tổng quan nghiệp vụ cơ bản của thị trường đô la châu âu

21 726 2
tổng quan nghiệp vụ cơ bản của thị trường đô la châu âu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐÔ LA CHÂU ÂU. 1.1. Thị trường đô la châu Âu 1.1.1 Khái niệm Đô la Châu Âu là khoản tiền gửi bằng đô la Mỹ trên tài khoản ngân hàng nằm ngoài nước Mỹ. Ngân hàng châu Âu (Eurobanks): là những ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn đồng tiền của một quốc gia bất kỳ nhưng không chịu sự chi phối của các quy định của ngân hàng trung ương phát hành ra đồng tiền này. Thị trường đô la châu Âu: đô la châu Âu tồn tại ngoài nước Mỹ, tồn tại dưới hình thức là đồng tiền ghi sổ. Số tài khoản này được mua bán, chuyển nhượng trên toàn thế giới và hình thành thị trường đô la châu Âu. 1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của thị trường đô la Châu Âu 1.1.2.1. Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Các ngân hàng châu Âu (Eurobanks) sẽ nhận tiền gửi có kỳ hạn bằng nhiều đồng tiền khác nhau và phát hành chứng chỉ tiền gửi khả nhượng. Lãi suất tiền gửi Euro được niêm yết tương ứng với các kỳ hạn từ 1 ngày tới vài năm, tuy nhiên kỳ hạn chuẩn mực là 1,2,3,6,9,và 12 tháng. 1.1.2.2. Nghiệp vụ tạo tiền 1 Thị trường đô la Châu Âu có khả năng tạo tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. 1.1.2.3. Nghiệp vụ tín dụng Các ngân hàng châu Âu cấp cho các công ty đa quốc gia, ngân hàng, chính phủ, tổ chức quốc tế những khoản vay ngắn hạn được định danh bằng đồng tiền khác với đồng bản tệ của quốc gia mà các ngân hàng châu Âu trú đóng. Do các khoản vay này thường lớn đối với một ngân hàng, nên các ngân hàng châu Âu thường liên kết nhau thành một tổ chức đồng tài trợ để chia sẻ rủi ro. Người đi vay sẽ chịu mức lãi suất : Lãi suất cho vay liên ngân hàng tại London(LIBOR) + phần chênh lệch phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm người vay + chi phí giao dịch. Ngoài ra, phổ biến hơn có lãi suất thả nổi với khoản tiền gửi hay cho vay từ 6 tháng trở lên và được điều chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng/ lần. 1.2. Sự ra đời và phát triển của thị trường đô la châu Âu Thị trường đô la châu Âu bắt đầu vào năm 1957 sau khi Liên Xô ngày càng lo ngại rằng chính phủ Mỹ sẽ đóng băng tiền gửi USD trong các ngân hàng Mỹ. Vì lý do này, họ bắt đầu chuyển đô la vào các ngân hàng có sự hỗ trợ của London. Do đó, các ngân hàng này đang nắm 2 giữ đô la bên ngoài nước Mỹ và không phải chịu sự kiểm soát của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Đô la châu Âu trở nên đáng kể trong những năm 1960 khi các công ty đa quốc gia Mỹ bắt đầu đầu tư nhiều hơn và nhiều hơn nữa bên ngoài nước Mỹ. Những khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty này chủ yếu ở châu Âu và Đông Nam Á. Vì các công ty đa quốc gia bắt đầu đầu tư mạnh bên ngoài nước Mỹ, họ giữ nhiều khoản tiền gửi của họ bằng đô la. Dòng vốn này di chuyển từ Mỹ đến châu Âu đã dẫn đến việc nhiều ngân hàng Mỹ gia nhập thị trường đô la châu Âu. Đến năm 1961, các ngân hàng Mỹ đã chiếm lĩnh 50% thị phần. Năm 1967, thị trường đô la Châu âu phát triển mạnh. Các số liệu dưới đây cho thấy thị trường đô la châu Âu đã phát triển một cách ấn tượng như thế nào. Công ty Tổng khối lượng (triệu đô la) Banque de Paris et des Pays- Bas 490 Banca Commerciale Italiana 445 S.G. Warburg & Co 385,7 Deutsche Bank A.G 367,5 N.M. Rothschild & Sons 260 Morgan & Cie International S.A 260 Lehman Brothers 250 Banca Nazionale del Lavoro 194 3 (Nguồn: The Times, the Euro-dollar bond league 29 December 1967) Một giai đoạn quan trọng là trong những năm 1970, Mỹ tìm cách làm giảm giá trị nợ nước ngoài của mình bằng một đồng đôla mất giá, và buộc các nước khác gia tăng hập thụ hang xuất khẩu của Mỹ (đây là chiến lược năm 1971, được lặp đi lặp lại trong năm 1985 và một lần nữa trong năm 1992). Các quốc gia khác đã buộc phải chấp nhận những tác động của chủ nghĩa đơn phương mới của Mỹ, bởi vì vị trí trung tâm mới của Mỹ trong nền kinh tế chính trị toàn cầu. Đặc biệt, vị trí trung tâm trong hệ thống tài chính quốc tế, bởi vai trò quốc tế của đồng USD là đồng tiền dự trữ chính và bởi độ sâu và tính thanh khoản của thị trường tài chính Hoa Kỳ. Năm 1985, thị trường đô la châu Âu được ước tính có khối lượng khoảng 1.668 tỷ đô la, trong đó hoạt động của Eurodollar chiếm khoảng 75% tổng doanh số toàn thị trường. Thị trường đô la châu Âu là nguồn vốn lớn nhất của thị trường tài chính toàn cầu. Năm 1997, gần 90% của tất cả các khoản vay quốc tế đã được thực hiện trên thị trường này. Những sự kiện như tiền gửi chảy ra nước ngoài để tránh Quy chế Q –Ngân hàng Trung ương Mỹ khống chế trần lãi suất tối đa đối với các khoản tiền gửi tại ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi của Mỹ, các ngân hàng chuyển hướng sang họat động ở nước ngoài, các nhu cầu USD chuyển hướng sang vay ở nước ngoài để tránh quy chế về thuế thu nhập (IET), chương trình kiểm soát tín dụng và đầu tư trực 4 tiếp đã kích thích thị trường đô la châu Âu tăng trưởng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, cho dù hầu hết những quy chế nêu trên, thuế thu nhập, cũng như các kiểm soát khác được dỡ bỏ vào những năm 70, nhưng thị trường đô la châu Âu vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chương 2: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐÔ LA CHÂU ÂU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1. Lợi ích của các NHTM VN khi tham gia thị trường đô la châu Âu Khi tham gia thị trường đô la Châu Âu các ngân hàng sẽ có những lợi ích sau: - Thị trường tiền tệ châu Âu là nơi gặp gỡ của các ngân hàng trung ương (NHTW), NHTM và các công ty lớn toàn cầu, là cầu nối tài chính giữa nội địa châu Âu và thế giới. Điển hình là các khoản tiền gửi bằng USD tại Mỹ, luân chuyển nhanh chóng qua London và từ London phân bổ đi khắp nơi có nhu cầu tại châu Âu hoặc từ châu Âu đi nơi khác. Do đó, khi có sự thiếu hụt vốn tạm thời về tài chính, các NHTM Việt Nam có thể có được nguồn vốn để bù đắp thiếu hụt một cách nhanh chóng, kịp thời từ thị trường này. - Các NHTW Việt Nam có thể tham gia vào thị trường Eurobanks khi có nhu cầu lớn về dự trữ ngoại tệ đặc biệt là USD. Bởi vì thị trường này không hạn chế cho vay USD do có sự tồn tại một bên là một nhóm các nước có thặng dư cán cân thanh toán và một bên là nhóm các nước có thâm hụt các cân thanh toán thường xuyên. Nó 5 được xem như chiếc cầu nối chuyển vốn từ những nước thặng dư sang những nước thâm hụt. Trong những năm gần đây, Việt Nam là nước thâm hụt thương mại dai dẳng và quy mô nhập siêu đang có xu hướng tăng, dự trữ ngoại hối mỏng. Điều này khiến tỷ giá hối đoái luôn chịu áp lực phá giá trong khi tiềm lực can thiệp của các ngân hàng trung ương hạn chế. Do đó, khi tham gia vào thị trường đô la châu Âu, ngân hàng trung ương Việt Nam có thể bổ sung nguồn dự trữ ngoại tệ tạo điều kiện cho thuận lợi khi thực thi các chính sách tiền tệ. - Sự tiện lợi của tiền gửi đô la châu Âu: đô la châu Âu tiện lợi hơn nhiều so với những USD nằm trên tài khoản tại các ngân hàng ở Mỹ. Những công dân Châu Âu và những công dân khác không phải công dân Mỹ có những khoản phụ trội USD có thể bán để lấy nội tệ và ngược lại họ có thể phải mua USD bằng đồng nội tệ khi có sự thiếu hụt USD. Và như vậy họ phải chịu chi phí giao dịch (chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra) và phải đối mặt với tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. Để tránh được chi phí giao dịch và rủi ro tỷ giá, họ có thể chọn phương án ký gửi USD tại các ngân hàng ở Mỹ. Tuy nhiên, những vấn đề phức tạp trong tập quán giao dịch cùng với khoảng cách về địa lý của các ngân hàng Mỹ là một bất lợi khi họ quyết định lựa chọn phương án này. Vì vậy, việc lựa chọn việc ký gửi USD tại các ngân hàng châu Âu sẽ thuận lợi hơn các ngân hàng này ở gần xung quanh họ hay ở nước bản địa. Và ngân hàng này sẽ đáp ứng nhanh hơn những yêu cầu của 6 khách hàng. Do vậy, các kiều bào nước ngoài có thể gởi kiều hối về Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng qua hệ thống ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho kiều bào trở về Việt Nam đầu tư. - Các ngân hàng sẽ nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn đồng tiền của một quốc gia bất kỳ, nhưng không chịu sự chi phối bởi các quy định của NHTW phát hành đồng tiền này (bởi lẽ thị trường tiền tệ châu Âu sẽ di chuyển đến bất kỳ nơi đầu có điều kiện pháp lý thích hợp và rủi ro chính trị thấp nhất). Khác với các ngân hàng kinh doanh nội địa, các ngân hàng châu Âu được độc lập với những quy chế kiểm soát của chính phủ, đặc biệt là không phải tham gia dự trữ bắt buộc. Trong khi đó, các ngân hàng nội địa phải trích một phần tài sản Có của mình để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc không có lãi suất hoặc lãi suất rất thấp. Trong khi đó, do các ngân hàng châu Âu không phải là đối tượng phải tham gia dự trữ bắt buộc, cho nên chúng có khả năng chỉ duy trì một lượng tài sản tối ưu có mức lãi suất thấp làm tài sản dự trữ, chính vì vậy mà các ngân hàng châu Âu có thể trả lãi suất tiền gửi cao hơn và thu lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng ở nước bản địa mà cụ thể là các ngân hàng ở Mỹ. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh cho các Eurobanks và là nguyên nhân cơ bản giúp cho các hoạt động của Eurobanks tồn tại, được ưa chuộng và phát triển. . - Quy mô giao dịch trên thị trường đô la châu Âu rất lớn. Nhìn chung, mức trung bình của mỗi khoản tiền gửi và mỗi khoản cho vay từ hàng trăm đến hàng triệu nghìn USD, lớn hơn rất nhiều với giao 7 dịch nội địa. Điều này cho thấy chi phí hoạt động trung bình liên quan đến nhận tiền gửi hay cho vay là rất thấp đối với các ngân hàng châu Âu. - Các ngân hàng châu Âu tránh được những chi phí phụ trội liên quan đến tổ chức cán bộ hành chính và sự chậm trễ phát sinh do phải tuân thủ theo các quy định tại mỗi ngân hàng nội địa. Các Eurobanks không phải duy trì một hệ thống chi nhánh cồng kềnh như các ngân hàng nội địa. Hơn nữa, những ngân hàng nội địa cần một cơ chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ và thường là phải chịu chi phí khá lớn cho những họat động liên quan đến pháp lý, trong khi đó, các ngân hàng châu Âu giảm được đáng kể những chi phí này. Mặt khác các ngân hàng châu Âu tiết kiệm được khoản chi cho bảo hiểm tiền gửi do không phải trả phí này, trong khi các ngân hàng Mỹ phải trả phí này. Vì thế , các NHTM Việt Nam khi được gia nhập vào thị trường này sẽ được hưởng lợi từ chi phí sử dụng vốn thấp. - Những hoạt động của các ngân hàng châu Âu chịu sự cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ và những điều kiện tham gia hoạt động trên thị trường này tương đối dễ dàng so với những hoạt động ngân hàng nội địa. Vì thế các NHTM Việt Nam với quy mô nhỏ, hoạt động chưa cao có thể từng bước tiếp cận được thị trường vốn này. - Đội ngũ khách hàng được các ngân hàng châu Âu cho vay đều là những khách hàng có chất lượng cao, có tỷ lệ vỡ nợ không đáng kể 8 vì khi tham gia thị trường này đòi hỏi khách hàng là phải có uy tín, có mức độ tín nhiệm tốt. Do vậy, để được tham gia vào thị trường này, các NHTM Việt Nam có chiến lược kinh doanh và bộ máy hoạt động hiệu quả. Và hiện nay, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam tương đối cao dẫn đến mức độ tín nhiệm của các ngân hàng không cao. Vì thế, các ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện của các chuẩn mực basel cũng như phải chủ động phân loại các khoản nợ vào các nhóm theo quy định để tránh được các rủi ro vỡ nợ cho ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Từ đó cải thiện được niềm tin về chất lượng của các dịch vụ ngân hàng với khách hàng và các tốt chức xếp hạng như Moody, Standard & Poor… 2.2. Kênh tiếp cận thị trường đô la châu Âu của các NHTM Việt Nam Nền sản xuất của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc phần lớn vào nguồn máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu. Ví dụ như ngành hàng dệt may hiện đang là ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta thì cũng phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu. Hay các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, thủy sản xuất khẩu nhưng các nguồn liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm thế mạnh trên (phân bón, thuôc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi) cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Với một nền kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài lớn như vậy nên tác 9 động của việc tăng tỷ giá ảnh hưởng lớn đến nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng như tăng chi phí sản xuất do tăng giá nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu. Do vậy, việc tiếp cân nguồn vốn đô la từ nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng như dự trữ ngoại tệ cho nền kinh tế. Các kênh tiếp cận thị trường đô la châu Âu của các NHTM Việt Nam - Mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại thị trường châu Âu, qua đó có thể tiếp cận được nguồn vốn đô la dồi dào từ thị trường này. Thêm vào đó, tạo điều kiện cho các ngân hàng đẩy mạnh kế hoạch phát triển và tận dụng các cơ hội kinh doanh. - Mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng tại thị trường này, qua đó tạo được thêm nhiều ngân hàng đại lý để khi có các khoản ngoại tệ có thể chuyển đổi sang USD. Và các ngân hàng mở thêm đại lý ở các nước có đối tượng quan hệ với Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch với khách hàng trong nước và nước ngoài nhanh chóng và tiện lợi. Từ đó, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển nhiều hơn. - Các NHTM lớn tại Việt Nam mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam để họ có thể biết được năng lực tài chính của các NHTM lớn ở Việt Nam. Nhu cầu giao thương của Việt Nam với các nước trên thế giới và ngược lại là rất lớn. Việc ngân hàng Việt mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài càng nhiều 10 [...]... Nam hiện tại chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn gia nhập thị trường đô la châu Âu cho các NHTM Do đó, đã gây khó khăn chó các ngân hàng trong việc triển khai thực hiện 14 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐÔ LA CHÂU ÂU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 3.1 Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam Để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đô la châu Âu của các NHTM thì trước hết,... hoạt động trong nước của các ngân hàng, để mở rộng tiếp cận thị trường đô la châu Âu, các NHTM Việt Nam cần mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, dần dần tạo dựng và phát triển hình ảnh của các NHTM Việt Nam đối với nước ngoài Có như vậy, thì mới có khả năng tiếp cận cao với thị trường đô la châu Âu, mở rộng huy động vốn cho các NHTM Việt Nam Và thị trường quốc tế vẫn là thị trường rất tiềm năng,... và nguồn lực của mình Thị trường Lào, Campuchia được các ngân hàng đánh giá là dễ triển khai dịch vụ và dễ chiếm lĩnh thị trường, bởi mối quan hệ anh-em bền lâu của 3 nước Đông Dương Nhưng Việt Nam cần mở rộng hoạt động hơn nữa, tiếp cận với các nước khác trên thế giới Một lãnh đạo của VCB cho rằng muốn đầu tư vào các thị trường lớn, Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ càng bởi những thị trường này đòi... với 290% tổng dư nợ ngắn hạn 2009 Điều này gây bất lợi cho Việt Nam khi tiếp cận nguồn vốn vay từ nước ngoài, do lo ngại khả năng thanh toán của Việt Nam Từ đó cũng tác động tiêu cực đến việc tiếp cận thị trường đô la châu Âu của NHTM Việt Nam Hiện tại việc sử dụng các nguồn vốn nước ngoài như ODA, FDI của Việt Nam còn thiếu hiệu quả Do đó, cũng ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thị trường thế... toàn cho các chủ thể tham gia thị trường hoạt động có hiệu quả Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong các văn bản hiện hành Tiếp tục xây dựng những văn bản pháp luật điều chỉnh các dịch vụ mới như: bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, bao thanh toán… theo chuẩn mực quốc tế Có như vậy, thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các NHTM Việt Nam tiếp cận thị trường đô la châu Âu, đồng thời tạo ấn tượng tốt... động tăng cường thiết lập quan hệ với các ngân hàng đại lý nhằm thu hút sự hỗ trợ từ các ngân hàng này, tích cực, chủ động tham gia vào các hiệp hội quốc tế có uy tín nhằm tìm hiểu, học hỏi và thuận lợi hơn trong kinh doanh quốc tế 19 3.5 Hoàn thiện môi trường pháp luật tạo nền tảng vững chắc cho các NHTM Việt Nam mở rộng khả năng tiếp cận thị trường đô la châu Âu Hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng... qua sự bảo lãnh và làm đầu mối của NHNN Bên cạnh đó, cũng có thể tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức trên thế giới như WB, IMF, ADB, các NHTW của các nước từ sự phân bổ và giới thiệu của NHNN 2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận thị trường đô la Châu Âu của NHTM Việt Nam 2.3.1.Thuận lợi Việt Nam là nước đang phát triển, có hệ thống chính trị ổn định, là một nơi có nhiều tiềm năng để đầu tư,... mục tiêu nâng cao tiếp cận thị trường đô la châu Âu của các NHTM Việt Nam, một điều không thể thiếu đó là đào tạo đội ngũ nhân 20 lực ngân hàng có đủ năng lực, phẩm chất và khả năng cạnh tranh tham gia hoạt động mang tính quốc tế của các NHTM Việt Nam Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo các hướng sau: Đào tạo và đào tạo lại cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại; tiêu chuẩn hoá... quốc tế nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đô la châu Âu của các NHTM, việc nâng cao công nghệ là một điều mà các NHTM Việt Nam không thể bỏ qua Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ theo chuẩn quốc tế nhằm phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên hàng, hệ thống giao dịch điện tử… Đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác,... liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số vốn đầu tư của khu vực nước ngoài năm 2011 theo giá thực tế là 227 nghìn tỷ đồng gấp 4 lần so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 26% tổng vốn đầu tư Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM Việt Nam tiếp cận và tham gia vào thị trường . 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐÔ LA CHÂU ÂU. 1.1. Thị trường đô la châu Âu 1.1.1 Khái niệm Đô la Châu Âu là khoản tiền gửi bằng đô la Mỹ trên tài khoản ngân hàng nằm ngoài nước Mỹ. Ngân hàng châu Âu. toàn thế giới và hình thành thị trường đô la châu Âu. 1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của thị trường đô la Châu Âu 1.1.2.1. Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Các ngân hàng châu Âu (Eurobanks) sẽ nhận tiền. trường đô la châu Âu vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chương 2: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐÔ LA CHÂU ÂU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1. Lợi ích của các NHTM VN khi tham gia thị trường đô la châu

Ngày đăng: 16/10/2014, 20:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan