một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới cho học sinh lớp 10 thpt

71 845 2
một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới cho học sinh lớp 10 thpt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC DƢƠNG THỊ MINH HUỆ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC DƢƠNG THỊ MINH HUỆ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Chu Mai Hƣơng Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô Chu Mai Hương. Ngoài ra tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Sử-Địa, cán bộ thư viện của trường Đại học Tây Bắc cũng như gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô Chu Mai Hương – giảng viên khoa Sử-Địa, cũng như toàn thể các thầy cô trong khoa Sử-Địa trường Đại học Tây Bắc. Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng thư viện trường Đại học Tây Bắc, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thiện khóa luận này. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả Dương Thị Minh Huệ DANH MỤC VIẾT TẮT THPT : Trung học phổ thông GV : Giáo viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 2.1. Nguồn tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài 3 2.2. Công trình nghiên cứu trong nước 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 4.1. Cơ sở phương pháp luận 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài 5 6. Bố cục của đề tài 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TẠO BIỂU TƢỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT 7 1. Cơ sở lí luận chung 7 1.1. Quan niệm 7 1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử ở trường THPT 9 2. Thực tiễn của việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất ở trường THPT 14 2.1. Về phía giáo viên 14 2.2. Về phía học sinh 16 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƢỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT 18 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung của phần lịch sử thế giới lớp 10 THPT 18 2.2. Các loại văn hóa vật chất cần tạo biểu tượng cho học sinh khi dạy phần Lịch sử thế giới lớp 10 THPT 20 2.3. Một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất khi dạy phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT 23 KẾT LUẬN 55 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lê nin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi. Câu nói đó được coi như một chân lí của thời đại. Có ai đó đã từng nói “Học vấn là con đường ngắn nhất để đi đến thành công”. Cùng với ý nghĩa đó thì “Nghề giáo dục được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Đầu tư cho giáo dục là chìa khóa của sự phát triển. Đó là những lí do mà đầu tư phát triển giáo dục là một trong những mối quan tâm và là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Luật giáo dục được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2011 đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(trích dẫn). Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu của nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Với tư cách là một môn khoa học, Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục học sinh trở thành một con người toàn diện. Môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, thế giới quan khoa học cho học sinh như: giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ…Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét, trong đấu tranh giai cấp mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân. Bởi vậy Lịch sử chính là “Cô giáo của cuộc sống”, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, và kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học Lịch sử nói riêng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu xây dựng và 2 phát triển đất nước việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử đang là vấn đề cấp thiết đặt ra. Thông qua lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học lịch sử nói riêng thì quá trình dạy học lịch sử trước hết là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức lịch sử của học sinh, tuân theo quy luật “từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Nghĩa là dạy học lịch sử phải dựa trên cơ sở cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra quy luật bài học lịch sử phục vụ cho thực tiễn cuộc sống. Do đặc trưng của kiến thức lịch sử và nhận thức lịch sử là không trực tiếp quan sát nên việc học tập lịch sử phải dựa trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy trong dạy học lịch sử, việc tạo biểu tượng có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là tạo biểu tượng về văn hóa vật chất, bởi văn hóa vật chất là bức tranh quá khứ giúp chúng ta hình dung ra quá khứ một cách đầy đủ và chính xác nhất. Tuy nhiên, trong dạy học lịch sử một bộ phận giáo viên chưa gắn liền sự kiện lịch sử với các nền văn hóa vật chất, chưa khắc họa sinh động về các loại văn hóa vật chất đó. Vì vậy thực tế cho thấy hiện tượng học sinh nhầm hoặc không hiểu thậm chí thường “hiện đại hóa” lịch sử khi học tập lịch sử. Dạy và học bộ môn lịch sử được xem là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh trong nhà trường hiện nay. Tạo biểu tượng về văn hóa vật chất một cách sinh động có sức thuyết phục đặc biệt đối với học sinh. Biểu tượng sinh động gây cho các em hứng thú học tập lịch sử, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ những xúc cảm lịch sử đúng đắn, góp phần hình thành nên nhân cách học sinh. Bên cạnh đó phát huy năng lực nhận thức độc lập ở các em khi hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử. Trong dạy học lịch sử phổ thông hiện nay, phương pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất đưa vào sử dụng nhiều và có nhiều ưu điểm như: giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách sâu sắc, cụ thể và tạo niềm đam mê khi học bộ môn Lịch sử. Ngoài ra giáo dục phổ thông gần đây đã chú trọng vào việc đổi mới phương pháp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh. 3 Giảng dạy lịch sử thế giới sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT có vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử thế giới, với nội dung phong phú và đa dạng về các loại văn hóa vật chất để tạo biểu tượng cho học sinh. Việc tạo biểu tượng chân thực về các loại văn hóa vật chất sẽ giúp học sinh hình dung được bức tranh lịch sử sinh động của các dân tộc khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở đó, hình thành ở các em thái độ khâm phục, trân trọng, giữ gìn, phát huy đối với các loại văn hóa vật chất đó. Đồng thời có thái độ lên án, căm ghét đối với những hành động phá hoại. Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất, để phát huy được hiệu quả thì phải đặt trong sự phối hợp hài hòa với hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử khác của bộ môn và được tiến hành với nhiều biện pháp như sử dụng phương pháp miêu tả, phương pháp trao đổi đàm thoại, sử dụng các câu truyện lịch sử, để tạo biểu tượng các loại văn hóa vật chất. Đó là những lý do cơ bản để tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới cho học sinh lớp 10 THPT” với mong muốn bước đầu đi sâu nghiên cứu các biện pháp tạo biểu tượng các loại văn hóa vật chất. Hơn nữa giải quyết tốt đề tài này sẽ là cơ sở vận dụng nó một cách có hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử từ lâu đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà giáo dục học, các nhà giáo dục lịch sử, các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông. Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này với nhiều mức độ khác nhau. 2.1. Nguồn tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài Trong tác phẩm: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, NXB Giáo dục học, Hà Nội – 1973, Đai ri – Nhà giáo dục học Liên Xô đã đưa ra quan niệm: việc cảm thụ bằng nghe ở nhiều học sinh phát triển hơn là sự cảm thụ bằng nhìn thấy, theo tiến sĩ N.G. Đai ri muốn cho học sinh phân biệt được các thời kỳ lịch sử, không chỉ theo niên đại mà còn qua bộ mặt đời sống xã hội thì điều đó không thể đạt được nếu không mở rộng tối đa các nguồn kiến thức, cần phải nghiên 4 cứu lịch sử qua các tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc, coi các tác phẩm này là những nguồn kiến thức lịch sử. Ngoài ra trong tác phẩm lí luận dạy học của M.N.Sacdacop “Tư duy học sinh”, NXB GD, HN, 1970 đã đề cập đến việc tạo biểu tượng lịch sử như là một trong các khâu không thể thiếu của quá trình nhận thức lịch sử. 2.2. Công trình nghiên cứu trong nước Các nhà giáo dục lịch sử Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 1, 2, NXB ĐHSP 2002; đã giành hẳn một phần nói về vấn đề “ tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong đó khẳng định tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử gây hứng thú trong học tập cho học sinh nâng cao hiệu quả cho bài học lịch sử. Trần Tuyết Oanh trong cuốn giáo trình “Giáo dục học tập 1”, NXB ĐHSP, 2006. Ngoài ra các bài viết trong tạp chí chuyên môn, tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp chí thông tin khoa học giáo dục cũng đã đề cập đến vấn đề tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong việc dạy học lịch sử. Trong cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử” do tác giả Phan Ngọc Liên-Trịnh Đình Tùng-Nguyễn Thị Côi-Trần Vĩnh Tường đồng chủ biên. Bài viết của tiến sĩ Đặng Văn Hồ - khoa Lịch sử - ĐHSP-ĐH Huế với nhan đề “tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh” đã nêu lên những lí luận cơ bản về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, các nguyên tắc và một số biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, các công trình chỉ dừng lại ở mức độ lí luận chung, chưa đi sâu nghiên cứu về phương pháp tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử nhất là khi dạy học phần Lịch sử thế giới cho học sinh lớp 10 THPT. Vậy nên, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 10 THPT làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn bước đầu đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu hệ thống hơn về các biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất cho học sinh. Từ đó, tích lũy thêm kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy lịch sử sau này ở trường THPT. 5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu lí luận chung về phương pháp tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường phổ thông. Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 phần 1 Lịch sử thế giới. Đề xuất một số biện pháp để tạo biểu tượng văn hóa vật chất. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Khóa luận được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lenin, tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng, lý luận của các nhà nghiên cứu giáo dục, giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu một số tác phẩm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Nhà nước ta về nhận thức giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng. Nghiên cứu một số công trình của các nhà giáo dục và các tài liệu có liên quan. Nghiên cứu toàn bộ mục tiêu, nội dung của phần 1 Lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn). Trên cơ sở khóa luận thuộc chuyên ngành “phương pháp dạy học Lịch sử”. Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh khái quát hóa đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo: Phương pháp điều tra. Thực nghiệm sư phạm: dự giờ, giáo án thực nghiệm. 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, đề tài chỉ giới hạn ở việc đề xuất một số một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch [...]... Một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong lịch sử thế giới nguyên thủy cổ đại và trung đại cho học sinh lớp 10 THPT 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TẠO BIỂU TƢỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT 1 Cơ sở lí luận chung 1.1 Quan niệm 1.1.1 Quan niệm về biểu tượng lịch sử Do đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan sinh động mà từ... ưu thế trong việc giúp học sinh nắm vững về những cơ sở văn hóa vật chất, chúng được ra đời ở đâu, trong khoảng thời gian nào, các địa điểm văn hóa vật chất trong mỗi thời kì lịch sử ra sao Từ đó hiểu sâu các vấn đề lịch sử, các thời đại lịch sử Như vậy, tạo biểu tượng về văn hóa vật chất có tác dụng cụ thể hoá một số sự kiện lịch sử, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của lịch sử Mặt khác, tạo biểu tượng. .. khoa lịch sử lớp 10 gồm có 3 phần, trong đó phần lịch sử Thế giới có 2 phần, còn 1 phần là phần lịch sử Việt Nam Phần một, Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Là phần mở đầu cho toàn bộ Lịch sử thế giới, là nền tảng để học được Lịch sử thế giới giai đoạn sau cũng như là học Lịch sử dân tộc Học tốt phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy cổ đại và trung đại sẽ trang bị cho học sinh. .. trạng “hiện đại hóa lịch sử của học sinh Thứ hai, tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử giúp phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và tác phong của người học sinh Đặc biệt, khi sử dùng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng văn hóa vật chất học sinh dễ dàng nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào Học sinh suy nghĩ và... phương pháp miêu đơ Vanh-xi tả và giải thích 2.3 Một số biện pháp tạo biểu tƣợng văn hóa vật chất khi dạy phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT 2.3.1 Sử dụng phương pháp trình bày miệng để tạo biểu tượng văn hóa vật chất Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc trình bày miệng có ý nghĩa rất quan trọng Vì lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy. .. của việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử 11 Để hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh có nhiều con đường khác nhau, mỗi con đường thực hiện đều có cách thức yêu cầu riêng Với biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử cũng cần một số yêu cầu cụ thể Thứ nhất, phải căn cứ vào nội dung, mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển của bài học để lựa chọn cách tạo biểu tượng (tranh... khăn và hạn chế trên cần đưa ra những biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất Việc tạo biểu tưởng văn hóa vật chất trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng đã đem lại nhiều điểm tích cực Thứ nhất, giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là cơ sở để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự... tinh thần sáng tạo và trình độ kiến trúc của các nhà khoa học cổ đại và sự hi sinh đổ máu của hàng vạn người để xây dựng 1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tƣợng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT 1.2.1 Vai trò của việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử ở trường THPT Lênin đã từng nói “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực... và bài học lịch sử cho học sinh Vì vậy, biểu tượng lịch sử chính là giai đoạn nhận thức cảm tính của qúa trình học tập lịch sử Nếu 9 như không tạo biểu tượng thì hình ảnh lịch sử mà học sinh thu nhận sẽ nghèo nàn, hiểu biết lịch sử không sâu sắc, không phát triển tư duy và không có cơ sở hình thành khái niệm Sự thống nhất giữa tạo biểu tượng và hình thành khái niệm trong học tập lịch sử là một trong. .. sa bàn, ) phù hợp và tiêu biểu cho bài học lịch sử Ví dụ, khi dạy bài 9 “Vƣơng quốc Campuchia và vƣơng quốc Lào” phần Lịch sử thế giới lớp 10 giáo viên cần có tranh ảnh về Ăngcovat ở Campuchia và tháp Thạp Luổng ở Viêng chăn-Lào để tạo biểu tượng văn hóa vật chất cho học sinh Thứ hai, với mỗi loại văn hóa vật chất phải tìm ra biện pháp tạo biểu tượng hợp lí nhất Ví dụ, khi dạy bài 4 “Các quốc gia cổ . phương pháp tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử nhất là khi dạy học phần Lịch sử thế giới cho học sinh lớp 10 THPT. Vậy nên, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp tạo biểu tượng. tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Chương 2: Một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong lịch sử thế giới nguyên thủy cổ đại và trung đại cho học. Một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới cho học sinh lớp 10 THPT với mong muốn bước đầu đi sâu nghiên cứu các biện pháp tạo biểu tượng các loại văn

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan