Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp một giải tốt bài toán có lời văn

27 1.4K 3
Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp một giải tốt bài toán có lời văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT GIẢI TỐT BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Ở bậc Tiểu học lớp Một là một là lớp hết sức quan trọng. Nó là nền tảng vững chắc trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp các em tiếp tục học các lớp kế tiếp và là cầu nối tiếp tục học bậc trung học cơ sở. Bước đầu hình thành cho các em kĩ năng tự phục vụ mọi họat động trong cuộc sống hàng ngày. Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán đóng vai trò quan trọng nó cung cấp những kiến thực cơ bản về số, những phép tính đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó môn Toán còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em óc tò mò ham tìm hiểu khám phá và hình thành nhân cách cho các em giúp các em phát triển toàn diện. Thực tế giảng dạy nhiều năm ở tiểu học tôi thấy kỹ năng tính nhẩm, làm các phép tính với số tự nhiên như làm tính cộng, trừ số có nhiều chữ số và phép chia đối với số có 2 hoăc 3 chữ số. Đặc biệt dạng toán giải bài toán có lời văn các em ngại làm, làm rất chậm, làm đại cho xong, đặt lời giải sai, viết phép tính sáo trộn, viết đơn vị đi kèm sai, nhầm lẫn từ dạng này sang dạng kia. Trình bày bài làm chưa khoa học, lo gíc theo trình tự dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do ngay từ lớp Một các em chưa hình thành được kĩ năng tìm hiểu đề toán và cách giải loại toán này. Vì ở lứa tuổi học sinh lớp Một các em rất hồn nhiên ngây thơ, ham chơi, chưa biết chữ, bởi vậy vốn kiến thức ngôn ngữ, nói, viết còn hạn chế. Chính vì thế nên đôi khi các em ghi được phép tính nhưng không nêu được câu lời giải. Một mặt các em chưa quen nề nếp học tập. chưa biết xác định đúng về nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc học tập, chưa có hứng thú học tập cao dẫn đến chưa xác định được các dạng toán giải có liên quan đến lời văn. GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 1 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn Như vậy làm thế nào để giúp các em tiếp thu bài tại lớp, nắm kiến thức môn Toán một cách vững chắc, có hệ thống, có kỹ năng tính toán và giải toán có lời văn nhanh và chính xác đạt hiệu quả cao, để áp dụng vào thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với thời kì phát triển của đất nước. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu của SKKN: Đề ra một số biện pháp áp dụng vào giảng dạy giải bài toán có lời văn lớp Một, tạo hứng thú trong giờ học toán, nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các phương pháp trong giảng dạy giúp học sinh lớp Một giải tốt bài toán có lời văn. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy môn toán lớp Một thông qua việc học sinh giải bài toán có lời văn trong năm học 2013 – 2014 tại trường Tiểu học Tân Hiệp – Phú Giáo – Bình Dương. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Trong thời kì công nghiệp hoá đất nước ngành giáo dục luôn được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Vì đây là động lực thúc đẩy nó góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển không ngừng về mọi mặt. Đặc biệt những năm gần đây ngành giáo dục luôn được đổi mới về mục tiêu, nôi dung và phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học tich cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ở bậc tiểu học thì lớp Một là lớp được đổi mới nâng cao rõ nhất là môn Toán, trong chương trình trước đây các em chỉ học cộng trừ các số trong phạm vi 10, hiện nay các em được học cộng trừ trong phạm vi 100, đặc biệt là các em còn được học dạng giải bài toán có lời văn ở tuần 23. Các thầy cô đã biết môn Toán là một môn học khô khan cứng ngắc đây là những dạy vô cùng vất vả đối với giáo viên - rất khó tiếp thu đối với học sinh. Vì học sinh lớp Một ở lứa tuổi 6 đến 8 tuổi khả năng chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểu soát điều GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 2 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này tính chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu bền tính vững, dễ bị phân tán bởi những âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập. Một mặt tri giác của trẻ còn mang tính đại thể, không ổn định ít đi vào chi tiết, tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan nhưng trí tưởng tượng của các em vễn còn đơn giản, chưa bền vững dễ thay đổi. Đặc biệt ở lứa tuổi này tư duy của trẻ phát triển từ trực quan cụ thể đến trừu tượng hoá nên các em thường quan tâm chú ý đến các môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, nhiều tranh ảnh với nhiều màu sắc hấp dẫn. các em rất ham chơi, thích làm việc theo ý mình, nhưng thích bắt chước người khác đặc biệt là giáo viên, trẻ coi thầy giáo cô giáo là thần tượng thích làm theo thầy cô giáo. Như vậy trong quá trình giảng dạy chúng ta cần giúp học sinh phát triển tư duy và trí tưởng tượng bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc, bằng những câu hỏi mang tính gợi mở gần gũi với các em, thu hút các em tích cực hoạt động trong giờ học tiếp thu bài tốt giúp các em phát triển toàn diện. Đây cũng là điều mà đội ngũ giáo viên chúng tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi, trau dồi học hỏi và sàng lọc lựa chọn những phương pháp, những hình thức dạy học phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 2. Thực trạng Qua thực tiễu 4 năm qua giảng dạy lớp Một tôi thấy phần giải bài toán có lời văn giáo viên rất vất vả khi dạy các em giải bài toán có lời văn. Trong năm học 2012 – 2013 tôi suy nghĩ làm thế nào để giúp các em nắm vững và có kĩ năng giải loại toán này ngay từ lớp 1 để làm nền tảng giúp các em học tốt môn Toán ở bậc Tiểu học. Do đó tôi luôn tham khảo kỹ sách hướng dẫn, sách giáo khoa, sách tham khảo, cũng như các tài liệu khác có liên quan đến việc giảng dạy, thường xuyên học hỏi đồng nghiệp trau dồi kinh nghiệm, tìm tòi và rút ra một vài kinh nghiệm trong giảng dạy giúp các em tiếp thu bài tốt, kích thích cho các em lòng say mê, yêu thích môn Toán, có kỹ năng nắm vững các dạng toán trong chương trình Toán lớp 1, để tiết dạy đạt hiệu quả tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc Tiểu học. GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 3 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn 2.1 Thuận lợi: Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến chất lượng giảng dạy của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp 1. Ngay từ đầu năm đã chỉ đạo khối tổ chức thao giảng, dự giờ để giáo viên học hỏi trau dồi kinh nghiệm lẫn nhau rút kinh nghiệm, thống nhất phương pháp dạy đồng bộ trong khối xây dựng tiết dạy tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Lớp dạy 2 buổi /ngày, cơ sở vật chất đủ đảm bảo cho hoạt đông dạy - học, sĩ số lớp vừa phải nên có thời gian kèm cặp giúp đỡ từng em, một số các em rất ham thích môn Toán. Bản thân giáo viên rất nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ luôn gần gũi tìm hiểu hoàn cảnh từng em, thường xuyên liên hệ với phụ huynh trao đổi về việc học tập của từng em, thích tìm hiểu, nghiên cứu để giảng dạy môn Toán. Trong các tiết dạy luôn tốn nhiều thời gian giúp các em ôn tập hệ thống hóa lại những kiến thức cho các em. Chính vì thế mà tôi luôn nghiên cứu trong giảng dạy để rút ra một vài kinh nghiệm để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao. 2.2) Khó khăn: Trong năm học 2012 – 2013 tôi được phân công phụ trách giảng dạy lớp 1.3, gồm 24 em (1em khuyết tật). Trong có 12 em nam và 12 em nữ. Bản thân tôi rất lo lắng vì một số em nhút nhát, đọc bài ngọng, tiếp thu bài chậm mau quên do đó chưa nhận biết được các chữ cái nên sợ đi học mấy tuần đầu đến trường còn khóc. Đa số các em rất hồn nhiên, ham chơi chưa có nề nếp và tinh thần trách nhiệm trong học tập, hay nói chuyện, thích làm việc riêng trong giờ học, thường xuyên xin ra ngoài, hay quên tập vở và dồ dùng học tập và rất lười học bài ở nhà….Có lúc tôi nghe các em nói chuyện với nhau: “Học ở trường này chán nhỉ ? không được ăn cái gì ? mà còn phải làm bài. Học trên trường Mẫu giáo chiều ngủ dậy được ăn chè, bánh, rau câu…mà cô không bắt học”. Đa số các em rất lười học và lười chuẩn bị bài ở nhà. Phần nhiều cha mẹ các em làm nông, làm thuê, làm mướn, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Nên phụ huynh chưa thực sự quan GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 4 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn tâm đến việc học của các em. Do đó khi truyền thụ kiến thức cho các em giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả kiểm tra cuối chương như sau: TSH S ĐIỂM 9-10 % 7-8 % 5-6 % 4-3 % 2-1 % 22 3 13.64 5 22.73 6 27.27 4 18.1 8 4 18.18 3. Các biện pháp tiến hành: 3.1 Nghiên cứu nắm vững nội dung môn Toán 1. Toàn bộ chương trình gồm 140 tiết , 4tiết / tuần (134 bài và 6 tiết kiểm tra) được sắp xếp theo 4 chương. Chương I: Các số đến 10. Hình vuông, hình tam giác, hình tròn. Gồm 24 bài (trong đó có 9 bài luyện tập) Chương II: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Gồm 41 bài ( trong đó có 22 bài luyện tập). Chương III: Các số trong phạm vi 100. Đo độ dài. Giải bài toán. Gồm 43 bài (trong đó có 18 bài luyện tập ). Chương IV: Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.Đo thời gian. Gồm 26 bài (trong đó có 11 bài luyện tập và 5 bài ôn tập cuối năm). Chương này được sắp xếp những tiết luyện tập xen kẽ với những bài ôn tập kiến thức các em đã học. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp giáo viên củng cố hệ thống hóa lại những kiến thực cho các em theo từng bài, từng chương một cách vững chắc. Trong 4 chương phân phối chương trình cụ thể trên tôi thấy chương III và chương IV cũng là một trong những chương cơ bản nhất giúp cho các em nắm vững các kiến thức cơ bản, có kỹ năng thực hành các bài toán về phép tính với các số tự nhiên kết hợp nhận biết các yếu tố hình học, cần nắm bảng cộng, bảng trừ, mà còn phải biết cách giải các bài toán có lời văn nhanh và chính xác. GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 5 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn 3.2 Giúp học sinh lớp Mốt ham thích học môn Toán Chúng ta đều biết khi làm việc gì thì phải có hứng thú, có niềm đam mê thì mới đạt kết quả khả quan. Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, ngay từ đầu năm tôi thấy đa số học sinh năm nay các em nhút nhát, chậm chạp, lười học nên tôi phải thể hiện cả 3 vai trò thân thiện đối với các em “ Vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, vừa là người bạn thân của các em, luôn gần gũi trò chuyện tâm sự với các em, giúp các em mạnh dạn và tự tin trong học tập theo khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, thực hiện tốt cuộc vận động “ xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực học tập”, kết hợp theo sát nắm vững hoàn cảnh và trình độ tiếp thu bài của từng em. Từ đó tôi đã sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho các em theo hướng khá kèm yếu phân đôi bạn cùng tiến để các em dò bài và tự kiểm tra cho nhau về việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà. Đặc biệt trong mỗi tiết dạy tôi luôn cho các em nghỉ giải lao 5 phút giữa tiết và tổ chức các trò chơi kết hợp vài động tác đơn giản, tạo không khí vui nhộn để giảm sự căng thẳng mệt mỏi và gây hứng thú học tập cho các em.Song song đó tôi liên hệ với quí phụ huynh để trao đổi cụ thể việc học tập của các em để phụ huynh thường xuyên quan tâm theo dõi nhắc nhở các em học tập trong thời gian ở nhà. Tôi luôn tổ chức sinh hoạt chủ nhiệm vào cuối tuần cho các em tự nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của mình trong học tập, để động viên khen ngợi kịp thời những em học tập có tiến bộ trong tuần, đưa ra những biện pháp khắc phục nề nếp học tập nâng dần từ dễ đến khó, dần dần uốn nắn các em vào nề nếp học tập, đồng thời lồng ghép kể chuyện nêu gương điển hình về học tập như: vượt khó học tập, con ngoan, trò giỏi…cho các em nghe từ đó xây dựng cho các em thái độ học tập tốt. Phân tích cho các em nhận thấy tầm quan trọng của việc học tập nhất là đối với môn Toán, việc thực hành tốt phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên trong phạm vi 100, nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn nắm các yếu tố hình học, biết vẽ hình đã học, cách giải bài toán có lời văn Qua đó các em thấy được những ứng dụng thực tế của môn Toán 1 rất cần thiết vận dụng xuyên suốt bậc tiểu học và trong cụôc sống hàng ngày của các em. GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 6 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn Xây dựng cho các em nề nếp học tập hình thành thói quen thi đua giữ trật tự trong giờ học và thường xuyên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập như: bút chì, thước kẻ, bút màu, bộ đồ dùng học toán,… thực hiện khẩu hiệu “ Vào lớp thuộc bài” “ Ra lớp hiểu bài” thi đua học thuộc bảng cộng, bảng trừ, kết hợp làm đầy đủ các bài tập ở nhà, thường xuyên thực hành cắt vẽ hình cách trình bày bài toán. Hằng ngày ngày tôi thường kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em bằng nhiều hình thức. Theo tổ, theo nhóm, cá nhân kết hợp chấm điểm tuuyên dương động viên kịp thời để các em có hứng thú trong các tiết học. 3.3 Kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán lớp1 a) Sử dụng tranh ảnh minh hoạ SGK Toán 1: Tất cả chúng ta đã biết tư duy của học sinh tiểu học luôn từ trực quan cụ thể đến trìu tượng hoá, “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”. Đặc biệt là học sinh lớp Một các em rất thích được quan sát tranh các đồ dùng minh hoạ cụ thể trong tiết dạy thì các em dễ tiếp thu bài, nhớ lâu mà không nhàm chán tạo không khí lớp học thoải mái không mang tính áp đặt. Như vậy người giáo viên phải luôn nghiên cứu bài đầu tư làm và sưu tầm đồ dùng dạy học để phục vụ trong mỗi tiết dạy. Nhưng cũng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật làm và sử dụng đồ dùng dạy học và biết khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng và tiết dạy đạt hiệu quả cao. Ví dụ 1: Dạy bài Phép trừ trong phạm vi 7 Bài tập 4: Viết phép tính thích hợp: (SGK Toán 1 - trang 69). a) Tranh minh hoạ (SGK) GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 7 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn Khi hướng dẫn các em quan tranh vẽ minh hoạ để tìm hiểu bài toán. Giáo viên phải quan sát kĩ tranh vẽ, nhận ra dấu hiệu và hiểu ý đồ của tranh vẽ. Trong quá trình đặt câu hỏi khai thác tranh - giáo viên phải kết hợp chỉ rõ ràng từng chi tiết và dấu hiệu của tranh thì mới đàt hiệu quả cao thành công tiết dạy. + Có tất cả bao nhiêu quả cam?; giáo viên phải vừa hỏi vừa kết hợp chỉ tất cả số quả cam có trong tranh vẽ. + Bạn lấy đi mấy quả ? , giáo viên vừa hỏi kết hợp chỉ vào theo hướng mũi tên và 2 quả trên tay bạn. + Còn lại mấy quả? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp chỉ vào số cam còn lại. Sau đó giáo viên cho một số em nhắc lại bài toán - cả lớp nhắc lại bài toán. b) Tranh minh hoạ (SGK) + Bạn có tất cả bao nhiêu bóng bay ? ;giáo viên vừa hỏi vừa dùng thước chỉ vào tất cả những quả bóng bay trong tranh. + Bị đứt dây bay đi mấy quả? ; giáo viên vừa hỏi vừa dùng thước chỉ vào những quả bóng bay bị đứt dây. + Còn lại mấy quả ? giáo viên vừa hỏi vừa dùng thước chỉ vào những quả bóng bay còn lại. - Sau đó giáo viên cho một số em nhắc lại bài toán - cả lớp nhắc lại bài toán. GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 8 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn Với cách hướng dẫn rõ ràng tỉ mỉ và cụ thể từng chi tiết thể hiện ở hình vẽ nêu trên sẽ giúp các em hình dung ngay được phép tính cần viết vào ô trống là phép trừ, các em không bị nhầm lẫn với phép cộng. b) Sử dụng hình ảnh minh hoạ Toán 1 trình chiếu trên bài giảng điện tử: Trong những năm gần đây tôi thấy việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, còn yêu cầu làm và sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên trong mỗi tiết dạy. Đây là một yêu cầu vô cùng quan trọng và cần thiết ở bậc tiểu học. Đặc biệt môn Toán lớp Một yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy học 100% trong các tiết dạy bài mới. Qua thực tiễn dạy học rõ ràng việc sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học như: que tính, các bông hoa, các hình học (chữ nhật, vuông, tròn, tam giác), các con vật để gài trên bảng phụ,…Ngày nay chúng ta còn ứng dụng CNTT vào giảng dạy, sử dụng hình ảnh động rất phong phú đa dạng nhiều màu sắc trên màn hình trong bài giảng điện tử nhằm giúp học sinh hình thành bài mới một cách dễ dàng và nhớ lâu hơn. Đây là một yếu tố có tác dụng thiết thực. Thế nhưng sử dụng những đồ dùng dạy học này như thế nào cho hợp lí để khai thác triệt để hiệu quả của đồ dùng dạy học đạt hiệu quả tiết dạy tối ưu thì còn phụ thuộc vào người giáo viên khi sử dụng. Ví dụ 2: Dạy bài: Giải bài Toán có lời văn GV thể hiện trên màn hình cho HS đọc nội dung bài toán quan sát hình ảnh minh hoạ, nêu tóm tắt kết hợp với phương pháp hỏi đáp, thực hành để hình thành kiến thức mới, HS sẽ thấy lôi cuốn với những con gà được phóng to trên bảng, các em sẽ dễ dàng đếm được số gà cần tìm. H ình ảnh 1 : Màn hình xuất hiện nội dung bài toán. GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 9 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn Hình ảnh 2: màn hình xuất hiện thêm 5 con gà bên trái và 4 con gà bên phải. GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 10 [...]... Tiểu học Tân Hiệp 17 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn Với cách hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ logíc khoa học từ dễ đến khó như trên giúp các em hiểu và nắm được bài tốn lời văn đầy đủ phải có dữ kiện (cái đã cho biết và cái cần phải đi tìm) Đây cũng là bước HS hiểu bài tốn có lời văn giúp các em giải tốt bài tốn có lời văn Ví dụ: Dạy bài: Giải bài tốn có lời văn Bài tốn: Nhà An có. .. Tiểu học Tân Hiệp 21 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn Qua cách gợi ý các em biết đặt lời giải và giải bài tốn như trên là giáo viên đã thành cơng vì đây là học sinh lớp Một nên GV khơng nên u cầu các em đặt lời giải một cách máy móc dập khn và đầy đủ như các lớp trên Vì đây là bước đầu giúp các em hình thành kỹ năng giải tốn có lời văn, các em đã hiểu được lời giải của bài. . .Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn Hình ảnh 3 : Màn hình xuất hiện thêm phần tóm tắt của bài tốn GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 11 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn Hình ảnh 4: Màn hình xuất hiện thêm phần bài giải sau khi HS đã thực hiện xong phép tính GV thể hiện trên màn hình cho HS đọc nội dung bài tốn quan... tranh ảnh sưu tầm trên internet GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 25 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn 3.1 Nghiên cứu chương trình SGK Toán 1 22 23 24 Tài liệu tham khảo GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 26 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn Ý kiến nhận xét xếp loại của BGH nhà trường ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình để giúp các em GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 22 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn hiểu được đề bài tốn và biết cách giải bài tốn dẫn đến kết quả chính xác Tùy theo từng loại bài mà giáo viên sẽ củng cố cho các em những kiến thức đã học một cách có hệ thống khoa học và logic Từ đó các em sẽ nắm... để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính): Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 18 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 +4 = 9 (con gà) Giáo viên chỉ vào 9 rồi hỏi: “ 9 con gà ở đây là của nhà ai? ” (là số gà nhà An có tất cả) Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh... viết phép tính) 3.4 Kinh nghiệm dạy giải bài tốn có lời văn lớp 1: Trong thực tế giảng dạy mơn Tốn ở lớp Một, tơi thấy giải bài tốn có lời văn là một dạng mới so với trước đây, dạng tốn này các em được học ở tuần 23 trong học kì II Khi dạy các em đặt lời giải trình bày bài tốn còn vất vả hơn dạy trẻ lựa chọn các phép tính và làm các phép tính ấy để tìm ra đáp số, bắt buộc lời giải phải có quan hệ chặt... được bài tốn có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 16 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn Để đạt được u cầu này trước hết GV nêu u cầu bài tốn, cho vài ba học sinh nhắc lại u cầu bài tốn Sau đó giáo viên hướng dẫn các em quan sát hình vẽ minh hoạ (SGK) Bước 1: GV đặt câu hỏi - HS trả lời. .. Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 19 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn Bài HS trình bày chưa đúng Bài HS trình bày đúng Với cách hướng dẫn tỉ mỉ và lo gíc như trên tơi thấy các em tiếp thu bài rất nhanh và nhớ lâu qua việc cho các em nhắc lại bài tốn nhiều lần sau khi đã điền đủ các dữ kiện hoặc viết câu hỏi, giúp các em hiểu được bài tốn có lời văn là phải có đủ cái đã cho... chân cái đã ch và cái cần tìm - Hướng dẫn HS tóm tắt bài tốn Có 2 cách tóm tắt sau: GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 20 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Tốn có lời văn * Cách 1 (Tóm tắt bằng lời văn) Lớp 1A : 35 cây Lớp 2 A : 50 cây Cả hai lớp ….cây ? * Cách 2 (Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng) 35 cây Lớp 2 B ? cây 50 cây Lớp 2 A: Hoặc 35 cây 50 cây ? cây Sau khi các em . Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT GIẢI TỐT BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Ở bậc Tiểu học lớp. cách giải các bài toán có lời văn nhanh và chính xác. GV: thực hiện: Vũ Thị Hạnh Trường Tiểu học Tân Hiệp 5 Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp Một giải tốt bài Toán có lời văn 3.2 Giúp học sinh lớp. dạy giúp học sinh lớp Một giải tốt bài toán có lời văn. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy môn toán lớp Một thông qua việc học sinh giải bài toán có lời văn

Ngày đăng: 17/10/2014, 21:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ý kiến nhận xét xếp loại của BGH nhà trường

  • Ý kiến nhận xét xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan