Tài liệu ôn thi học kì 2 và tốt nghiệp môn văn

35 604 0
Tài liệu ôn thi học kì 2 và tốt nghiệp môn văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN Năm học 2012- 2013 Bắc Ninh, tháng 3 năm 2013 www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 2 PHẦN 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Bài 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ A Lý thuyết: I. Mở bài: Lời dẫn, giới thiệu vấn đề cần làm II. Thân bài: 1. Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn. 2. Phân tích, đánh giá, chứng minh, < Bàn luận >. + Mặt đúng của tư tưởng. + Bác bỏ biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề < Dẫn chứng trong thực tế cuộc sống > 3. Rút ra bài học nhận thức và hành động. III. Kết bài: Tóm tắt vấn đề chung cần bàn + ấn tượng của bản thân về vấn đề đó. B Thực hành: Đề bài : Anh < chị > hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu “ Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn! ” < Một khúc ca xuân >. I. Mở bài: * Ví dụ 2: Macxin Gor-ki đã từng nói “ Trong con người có hai khuynh hướng phủ định lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau nhiều hơn và thường xuyên hơn cả: Khuynh hướng sống cho tốt hơn và khuynh hướng sống cho sướng hơn”. Trăn trở, suy nghĩ để tìm một lối sống đẹp từ khi còn là một thanh niên trong “ Một khúc ca mùa xuân ” Tố Hữu đã tự hỏi “Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn! ”. * Ví dụ 2: - Có cho rằng cuộc đời con người ngắn ngủi, cần phải biết hưởng thụ, sống cho riêng mình, liệu đó có phải là một lối sống đúng . - Trong “ Một khúc ca mùa xuân ” nhà thơ Tố Hữu đã nêu lên vấn đề về lẽ sống “ Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn! ” để mọi người cùng tự trả lời và chọn cho mình một lối sống, một cách sống đẹp. II. Thân bài: 1. Giải thích “ Sống đẹp ”là gì? - Là sống có lý tưởng, sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh nhân hậu, có trí tuệ, kiến thức ngày càng được nâng cao, có hanh có hành động tích cực, hướng hiện sống có ích cho đất nước, cho gia đình, bản thân “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ” 2. Bàn luận về lối sống đẹp - Lí tưởng cá nhân gắn với lý tưởng cộng động, dân tộc. Hài hoà giữa riêng và chung, giữa cá nhân và cộng đồng…. - Sống nhân ái, hoà hợp trong gia đình, ngoài xã hội quan tâm đến những mãnh đời cơ nhỡ, bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, nạn nhân chiến tranh….có quan niệm đúng đắn về tình yêu đôi lứa, hôn nhân, gia đình. www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 3 - Học tập để nâng cao trình độ có trí thức, có hiểu biết thì con người mới làm việc có hiệu quả, mới nhận biết các hiện tượng đúng sai, phải trái để xác định hướng đi đúng đắn cho bản thân. - Có những hành động thiết thực, có ích cho công động. Thanh niên, học sinh tham gia chiến dịch “ Mùa hè xanh ”, tham gia giữ trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền phòng chống HIV…. 2. Phê phán những quan niệm sai lầm dẫn đến một lối sống không đẹp - Chủ nghĩa cá nhân, ích chỉ biết lợi ích cá nhân, gia đình mình. - Lối sống vô cảm, vô trách nhiệm, bàng quan trước những biến động của xã hội, trước nỗi đau của người khác. - Sống thực dụng, không có lí tưởng, hoài bãoy1 chí, nghị lực vương lên, chỉ thích hưởng thụ vật chất và những thú vui tầm thường . < Chú ý mỗi luận điểm đưa ra cần có dẫn chứng minh hoạ, chọn những dẫn chứng thật tiêu biểu >. 3. Bài học rút ra Để có lối sống đẹp, mọi người nhất là, chúng ta cần: - Sống có lí tưởng, ước mơ, hoài bão. - Kiến thức ngày càng mở rộng, nâng cao. - Có hành động tích cực, thiết thực cho xã hội, gia đình, bản thân. III. Kết bài: - Câu thơ, câu hỏi của Tố Hữu có tác dụng lớn với thanh niên hiện nay, gợi mở, nhắc nhở mọi người luôn sống đẹp đừng chạy theo những cái tầm thường, phù phiếm mà bơ đi những giá trị đích thực quý báu. - Cảm nghĩ của bản thân. Bài 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A Lý thuyết: I. Mở bài: Lời dẫn, giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. II. Thân bài: 1. Tóm lược, giải thích hiện tượng cần nghị luận < Nếu thấy cần thiết >. 2. Phân tích, lí giải, chỉ ra nguyên nhân. - Mặt tích cực của hiện tượng đời sống đó < Dẫn chứng >. - Mặt hạn chế < Dẫn chứng >. 3. Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng sử nói chung và với bản thân nói riêng. III. Kết bài: Tóm lược chung vấn đề đã làm + ấn tượng của thân. B Thực hành: Đề bài: Thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động “ Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Gợi ý: I. Mở bài: - Đất nước muốn phát triển phải nâng cao chất lượng giáo dục . www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 4 - Xác định được vai trò quan trọng của giáo dục. Bộ giáo dục đã mở ra cuộc vân động vối quy mô lớn, lâu dài với chỉ thị “ Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. II. Thân bài: A. Nói không với tiêu cực trong thi cử 1. Những biểu hiện: - Thi cử: là kiểm tra ở lớp, ở trường, các đợt thi tuyển Cao Đẳng, Đại Học….Mức độ các kì thi khác nhau nhưng biểu hiện tiêu cực thì giống nhau. * Về phía người đi thi: + Mang tài liệu vào phòng thi + Nhìn bài của bạn + Nhờ người thi hộ: mua chuộc giám khảo; người có chức quyền trong hội đồng thi. * Về phía trách nhiệm người tổ chức thi ( Người coi, chấm thi, các bộ tổ chức…… ) + Làm việc thiếu tinh thần, trách nhiệm. + Thấy tiêu cực mà không giám đấu tranh. + Vì quyền lợi của địa phương ( Nâng cao tỉ lệ đậu ảo so với thực tế ) + Vì tiền, vì lợi ích cá nhân. 2. Nguyên nhân: - Người thi: không đủ khả năng làm bài, lười biếng……. - Người có trách nhiệm: thiếu trách nhiệm vì lợi ích cá nhân 3. Tác hại: - Mất công bằng ( Người yếu, kém có thể đậu cao, người trung thực bị thiệt thòi….) - Mất lòng tin của xã hội. - Đạo đức xuống cấp. 4. “ Nói không với tiêu cực ”: - Người đi thi: + Các định mục đích xác định mục đích học tập đúng đắn., + Có phương pháp học tập khoa học. - Người có trách nhiệm: + Coi tiêu cực trong thi cử là tội ác. + Cán bộ coi thi phải là tấm gương để học sinh, thí sinh noi theo. + Có tinh thần trách nhiệm. + Khen ngợi, lên án đúng người, đúng nơi. Bệnh thành tích trong giáo dục : 1. Bệnh thành tích và những biễu hiện của bệnh thành tích. - Thành tích là kết quả của các cá nhân, tập thể, được xã hội công nhận. - Trong thực tế, có những thành tích không phải do chính khả năng của mình. Hiện tượng này khá phổ biến trong ngành giáo dục là bệnh thành tích ( gây tác hại rất nghiêm trọng ). - Biểu hiện ( Đa dạng, nhiều mức độ khác nhau ). + Phụ huynh chạy trường chuyên, chọn lớp cho con bằng tiền, quen biết hoặc vị thế của mình. www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 5 + Các tổ chức giáo dục che giấu khuyết điểm, thổi phòng thành tích bằng những con số báo cáo thật “ đẹp ”. + Học sinh coi tài liệu, quay cóp để được điểm cao……. 2. Nguyên nhân: - Do tác động của ngoại cảnh. - Do ý thức của cá nhân, tổ chức. 3. Tác hại: - Ru ngủ mọi người bằng các số liệu, danh hiệu…. - Làm cho tiêu cực phát triển mạnh. - Suy yếu nghành giáo dục, suy thoái đạo đức của con người. 4. Phương thuốc chữa trị: - Trung thực trong giáo dục. - Không đạt chỉ tiêu cao, phi thực tế. - Đầu tư cho giáo dục một cách thoả đáng. III. Kết bài : - Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích có liên quanj với nhau, và càng tiêu cực, thiếu trung thực thì bệnh thành tích ngày càng cao. - Bản thân em là học sinh cần phải “ nói không” với các hiện tượng trên. PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. CHƯƠNG TRÌNH KÌ I. 1. Bài: Khái quát văn học Việt Nam: Câu 1. Văn học Việt Nam 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của từng chặng? Gợi ý: - Từ 1945 – 1954. - 1955 - 1964 - 1966 – 1975. Câu 2. Em hiểu gì về khái niệm “nhà văn – chiến sĩ”? - Đây là một đặc trưng của văn học giai đoạn này. - Vừa là nhà văn vừa là chiến sĩ. Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975? Có 3 đặc điểm. - Nền văn học hướng về đại chúng. - Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Văn học phục vụ cách mạng, cỗ vũ chiến đấu. 2. Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh) Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của Tuyên ngôn độc lập. - Cách mạng tháng tám thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân,.Ngày 26/8, chủ tích HCM từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô HN. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 6 Đình, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đọc bản TNDL, khai sinh nước VNDCCH. - Bối cảnh lịch sử. Câu 2. Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật (văn học) của Tuyên ngôn độc lập. - Giá trị lịch sử: Chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến; mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. - Giá trị văn học: Lập luận chặt chẽ, sắc bén; dẫn chứng sát thực; xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn. Câu 3: Vì sao mở đầu bản tuên ngôn Bác lại trích dẫn tuyên ngôn của Mĩ, Pháp. - Căn cứ pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. - Đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ được cả thế giới thừa nhận. - Tranh thủ sự ủng hộ của mĩ và phe Đồng Minh. - Buộc tội pháp đã làm ngược lại tinh thần tiến bộ của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền. Câu 3. Trình bày khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. - Cuộc đời: ( Tiểu sử ). - Sự nghiệp: + Truyện kí. + Thơ ca. + Văn chính luận. Câu 4 . Trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. Có ba quan điểm: - Văn chương là vũ khí phụng sự đắc lực cho cách mạng. - Văn chương phải coi trọng tính chân thực và tính dân tộc. - Khi viết văn người luôn xuất phát từ đối tượng và mục đích để lựa chon nội dung và hình thức phu hợp. Câu 5. Nêu những di sản văn học chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. - Văn chính luận: - Truyện, kí: - Thơ ca: Câu 6. Trình bày phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Phong cách đa dạng mà thống nhất - Văn chính luận: Tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa; giàu tính luận chiến. - Truyện và kí: Giọng điệu sắc sắc, thâm thúy, tinh tế. - Thơ ca: + Thơ nghệ thuật: Có nhiểu bài cổ thi, uyên thâm, kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. + Thơ tuyên truyền: giản dị, dễ hiểu. 3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc: Câu hỏi giáo khoa: Câu 1. Trình bày cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Văn Đồng. Câu 2. Phạm Văn Đồng đã ca ngợi “ngôi sao sáng” Nguyễn Đình Chiểu trên những phương diện nào?. Câu hỏi nghị luận (xã hội): www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 7 Câu 1. Việc học tập, hiểu đúng và sâu sắc các tác phẩm văn học yêu nước của cha ông có ý nghĩa như thế nào đối với thanh niên ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc? 4. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (Cô-phi-An-nan): Câu hỏi giáo khoa: Câu 1. Nêu tiểu sử của C. An-nan. Câu hỏi nghị luận (xã hội): Câu 1. Hãy nêu cảm nghĩ của em về ý kiến sau đây của cựu Tổng thư kí liên hiệp quốc C. An-nan “Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”. Câu 2. Hãy nêu cảm nghĩ của em về ý kiến sau đây của cựu Tổng thư kí liên hiệp quốc C. An-nan “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. 5. Tây Tiến (Quang Dũng): Câu hỏi giáo khoa: Câu 1. Trình bày cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng. QD ( 1921 – 1988 ) tên thật là Bùi Đình Diệm, người làng phượng trì, Hà Đông ( Hà Nội ), sinh ra trong một gia đình là nông nghiệp kiêm tiểu thương. Ong là một nghệ sĩ nhiều tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc và lĩnh vực nào cũng thành tựu đáng kể. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ, một hồn thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn, phóng khoáng, hồn hậu. Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. - Tác phẩm tiêu biểu: Mây đầu ô ( Thơ – 1986 ); Thơ văn Quang Dũng ( Tuyển tập 1988 ). Câu 2. Hãy nêu những hiểu biết của em về đoàn quân Tây Tiến và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Thây Tiến của Quang Dũng Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị bộ đội được thành lập vào mùa xuân 1947 có nhiệm vụ phới hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Viêt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. - Địa bàn hoạt động khá rộng: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hoá, Sầm Nưa…. Hầu hết các chiến sĩ là thanh niên Hà Nội, sông trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất, bệnh tật hoành hành nhưng họ vẫn chiến đấu dũng cảm, lạc quan yêu đời. - Đoàn văn Tây Tiến, sau một thời gian chiến đấu ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó, cuối năm 1948, ông chuyển đơn vị khác, ít lâu sau ông viết bài thơ Tây Tiến ở phù lưu chanh ( một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ ). Bài thơ lúc đầu có tên Nhớ Tây Tiến. Năm 1986, khi in trong tập Mây đầu ô tác giả đổi lại Tây Tiến. Câu hỏi nghị luận: Câu 1. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến. Gợi ý: chủ yếu tập trung vào đoạn 3, để làm nổi bật tâm hồn lãng mạn và tính bi hùng trong chân dung người lính). Câu 2. Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến Gợi ý: tập trung chủ yếu vào phân tích đoạn 1 và 2 để làm nổi bật vẻ hoang sơ và mỹ lệ của núi rừng miền Tây Bắc). www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 8 6. Việt Bắc (Tố Hữu): Câu hỏi giáo khoa: Câu 1. Trình bày khái quát tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu. - Quê hương: xứ Huế, vùng đất đẹp nổi tiếng thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa, văn học ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu. - Gia đình: Ông cụ thân sinh là nhà nho thích sưu tầm văn học dân gian và ham thơ. Mẹ là người thuộc nhiều ca dao tục ngữ. Phong cách và giọng điệu thơ của Tố Hữu sau này chịu nhiều ảnh hưởng của thơ ca Huế. - Bản thân: Tố Hữ là người sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, tham gia hoạt động cách mạng sớm. Vừa làm cách mạng, vừa làm thơ. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vụ khác nhau nhưng vẫn tiếp tục làm thơ. Năm 1966, ông được phong tặng giải thưởng hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, Giải thưởng văn học ASEAN (1996). Câu 2. Trình bày phong cách sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. a. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị: b. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn: c. Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào, là tiếng nói của tình thương mến: Câu 3. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc. Tháng 10 – 1954, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, xúc động trước sự kiện chính trị và cuộc chia tay quyến luyến do nhà thơ Tố Hữu đã viết bài Việt Bắc. Câu 4: Cách sử dụng đại tư “mình”. “ta” trong bài thơ Việt Bắc. - Mình có khi chỉ người cán bộ về xuôi, ta chỉ nhân dân Việt Bắc. Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năn ấy thiết tha mặn nồng. - Nhưng cũng có khi ta lại chỉ người đi, mình lại chỉ người ở. Ta đi ta nhớ những ngày Mình dấy ta đó đắng cay ngọt bùi. - trong trường hợp khác sự, vận dụng hình thức biểu đạt của ca dao còn linh hoạt hơn. Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu. Có thể nói việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạtcủa hai từ ta và mình là một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hai từ này có khi hình thành một cuộc đối đáp thực sự giữa kẻ đi và người ở, có khi chỉ là sự phân thân tự vấn của người đi để đáp lại ân tình sâu nặng của kẻ ở. Sự giao thoa đó, vốn dĩ đã tạo nên một cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ. Sau nữa nó góp phần làm cho cả bài thơ dài không bị nhàm chán. Câu hỏi nghị luận: Câu 1. Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 9 Câu 2. Cảm nhận của em về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: “Ta về, mình có nhớ ta Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung » Câu 3. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu : « Những đường Việt Bắc của ta Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng » . Giới thiệu bài thơ Việt bắc của Tố Hữu 2. Khái quát về hoàn cảnh ra đời của bài thơ và vị trí đoạn thơ (nằm trong chuỗi hồi ức của nhà thơ về thiên nhiên và con người Việt Bắc) 3. Phân tích theo yêu cầu của đề bài a. Cảm hứng chính của đoạn thơ: “Ta về mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người’’ - Câu trên là hỏi người, câu dưới là giãi bày nỗi lòng mình (Thực ra là nhân vật trữ tình tự phân thân để bộc bạch nỗi niềm). - Láy “ta về”  nhân mạnh sự chia tay, sự thật nỗi nhớ đang đong đầy người đi. - Cảnh vật và con người Việt bắc đáng yêu, đáng nhớ; nỗi nhớ được xác định rõ ràng “những hoa cùng người”  con người gắn với thiên nhiên. b. Thiên nhiên Việt Bắc: Thiên nhiên bốn mùa hiện lên đẹp đẽ, tươi sáng, thơ mộng đầy sức sống đến lạ thường, mỗi mùa mang một sắc thái, một vẻ đẹp riêng. + Mùa đông: Bông hoa chuối đỏ tươi như thắp lên cái ấm nóng của sự sống. + Mùa xuân: Vẻ đẹp tinh khiết, trong trẻo của sắc trắng hoa mơ bạt ngàn. + Mùa hẹ: Tiếng ve ngân rộn rã như thức dậy cả một màu vàng của rừng phách. Chữ “đổ” chúng tỏ sự mau lẹ của biến đổi sắc màu hết sức kì diệu. + Mùa thu: Đêm trăng thu lung linh, huyền ảo gợi không khí thanh bình của cuộc sống.  Cảnh nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng yêu tạo nên một bức tranh thơ kì thú, độc đáo. c. Con người Việt Bắc: - Câu thơ mở đầu khái quát “Những hoa cùng người”. Tố Hữu đã nói: Không phải cảnh vật nở hoa mà còn để tôn lên, làm nổi bật lên con người. - Trong đó con người xuất hiện trong khung cảnh lao động, hòa hợp chan hòa với thiên nhiên: + Người đi rừng phát rẫy có ánh dao gài thắt lưng. + Cô em gái hái măng một mình mà không cô đơn giữa rừng. + Và tiếng hát ân tình thủy chung cho thấy trong nỗi nhớ tình người đã thấm vào cảnh vật.  Cảnh làm nền cho người, người làm cho cảnh thêm hữu hình, thơ mộng. Con người bình dị, hiền hòa, chịu thương chịu khó, âm thầm hi sinh cho cách mạng,… www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 10  Thiên nhiên tươi đẹp trong sự gắn bó với con người, tạo nên sức ngân nga, sâu lắng trong cảm xúc của đoạn thơ. - Nghệ thuật: + Đoạn thơ có sự chọn lọc tinh tế từ ngữ, hình ảnh, âm thanh sắc màu làm bật lên nét riêng của thiên nhiên Việt Bắc. + Cấu trúc đoạn thơ có sự cấn đối, hìa hòa, hoàn chỉnh làm nên vẻ đẹp cổ điển, tạo ấn tượng và cảm xúc thẩm mĩ sâu đậm. + Sử dụng thành công thể thơ lục bát, cách sử dụng đại từ “mình” – “ta”. 4. Nhận xét, đánh giá chung “Những câu thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên trong Việt Bắc có thể so sánh với bất kỳ đoạn miêu tả thiên nhiên trong văn học cổ điển”. (Hoài Thanh). - Thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ hiện lên sinh động và gần gũi, đó là những ấn tượng đẹp đẽ nhất về mảnh đất Việt Bắc – “Thủ đô gió ngàn của cách mạng Việt Nam”. - Thiên nhiên và con người Việt Bắc là linh hồn của bài thơ “Việt Bắc” tạo cho bài thơ những cảm xúc thiết tha, gợi đến những tình cảm gắn bó mặn nồng giữa những người cách mạng với mảnh đất Việt Bắc ân tình. 7. Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Câu hỏi giáo khoa: Câu 1. Trình bày cuộc đời ,sự nghiệp và phong cách sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm NKĐ sinh 15-4-1943, Thừa Thiên Huế. Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội 1946, ông về miền Nam tham gia cuộc chiến đấu chống Mỹ, từ chiến khu Trị – Thiên hoạt động vào thành nội Huế, từng bị địch bất giam. Tổng tấn công Mậu Thân1986 được giải thoát và lên chiến khu. - Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời trống Mỹ. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, lắng đọng màu sắc chính luận thể hiện tâm tư của con người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. - Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của đoạn trích Đất Nước. - Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974,. Bản trường ca viết về sự thức tĩnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiến miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống dường hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. - Đất nước là phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Câu 3. Trong đoạn trích Đất Nước, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào ? Nêu dẫn chứng cụ thể. Cảm nhận về ĐN trên ba phương diện. - Phương diện văn hóa, phong tục, tập quán. - Phương diện địa lí. - Phương diện lịch sử. Câu hỏi nghị luận : Câu 1. Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ Đất nước ( trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com [...]... vốn văn hóa dân tộc: Câu 1 Bằng kiến thức xã hội, văn hóa, văn học của mình, em hãy chứng minh rằng “ Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thi t thực, linh hoạt, dung hòa” Câu 2 “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, 24 www.DeThiThuDaiHoc.com www.MATHVN.com khả năng đồng hóa những giá trị văn. .. tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968 - Nguyễn Thi còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn Sáng tác của Nguyễn Thi gòm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết.- Tác phẩm tiêu biểu: Hương đông nội (thơ, 1950), Đôi bạn (tập truyện ngắn 1965), Truyện và kí Nguyễn Thi (1969) - Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 20 00 b Nét cơ bản về tư tưởng và phong cách nghệ thuật: 20 www.DeThiThuDaiHoc.com... (Đại thể là nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý ) 1 .2 Sự nghiệp : Sự nghiệp văn chương của ông khá đồ sộ , trong đó có những tác phẩm tiêu biểu Giã từ vũ khí , Ông già và biển cả , Chuông nguyện hồn ai , Câu 2 Trình bày lí thuyết “tảng băng trôi” của Ơ-nit Hê-minh-uê Thông qua hình ảnh ôn già quật cường,... Thế giớ nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, hỉnh tượng người nông dân, đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với “đất”, với “người” với “thuần hậu nguyên thủy”của cuộc sống nông thôn - Là nhà văn trước sau gắn bó với đồng ruộng, với người nghèo của quê hương Câu 2 Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm... như “người tình dịu dàng và chung thủy”Con sông giống “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, trở lại tìm Kim Trọng” … Nhà văn khai thác vẻ đẹp thi n nhiên của sông Hương bằng những rung cảm tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, tài hoa Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa: - Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế Có một dòng thi ca về sông Hương, một dòng sông không lặp lại mình “dòng sông trắng, lá cây xanh”... là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Ông “thuộc số nhà Văn mở đường tỉnh anh và tài năng của văn học ta hiện nay “(Nguyên Ngọc) - Trước thập kỉ 80, NMC là cây bút sử thi có thi n hướng trữ tình lãng mạn - Sau thập kỉ 80, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống... học nhưng thấu hiểu lẽ đời và giàu lòng tự trọng Câu 2 “Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới” (Ngữ văn 12, tập 2, tr 69) Tính “tiên phong” và “đổi mới” đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa? Câu 3: Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm 1 Giới thi u chung về tác giả, tác phẩm 2 Tình huống truyện, 3 Sự thay... Người lái đò Sông Đà và nêu nội dung chính của từng phần Câu hỏi nghị luận : Câu 1 « Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là uyên bác và tài hoa » Hãy phân tích đoạn trích Người lái đò Sông Đà để chứng minh nhận định trên Câu 2 Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân - Con sông thơ mộng, trữ tình 12 www.DeThiThuDaiHoc.com www.MATHVN.com - Con sông hung bạo - Nghệ... Niềm tin vào tương lai cách mạng TQ 9 Số phận con người (M Sô-lô-khốp): Câu 1 Trình bày cuộc đời, quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của M Sô-lô-khốp 26 www.DeThiThuDaiHoc.com www.MATHVN.com 1.1 Cuộc đời - Mikhaiin SôlôKhôp là nhà văn hiện thực vĩ đại Nga sinh năm 1905 , mất 1984 , xuất thân trong một gia đình nông dân vùng thảo nguyên cạnh sông Đông - Ông rất gắn bó với con người và cảnh vật... nhiều công tác khác nhau nhưng chủ yếu vẫn hoạt động văn hóa nghệ thuật Ông viết tác phẩm, nhiều đề tài, nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, kịch… - Tác phẩm của ông mang lại cho người đọc nhiều hiểu biết về đời sống, phong tục tập quán, nhất là miền núi Văn phong dí dỏm lối kể sinh động, hấp dẫn Ông 14 www.DeThiThuDaiHoc.com www.MATHVN.com có tài quan sát và miêu tả, vốn ngôn ngữ . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN Năm học 2012- 2013 Bắc Ninh, tháng 3 năm 2013 www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com . lớp, ở trường, các đợt thi tuyển Cao Đẳng, Đại Học .Mức độ các kì thi khác nhau nhưng biểu hiện tiêu cực thì giống nhau. * Về phía người đi thi: + Mang tài liệu vào phòng thi + Nhìn bài của. www.MATHVN.com www.DeThiThuDaiHoc.com 7 Câu 1. Việc học tập, hiểu đúng và sâu sắc các tác phẩm văn học yêu nước của cha ông có ý nghĩa như thế nào đối với thanh niên ngày nay, trong công cuộc xây dựng và

Ngày đăng: 16/10/2014, 16:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan