(Huong dan 79) Huong dan Lien nganh tuyen vien chuc Giao duc nam 2011

9 263 0
(Huong dan 79) Huong dan Lien nganh tuyen vien chuc Giao duc nam 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG LIÊN NGÀNH: NỘI VỤ - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 79/LN-NV - GD&ĐT V/v tổ chức tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2011 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hải Dương, ngày 15 tháng 02 năm 2011 Kính gửi: - Chủ tịch UBND huyện, thành phố; - Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ Quyết định số 62/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên; Căn cứ Thông tư 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Căn cứ Quyết định số 2115/2006/QĐ-UBND ngày 13-6-2006 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý công tác tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh; Căn cứ Quyết định số 1789/2007/QĐ-UBND ngày 14-5-2007 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Liên ngành Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể một số nội dung trong quá trình tổ chức tuyển dụng viên chức của ngành giáo dục và đào tạo năm 2011 như sau: Mục 1 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng 1. Thẩm quyền xây dựng kế hoạch tuyển dụng Các trường Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX), Trung học phổ thông (THPT), Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề (TTKTTH-HN-DN) chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng của đơn vị mình. 2. Nội dung kế hoạch tuyển dụng gồm: a) Chỉ tiêu tuyển Các đơn vị căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao năm 2011, qui mô phát triển số lớp, số học sinh của nhà trường trong những năm tới, nhu cầu công việc, vị trí công tác và nguồn tài chính của đơn vị để xác định số lượng viên chức, cơ cấu giáo viên bộ môn cần tuyển. b) Cơ cấu bộ môn và trình độ chuyên môn cần tuyển; c) Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển; d) Dự kiến thành phần Hội đồng tuyển dụng; e) Hình thức tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển). f) Thời gian tuyển dụng. Mục 2 Yêu cầu về chuyên môn, trình độ đào tạo Thí sinh đăng kí dự tuyển vào các ngạch thuộc sự nghiệp giáo dục phải tốt nghiệp hệ chính quy: 1. Thi vào ngạch giáo viên tiểu học: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đúng chuyên ngành cần tuyển, nếu tốt nghiệp cao đẳng khác có chuyên môn phù hợp với bộ môn cần tuyển thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; 2. Thi vào ngạch giáo viên THCS: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đúng chuyên ngành cần tuyển, nếu tốt nghiệp cao đẳng, đại học khác có chuyên môn phù hợp với cơ cấu bộ môn cần tuyển thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; 3. Thi vào ngạch giáo viên các trường THPT, TTGDTX: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên, nếu tốt nghiệp đại học khác có chuyên môn phù hợp với cơ cấu bộ môn cần tuyển thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; 4. Thi vào ngạch giáo viên các Trung tâm KTTH-HN-DN: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, nếu tốt nghiệp cao đẳng, đại học khác đúng chuyên ngành cần tuyển thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; 5. Thi vào ngạch thư viện: Có bằng tốt nghiệp trung cấp thư viện trở lên; 6. Thi vào ngạch thiết bị, thí nghiệm các trường tiểu học: Có bằng tốt nghiệp trung cấp thiết bị, thí nghiệm trở lên; thi vào ngạch thiết bị, thí nghiệm các trường THCS: Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng thiết bị, thí nghiệm trở lên; thi vào ngạch thiết bị, thí nghiệm các trường THPT: Có bằng tốt nghiệp Đại học thiết bị, thí nghiệm trở lên; 7. Thi vào ngạch văn thư, kế toán: tốt nghiệp trung cấp trở lên, đúng chuyên ngành cần tuyển và chỉ tuyển đối với những trường còn thiếu chỉ tiêu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23- 8-2006 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; 2 - Ngạch văn thư: có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Văn thư; văn thư lưu trữ; hành chính văn thư. - Ngạch kế toán tốt nghiệp các chuyên ngành: Kế toán, Tài chính - Kế toán từ trung cấp trở lên. 8. Thi vào ngạch y tế trường học: tốt nghiệp từ trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành Y sĩ răng trẻ em, y sỹ đa khoa, điều dưỡng đa khoa, kĩ thuật viên điều dưỡng. Mục 3 Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển - Thí sinh chỉ được nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào 01 trường hoặc trung tâm nếu các trường, trung tâm cùng tổ chức tuyển dụng một ngày. - Thí sinh nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về một trong các địa điểm như sau: + Đăng ký dự tuyển vào các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, nộp hồ sơ tại 2 địa điểm: Sở Giáo dục và Đào tạo (qua phòng Tổ chức cán bộ) hoặc tại đơn vị có chỉ tiêu tuyển. + Đăng ký dự tuyển vào các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, nộp hồ sơ tại một trong 3 địa điểm: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ hoặc tại trường có chỉ tiêu tuyển. Mục 4 Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng theo quy định tại Quyết định số 62/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 1789/2007/QĐ-UBND ngày 14-5-2007 của UBND tỉnh. Mục 5 Tổ chức tuyển dụng viên chức I. Xét tuyển viên chức 1. Đối với các ngạch hành chính: thực hiện theo Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 Quyết định số 1789/2007/QĐ-UBND ngày 14-5-2007 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Điểm trung bình học tập tính theo thang điểm 100 nhân hệ số 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có). 2. Đối với ngạch giáo viên a) Căn cứ xét tuyển Khi tuyển dụng giáo viên bằng xét tuyển, Hội đồng tuyển dụng phải căn 3 cứ vào vị trí công tác của từng người, hồ sơ của người dự tuyển và số chỉ tiêu biên chế theo định mức hiện hành mà đơn vị được tuyển dụng. b) Nội dung xét tuyển Thực hiện theo mục 2, Điều 7 Quyết định số 62/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm trung bình học tập tính theo thang điểm 100 nhân hệ số 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có). c) Cách xác định người trúng tuyển - Người trúng tuyển là người đạt yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự tuyển và có kết quả học tập trung bình toàn khoá (được quy đổi theo thang điểm 100) nhân với hệ số 2 cộng với điểm ưu tiên theo quy định tính từ người có kết quả cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển dụng. - Trường hợp nhiều người có kết quả xét bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì theo thứ tự ưu tiên như sau: + Có trình độ đào tạo cao hơn; + Trong thời gian học tập ở trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã có thành tích xuất sắc được khen thưởng; + Đã từng là thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia ở cấp trung học phổ thông. - Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Hội đồng tuyển dụng bổ sung nội dung phỏng vấn để lựa chọn người có kết quả cao nhất trúng tuyển. Việc tổ chức phỏng vấn được tiến hành như sau: + Chủ tịch Hội đồng xét tuyển: Quy định nội dung phỏng vấn và thông báo cho thí sinh trước ngày phỏng vấn là 10 ngày; Thành lập ban chuyên môn để tiến hành phỏng vấn. Mỗi ban chuyên môn ít nhất 3 người cùng trình độ đào tạo của ngạch tuyển dụng hoặc ở ngạch cao hơn trực tiếp phỏng vấn. + Điểm phỏng vấn tính theo thang điểm 100. + Điểm phỏng vấn của thí sinh là điểm bình quân của các thành viên ban chuyên môn. + Nội dung phỏng vấn: Nhằm đánh giá về kiến thức giao tiếp, hiểu biết xã hội, nguyện vọng, hướng phấn đấu của người dự tuyển vào vị trí của ngạch dự tuyển. II. Thi tuyển viên chức A) Đối với ngạch giáo viên 1. Căn cứ thi tuyển Khi tuyển dụng giáo viên bằng thi tuyển, Hội đồng tuyển dụng phải căn cứ vào vị trí công tác của từng người, hồ sơ của người dự tuyển và số chỉ tiêu biên chế theo định mức hiện hành mà đơn vị được tuyển dụng. 4 2. Nội dung thi và hình thức thi a) Phần thi thực hành gồm: Soạn giáo án, giảng dạy trên lớp 02 tiết thuộc 2 khối lớp theo phân phối chương trình tại thời điểm thi. Bài thi do người dự thi bốc thăm ngẫu nhiên. b) Phần thi phỏng vấn: - Chủ tịch Hội đồng xét tuyển: + Quy định nội dung phỏng vấn và thông báo cho thí sinh trước ngày phỏng vấn là 10 ngày; + Thành lập ban chuyên môn để tiến hành phỏng vấn. Mỗi ban chuyên môn ít nhất 3 người cùng trình độ đào tạo của ngạch tuyển dụng hoặc ở ngạch cao hơn trực tiếp phỏng vấn. - Điểm phỏng vấn tính theo thang điểm 100. - Điểm phỏng vấn của thí sinh là điểm bình quân của các thành viên ban chuyên môn. - Nội dung thi phỏng vấn: Nhằm đánh giá về kiến thức giao tiếp, hiểu biết xã hội, nguyện vọng, hướng phấn đấu của người dự tuyển vào vị trí của ngạch dự tuyển. 3. Thời gian thi a) Phần thi thực hành: Thời gian soạn giáo án 60 phút/1 tiết dạy; thời gian giảng dạy trên lớp 45 phút/1 tiết dạy. Thời gian chuẩn bị bài không quá 3 ngày kể từ ngày thí sinh bốc thăm bài soạn và soạn giáo án. b) Phần thi phỏng vấn: Thời gian chuẩn bị 30 phút; thời gian phỏng vấn 15 phút/thí sinh. 4. Cách tính điểm - Điểm mỗi phần thi được tính theo thang điểm 100. - Điểm phần thi thực hành của 01 tiết: Tính trên cơ sở lấy điểm giảng dạy trên lớp (theo thang điểm 100) nhân hệ số 2 cộng với điểm soạn giáo án hệ số 1(theo thang điểm 100) được tổng số điểm đem chia cho 3. - Tổng điểm thi: Bằng điểm phần thi thực hành của 02 tiết tính hệ số 3 cộng điểm phần thi phỏng vấn tính hệ số 1. 5. Cách xác định người trúng tuyển - Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải tham dự đủ các phần thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên cộng với điểm ưu tiên (nếu có) và tính từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển. 5 - Trường hợp nhiều người có kết quả điểm thi bằng nhau ở chỉ tiêu tuyển dụng cuối cùng thì Hội đồng tuyển dụng xét theo thứ tự ưu tiên sau: + Có trình độ đào tạo cao hơn; + Trong thời gian học tập ở trường đại học, cao đẳng đã có thành tích xuất sắc được khen thưởng; + Đã từng là thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia ở cấp trung học phổ thông. - Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Hội đồng tuyển dụng quyết định hình thức thi tiếp để chọn người có điểm cao nhất trúng tuyển. B) Đối với ngạch hành chính Người dự tuyển phải qua 2 phần thi bắt buộc: thi viết và thi vấn đáp hoặc thi thực hành hoặc trắc nghiệm. 1. Thi viết: Nội dung thi theo qui định hiện hành của các Bộ quản lý chuyên ngành: a) Phần chung: - Hệ thống tổ chức bộ máy trường học, trung tâm mà thí sinh sẽ làm việc (Điều lệ trường, Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm); - Những quy tắc, chế độ công tác nơi thí sinh xin vào làm việc; - Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự tuyển. b) Phần riêng cho từng ngạch: - Nội dung thi tuyển ngạch y tế trường học: Theo quy định về nội dung, hình thức thi tuyển viên chức y tế Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2005/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Y tế. - Nội dung thi tuyển ngạch kế toán: Thực hiện theo Công văn số 889 TC/TCCB ngày 22-3-1996 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nội dung thi tuyển công chức các ngạch kế toán. - Nội dung thi tuyển ngạch thư viện: Thực hiện theo Công văn số 3443/TC-CV ngày 21-11-1995 của Bộ Văn hoá - thông tin về việc hướng dẫn nội dung thi tuyển công chức thuộc ngành VHTT. - Nội dung thi tuyển ngạch văn thư: Thực hiện theo Công văn số 523/TCCP-VC ngày 8-12-1994 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ nội vụ) về việc hướng dẫn nội dung và tổ chức thi tuyển vào ngạch quản lý hành chính: - Nội dung thi tuyển ngạch thiết bị: + Hiện nay chưa có hướng dẫn của bộ quản lý ngạch chuyên ngành, liên ngành đề nghị các Hội đồng tổ chức thi phỏng vấn. 6 + Nội dung thi phỏng vấn gồm: Thái độ, động cơ của thí sinh khi lựa chọn vị trí tuyển dụng; hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khả năng ứng xử và giải quyết tình huống tại trường, tại lớp và các mối quan hệ phối hợp trong công tác đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, đối với giáo viên trong trường và phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh. 2. Thi thực hành: - Đối với ngạch thư viện: Giới thiệu 1 cuốn sách, lập một thư mục sách phục vụ giảng dạy và học tập; - Đối với ngạch thiết bị - thí nghiệm: Giới thiệu và chuẩn bị thiết bị thí nghiệm cho 2 bài của 2 môn khác nhau; - Đối với ngạch văn thư: Soạn thảo văn bản hành chính trên máy vi tính, lập một thư mục tài liệu lưu trữ; - Đối với ngạch kế toán: Làm 1 bài tập kế toán trên máy vi tính, soạn thảo 1 bản hợp đồng kinh tế; - Đối với ngạch y tế: Thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm Căn cứ vào quy mô, tính chất của kỳ thi và khả năng tổ chức, Hội đồng thi quyết định thực hiện hình thức thi cho phù hợp. Nội dung thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm + Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh viên chức dự thi; + Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi; + Nguyện vọng, động cơ dự tuyển, phương án giải quyết những tình huống khó khăn trên thực tế; + Kiến thức chuyên môn cơ bản được học ở nhà trường chuyên nghiệp (lựa chọn phần phù hợp với vị trí viên chức mà thí sinh dự thi); + Giải quyết tình huống thực tế ở vị trí công tác mà thí sinh dự thi, mối quan hệ với đồng nghiệp, với đối tượng phục vụ. + Hiểu biết về Điều lệ Bảo hiểm Y tế. C) Làm đề thi, hướng dẫn ôn thi. 1. Làm đề thi - Làm đề thi tuyển viên chức do Hội đồng thi tuyển viên chức của trường, trung tâm thực hiện. - Nếu các đơn vị không thể tự ra đề thì đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường TH, THCS) tổ chức ra đề hoặc có thể liên hệ với những đơn vị sau: Sở Tài chính, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hải Dương ra đề thi kế 7 toán; Sở Y tế, trường Trung cấp Y ra đề ngạch y tế trường học; Trường Chính trị tỉnh ra đề ngạch văn thư; trường trung cấp Văn hoá- Nghệ thuật, Thư viện tỉnh ra đề ngạch thư viện; Trường cao đẳng Sư phạm ra đề thi phỏng vấn giáo viên TH, THCS; đơn vị nhận làm đề thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, tính khoa học, tính chính xác và bảo mật của đề thi theo cam kết trong hợp đồng. - Việc làm đề thi tuyển viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 22, Quy định về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1789/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương. 2. Hướng dẫn ôn thi: Trước ngày thi ít nhất 10 ngày, các đơn vị có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn ôn thi cho các thí sinh: Hướng dẫn các nội dung thi, hình thức thi theo quy định. D) Chấm thi tuyển viên chức 1. Ban chấm thi do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển viên chức quyết định thành lập. 2. Cán bộ chấm thi (giám khảo) - Đơn vị tự chấm thi: Mỗi bàn thi, bài thi có 03 giám khảo chấm thi; trong đó có 02 giám khảo của trường, trung tâm tổ chức thi tuyển và 01 giám khảo do Sở Giáo dục và Đào tạo điều động đối với trường, trung tâm trực thuộc Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động đối với trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Đơn vị nhờ đơn vị khác chấm thi (Phòng, ban chuyên môn của cấp huyện, cấp sở; Trường Cao đẳng hoặc Trung học chuyên nghiệp): Do đơn vị nhận chấm thi thực hiện và cũng phải bảo đảm mỗi bàn thi, bài thi có 03 giám khảo chấm thi. - Cán bộ chấm thi phải có cùng (hoặc cao hơn) trình độ chuyên môn của ngạch tuyển dụng. - Điểm bài thi của thí sinh là điểm bình quân của 3 giám khảo chấm thi. E) Thanh tra, giám sát quá trình tổ chức kỳ thi Người được cử làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát kỳ thi là cán bộ, công chức, viên chức của Sở Giáo dục và Đào tạo điều động đối với trường, trung tâm trực thuộc Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động đối với trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. F) Tổ chức thi Hội đồng thi tuyển, Ban coi thi, Ban chấm thi, chấm phúc khảo, làm đề thi, nguyên tắc xác định người trúng tuyển; công nhận kết quả thi tuyển và phê duyệt danh sách trúng tuyển theo quy định tại Quyết định số 1789/2007/QĐ- 8 UBND ngày 14-5-2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Mục 6 Tổ chức thực hiện 1. Thời gian tuyển dụng viên chức: Tổ chức trong năm 2010-2011 và do các đơn vị quyết định, sau khi được Sở Nội vụ phê duyệt kế hoạch tuyển dụng. 2. Các đơn vị có nhu cầu xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức (theo mẫu gửi kèm). - Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kế hoạch tuyển dụng viên chức của các trường THPT và đơn vị trực thuộc và gửi về Sở Nội vụ. - Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kế hoạch tuyển dụng viên chức của các trường tiểu học, THCS và gửi về Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo. 3. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức cho các đơn vị và kiểm tra, giám sát viêc thực hiện tuyển dụng viên chức của các đơn vị theo quy định. 4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện tuyển dụng viên chức của các đơn vị trực thuộc. 6. Việc tuyển giáo viên bộ môn chuyên của Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, Sở Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn riêng sau khi thống nhất với Sở Nội vụ. Trên đây là một số điểm hướng dẫn về việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2011, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo liên ngành giải quyết./. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn Quốc SỞ NỘI VỤ GIÁM ĐỐC ơ Nguyễn Văn Quế Nơi nhận: - Như trên; - Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, TX, TP; - Phòng TCCB Sở Giáo dục và Đào tạo; - Phòng QLCCVC Sở Nội vụ; - Lưu: VT. 9 . viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2011 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hải Dương, ngày 15 tháng 02 năm 2011 Kính gửi: - Chủ tịch UBND huyện, thành. Nội dung kế hoạch tuyển dụng gồm: a) Chỉ tiêu tuyển Các đơn vị căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao năm 2011, qui mô phát triển số lớp, số học sinh của nhà trường trong những năm tới, nhu cầu công. một số nội dung trong quá trình tổ chức tuyển dụng viên chức của ngành giáo dục và đào tạo năm 2011 như sau: Mục 1 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng 1. Thẩm quyền xây dựng kế hoạch tuyển dụng Các

Ngày đăng: 17/10/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan