Nghiên cứu về thương mại điện tử B2C và quy mô B2C của Việt Nam so với thế giới

29 6K 32
Nghiên cứu về thương mại điện tử B2C và quy mô B2C của Việt Nam so với thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu về thương mại điện tử B2C và quy mô B2C của Việt Nam so với thế giới Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi căn bản và làm đa dạng các hoạt động thương mại trên thị trường, đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hóa. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu và nghiên cứu mô hình B2C So sánh TMĐT B2C của Việt Nam so với thế giới.

MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt STT Từ viết tắt Chú thích 1 TMĐT Thương mại điện tử 2 B2C Business 2 consumer 1 Danh mục bảng PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi căn bản và làm đa dạng các hoạt động thương mại trên thị trường, đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hóa. Nửa cuối năm 2012, mô hình groupon có vẻ đi vào giai đoạn ổn định và bắt đầu có sự loại trừ. Hàng loạt các công ty lớn nhỏ ngừng hoạt động kinh doanh theo mô hình này vì doanh thủ không đủ bù vào chi phí vận hành.Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đối với mua hàng online có sự chuyển biến rõ rệt, nắm bắt được sự thay đổi này hàng loạt các website kinh doanh theo mô hình B2C ra đời mà đáng chú ý là Lazada.vn, bantructuyen.com. Với nguồn vốn khổng lồ, Lazada đổ bộ vào thị trường Việt Nam như 1 “cơn sóng” từ việc tuyển người cho đến chi tiền cho quảng cáo. Lazada đã thực thự tiếp thêm sóng cho thị trường TMDT Việt Nam 1 lần nữa lại bùng dậy.Tận dụng sự tác động của Lazada đối với thị trường, các đại gia khác cũng nhanh chân tham gia vào thị trường 2 B2C như bantructuyen.com, liulo.com, beyeu.com, lamdieu.com, nhanh.vn, chon.vn, 123.vn, v.v…. Vì thế nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về thương mại điện tử B2C và quy mô B2C của Việt Nam so với thế giới” để tìm hiểu tổng quan về TMĐT và mô hình B2C ở Việt Nam. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu và nghiên cứu mô hình B2C - So sánh TMĐT B2C của Việt Nam so với thế giới. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu mô hình B2C 4. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về thương mại điện tử - Tổng quan về mô hình TMĐT B2C - So sánh mô hình B2C ở Việt Nam với thế giới 5. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của đề tài - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm - Rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu và tổng hợp tài liệu - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và phân tích những vấn đề trong TMĐT - Việc khảo sát và xây dựng mô hình lí thuyết hội nhập TMĐT ở các doanh nghiệp tại Việt Nam có một ý nghĩa quan trong trong việc tạo tiền đề cho việc phân tích mang tính thực tiễn, giúp cho người nghiên cứu hiểu hơn những mô hình phân tích hội nhập TMĐT tại Việt Nam trên cơ sở việc phân tích mô hình ở các nước phát triển, các nước trong khu vực và điều kiện thực tế tại Việt Nam - Trên cơ sở mô hình và những giả thiết xây dựng trong khuôn khổ nghiên cứu này, trong thời gian tới, tác giả sẽ thu thập dữ liệu, khảo sát tình hình thực tiễn tại các doanh nghiệp để tìm ra những nhân tố và mức độ tác động của nó đến hội nhập TMĐT tại doanh nghiệp. 3 PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử 1.1. Khái niệm về thương mại điện tử Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.” Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ thương mại điện tử. Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. 4 Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. 1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử • Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước • Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới(thị trường thống nhất toàn cầu) • Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. • Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đôit dữ liệu, còn đối TMĐT thì mạng lưới thông tin lại là thị trường 1.3. Các loại thị trường thương mại điện tử: Trong thương mại điện tử được phân loại theo tư cách của một người tham gia giao dịch như sau: • Người tiêu dùng: C2B(Consummer - To - Business): Người tiêu dùng với doanh nghiệp. C2C(Consummer - To - Consummer): Người tiêu dùng với Người tiêu dùng C2G(Consummer - To - Government): Người tiêu dùng với chính phủ. • Doanh nghiệp: B2B(Business - To - Business): Doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C(Business - To - Consummer): Doanh nghiệp với người tiêu dùng B2G(Business - To - Government): Doanh Nghiệp với chính phủ • Chính phủ: G2C(Governmen - To - Consummer): Chính phủ với người tiêu dùng G2B(Governmen - To - Business): Chính phủ với doanh nghiệp G2G(Governmen - To - Governmen): Chính phủ với chính phủ. Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh mà người ta gọi đó là thị trường . 5 Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người đều có thể tham gia và đăng ký. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên được mời và được phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh riêng lẻ nhất định. 1.4. Hệ thống thanh toán trong thương mại điện tử: Thanh toán điện tử là một khâu quan trọng trong thương mại điện tử, đây là một quá trình thanh toán tiền giữa người mua và người bán sử dụng các ứng dụng công nghệ thanh toán như: mã hóa thẻ tín dụng, séc điện tử, hoặc tiền điện tử. Thanh toán điện tử là việc trả tiền thông qua các thông điệp điện tử hay vì trao tay trực tiếp. Hình thức thanh toán điện tử có một số hệ thống thanh toán cơ bản sau: • Thanh toán bằng thẻ tín dụng • Thanh toán ví điện tử • Chi phiếu điện tử Một quy trình thanh toán điện tử bao gồm 6 giai đoạn cơ bản: - Khách hàng từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng của Website bán hàng. Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua từ hàng hóa hay dịch vụ vủa khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết như mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận,… - Khách hàng kiểm tra lại thông tin và click vào đặt hàng , để gửi thông tin trả về cho doanh nghiệp. - Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông ltin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán và được mã hóa đến máy chủ. - Khi trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau tường lửa và tách rời mạng internet, nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường dây thuê bao riêng. 6 - Ngân hàng của doanh nghiệp gửi thông tin điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng, và tổ chức này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng internet - Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng, sẽ được thực hiện hay không? 1.5. Các cơ sở để phát triển thương mại điện tử Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở: - Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc v.v. trực tiếp. Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet phải lớn. - Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v. để điều chỉnh các giao dịch qua mạng. - Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp - Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy - Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác. - Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng. 7 1.6. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử 1.6.1. Thư điện tử Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước… sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e-mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào. 1.6.2. Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bức thư điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (digital cash). Tiền lẻ điện tử đang trên đà phát triển nhanh, nó có ưu điểm nổi bật sau: − Dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả tiền mua báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp); − Có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán là vô danh; − Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả Ví điện tử (electronic purse): là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền lẻ điện tử”. Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, có một 8 chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ được “chi trả” khi sử dụng hoặc thư yêu cầu (như xác nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là “ đúng” Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ: − Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiốt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp… − Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị ,) − Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng − Thanh toán liên ngân hàng 1.6.3. Trao đổi dữ liệu điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau. Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”. EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơn v.v…), người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi các kết quả xét nghiệm v.v. Trước khi có Internet đã có EDI, khi đó người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (Value Added Network, viết tắt là VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau; cốt lõi của VAN là một hệ thống thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm; khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiều máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế giới. Ngày nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng Internet. Để phục vụ cho buôn bán giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn với chi phí truyền thông không quá tốn 9 kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là “mạng riêng ảo” (virtual private network), là mạng riêng dạng intranet của một doanh nghiệp nhưng được thiết lập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua mạng Internet. Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau: 1/ Giao dịch kết nối 2/ Đặt hàng 3/ Giao dịch gửi hàng 4/Thanh toán Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu và xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa các nước có quan điểm chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau, đòi hỏi phải có một pháp lý chung trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hóa thương mại và tự do hóa việc sử dụng mạng Internet, chỉ như vậy mới bảo đảm được tính khả thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). 1.6.4. Truyền dung liệu Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hóa số có thể được giao qua mạng. Ví dụ hàng hóa số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểmv.v… Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cách đưa vào đĩa, vào bảng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng góp bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như cửa hàng, quầy báo v.v ) để người sử dụng mua và nhận trực tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery) Các tờ báo, các tư liệu công ty, các ca-ta-lô sản phẩm lần lượt đưa lên Web, người ta gọi là “xuất bản điện tử” (electronic publishing hoặc Web publishing), khoảng 2700 tờ báo đã được đưa lên Web gọi là “sách điện tử”; các chương trình phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc, kể chuyện v.v cũng được số hóa, truyền qua Internet, người sử dụng tải xuống (download); và sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử. 10 [...]... PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 1 Kết luận • Hiểu rõ về những vấn đề cơ bản trong TMĐT • Nắm được mô hình B2C của Việt Nam so với thế giới 2 Hướng phát triển • Tìm hiểu sâu hơn về các mô hình khác và các vấn đề tiềm ẩn trong TMĐT 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu tiếng việt [1] Bộ Công Thương Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin- Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2012, 2012... mại Mỹ(DOC) ước tính rằng Hoa Kỳ thương mại điện tử B2C doanh số bán lẻ kết thúc vào năm 2003 đã được hơn 56 tỷ $ Website: http://www.amazon.com/ là một công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ Quy mô của thị trường thương mại điện tử trực tuyến là bao nhiêu và nó sẽ tăng trưởng như thế nào? Có nhiều nguồn thống kê về doanh thu thương mại điện tử B2C và dự báo tương lai, mỗi nguồn có... latinh và 18.068.919 51.771.187 183,3% 9,4 6,4 Carbie Châu Đại 7.619.500 15.981.452 109,7% 49,1 2,0 Dương Việt Nam 360.971.012 797.853.636 121,0% 12,5 100,0 Bảng 3.1.1.2 : Tốc độ tăng trưởng của số người sử dụng internet trên thế giới Doanh thu từ thương mại điện tử B2C cũng tăng với tốc độ chóng mặt Tuy nhiên, so với thương mại điện tử B2B, thương mại điện tử B2C vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ bé Và so sánh... các khu vực trên thế giới, thương mại điện tử B2C vẫn tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ và Tây Âu là nơi có nền kinh tế rất phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, internet ở trình độ cao, đây cũng là hai nơi có tỷ lệ người sử dụng internet/ dân số cao nhất thế giới 21 Ở Mỹ, thương mại điện tử B2C cũng tăng với tốc độ nhanh chóng (năm 2003 tăng trưởng 142%), nhưng so với thương mại điện tử B2B , doanh thu... liên kết, giới thiệu Đây là mạng xã hội Bảng 2.4: Các mô hình thương mại điện tử B2C chính 19 Chương III: Tình hình thương mại B2C trong nước và thế giới 3.1 Tình hình phát triển B2C trên thế giới 3.1.1 B2C trên thế giới Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng... giao dịch B2C trên thị trường ảo Việc cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn Với giao dịch trên internet trở nên dễ dàng và thuận tiện và tương đối an toàn hơn, nó không tự hỏi rằng thương mại điện tử B2C là rất phổ biến ngày hôm nay Quy mô thị trường và tăng trưởng của thương mại điện tử B2C Các Bộ Thương mại Mỹ(DOC)... xem hàng và đặt hàng, còn các công đoạn khác vẫn tiến hành theo cách thức thương mại truyền thống 24 Trước nhu cầu và sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đòi hỏi có một cơ quan thống nhất quản lý về hoạt động này, Vụ thương mại điện tử trực thuộc Bộ Công Thương đã được thành lập với chức năng quản lý nhà nước về thương mại Trong thời gian qua, Bộ công thương đã tích cực chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây... TMĐT của Malaysia năm 2010 và dự báo năm 2014 3.2 Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 3.2.1 Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên đánh dấu sự hoạt động của Internet tại Việt Nam Đến nay, cả nước có khoảng 4.3% triệu thuê bao Internet quy đổi, đáp ứng nhu cầu của 15.5 triệu dân, đạt mật độ 18,64 người/100 dân, cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới; ... Singapore và Trung Quốc đã phát triển rất nhanh và hiệu quả, song TMĐT từ các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm Thương mại điện tử không chỉ giải quy t những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hóa, điện tử hóa tiền tệ và phương án an toàn thông tin…mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền... các hướng dẫn hợp tác quốc tế về TMĐT 3.2.2 Việt Nam- Ước tính quy mô thị trường TMĐT B2C Năm 2012, một số đơn vị đã triển khai khảo sát thị trường TMĐT B2C của Việt Nam Do cách lấy mẫu, phân bổ mẫu của từng đơn vị khác nhau dẫn đến kết quả khảo sát có sự chênh lệch Trong phần này, Báo cáo sẽ đưa ra ước tính quy mô thị trường TMĐT B2C dựa trên kết quả điều tra so sánh của hai tổ chức là Công ty công . TMĐT B2C. 2.2. Khái quát về thương mại điện tử B2C Mặc dù giữa B2B và B2C có nhiều đặc điểm giống nhau, Amazon.com bán sách cho cả các công ty và khách hàng cá nhân. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất. tìm hiểu tổng quan về TMĐT và mô hình B2C ở Việt Nam. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu và nghiên cứu mô hình B2C - So sánh TMĐT B2C của Việt Nam so với thế giới. 3. Phạm. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu mô hình B2C 4. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về thương mại điện tử - Tổng quan về mô hình TMĐT B2C - So sánh mô hình B2C ở Việt Nam với thế giới 5. Ý nghĩa thực

Ngày đăng: 16/10/2014, 17:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Danh mục các từ viết tắt

  • Danh mục bảng

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    • 3. Phạm vi nghiên cứu

    • 4. Nội dung nghiên cứu

    • 5. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của đề tài

    • PHẦN II: NỘI DUNG

    • Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử

    • 1.1. Khái niệm về thương mại điện tử

    • 1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử

    • 1.3. Các loại thị trường thương mại điện tử:

    • 1.4. Hệ thống thanh toán trong thương mại điện tử:

    • 1.5. Các cơ sở để phát triển thương mại điện tử

    • 1.6. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử

      • 1.6.1. Thư điện tử

      • 1.6.2. Thanh toán điện tử

      • 1.6.3. Trao đổi dữ liệu điện tử

      • 1.6.4. Truyền dung liệu

      • 1.6.5. Mua bán hàng hóa hữu hình

      • 1.7. Lợi ích của thương mại điện tử

        • 1.7.1. Thu thập được nhiều thông tin

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan