho con mình xé dán tốt hơn. - Tạo góc trưng bày ra hành lang của lớp học dể phụ huynh khi đưa đón con có thể nhìn thấy bài của con mình. Thấy bài của con mình đẹp phụ huynh sẽ động viên con mình vẽ được nhiều và có chiều hướng phát triển cho con trong tương lai. Còn những phụ huynh thấy con mình làm chưa tốt bằng bạn sẽ chú ý quan tâm đến khả năng xé dán của con mình hơn dể con mình không thua kém bạn. Từ việc tuyên truyền tranh và những bài xé dán đẹp đó tôi đã tạo điều kiện cho trẻ thích đến lớp. Trẻ thi đua với nhau và phụ huynh cũng thi đua vì ai cũng muốn bài của con em mình đẹp được treo lên để mọi người biết đến. Chính vì thế trẻ được luyện tập nhiều hơn và bài xé dán ngày càng đẹp hơn, có nhiều sáng tạo. 6/Kết hợp giữa gia đình và nhà trường . - Đối với trẻ nhỏ nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng thì trẻ rất dễ nhớ nhưng cũng mau quên chính vì thế trẻ phải được luyện tập thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà. + Đối với những cháu có năng khiếu tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh để gia đình quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng cho trẻ phát triển theo hướng năng khiếu của trẻ. + Đối với những trẻ còn hạn chế về khả năng tạo hình tôi cũng gặp trực tiếp dể trao đổi với phụ huynh tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ hướng dẫn thêm cho các cháu ở nhà để có kết quả khá hơn.nhưng vẫn phải thống nhất giữa gia đình và nhà trường Tóm lại: việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy trẻ xé dán là không thể thiếu được, nó giúp trẻ được luyện tập nhiều hơn. Từ đó bài xé dán của trẻ đẹp hơn, có nhiều sáng tạo hơn. Trên đây là kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình. Bản thân tôi rất mong được sự góp ý của quý ban và bạn bè đồng nghiệp để có những kinh nghiệm dạy trẻ xé dán tốt hơn và có những tiết dạy đạt kết qủa tốt hơn. 8 Sáng kiến kinh nghiệm IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: - Đối với bản thân: + Được trau dồi kinh nghiệm + Được phụ huynh tín nhiệm và tin yêu Kết quả đánh giá STT Kỹ năng xé dán Đầu năm Cuối năm số lưọng tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Loại tốt 3 12 15 20 2 Khá 5 20 8 32 3 Trung bình 10 40 2 52 4 Yếu 7 28 V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Giáo viên thực sự phải có long nhiệt tình yêu nghề mến trẻ có năng lực sư phạm, nắm vững chuyên môn. Sáng tạo trong mỗi bài dạy, kiên trì và luôn đổi mới trong phương pháp dạy học. 9 Sỏng kin kinh nghim Chỳ ý n tr cỏ bit ( tr cú nng khiu, tr cũn hn ch) cú bin phỏp hng dn c th To iu kin tt tr cú nng khiu phỏt trin kh nng ca mỡnh. Thng xuyờn cho tr trau di k nng xộ dỏn trong v c ngoi tit hc to hỡnh. Lm tt cụng tỏc tuyờn truyn vi ph huynh kt hp cht ch gia gia ỡnh v nh trng. VI/ NHNG KIN NGH: 1/ i vi nh trng: Nh trng lm tt hn na cụng tỏc tuyờn truyn vi ph huynh v tm quan trng ca hot ng to hỡnh c bit l hot ng xộ dỏn Nh trng u t mua sm thờm cỏc tranh mu xộ dỏn theo cỏc ch ca nm hc giỏo viờn cú thờm t liu ging dy tr c tt hn theo sỏt vi chng trỡnh giỏo dc ca phũng v ca b giỏo dc. 2/ i vi cc quan qun lý cp trờn i vi phũng giỏo dc m thờm cỏc lp bi dng thờm cho giỏo viờn v mụn hot ng to hỡnh núi chung v hot ng xộ dỏn núi riờng. Dơng Nội, Ngày 25 tháng 4 năm 2010. Tác giả 10 [...].. .Sáng kiến kinh nghiệm D¬ng ThÞ Thanh Nga Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ Dương Nội, ngày tháng năm 2010 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN 11 Sáng kiến kinh nghiệm . Sáng kiến kinh nghiệm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG NỘI *** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : NHỮNG KINH NGHIỆM DẠY TRẺ 5-6 TUỔI THỰC HIỆN TỐT KĨ NĂNG XÉ DÁN TRONG HOẠT. tài: Đề tài được áp dụng với việc dạy trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình. Thời gian thực hiện trong một năm học. III. KHẢO SÁT THỰC TẾ 1. Thuận lợi: - Được ban lãnh. thực hiện tốt kĩ năng xé dán trong hoạt động tạo hình. Bản thân tôi rất mong được sự góp ý của quý ban và bạn bè đồng nghiệp để có những kinh nghiệm dạy trẻ xé dán tốt hơn và có những tiết dạy

Ngày đăng: 17/10/2014, 21:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan